|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Đề cập đến Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ), thường ra chúng ta nhớ ngay tới một câu: “Theo mới: Hoàn tòan theo mới, không chút do dự.”. Nội dung đây được phát biểu ngắn gọn một cách dứt khóat của điều tâm niệm thứ nhất, mở đầu cuốn Mười Điều Tâm Niệm do Hòang Đạo viết, được in và phổ biến vào năm 1937. Câu này nói lên một thái độ tự tin và rõ rệt quả quyết.
Tại sao chúng ta lại sâu đậm nhớ ngay đến câu này, khi đề cập đến TLVĐ? Phải chăng, như tất cả chúng ta đều hiểu, câu tuyên bố cô đọng này được coi là kim chỉ nam cho những họat động của TLVĐ, bởi Hòang Đạo đã luôn được coi như là nhân vật luận thuyết của nhóm. Các tác phẩm ông viết ra và vai trò ông trụ trì trong nhóm chứng minh điền ấy.
Vậy TLVĐ đã thực hiện được bao nhiêu theo chỉ tiêu của nội dung câu tuyên bố trên? Môi trường sinh họat của nhóm này đã thực sự đủ khẳng định vị thế thời đại của họ trong dòng phát triển xã hội của dân tộc Việt, ở những thập niên đầu thế kỷ 20? Hay nói một cách khác, nội dung họat động chung của nhóm đã tạo nên những ảnh hưởng biến đổi sâu rộng ra sao trong xã hội Việt Nam thời ấy?
Để trả lời thỏa đáng mấy thắc mắc này, có lẽ chúng ta cần sơ lược điểm qua nội dung mà nhóm TLVĐ đã đóng góp vào những lãnh vực họat động của xã hội Việt Nam giai đọan ấy.
Những đóng góp tiêu biểu & cụ thể của TLVĐ
Bài này không thể đủ chỗ để đưa ra tòan bộ nội dung các tác phẩm, cũng như chi tiết hóa những họat động của TLVĐ, xin chỉ vắn tắt nêu dưới đây những đề mục chính mà nhóm này đã thực hiện được:
Các nhân vật của nhóm: Bẩy thành viên ban đầu gồm Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam, 1906 – 1963), Khái Hưng (Trần Khánh Giư, 1896 – 1947), Hòang Đạo (Nguyễn Tường Long, 1907 – 1948), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân, 1910 – 1942), Thế Lữ (Nguyễn Thế Lữ, 1907 – 1989), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu, 1900 – 1976), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu, 1916 – 1985); cùng nhiều văn nghệ sĩ nổi danh khác đã sinh họat chung trong nhóm, tùy nhu cầu họat động mỗi một giai đọan riêng.
Báo chí: Nhóm chính thức đứng tên thực hiện hai tờ: Phong Hóa (tuần báo, 1932 – 1936) và Ngày Nay (tuần báo, 30/01/1935 & 1937 – 07/09/1940). Hai tờ báo này đã phổ biến và cổ võ cho nhiều sự kiện mà sau đó đã trở thành những phong trào cải cách từ việt ngữ đến tư tưởng và văn chương – nghệ thuật – xã hội một cách sâu rộng, tiêu biểu như:
– Đả phá các hủ tục xã hội: cụ thể liên tục tạo thành nếp sống động trong lớp độc giả của nhóm thì không thể không nhắc ngay tới những nhân vật có tính cách riễu cợt như Lý Tóet – Xã Xệ – Bang Bạnh.
– Phong trào cách tân áo dài phụ nữ: Áo dài Lemur Cát Tường (1934) được họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912 – 1946) cải tiến từ hình thể ban đầu của chiếc áo dài tứ thân truyền thống của dân Việt, mở đầu cho những lọai áo dài Việt Nam đổi mới liên tục nổi tiếng từ đấy cho đến tận bây giờ.
– Phong trào Nhà Ánh sáng: Bắt nguồn từ việc chính quyền Pháp ở Bắc phần Việt Nam ủng hộ cho việc chính thức thành lập Hội Ánh Sáng (1936) với hai kỹ sư Nguyễn Cao Luyện – Hòang Như Tiếp phụ trách chuyên môn việc khởi xướng công trình xây dựng nhà rẻ tiền cho người nghèo, thay cho lọai nhà ổ chuột ở các khu lao động thành thị lẫn nơi cư trú của dân chúng ở nông thôn. Đến năm 1938, hội này có một ban quản trị gồm 21 thành viên điều hành phong trào; đặc biệt trong số đó có những nữ thành viên như bà Thanh Quí, Trịnh Thục Oanh, Bích Lan, Nguyễn Thị Phú… Các vị này ngay sau đấy đã là những nhân tố chính hoạt động cho phong trào cải cách xã hội và giải phóng phụ nữ, họ tiếp nối chí hướng đã được khởi xướng từ tờ Phụ Nữ Chung (1918) do Sương Nguyệt Anh (1864 – 1921) làm chủ bút.
– Cơ sở phát hành phổ biến: Nhà xuất bản Đời Nay (1933 – 1934 & 1941 – 1946), và nhà in Ngày Nay (1940 trở đi)
Sinh họat văn học – nghệ thuật:
– Sách & văn: Tổng cộng in & phổ biến được vào khỏang 144 cuốn sách của những thành viên TLVĐ lẫn của các tác giả ngòai đóng góp.
– Thơ: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận… được xưng tụng như mấy thi sĩ dẫn đầu phong trào thơ mới của thời ấy, bắt nguồn từ bài “Tình già” (1932) của Phan Khôi (1887 – 1959).
– Kịch: Do Thế Lữ chủ trì, cả việc viết kịch – trình diễn và quản trị nhà diễn kịch; với sự cộng tác của những Khái Hưng, Vi Huyền Đắc (1899 – 1976), Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), Đòan Phú Tứ (1910 – 1989) …
– Hội họa: Tiêu biểu như Nhất Linh, Cát Tường, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Quang Tòan… Những nhân vật này vừa thường xuyên vẽ trên báo, vừa triển lãm các tác phẩm của họ, vừa cộng tác thêm vào các họat động khác của nhóm.
– Giải thưởng văn học: TLVĐ tổ chức và trao giải được 3 lần 1935, 1937 & 1939. [1]
Thời đại Tự Lực Văn Đoàn
Bắt nguồn từ căn bản là nhu cầu phát triển xã hội một cách khoa học mà nhận định, chúng ta thấy rằng:
Báo chí: Ở Miền Nam Việt Nam, dưới sự cai trị trực tiếp của chính quyền Pháp thuộc địa, tờ công báo đầu tiên là Gia Định Báo (1865) xuất hiện do một người Pháp đứng tên làm chủ, nhưng tiêu biểu là những cá nhân như Paulus Hùynh Tịnh Của (1834 – 1907), Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898), Trương Minh Ký (1855 – 1900)…, họ mới là những người liên tục thực hiện việc viết báo. Họ đều đã tốt nghiệp từ trường thông ngôn hay đậu bằng Thành Chung (trong hệ thống giáo dục của Pháp thuộc địa). Họ là những nhân vật tiêu biểu đã trực tiếp phổ biến Việt ngữ bằng tờ báo này. Tuy nhiên, trong số họ, nổi bật nhất phải là tác giả Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958), ông đã viết để lại 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn – truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 28 tập khảo cứu – phê bình; tổng cộng trên 100 tác phẩm đủ mọi loại. Đây mới chính là môi trường nở hoa của Việt ngữ ở xã hội Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ.
Cho đến thập niên đầu thế kỷ 20, Đăng Cổ Tùng Báo xuất hiện năm1907, ông Nguyễn Văn Vĩnh được mời làm chủ bút. Đó là tờ báo việt ngữ đầu tiên tại Bắc phần Việt Nam (hồi ấy nằm trong sự bảo hộ của chính quyền Pháp ở Đông Dương) nhưng báo này chỉ sống được một thời gian ngắn. Sau đấy thì Đông Dương Tạp Chí (1913 – 1919) & Nam Phong Tạp Chí (1917 – 1934) tiếp nối. Hai tờ báo này có nội dung giới thiệu tinh hoa học thuật Đông (cụ thể là tư tưởng & văn hóa Trung Hoa) – Tây (cụ thể là của Pháp). Chủ nhân 2 tờ này, Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) & Phạm Quỳnh (1892 – 1945), mới là chủ báo việt ngữ đầu tiên ở Bắc; họ đều xuất thân từ trường thông ngôn do Pháp đào tạo. Nhưng phải tới Phong Hóa & Ngày Nay thì những nhân vật trong TLVĐ là chủ trực tiếp đứng tên chính thức xin phép ra hai tờ báo này, họ đều đã tốt nghiệp tối thiểu từ trung học lên đến các cấp cao đẳng hay đại học.
Cải cách xã hội: Chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, vốn sẵn bản chất là thực hiện chính sách chiếm đoạt lãnh thổ – tài nguyên thiên nhiên và bóc lột sức dân ở xứ bị trị. Nhưng dần dà, cũng do nhu cầu phát triển cho sự tồn tại của quyền cai trị, họ bắt buộc phải nới lỏng mọi khía cạnh sinh họat trên bình diện giáo dục, phương cách điều hành…và càng lúc họ càng phải thu nhận sự cộng tác của tầng lớp trí thức dân thuộc địa. Chẳng hạn những sự kiện tiêu biểu như:
– Hủy bỏ các khóa thi theo Hán học: ở Nam (1864), ở Bắc (1915), ở Trung (1918).
– Năm 1878, chữ Hán trong giấy tờ công văn của các cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và Việt ngữ tại Nam Kỳ.
– Thiết lập các khóa thi theo hệ thống Pháp ngữ, Việt ngữ đã xuất hiện thành sinh ngữ ưu tiên thứ nhì, cụ thể ở các hệ thống đào tạo chính quy: Trường Thông Ngôn ở Sài Gòn (1864); các trường phổ thông (ban đầu chỉ có cấp tiểu học rồi sau dần thêm bậc trung học) ở Mỹ Tho (1879), ở Huế (1896), ở Hà nội (1908)
– Thu nhận những cộng tác viên người bản xứ: Ban đầu chỉ những người được họ huấn luyện từ các trường thông ngôn (như ở Sài Gòn năm1864, ở Hà Nội năm1905); sau đó họ còn tiếp tục mở thêm trường Hậu Bổ nhằm huấn luyện hành chánh chuyên môn từ cấp Thư ký, Lục sự đến các quan lại cai trị (ở Hà Nội năm 1903, ở Huế năm 1911); rồi họ đã phải phát triển trong ngành giáo dục – huấn luyện thêm các cấp cao đẳng như Bưu điện, Kiến trúc, Mỹ thuật, Kỹ thuật…và cấp đại học ở Đông Dương như Y khoa, Luật khoa… [2]
– Thu nhập & tiến hành tư tưởng cách tân: Đến vài thập niên đầu thế kỷ 20, các phong trào Cần Vương – Văn Thân (còn mang nặng tinh thần quân chủ – Nho giáo) đã liên tục thất bại, cuối cùng là sự kiện cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám (1858 – 1913) đã chấm dứt vào năm1913. Cuộc đấu tranh giành lại độc lập & tự chủ của dân ta bắt đầu tiến hành theo chiều hướng mới của tư tưởng canh tân với Phong trào Duy Tân (1906) và một trường tư thục đặc biệt hiện diện vào lúc ấy, là Đông Kinh Nghĩa Thục (từ tháng 3 đến tháng 11 – 1907) [2]. Nhưng tới khi tư tưởng canh tân đã chín mùi để áp dụng vào thực tế thì đã vấp phải những hy sinh của nhiều nhân vật trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái của đảng Việt Nam Quốc Dân (1930). Tuy nhiên, cũng chính nhờ vào sự xuất hiện của đảng này đã như là chìa khóa cho phong trào sinh họat đảng phái nẩy mầm và phát triển mỗi lúc một mạnh, nhanh & phong phú trong dân chúng từ đấy trở đi.
– Thiết lập lớp trí thức mới: Trong khi đấy, nhờ học thức tốt nghiệp trung học – đại học trong hệ thống giáo dục của người Pháp (ở cả Việt Nam lẫn tại Pháp), tầng lớp trí thức cấp tiến của dân Việt đã dần dần hình thành. Tầng lớp này tiếp thu văn minh văn hóa phương tây nói chung; nhưng đồng thời quan trọng hơn cả là chính họ đã chủ động dựa vào căn bản văn hóa dân tộc mà tự đổi mới cả kiến thức lẫn tâm tư; và những họat động mọi mặt của họ đã dần dà tạo ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng Việt Nam.
Đây là dấu mốc cho sự xuất hiện của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với những sinh hoạt rầm rộ, phong phú rộng khắp các ngành văn học nghệ thuật cũng như những lãnh vực hoạt động khác nhau trong xã hội Việt Nam, mà ở các giai đoạn phát triển trước đó chưa từng có, chưa đủ độ chính mùi mà kiên quyết phát triển. Nói một cách tóm lược ngắn gọn thì chính TLVĐ đã là nhân tố tích cực tạo ra được một thời đại nổi bật nhất so với các thời đại cả trước lẫn sau đó. Cụ thể có thể kể ra những vận động tiêu biểu như:
– Chống lại những hiện tượng xã hội phong kiến cổ hủ cũ: tiêu biểu như các nhân vật hí họa Lý Toét – Xã Xê – Bang Bạnh liên tục xuất hiện trên Phong Hóa rồi Ngày Nay, hoặc nội dung của Đoạn tuyệt (1934, Nhất Linh), Thừa tự (1938, Khái Hưng)…
– Nỗ lực xây dựng ý thức tự chủ & mô hình một xã hội dân chủ, pháp quyền: tiêu biểu như nội dung của Đọan Tuyệt (1934) và Lạnh lùng (1936) của Nhất Linh…, cùng phong trào Áo dài Lemur, nhà Ánh Sáng.
– Ca ngợi tự do tình ái giữa thanh niên nam – nữ: tiêu biểu như nội dung Đôi Bạn (1935) của Nhất Linh.
– Giải phóng giai cấp bình dân: tiêu biểu như nội dung truyện Nửa Chừng Xuân (1934) của Khái Hưng, Gánh Hàng Hoa (1934) được Khái Hưng và Nhất Linh viết chung…
– Tranh đấu cho Nữ quyền: tiêu biểu như nội dung của Đoạn Tuyệt (tiểu thuyết, 1934, Nhất Linh)… và Hội Ánh Sáng.
Từ những sự kiện tiêu biểu nêu trên, chúng ta có thể nhận ra rằng những bó buộc phải cởi mở “vòng kim cô” cai trị của Pháp thực dân hẳn phải là yếu tố thuận lợi, nhưng nếu không được tích cực đẩy mạnh bằng một trường sinh họat mang nội dung của tư tưởng độc lập – tự chủ, bằng ý chí luôn luôn nỗ lực vươn lên để liên tục nuôi dưỡng và phát triển tố chất sẵn được nung nấu từ hằng ngàn năm trước của người dân Việt Nam nói chung, thì dứt khoát hiện trạng xã hội lúc bấy giờ đã không thể có được sự kiện nở rộ lên thành những hoạt động sáng lạn huy hoàng như thời đại TLVĐ này được.
Yếu tố phát triển tố chất Việt
Chưa hết, thời đại TLVĐ ít nhất còn thể hiện hai yếu tố phát triển độc đáo:
Việt ngữ: Việt ngữ phát triển từ căn bản phát âm qua tiếng Việt vẫn tồn tại trong dân gian từ trước thời kỳ trên 10 thế kỷ bị Bắc thuộc, rồi trải qua những hình thức ngôn ngữ sáp nhập chữ viết Trung Hoa thành chữ Hán – Việt (viết chữ Hán mà đọc theo âm Việt) sang sự xuất hiện của Hán – Nôm (chữ viết bằng một họăc hai – ba chữ Hán gộp lại, nhưng lại đọc theo âm Việt). [3] Đến khi những linh mục Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha – Ý – Pháp đã liên tiếp xử dụng mẫu tự La Tinh phiên âm để dịch kinh thánh ra thứ việt ngữ đầu tiên nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa Giáo, bắt đầu từ hai thập niên đầu thế kỷ 17. Thứ chữ Việt thô sơ ấy đã được lan truyền từ lớp dân Việt ngụ cư ở những miền ven biển vào các vùng dân cư trong đất liền, ở Bắc và Trung – Nam phần Việt Nam, rồi cứ thế mà được dân chúng xử dụng, biến đổi và kiện toàn mãi. [4] Cho đến khi được chính quyền Pháp thuộc địa tiếp tay phổ cập bằng cách cho chính thức xử dụng trong hệ thống giáo dục và các văn bản điều hành xã hội, Việt ngữ thời gian này mới thực sự có điều kiện chính thức phổ biến và triển nở đúng mức.
Do đó, Việt ngữ của thời TLVĐ đã không những được nỗ lực phát triển phong phú ở mọi ngõ ngách văn học, mà chữ nghiã được xử dụng một cách trong sáng và chính xác, văn phạm đã dần hoàn chỉnh hơn bất cứ thời đại nào, trước cũng như sau đấy. Quan trọng hơn cả là Việt ngữ thời TLVĐ đã thực sự vận động được dân chúng càng lúc càng phổ biến, nói – viết và đọc, theo những tiêu chuẩn cách tân mới được phát xuất từ sinh họat của nhóm này.
Tác động vừa nêu trên biểu lộ rõ được rằng sức kiên trì của dân Việt ta trong công cuộc nuôi dưỡng và liên tục phát triển Việt ngữ: Phát xuất từ sự tồn tại ở tiếng nói, rồi trên 20 thế kỷ, tùy theo điều kiện xã hội mà việt ngữ đã được dân Việt bền chí áp dụng một cách sáng tạo qua ba hình thức chữ khác nhau, từ Hán sang Nôm rồi sang căn bản trên mẫu tự La Tinh để viết – đọc.Việt ngữ ngày nay, có thể hiểu như là một trong những yếu tố căn cốt tạo nên sự trường tồn của dân Việt, trải qua mấy ngàn năm lịch sử.
Triết lý sống của dân Việt: Đọc các tác phẩm đủ mọi thể lọai văn học – nghệ thuật của TLVĐ nói chung, chúng ta đều thấm thía và lưu lại trong ký ức của mình cách xử dụng từ ngữ phong phú và chính xác, hành văn mạch lạc, câu cú gẫy gọn, để diễn đạt những ý tưởng và tình cảm thực nhẹ nhàng trong sáng của người dân Việt phổ biến sống trong thời đại ấy [tiêu biểu như các tác phẩm của Thạch Lam, Gió Đầu Mùa (1937), Nắng Trong Vườn (1938)]. Thêm nữa, những đức hy sinh nhân bản trong cuộc sống (như truyện ngắn Anh Phải Sống, 1934), những mối tình chân chính nở hoa một cách chân chính được yếu tố đề cao phẩm chất con người trong từng cá nhân (như Trống mái, 1936, của Khái Hưng )…
Nhưng đặc biệt nhất thì phải kể đến mối tình giữa chàng trai thị thành tên Ngọc với cô “chú tiểu” Lan tại chùa Long Giáng, trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng, “Hồn Bướm Mơ Tiên” (1933). Từ trước đến nay, khi đề cập tới nội dung truyện Hồn Bướm Mơ Tiên, nhiều tác giả đã đưa ra những nhận định khác nhau. Chẳng hạn:
– Về độ dài của tác phẩm: Có tác giả gọi Hồn Bướm Mơ Tiên này là một truyện ngắn. Thực ra một truyện ngắn ít khi dài quá 50 trang sách. Với trên dưới 100 trang sách, Hồn Bướm Mơ Tiên có thể rạch ròi mà được coi là một trung thiên tiểu thuyết.
– Mối tình trong cuốn này xẩy ra giữa chàng trai Ngọc với “chú tiểu”Lan (thực ra vốn Lan là ni cô) khi Ngọc lên vãn cảnh chùa, tình tiết luôn được diễn tả một cách trong sáng… Tuy nhiên đã có nhận định, đây là một mối tình lãng mạn đến độ… không tưởng nếu so với tình trường vẫn thường xẩy ra giữa nam và nữ khi gặp gỡ và yêu nhau… Hoặc “…tình yêu của Lan và Ngọc chỉ là một phần nhỏ của lòng bác ái bao la, vì lòng bác ái mà Phật Tổ đã lang thang khắp bốn phương trời để tìm phương giải thoát cho nhân loại. Hồn Bướm Mơ Tiên, tác phẩm của tình yêu, nó thể hiện một tình yêu rộng rãi bao la: đó là Tình Yêu Nhân Lọai. [5]…vân vân… Nghĩa là người ta có thể luận ra nhiều nhận định khác nhau.
Nhưng riêng cá nhân tôi thì nội dung được diễn tả trong mối tình Ngọc – Lan của Hồn Bướm Mơ Tiên lại đã khiến cho chúng ta có thể liên tưởng đến bốn câu Mưỡi đầu cho bài hát nói “Hương Sơn Phong Cảnh” của Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905):
“Lên chùa chân bước khoan khoan
Khi mô mô Phật, khi tang tang tình
Thuyền lan một lá xinh xinh
Non non nước nước mình mình ta ta” [6]
“Khi mô mô Phật, khi tang tang tình”? Xin lỗi, người hiểu đạo Phật thế nào cũng phải thắc mắc rằng lên chùa thì mô mô Phật là phải rồi, nhưng sao ngay đó lại còn kèm theo hành động “khi tang tang tình” nữa vậy? Viết như thế là trái hẳn với giáo lý của Nhà Phật rồi! Xin thưa: Không hẳn như thế. Bởi sống làm người ở trần gian, nhân bản bao giờ tình cũng đi đôi với lý mà hiện hữu.
Thâm sâu vào triết lý sống của người Việt, chúng ta hãy nhớ lại giai thoại về Trần Tung – Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230–1291): “Một hôm, hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm mở tiệc trong cung điện. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chay.Tuệ Trung Thượng sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay hay mặn.Hoàng thái hậu hỏi: “Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được?” Ông cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành anh. Em không nghe các bậc cổ đức nói: Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao?” [7]
Rồi đến thời của Trần Nhân Tông (1258 – 1308), ông đã lên ngôi vua mà vẫn học đạo với Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ, rồi lại từng ăn chay khổ hạnh đến mức thân hình gầy guộc, khiến Thượng hoàng Trần Thánh Tông phải ngăn lại. Sách Thánh Đăng Ngữ Lục kể: “Thánh Tông khóc, bảo: Ta nay già rồi, trông cậy một mình con, nếu con làm như thế thì sự nghiệp của Tổ tông sẽ ra sao? Ngài [Nhân Tông] nghe vua cha nói vậy cũng rơi nước mắt”. Ở ngai vàng, ngài lãnh đạo tòan dân kháng chiến chống quân Nguyên thành công hai lần (1285 và 1287 – 1288). Tới khi về già ngài lên làm Thái Thượng Hòang, nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để trở thành Giác Hòang Điều Ngự, Tổ thứ nhất của dòng Thiền Trúc Lâm nhưng già đi tu, ngài vẫn tích cực trong những việc nước khi cần đến, theo đúng triết lý sống truyền thống của dân Việt: Năm 1299 ngài chọn Yên Tử (Quảng Ninh) làm nơi tu dưỡng mà đồng thời, theo ngài thổ lộ, thì cũng là để “gác giặc” phương Bắc nữa! [8] Xem thế, suốt cuộc đời Trần Nhân Tông ngài luôn tu dưỡng mà chưa bao giờ) dứt hẳn khỏi đời sống trần thế, nghĩa là ngài không bao giờ quên luôn đi công tác trực tiếp phụng sự nhân sinh cho dân tộc cả.
Do đó, chúng ta có thể hiểu một cách minh bạch rằng vì điều kiện sinh tồn của dân tộc Việt ở tại vị trí địa lý – chính trị ấy, con người ta dù tuân theo bất cứ đạo giáo nào đi nữa thì cuộc sống nhân sinh vẫn là căn cỗi. Cho nên, chúng ta chỉ có thể hiểu một cách chân chính rằng:
“Mái chùa thấm đẫm hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông” [9].
Những nỗ lực nhận định mới:
Trong hai ngày 14 và 15 Tháng Mười, 2019, tại Đại Học Oregon, thành phố Eugene, tiểu bang Oregon, diễn ra một hội thảo về Việt Nam Cộng Hòa mang tên “Việt Nam Cộng Hòa, những vấn đề, những thách thức và tầm nhìn“ (Studying Republican Vietnam: Issues, Challenges, And Prospects) do GS/ Tiến Sĩ Tường Vũ, Phụ trách Phân Khoa Á Châu Đại Học Oregon tổ chức. Tham dự hội thảo này có khoảng 150 người trong đó có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về Việt Nam. Trong các diễn giả có hai cựu tổng trưởng của Việt Nam Cộng Hòa là ông Hoàng Đức Nhã, Bộ Thông Tin – Chiêu Hồi và ông Nguyễn Đức Cường, Bộ Thương Mại – Kỹ Nghệ.Và các diễn giả vốn là những chuyên gia Mỹ gốc Việt như bà Nu – Anh Tran đến từ Đại Học Connecticut, Yen Vu từ Đại Học Cornell …, riêng bà Martina Nguyen từ trường Baruch College, thuộc nhóm học giả người Mỹ gốc Việt chuyên ngành “Việt Nam học”, đã đưa ra nhận xét rằng: “…Nhóm Tự Lực Văn Đoàn họat động vào cuối thời Pháp thuộc… đã cổ võ cho một mô hình để thay đổi xã hội Việt Nam theo hướng quan tâm tới bất công xã hội, cổ vũ dân chủ và tự do. Mặc dù sau đó Tự Lực Văn Đoàn đã chấm dứt (sự) tồn tại, nhưng những hoạt động của họ thực sự được coi như là một dự án chính trị cho nền Cộng Hòa của Việt Nam (sau đó)”. Cuộc hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Á và Thái Bình Dương tổ chức [10].
Mấy chi tiết sự kiện lịch sử và nghiên cức vừa nêu trên sẵn sàng cho phép chúng ta nhận ra rằng tôn giáo nào và nếp sống của dân tộc nào cũng đều là văn hóa chung của lòai người. Khi du nhập vào vùng dân cư cụ thể nào, bất cứ tôn giáo nào cũng phải tùy thuộc vào những điều kiện sống còn đặc thù của dân tộc ấy mà thích ứng, mà biến đổi để trở thành nếp văn hóa riêng của dân tộc ấy, thì tôn giáo ấy mới có cơ hội tồn tại lâu dài được.
Diễn tả một cách khác, chúng ta thấu hiểu được rằng cách thế sống của bất cứ một dân cư nào cũng bắt buộc phải thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử dân tộc mà tồn tại. Cũng như vậy, văn hóa dân tộc nào cũng phải phù hợp theo dòng phát triển của xã hội con người nói chung, nhưng tố chất đặc biệt của dân cư ấy vẫn hiển hiện mồn một thì dân tộc ấy mới vươn tới tương lai mà trường tồn được.
Có như thế, chúng ta mới hiểu một cách sâu rộng nội dung câu tuyên bố của Phạm Quỳnh “Truyện Kiều còn, nước Việt còn”, câu này hoàn toàn đúng cho dân Việt ở thời đại của nửa đầu thế kỷ 20. Còn trong môi trường sinh tồn của các cộng đồng gốc Việt hiện nay trên thế giới, chúng ta phải hiểu câu nói trên theo cách diễn tả thời đại bây giờ là “Việt ngữ còn, dân Việt còn”./.
Bài viết xong ngày 23/4/2019 và được điều chỉnh ngày 21/10/2019
Tài Liệu tham khảo:
[1] Tự Lực Văn Đoàn (Wikipedia)
[1] Từ cuốn "The Self – Reliant Literary Group (Tự Lực Văn Đoàn)” – UC Berkeley xuất bản.
[2] "Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ & Văn Quốc Ngữ” của Trần Bích San
[2] Xin đọc thêm chi tiết ở bài “Thi cử và giáo dục VN thời Pháp thuộc” của Trần Bích San.
[2] Theo Đông Kinh Nghĩa Thục (Wikipedia) – Trường tư thục là Đông Kinh Nghĩa Thục do các vị như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Phan Tuấn Phong, Đặng Kinh Luân, Dương Bá Trạc, Lê Đại, Vũ Hoành, Phan Đình Đối, Phan Huy Thịnh, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí…tổ chức. Còn những nhân vật đã đóng góp vào công cuộc tạo dựng lẫn trực tiếp giảng dạy, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Can Mộng… không thấy nêu trong tài liệu này & bài viết “Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN” của Nguyễn Hải Hòanh.
[3] Xin đọc thêm bài “Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc” của Nguyễn Hải Hoành.
[4] Xin đọc thêm Chữ Việt Tiếng Việt (Wikipedia) & cuốn “Phép Dòng Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Giê Su”, bản thảo được in năm 2009, do Phạm Xuân Hy phiên âm từ bản văn xuôi cổ bằng chữ Nôm có ghi “Làm tại Đàng Ngòai, ngày…tháng năm 1670 của đức cha Lambert De La Motte thuộc Dòng Mến Thánh Giá, & được cho khắc in tại Phát Diệm năm 1869 , hiện được bảo quản dưới mã số 1309D tại Văn Khố Hội Thừa Sai Paris – Missions Etrangères de Paris – 128 rue du Bac – 7507 Paris.
[5] “.. Lan tiêu biểu cho con người xuất thế, cô cho rằng tình yêu chỉ là ảo tưởng của hạnh phúc, sự thể hiện của chốn trầm luân, nó chỉ là một sự nhỏ nhen so với lòng bác ái của Đấng Từ Bi.“Trên đời chỉ có lòng bác ái mới là đáng kể”Phần kết thúc Ngọc có nói rằng:“..Tôi không có gia đình nữa. Đại gia đình của tôi nay là nhân loại, là vũ trụ, mà tiểu gia đình tôi là ..hai linh hồn đôi ta, ẩn núp dưới bóng từ bi Phật tổ”Và như vậy tình yêu của Lan và Ngọc chỉ là một phần tử nhỏ nhen của lòng bác ái bao la, vì lòng bác ái mà Phật Tổ đã lang thang khắp bốn phương trời để tìm phương giải thoát cho nhân loại.Hồn Bướm Mơ Tiên, tác phẩm của tình yêu, nó thể hiện một tình yêu rộng rãi bao la: đó là Tình Yêu Nhân Lọai..”.[trích “HỒN BƯỚM MƠ TIÊN, tác phẩm đầu tay của Khái Hưng” của tác giả Trọng Đạt]
[6] Trong Chu Mạnh Trinh (thivien.net) ghi là “Hương Sơn phong cảnh ca” với hai câu mưỡi đầu:
“Đàn thông phách suối vang lừng
Cá khe lắng kệ, chim rừng nghe kinh”
rồi dưới đấy mới ghi là “Hát Nói”. Thực ra bài “Hương Sơn Phong Cảnh” (chứ không phải Hương Sơn phong cảnh ca) này nguyên đã được tác giả Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) sáng tác theo thể HÁT NÓI với 4 câu Mưỡi đầu là:
“Lên chùa chân bước khoan khoan
Khi mô mô Phật, khi tang tang tình
Thuyền lan một lá xinh xinh
Non non nước nước mình mình ta ta”
rồi sau đó mới vào đề bằng hai câu:
“Bầu trời cảnh Bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay…”
[7] Bài Tuệ Trung Thượng Sĩ (Wikipedia) có ghi giai thoại này đại khái như vậy.
[8] Đọc thêm bài Trần Nhân Tông (Wikipedia) về Giác Hòang Điều Ngự Trần Nhân Tông (1258 – 1308)
[9] Hai câu thơ trên được đổi từ ngữ và đổi ý từ nguyên văn của Thi sĩ Huyền Không [tức Hòa thượng Thích Mãn Giác (1929 – 2006)] vốn là:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”
(1952)
[10] Xem thêm vào chi tiết ở bài “Hội thảo về VNCH, nền dân chủ sinh ra trong chiến tranh”, Nguyễn Hòa viết.
- Giới Thiệu Sách Mới: Chuyện Nào Vẫn Cần Thuật Lại Phạm Quốc Bảo Giới thiệu
- Mấy gợi ý về thời đại Tự Lực Văn Đoàn (1932-1942) Phạm Quốc Bảo Nhận định
- Chất sáng tạo tinh tế và phong phú của thơ Nguyên Sa Phạm Quốc Bảo Khảo luận
• Mấy gợi ý về thời đại Tự Lực Văn Đoàn (1932-1942) (Phạm Quốc Bảo)
• Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ Văn Quốc Ngữ (Trần Bích San)
• Sách Hồng, Một chủ trương “Xây Dựng” của Tự Lực Văn Đoàn (Đỗ Quý Toàn)
• Tự Lực Văn Đoàn Và Văn Học Hiện Đại Việt Nam (Kawaguchi Kenichi)
• Nhiều Sách Tự Lực Văn Đoàn Bị CSVN Cắt, Sửa Khi In Lại... (Phan Tấn Hải)
• Một buổi sinh hoạt văn học đích thực (Cam Vũ)
• Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 (Phạm Phú Minh)
• Thử đánh giá lại Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng (Ngự Thuyết)
• Tình Yêu trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn (Trần Mộng Tú)
• Tự Lực Văn Đoàn trong tôi (Huy Phương)
• Đi tìm Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)
• Y Phục Phụ Nữ Tân Thời Le Mur trên sân khấu SBTN (Thiên An)
• Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn (Đỗ Quý Toàn)
• Phát biểu của Tanaka Aki (Tanaka Aki)
• Giới thiệu Kịch mới những năm 1930-40 (Phạm Thảo Nguyên)
• Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ (Doãn Quốc Sỹ)
• Tự Lực Văn Ðoàn, nền tảng của văn học hiện đại Việt Nam (NguyênHuy&HàGiang)
• Tự Lực Văn Đoàn: 80 năm ảnh hưởng không ngừng (NguyênHuy&HàGiang)
• Diễn Văn Khai Mạc cuộc Triển Lãm và Hội Thảo về TLVĐ (Phạm Phú Minh)
• Tôi tìm lại Tự lực văn đoàn (Martina Nguyen)
- Chương Trình Triển Lãm và Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn
- Thế Lữ (1907-1989) Và Tự Lực Văn Đoàn
(Phạm Thảo Nguyên)
- Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong
(Trần Doãn Nho)
- Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn (Nguyễn Hưng Quốc)
- Đi tìm câu trả lời (Phạm Phú Minh)
- Hình ảnh ngày khai mạc Triển lãm và Hội thảo báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn
- 13 số đầu báo Phong Hóa (Phạm Hữu Ninh phụ trách)
- Từ Phong Hóa số 14 trở đi (Nguyễn Tường Tam chủ bút)
- Tự Lực Văn Đoàn và các cây bút hậu duệ
Một buổi sinh hoạt văn học đích thực (Cam Vũ)
Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 (Phạm Phú Minh)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Vài kỷ niệm với Nhất Linh về báo Phong Hóa & Ngày Nay (Nguyễn Tường Thiết)
Việc điện toán hóa báo Phong Hóa Ngày Nay: Những ý nghĩ lãng mạn giữa một ngày mùa đông (Phạm Phú Minh)
Gặp Tự Lực Văn Đoàn (Võ Hồng)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |