|
Dương Kiền(28.12.1939 - 17.11.2015) | Khái Hưng(.0.1896 - 17.11.1947) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Kính thưa quý vị,
Nhà văn Phạm Phú Minh
Tạp chí Diễn Đàn Thế Kỷ và ban tổ chức Triển lãm và Hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn xin hân hoan đón chào quý vị trong buổi khai mạc hôm nay. Sự hiện diện đông đảo của quý vị nói lên sự quan tâm của chúng ta về giá trị một di sản văn hóa quý báu của Việt Nam mà đây là dịp chúng ta cùng nhau hồi tưởng và tìm hiểu.
Thưa quý vị, cách đây 80 năm Việt Nam đang ở trong một tình thế không có gì là lạc quan: về chính trị thì đang bị người Pháp đô hộ, người Việt Nam không còn chủ quyền về đất nước của mình; về văn hóa thì đang ở trong tình trạng lưỡng lự, là nên giữ nếp sống theo Khổng Mạnh từ hàng ngàn năm, hay là nên triệt để đổi mới để đưa đất nước tiến lên theo kiểu mẫu của nền văn minh Tây phương. Thật ra, từ đầu thế kỷ 20, nhiều nhà cách mạng đã nhìn thấy nhu cầu đổi mới xứ sở để tự cường hầu dành lại độc lập, và phong trào Duy Tân đã ra đời để mở ra một cuộc vận động vừa chính trị vừa văn hóa. Cuộc vận động này đả phá lối học từ chương để hướng người dân vào con đường thực nghiệp; tổ chức phong trào Đông Du, nhằm đưa thanh niên sang Nhật để học hỏi - Nhật Bản, một nước cũng trong ảnh hưởng cổ truyền của văn hóa Á Đông nhưng nhờ sớm canh tân, vào thời điểm đó đã trở thành một cường quốc. Song song với các vận động vừa chính trị vừa văn hóa như thế mà người Pháp luôn luôn tìm cách tiêu diệt, lại cũng có những vận động có thể coi là "hợp pháp" của một số các nhà trí thức, từ vài thập niên đầu của thế kỷ 20, quý vị như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, với phương tiện mới mẻ là báo chí và và chữ quốc ngữ, đã cố gắng giới thiệu những hiểu biết về thế giới Tây phương, cho một quần chúng lâu nay chỉ biết quanh quẩn với những vị thánh hiền Nho giáo.
Nhìn lại, trong 30 năm đầu của thế kỷ 20, ảnh hưởng của phong trào Duy Tân và của báo chí đã phần nào làm tan rã từ nền móng của khối băng quá lớn đã đóng chặt vào xã hội Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua. Cũng trong 30 năm ấy, một thế hệ tây học đã thành hình trong xã hội Việt Nam, hệ thống giáo dục của Pháp đã bắt đầu cho ra lò những mẻ đầu tiên những trí thức mới, trong đó có cả những người đi du học từ Pháp về. Bức tường ngăn đôi giữa quan niệm cũ và mới xem ra đã lung lay lắm rồi, chỉ còn chờ một cú xô ngã quyết định để nhào đổ hẳn. Và cú xô ngã quyết định ấy đã xảy ra, bắt đầu vào tháng 9 năm 1932, khi ông Nguyễn Tường Tam mua lại và làm số báo Phong Hóa đầu tiên.
Người ta đã có nhận xét rằng, trong thiên nhiên cũng như trong xã hội con người, một khi có nhu cầu thay đổi rất lớn thôi thúc, thì sẽ xuất hiện cái nhân tố tạo ra sự thay đổi. Ví dụ một khu rừng nguyên sinh, trong đó năm này qua năm khác lá và cành khô rụng xuống đầy mặt đất, và cây cối thì cứ mọc cao mãi che kín cả ánh mặt trời, đến một lúc thiên nhiên sẽ giải quyết tất cả sự rậm rạp u uất đó bằng một trận cháy rừng, lửa sẽ dọn sạch và khai thông mọi tắc nghẽn.
Nhìn lại bối cảnh Việt Nam cách đây 80 năm, chúng ta có thể hình dung sự xuất hiện của báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn giống như hình ảnh cháy rừng vừa nói. Muốn thực hiện một cuộc cải cách rộng rãi như thế, cần phải có những con người tài giỏi, có một mục tiêu rõ rệt, một chương trình hành động dứt khoát. Phẩm chất của những con người tập họp thành nhóm này quả là sự kết tụ lạ lùng của lịch sử để giải quyết một lần sự lưỡng lự của lịch sử. Nguyễn Tường Tam, tức nhà văn Nhất Linh, con chim đầu đàn, là một con người đa tài và giàu khả năng lãnh đạo. Ông đã quy tụ những họa sĩ tài năng nhất thời đó, những nhà văn xuất sắc, những nhà thơ dám mở một con đường mới chói lọi cho thơ ca, để cùng nhau làm báo, làm văn, và làm nên bộ mặt mới hẳn cho văn chương và báo chí Việt Nam, trong vòng không đầy mười năm, với một tinh thần mạnh mẽ yêu mến và tô điểm đất nước Việt Nam. Đó là một hiện tượng có thể gọi là thần kỳ trong thế kỷ thứ hai mươi.
Nhưng khi nhắc tới báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn, chúng ta không thể không nhắc đến dòng họ Nguyễn Tường, vào đúng thời điểm ấy đã đóng góp những người con nặng lòng với đất nước, đồng thời là những tài năng rực rỡ cho nền văn học Việt Nam. Đến nỗi, chúng ta có thể nói mà không sợ sai lầm, rằng nếu không có anh em nhà Nguyễn Tường ở giai đoạn ấy, thì chắc chắn cũng chẳng có báo Phong Hóa Ngày Nay hay Tự Lực Văn Đoàn.
Có thể nói Nhất Linh Nguyễn Tường Tam cùng anh em và bạn bè của ông chính là những nhân tố quyết định đã xuất hiện vào đúng một điểm hẹn của lịch sử, để với báo chí và văn chương, tạo nên một ĐẠI NÁO làm biến đổi lớn lao và mới mẻ về phẩm chất cho xã hội Việt Nam, mà trong cuộc triển lãm và hội thảo này, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét và mổ xẻ.
Kính thưa quý vị,
Là người Việt Nam đi ra sống ở hải ngoại, các cộng đồng của chúng ta lúc nào cũng cố gắng gìn giữ bản sắc của dân tộc mình trong khi hội nhập với thế giới. Việc tìm hiểu những giá trị của quá khứ từ đó mình ra đi trở nên cần thiết. Tự Lực Văn Đoàn và báo Phong Hóa Ngày Nay đã thành đề tài của một số luận án của sinh viên gốc Việt trên thế giới, và thật đáng mừng, đã thành đề tài nghiên cứu của một số học giả quốc tế. Hôm nay trong phòng hội thảo này chúng ta rất hân hạnh được đón tiếp giáo sư Kenichi Kawaguchi và cô Aki Tanaka là những người Nhật Bản đã và đang làm công việc ấy. Giáo sư Kawaguchi đã có một số công trình giá trị về Tự Lực Văn Đoàn, sẽ chia sẻ với chúng ta trong hội thảo. Chúng ta cũng rất vui mừng có một số học giả, nhà văn Việt Nam ở hải ngoại vẫn thiết tha nghiên cứu đề tài này, giáo sư Nguyễn Hưng Quốc đang dạy ở đại học Victoria ở Úc châu, giáo sư Trần Huy Bích của đại học UCLA, giáo sư Phạm Thảo Nguyên từ New York, nhà văn Trần Doãn Nho từ Boston, nhà văn Trần Mộng Tú từ Seattle, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, các nhà văn nhà báo Ngự Thuyết, Đặng Thơ Thơ, Đỗ Quý Toàn v.v... ở vùng Nam California này.
Và một hân hạnh lẫn may mắn lớn nữa cho việc tổ chức, là có sự hiện diện đông đảo các thành viên của đại gia đình Nguyễn Tường cùng thành viên gia đình của những vị khác thuộc Tự Lực Văn Đoàn lẫn báo Phong Hóa Ngày Nay trong dịp triển lãm và hội thảo này. Tám mươi năm trước sự tập họp của quý vị tiền bối đã tạo ra báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn, thì hôm nay sự có mặt của thành viên các gia đình đem lại một ý nghĩa đặc biệt cho công cuộc tưởng niệm và tìm hiểu công lao của lớp người đi trước.
Trong lúc tìm kiếm các tư liệu cho cuộc triển lãm và hội thảo, chúng tôi đã nhận được nhiều nguồn yểm trợ quý báu. Trước hết toàn bộ báo Phong Hóa Ngày Nay đã được điện toán hóa năm 2012 đã giúp cho ban tổ chức và các diễn giả không biết bao nhiêu là tài liệu và hình ảnh giá trị. Một nguồn khác là hình ảnh, tranh vẽ, bản thảo của gia đình các thành viên TLVĐ và báo PHNN, mà phong phú hơn cả là từ anh Nguyễn Tường Thiết, con của nhà văn Nhất Linh, anh Nguyễn Trọng Hiền, con của họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường. Một nhà sưu tập sách xưa ở Sài Gòn đã vui lòng cung cấp cho chúng tôi toàn bộ hình ảnh bìa sách TLVĐ xưa mà anh ấy có, nhờ thế hôm nay quý vị có thể thấy hình ảnh những cuốn sách do Đời Nay xuất bản từ bảy tám mươi năm trước tại Hà Nội.
Chúng tôi cũng để công tìm kiếm những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn đã được dịch sang tiếng nước ngoài. Kết quả, chúng tôi có được ba tác phẩm dịch sang tiếng Nhật, do cô Aki Tanaka cư ngụ tại Tokyo sưu tầm và gửi tặng; ba tác phẩm được dịch sang tiếng Pháp do nhà nghiên cứu Thụy Khuê từ Pháp gửi tặng; một tác phẩm dịch sang tiếng Nga do ông Nguyễn Minh Cần từ Mạc Tư Khoa gửi tặng. Riêng về mảng tiếng Anh, chúng tôi mượn được bản dịch (do James Banerian thực hiện) cuốn Đoạn Tuyệt của Nhất Linh từ thư viện trường UCI và sao lại để triển lãm hôm nay; cuốn sách hoạt hình phóng tác từ truyện Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh do Jason Rainey thực hiện; in lại bản dịch cuốn Đi Tây do Greg Lockhart thực hiện, từ trang nhà của một nhóm nghiên cứu văn học Á châu tại Úc; sưu tầm in lại một số truyện ngắn của Khái Hưng, Thạch Lam, Nhất Linh đã được dịch sang tiếng Anh. Tất cả chỉ được dùng để triển lãm. Chúng tôi xin ngỏ lời chân thành cám ơn các ân nhân đã tìm kiếm và cung cấp cho chúng tôi các quyển sách dịch đã được xuất bản hoặc đưa lên mạng như vừa nói. Chúng tôi tin rằng số sách của Tự Lực Văn Đoàn được dịch sang tiếng nước ngoài nhiều hơn là những cuốn được trưng bày trong cuộc triển lãm này, nhưng do khả năng và phương tiện hạn chế, chúng tôi chưa thể tìm hết được.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những tấm lòng nặng tình với văn hóa VN, đã giúp cho sự sưu tầm của ban tổ chức được dễ dàng, giúp cuộc triển lãm và hội thảo thêm phong phú và thành công.
Xin cám ơn quý vị.
- Thanh Tuệ Và An Tiêm Phạm Phú Minh Nhận định
- Dương Thiệu Tước – ‘Tiếng Xưa’ Của Chúng Ta Phạm Phú Minh Nhận định
- Trương Vĩnh Ký từ chối vào quốc tịch Pháp Phạm Phú Minh Nhận định
- Âm Thanh Trong Tình Quê Phạm Phú Minh Tạp luận
- Các ý nghĩ từ một buổi sinh hoạt văn học Phạm Phú Minh Nhận định
- Tạp chí Bách Khoa được 'số hóa' toàn bộ Phạm Phú Minh Giới thiệu
- Trần Đại Lộc, Vẻ Đẹp, Niềm Vui Phạm Phú Minh Tạp luận
- Các ý nghĩ từ một buổi sinh hoạt văn học Phạm Phú Minh Nhận định
- Ðặt lại giá trị văn học miền Nam trong lịch sử văn học Việt Nam Phạm Phú Minh Phỏng vấn
- Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 Phạm Phú Minh Giới thiệu
• Mấy gợi ý về thời đại Tự Lực Văn Đoàn (1932-1942) (Phạm Quốc Bảo)
• Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ Văn Quốc Ngữ (Trần Bích San)
• Sách Hồng, Một chủ trương “Xây Dựng” của Tự Lực Văn Đoàn (Đỗ Quý Toàn)
• Tự Lực Văn Đoàn Và Văn Học Hiện Đại Việt Nam (Kawaguchi Kenichi)
• Nhiều Sách Tự Lực Văn Đoàn Bị CSVN Cắt, Sửa Khi In Lại... (Phan Tấn Hải)
• Một buổi sinh hoạt văn học đích thực (Cam Vũ)
• Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 (Phạm Phú Minh)
• Thử đánh giá lại Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng (Ngự Thuyết)
• Tình Yêu trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn (Trần Mộng Tú)
• Tự Lực Văn Đoàn trong tôi (Huy Phương)
• Đi tìm Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)
• Y Phục Phụ Nữ Tân Thời Le Mur trên sân khấu SBTN (Thiên An)
• Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn (Đỗ Quý Toàn)
• Phát biểu của Tanaka Aki (Tanaka Aki)
• Giới thiệu Kịch mới những năm 1930-40 (Phạm Thảo Nguyên)
• Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ (Doãn Quốc Sỹ)
• Tự Lực Văn Ðoàn, nền tảng của văn học hiện đại Việt Nam (NguyênHuy&HàGiang)
• Tự Lực Văn Đoàn: 80 năm ảnh hưởng không ngừng (NguyênHuy&HàGiang)
• Diễn Văn Khai Mạc cuộc Triển Lãm và Hội Thảo về TLVĐ (Phạm Phú Minh)
• Tôi tìm lại Tự lực văn đoàn (Martina Nguyen)
- Chương Trình Triển Lãm và Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn
- Thế Lữ (1907-1989) Và Tự Lực Văn Đoàn
(Phạm Thảo Nguyên)
- Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong
(Trần Doãn Nho)
- Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn (Nguyễn Hưng Quốc)
- Đi tìm câu trả lời (Phạm Phú Minh)
- Hình ảnh ngày khai mạc Triển lãm và Hội thảo báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn
- 13 số đầu báo Phong Hóa (Phạm Hữu Ninh phụ trách)
- Từ Phong Hóa số 14 trở đi (Nguyễn Tường Tam chủ bút)
- Tự Lực Văn Đoàn và các cây bút hậu duệ
Một buổi sinh hoạt văn học đích thực (Cam Vũ)
Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 (Phạm Phú Minh)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Vài kỷ niệm với Nhất Linh về báo Phong Hóa & Ngày Nay (Nguyễn Tường Thiết)
Việc điện toán hóa báo Phong Hóa Ngày Nay: Những ý nghĩ lãng mạn giữa một ngày mùa đông (Phạm Phú Minh)
Gặp Tự Lực Văn Đoàn (Võ Hồng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |