1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Truyện Ngắn Việt Nam (Ý Kiến 7 Tác Giả) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      Truyện Ngắn Việt Nam

        Ý Kiến 7 Tác Giả
      Share File.php Share File
          

       

         Những ý kiến về Truyện ngắn Việt Nam dưới đây được phát biểu bởi những tác giả đã từng hoàn thành nhiều tác phẩm, nhất là nhiều truyện ngắn. Bạn sẽ đọc thấy ý kiến của nhà văn Mặc Đỗ, tác giả tập truyện ngắn "Tân Truyện," Mặc Thu, tác giả tập truyện ngắn "Bão Biển," nhà văn Sơn Nam, tác giả "Hương Rừng Cà Mau," nhà văn Mai Thảo, "Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời," nhà văn Dương Nghiễm Mậu, "Cũng Đành," nhà văn Lý Hoàng Phong "Sau Cơn Mưa," và nhà văn Võ Phiến, tác giả "Chữ Tình."

         Người phỏng vấn là tác giả tập truyện ngắn "Cảnh Tượng Đêm Nay," Viên Linh, thư ký Tòa soạn Tuần báo Nghệ Thuật.

      MẶC ĐỖ


      Kỹ Thuật là Vần Đề Quan Trọng



         Nhà văn Mặc Đỗ

      Hồi mới tập viết văn tôi được khuyên nên bắt đầu tập viết truyện ngắn vì truyện ngắn đòi hỏi công phu gạn lọc rất lợi cho sự tập tành.

      Sau này đã tập tành nhiều tôi nhận thấy lời khuyên đó đúng, giống như những người con khi đã trở thành cha mẹ hiểu tâm trạng của cha mẹ mình khi ngày xưa mắng con "rát cổ bỏng họng"


      Bây giờ tôi nghĩ thêm rằng khởi sự tập viết truyện ngắn, tới khi viết nhiều, quen với thể truyện dài, thường quay về tập tành lại với truyện ngắn có cái thú ghê lắm. Truyện ngắn viết theo lối bây giờ lại càng khó hơn nữa, khó vì thoạt nhìn tưởng rằng dễ.

      Nói chung về chuyện viết, lúc nào tôi cũng nghĩ rằng kỹ thuật là vấn đề quan trọng. Không có tư tưởng hay không muốn gởi gấm một tư tưởng gì tất nhiên không có sự cần thiết phải viết, vậy vấn đề này không phải bàn tới. Nhưng đã viết, sự phô diễn là cả một chuyện người viết phải thấy rất mệt mới thú.


      MẶC THU


      Kỹ Thuật Đến Trong Khi Viết


      Một mẩu đời, một phần cuộc sống, một sự vật, một sự kiện động hay bất động được soi khắp các khía cạnh, đặc biệt khía cạnh tâm linh, bởi một con người văn, nói lên được những gì người khác không nói được, không cảm thấy được, với tôi đó là truyện ngắn. Tưởng không cần đề cập đến những truyện ngắn có chuyện và không có chuyện. Đạt tới một bút pháp nào đó thì truyện ngắn sẽ được công nhận. Điều cần. Sự công nhận của quần chúng thưởng thức. Tôi viết truyện ngắn theo tiêu chuẩn: đợi cho tới khi cảm xúc ứa đọng, đầy ắp... mới bắt tay vào viết. Kỹ thuật đến trong khi viết và kỹ thuật được hướng dẫn bằng cảm xúc chớ không bằng lý trí.


      SƠN NAM


      Truyện Ngắn muốn Có Tác Dụng Phải Chứa Đựng Một Triết Lý: Triết Lý To Hay Triết Lý Vụn



         Nhà văn Sơn Nam

      Viết truyện ngắn là một sự thú vị. Đang nằm, chợt nhớ điều gì ta có thể viết ra truyện ngắn. Đang ăn uống, chợt thấy điều gì, lại cũng là truyện ngắn. Nhưng viết là điều khó. Độc giả ít khi nào chịu theo dõi một truyện ngắn mà năm mười hàng đầu không có gì hấp dẫn. Truyện ngắn muốn có tác dụng phải chứa đựng một triết lý, triết lý to hay triết lý vụn. Có chút ít triết lý, độc giả mới nhớ tới truyện ngắn. Nhưng không khéo lại trở thành cái bịnh triết lý ba xu.


      Nhập đề truyện ngắn đã khó, kết luận lại cáng khó hơn, vì tác giả chỉ kết thúc truyện ngắn với đôi ba hàng chữ, hoặc không có hàng chữ nào cả.

      Viết truyện ngắn để kiếm nhuận bút là điều quá khó. Mỗi truyện ngắn đòi hỏi một ý, một cốt truyện. Ý hoặc cốt truyện dù tuyệt diệu đến thế mấy cũng chỉ bán được 700 hoặc 4.000 đồng (năm 1966) là nhiều. Xuất bản thành tập thì truyện ngắn không được săn đón nồng nhiệt bằng tiểu thuyết. Bình dân không đọc tuyển tập truyện ngắn. Tuyển tập truyện ngắn là món ăn tinh thần dành riêng cho giới sành điệu nào đó.


      MAI THẢO


      Truyện Ngắn Hay Như Một Ngạc Nhiên



         Nhà văn Mai Thảo

      Những sáng tác đầu tiên của tôi là những truyện ngắn sau này được in thành hai tập Tháng Giêng Cỏ NonĐêm Giã Từ Hà Nội. Chúng đánh dấu cho "nhìn thấy" và "rung động" tôi những năm 1954, 1955, tôi mới chân ướt chân ráo vào Nam, đời sống mới này là cái vừa bắt gặp bàng hoàng và mới lạ. Sáng tác chưa phải là kết quả một lắng đọng tiềm tàng, một suy tưởng chín vững. Viết là một ghi nhận nóng hổi và tức khắc. Về những cái chợt hiện hình trước mắt, đang diễn ở chung quanh. Thể truyện ngắn thích hợp nhất cho sự thực đó của sáng tác. Truyện dài là một sự sửa soạn trầm tĩnh, người ta lùi lại và tách ra để nhìn ngắm được bao quát và toàn thể hơn.

      Tôi đứng ở ngoài truyện dài mình. Nhưng trong mỗi truyện ngắn là mỗi phần tôi bé nhỏ hòa mình trong đó. Truyện dài là ý thức của sáng tác. Truyện ngắn là tình cảm của sáng tác. Không đúng hẳn. Nhưng gần như thế.

      Bằng trường hợp riêng của mình suy nghĩ ra, tôi tìm thấy tại sao truyện ngắn là thể thịnh hành nhất sáng tác chúng ta hiện nay, ở từng người nó đã là một thành hình toàn vẹn trong khi ở truyện dài những người đã đi được xa nhất như Thanh Tâm Tuyền, Mặc Đỗ, Võ Phiến vẫn đang tìm kiếm. Đó là truyện ngắn được viết - mà truyện dài thì chưa hoặc chỉ là gượng ép thiếu châu đáo - khi đời sống và xã hội quanh ta chỉ là hợp thành ngổn ngang của những phiền dứt rời hỗn loạn. Trong truyện ngắn người viết không cần thiết phải biểu hiện nhận thức toàn vẹn và cuối cùng của mình trước toàn thể. Cho nên có những đối tượng sáng tác chỉ tới được truyện ngắn, không đủ cho truyện dài. Điều tôi muốn nói: truyện ngắn là một thể hiện không điều kiện. Anh muốn viết gì được tất. Chuyện cái cây, đám mây, chuyện của không khí và của một ánh nắng. Trái lại, nó, truyện dài là một lựa chọn xã hội đối với nhà văn.


      Ở đâu đó tôi quên, một nhà phê bình định nghĩa truyện ngắn như một kỷ niệm sống. Đúng. Đó là một đứa con riêng của người viết. Kỹ thuật truyện ngắn cực kỳ linh động. Truyện ngắn là thơ tụ do của văn xuôi. Đọc lại những truyện ngắn cũ của mình mà xem, chúng ta ngạc nhiên không hiểu tại sao nó lại như thế. Nó thật hay, như một ngạc nhiên.


      DƯƠNG NGHIỄM MẬU


      Số Truyện Ngắn Thời Trước Cũng Như Bây Giờ Rất Nhiều, Nhưng Chẳng Có Mấy Truyện Đáng Nhớ



      Nhà văn Dương Nghiễm Mậu

      Ý kiến về truyện ngắn. Tôi thấy tôi cũng chẳng có ý kiến gì lạ. Hồi 1963, trên tờ Văn Nghệ, cùng với một số những người viết khác tôi cũng đã nói về truyện ngắn, đọc lại thấy những điều nói hồi đó cũng không khác nay bao nhiêu, vậy xin nhắc lại và nói thêm: các tác giả phần nhiều trải qua một giai đoạn viết truyện ngắn trước khi viết truyện dài. Tôi bây giờ cũng ngại viết truyện ngắn. Bởi nhiều lẽ như: Viết khó hay, tốn công, gò bó. Tôi nghĩ: một truyện ngắn được gọi là truyện ngắn là một chi tiết đủ nghĩa hơn hết của một đề tài thu hẹp. Một truyện dài thành công không thể tách ra khỏi nó một đoạn nào mà là truyện ngắn được. Số truyện ngắn thời trước cũng như bây giờ rất nhiều nhưng truyện còn lại để nhớ không có là bao.


      Tôi nghĩ: truyện ngắn với khuôn khổ chật hẹp khó khăn, đòi hỏi công phu rất nhiều mới có thể thành công được. Cho nên thường có nhiều truyện ngắn xuất hiện nhưng thực các tác giả cũng ít khi hài lòng với những truyện ngắn đã viết. Sự có nhiều một phần vì các tác giả muốn nói ngay một điều gì đấy, hoặc do các tạp chí, tuần báo đòi hỏi mà viết.


      Tôi đã viết một số khá khá, nhưng đến nay thì tôi thấy cũng chỉ còn lại với tôi một, hai truyện được mà thôi. Tôi thích viết truyện khoảng 100 trang, chẳng phải ngắn mà cũng chẳng phải dài. Nhưng tôi vẫn còn viết truyện ngắn, chắc thế.


      LÝ HOÀNG PHONG


      Những Sắc Thái Truyện Ngắn Việt Nam


      Trong mấy năm nay tôi không đọc được nhiều, nhưng đại để có vài sắc thái truyện ngắn - nhìn qua các tác giả - thấy rõ ràng lắm. Về Dương Nghiễm Mậu, đó là tâm trạng của một thế hệ thanh niên trả nợ, theo như danh từ anh hay dùng: thế hệ trả nợ. Nhân vật của anh là nhân vật tượng trưng, rất tượng trưng: một lão già thất thế, một trí thức quá thời, một thanh niên sáng suốt bơ vơ. Về Võ Phiến sự vật thu vào cái thế tĩnh, bình thản. Về Thanh Tâm Tuyền, có vài truyện tôi để ý. Tôi cho rằng các nhân vật của ông chịu một nỗi ám ảnh chung thoát ra, tuy nhiên, về kỹ thuật, tôi không đồng ý với truyện Buổi sáng ngoài bãi biển. Nó không đúng là một truyện ngắn. Trong "Khuôn Mặt", kỹ thuật xây dựng là lối độc thoại - Suốt từ đầu đến cuối - từ nhân vật này đến nhân vật khác. Cái sắc thái đáng kể nhất trong truyện ông là cái không khí. Một không khí u tối bão lốc. (Lời người ghi: tôi diễn ý Lý Hoàng Phong, có nhiều lời có thể ông đã nói khác. Viên Linh)

      Nói thật ra thì truyện ngắn khó viết lắm. Khó hơn tất cả mọi thứ truyện.


      Cũng như phần nhiều người viết hiện nay, tôi muốn tìm một lối viết truyện ngắn thật tự do. Nhưng viết truyện ngắn cũng như làm một bài thơ, càng muốn tự do càng thấy khó khăn. Ngày nay truyện ngắn cũng như truyện dài cũng như thơ, kỹ thuật lối thực hiện, cả nghệ thuật viết truyện ngắn, có nhiều điều thay đổi. Nhiều người viết truyện ngắn không còn kể lại một truyện nào đó mà chuyện chỉ còn là cái cớ để họ suy nghĩ gì về một chủ đề nào. Về kỹ thuật họ thường dùng lối độc thoại nội tâm. Có nhà phê bình như ông Nguyễn Văn Trung cho đó là thứ truyện "như một ý thức" truyện triết lý.


      Nói tóm truyện ngắn bây giờ diễn tả nội tâm, tiềm thức nhiều hơn xưa. Tiền chiến, Thạch Lam cũng đã viết một vài truyện ngắn phá thể. Ngày nay, nhiều cây bút trẻ gần như phá bỏ hết những lề lối cũ, nhiều truyện của Nguyễn Nghiệp Nhượng, Viên Linh viết rất phóng túng, lối viết này nếu không bố cục tinh vi và chặt chẽ sẽ khó lòng bảo đảm được sự vững chắc của đề tài. Những tác giả khác như Mai Thảo, Duy Thanh, Tô Thùy Yên, Lê Huy Oanh, Vĩnh Lộc, Kiêm Minh, Trần Dạ Từ, Nguyễn Đức Sơn viết theo lề lối chừng mực hơn.


      Ngày nay người viết truyện ngắn không cần có một truyện phải kể nhưng tôi không nghĩ rằng như thế có nghĩa là người ta có thể viết một truyện ngắn không có chủ đề. Nói đúng hơn, thì truyện vẫn phải có nhưng tính chất truyện thay đổi, lối diễn tả thay đổi.


      VÕ PHIẾN


      Truyện Ngắn Dễ Lộ Ra Cái Vẻ Trau Chuốt Của Tác Giả



         Nhà văn Võ Phiến

      Từ trước tới giờ tôi chưa viết được truyện dài nào lẽ vì tôi nên thích truyện ngắn là loại tôi đã quen dùng. Thế nhưng tôi không thích.


      Có người nói chuyện ngắn khuôn khổ chật hẹp, khó xoay trở, lại dễ lộ những tì vết nhỏ nhặt, thành ra người viết phải mất nhiều công phu ý tứ. Nhưng mỗi loại có những đòi hỏi riêng về kỹ thuật, đã sử dụng nó thì hãy chịu khó thỏa mãn, hơi đâu than van.


      Điều đáng phàn nàn là cho dù toàn hảo đi nữa, một truyện ngắn cũng có vẻ xinh xắn, nhỏ nhắn, có vẻ "tác phẩm mỹ thuật" quá; nó để lộ bàn tay trau chuốt, và nhất là thường để lộ cái dụng ý của người sáng tác. Trong khi ấy thì cuộc sống lại mênh mông, lại hỗn tạp, không sắp đặt, cuộc sống lại không hề có dụng ý. Tôi vẫn ao ước có thể sử dụng được một thể tác phẩm gần gũi với những tính cách như thế của cuộc sống hơn là thể truyện ngắn.


      (Nghệ Thuật số 31, tuần lễ từ 14.5 tới 20.5.1966, "Số đặc biệt về Truyện ngắn Việt Nam." Chủ nhiệm Chủ bút: Mai Thảo. Thư ký Tòa soạn: Viên Linh.)


      7 Tác Giả

      (Khởi hành số 178, Tháng 8.2011)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


    3. Bài Viết Về Tiểu Thuyết (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tiểu Thuyết

       

      Mười Năm Truyện Ngắn (Tam Ích)

      Vài Ý Nghĩ về Truyện Ngắn (Bình Nguyên Lộc)

      Vài Tuyển Tập Truyện Ngắn Miền Nam Trước 1975

       (Viên Linh)

      Truyện Ngắn Việt Nam (Ý Kiến 7 tác giả)

      Nói Chuyện về Tiểu Thuyết Việt Nam Hiện Nay

       (9 tác giả trong thảo luận)

      Tiểu Thuyết (Võ Phiến)

       

      Các truyện ngắn đề cập:

       

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Bài Thơ Trên Xương Cụt (Chinh ba)

      Thần Tháp Rùa (Vũ Khắc Khoan)

      Rừng Mắm (Bình Nguyên Lộc)

      Ba sao Giữa Giời (Bình Nguyên Lộc)

      Cửa Tùng Đôi Cánh Gài (Nhất Hạnh)

       
      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Người Lính Già Oregon Đã “Giã Từ Vũ Khí” (Huỳnh Quốc Bình)

      Tình xuân biển đảo: Tự sự về trường ca Quần-đảo-tráo-tên (Đỗ Quyên)

      Lạc Mất Mùa Xuân (Huỳnh Liễu-Ngạn)

      Vài Nhận Xét Về Hai Bài Thơ Của Quách Tấn (NP Phan)

      Trang Thơ (Huỳnh Liễu Ngạn)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)