|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Sau chiến tranh Việt Nam, ở Hoa Kỳ không thiếu gì những người từng nhân danh “cựu chiến binh,” từng tự nhận “về từ [Việt] Nam,” không phải muốn đóng vai một anh hùng, mà chỉ để biện minh cho sự lê la của họ trong quán rượu, trên lề đường, sự thất bại của họ trong cuộc đời thường, một trong những “mặc cảm” Việt Nam, một trong những nguyên nhân gây ra sự bất toàn, sự thất bại của họ.
Bên lề của hiện tượng ấy, và song hành hay chậm hơn, cũng có một lớp người, lần này là người Việt ở Mỹ, đổ tội cho cuộc chiến vì những thất bại của họ trên mặt tình cảm, gia đình, sự học hành, hay cả sự nghiệp văn chương nghệ thuật; khiến cho họ không được xã hội nhìn nhận một cách xứng đáng. Tại Việt Nam khoảng hai mươi năm nay, khi thấy chế độ hiện hành có thể còn tồn tại lâu hơn, có một số người bắt đầu muốn được chế độ mới thu dụng, hay ghi công, bằng cách tự xưng họ từng là người phản chiến, từng trốn lính, từng có thơ văn bị chế độ Việt Nam Cộng Hòa kiểm duyệt. Trong khoảng mười năm gần đây, có vài người đã nhờ bạn bè của họ liên lạc với các vị chủ bút, thư ký tòa soạn mấy tờ báo hồi trước 1975, để xin xác nhận dù một cách gián tiếp, là thơ văn của họ từng “không được đăng” trên các báo có lập trường quốc gia (chống Cộng), hay vì được đăng mà khiến mấy tờ báo ấy bị “đục bỏ,” bị “phối hợp nghệ thuật,” hay vì đăng thơ văn họ mà báo bị “cảnh sát tịch thu,” và sự nghiệp của họ chẳng ra gì.
Từ Việt Nam qua có người tới thăm bạn, nói một hai chuyện đại loại, bạn hẳn phải ngờ ngợ suy nghĩ vì không thể nghĩ ra thực tế có chuyện ấy không, vì không thể xác quyết những chuyện đã xảy ra hay không từng xảy ra cách đây đã ba bốn mươi năm, nhất là dính dáng đến những người mình chưa từng gặp mặt bao giờ, và không có bao nhiêu tên tuổi. Ðến khi lần thứ hai, lần thứ ba lại có người làm tương tự như thế, bạn mới hiểu ra, là họ đang cần được minh chứng họ là người có công với chế độ mới, vì từng có hành vi chống chế độ cũ, như làm thơ phản chiến, trốn quân dịch, có bài đăng báo A báo B khiến cho báo đó bị cảnh sát ập đến tòa báo tịch thu hết những tờ báo chưa kịp phát hành. Người viết bài này sống trong nghề báo từ lúc vào nghề chỉ là một thông tín viên, một phóng viên, một đặc phái viên, cho tới thư ký tòa soạn và chủ bút, là chức vụ cao nhất cho những ký giả đi làm thuê, khi nghe những chuyện ấy, biết là nó không thật, biết mà nhiều khi chỉ hé ra cái vẻ của một nụ cười, không đáng nói ra làm gì.
Chẳng hạn báo ở Sài Gòn không ai tự phát hành lấy, để ở đó mà cảnh sát đến tịch thu khi báo đang phát hành dở dang. Không có chuyện đó. Khâu phát hành báo chí ở Sài Gòn giống như một cuộc hành quân, ào một cái, báo ra khỏi nhà in, có khi ba bốn tiếng đồng hồ sau nhân viên tòa báo không có báo của mình để đọc nữa. Hơn nữa, nhiều tòa soạn không phải là nhà in; nhiều nhà in không phải là nhà báo. Báo biên tập ở một chỗ, in ở một chỗ, phát hành ở một chỗ khác. Mấy trung tâm phát hành nổi tiếng là khu Ðề Thám, nhà Tổng phát hành Thống Nhất (do cơ chế Thương Phế Binh VNCH nắm giữ), Ngã Tư Quốc Tế, v.v... Mấy “tướng” phát hành hét ra lửa, bởi vì ông ta có thể nhận phát hành một tờ báo, nhận chia lời ba mươi hay băm lăm phần trăm, rồi ném nó vào trong kho để đó, nó có thể không bao giờ thấy ánh sáng mặt trời. Nó sẽ được trả lại nguyên con nguyên bó cho chủ báo, không một lời giải thích.
Làm báo mà không giao cho một tổ chức Tổng Phát Hành, là làm báo chơi, tài tử, hay có lẽ là không có nghề báo chi cả, chỉ là một anh có tiền và tương lai là sẽ đóng cửa sau một tuần, nếu là nhật báo. Khi người viết bài này làm tổng thư ký tòa soạn nhật báo Ðất Tổ (của Phật Giáo, xu hướng Hòa Thượng Thích Thiện Minh, khoảng 1965-66), và sau đó nhật báo Dân Ta (của nhà thơ Nguyễn Vỹ), Dân Tiến, mới biết ngày Thứ Hai tuần này và ngày Thứ Hai tuần trước, báo lên hay xuống bao nhiêu tờ; Thứ Sáu tuần này và Thứ Sáu tuần trước lên xuống bao nhiêu tờ. Phát hành báo Sài Gòn đại khái là như thế, đó là một cuộc hành quân, với xe vận tải nhỏ và xe lam ba bánh, túa từ các khu Ðề Thám, Trần Hưng Ðạo, Ngã Tư Quốc Tế ra khắp ngả thủ đô, và trực chỉ Miền Ðông, Miền Tây, ngay khi tờ báo còn dính mực, thoáng một cái ra khỏi trung tâm phát hành, khi cảnh sát đến... tòa báo để tịch thu nếu có, thì cũng được vài trăm hay vài chục tờ, số lớn đã phát tán ở nơi khác rồi. Lúc trông coi một nhà in ở Chợ Lớn và làm chủ nhiệm tạp chí Thời Tập, in sách và làm báo người viết bài này đều nhờ ông Nam Cường làm tổng phát hành cho mình, mới được biết rõ hơn về những tuyến phát hành sách báo ở miền Nam. Tờ báo số trước lên hay xuống so với số trước nữa, ông đều cho biết con số đích xác (có người phụ tá cầm một cuốn sổ đọc từng con số). Báo ra tới số 4 thì ông gật gù: Cứ thế này thì báo sẽ sống. Số sau bán cao hơn số trước chỉ khoảng một trăm tờ, nhưng lên đều đều chứ không trồi sụt, như thế là báo có tương lai. Lúc ấy giấy in báo khoảng 7,500 đồng một ram (mỗi số cần 15 ram là trên 100,000 ngàn đồng), nhà tổng phát hành sẽ ứng ngay một nửa hay 2/3 cho chủ báo để làm tiếp số tới; nếu không có tiền ứng trước của nhà tổng phát hành, bạn phải là triệu phú mới ra được tạp chí định kỳ; và phải nhiều lần triệu phú mới ra được tuần báo, đừng nói đến nhật báo. Khi đã thân với nhà tổng phát hành, tôi còn được biết các báo khác có số bán bao nhiêu, một cách đại khái. Tôi biết tạp chí Văn của ông Nguyễn Ðình Vượng bán bao nhiêu số thời Trần Phong Giao làm thư ký tòa soạn, và thời Nguyễn Xuân Hoàng rồi Mai Thảo làm thư ký tòa soạn, nó như thế nào.
Trở về với những người nói rằng thơ văn họ đã làm tạp chí này hay tờ báo nọ bị cảnh sát tịch thu, thời VNCH họ không đi quân dịch, năm 1975 họ có tên trong danh sách đi Mỹ nhưng nhất định không đi, những loại tin ấy cho chúng ta một cái nhìn mới về họ, và không cần phải nói đến làm gì. Bài này viết về nhà văn Y Uyên, đã phải mở đầu như trên, nhân có loại tin tương tự nói rằng những người viết văn ngoài mặt trận đã không được báo chí văn nghệ ở Sài Gòn thời đó đãi ngộ. Nhân có một website, báo mạng, được trong nước tổ chức, đài thọ, chủ ý mở rộng giao lưu ở tầng cấp những người cầm bút trẻ, ít kinh nghiệm xung đột ý thức hệ, ham vui bầy đoàn, họ đã bày ra trò văn học đô thị (chỉ là nền văn học của phòng trà ca vũ) để đẩy cái đối nghịch rừng rú về một phía, và quả là những con tu hú đẻ nhờ đã thấy cái tổ làm sẵn còn trống, đã bay vào hả hê ca hót.
Những con tu hú này thấy một phía là đô thị, bao quanh là rừng rú, và chỉ có họ là loài chim tranh đấu thứ thiệt. Họ oán trách tại miền Nam, họ tranh đấu xả thân nhiều khi mất mạng, mà giới “văn học đô thị” làm báo văn nghệ phản chiến, không nói gì đến họ. Có người còn trách văn nghệ thành phố không khen họ tới nơi tới chốn. Có chứ, nhà văn Y Uyên thần tượng của văn chương tay súng tay bút, đã từng được ca ngợi vượt bực vào lúc mới 23 tuổi:
“Y Uyên là một nhà văn trẻ, ‘Tượng Ðá Sườn Non’ là tác phẩm đầu của ông được in thành sách, sách Y Uyên xuất hiện một cách trầm lặng, tựa như những truyện ngắn của ông trước đó xuất hiện trên tạp chí Bách Khoa. Lối văn Y Uyên cũng không ồn ào, không vội vã, mà lạnh lùng xếp xếp từng hàng, song đó là những hàng chữ chặt chẽ, khỏe mạnh, sắc gọn. Truyện ngắn Y Uyên có cái bố cục vô cùng vững chãi, có cái vẻ ngoài vô cùng bình thản, và hàm chứa trong cái vững chãi bình thản ấy những xao xuyến lo âu, thứ tình cảm của thời hiên đai. Dường như chưa có truyện ngắn nào của ông thiếu cái xao xuyến lo âu đó. Chiến tranh chẳng hạn, không hiện lên trong đau khổ khủng khiếp, nhưng có mặt thao thức như bóng đêm, khắp mọi chỗ, không thường trực hiện diện nhưng thấp thoáng đe dọa bay đến bất cứ lúc nào. Ðời sống của thế giới Y Uyên là những đời sống tách lìa, đẩy xa, hụt và thiếu niềm vui, vắng cái tốt, nhiều khuất lấp nhưng những khuất lấp ấy được làm như không có.
“Tôi đọc ‘Tượng Ðá Sườn Non’ bốn lần mới xong, mỗi lần chỉ một truyện, bốn truyện mới hết: Người Ðã Lên Tầu, Miền Không Vết Chân Người, Tiếng Hát Của Người Gác Cầu, và Tượng Ðá Sườn Non.
“Trong tất cả mọi truyện ngắn của Y Uyên, bao giờ một sự thật cũng bật lên. Sự thật ấy mới đầu được bao phủ bởi những vẻ này nét nọ, xa gần, giấu kín. Thành ra cái hấp dẫn ở tác giả ‘Tượng Ðá Sườn Non’ là cái hấp dẫn của từng trang sách, ngay chính việc khám phá uẩn khúc con người. Uẩn khúc con người hơn là uẩn khúc các nhân vật. Tuy nhiên nhân vật của ông không cần tên gọi: họ là một lớp, một hạng, một thành phần của đời sống. Ðời sống bây giờ, thường là ở tít đầu đằng kia trục giao thông, xa hẳn mọi thành phố. Ðời sống ấy không được tiết lộ bằng một giọng văn kể chuyện, mà bằng thái độ trầm ngâm bình thản, như cam tâm, như chịu nhận, cuối cùng nó hiện hình hoàn toàn là một đời sống có từ chối bao nhiêu cũng như vậy
“Ví dụ như chiến tranh. Y Uyên không tác xác cái lối nói của người lắm mồm lắm miệng kêu la phẫn uất hay mỉa mai kiêu ngạo. Cũng không lầm lì vũ bão. Dửng dưng đến và dửng dưng có mặt, không kể gì tới những thắc mắc lo âu nào. Trong cả tập ‘Tượng Ðá Sườn Non’ có lẽ chỉ tìm thấy vài danh từ chiến tranh. Có cả truyện không nhắc đến nó một tiếng, nhưng theo tôi Y Uyên là nhà văn viết về chiến tranh hay nhất trong những người gần đây đã viết về chiến tranh.”
(Hồ Tùng Nghiệp [bút hiệu khác của Viên Linh], đọc Tượng Ðá Sườn Non, truyện ngắn của Y Uyên. Dày 150 trang, Thời Mới xuất bản, giá 52 đồng. Tuần báo Nghệ Thuật số 36, trang 9, ra ngày 18-26 tháng 6, 1966).
Năm 1966 tôi viết bài trên, nhấn mạnh Y Uyên là nhà văn viết về chiến tranh hay nhất lúc bấy giờ, trong lúc tôi đã đọc cả chục cuốn khác của cả chục người khác trong thế hệ của anh. Viết anh là “nhà văn viết về chiến tranh hay nhất” khi anh 23 tuổi và bên anh có cả chục nhà văn mặc áo lính khác, tôi không hề mạo hiểm, dù lúc ấy đang là thư ký tòa soạn của tờ Nghệ Thuật (Mai Thảo là chủ bút), một lời viết sai của thư ký tòa soạn có thể gây bối rối lớn cho cả tờ báo. Không một ai phản đối. Tôi đã đọc cả trăm truyện ngắn về chiến tranh lúc ấy, nên biết sức con ngựa hay, biết dáng vẻ lũ ngựa thồ. Ngựa thồ có sống già như con ngựa của Phùng Cung, thì cũng chỉ thế thôi, nếu không nói là mỗi ngày một xấu xí tồi tệ. Trong khi tác phẩm đầu tay của Y Uyên ngày một là tác phẩm số 1, tên tuổi Y Uyên trở thành điển hình cho một thế hệ. Và theo tôi biết, mỗi thế hệ nhà văn - mỗi vài chục năm những tên tuổi lớn còn sót lại đếm không đủ một bàn tay năm ngón.
Y Uyên tên thật Nguyễn Văn Uy, sinh năm 1943 tại miền Bắc, di cư vào Nam năm 1954, dạy học, động viên làm nghĩa vụ quân sự đóng đồn ở Nora, Phan Thiết, bị phục kích hy sinh ngày 8 tháng 1, 1969. Viết truyện ngắn cho Bách Khoa, Khởi Hành, Văn. Các tác phẩm đã xuất bản ngoài cuốn trên: Bão Khô 1966, Quê Nhà 1967, Ngựa Tía 1968, Ðuốc Sậy 1969.
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
- Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo
• Chiến tranh đi qua những truyện ngắn của Y Uyên (Nguyễn Lệ Uyên)
• Núi Tà Dôn và dấu chân Y Uyên (Lê Mai Lĩnh)
• Tưởng Nhớ Y Uyên (1943-8.1.1969) (Nguyễn Lệ Uyên)
• Y Uyên, văn chương của một cuộc chiến (Viên Linh)
• Nhớ Y Uyên (Trần Phong Giao)
• Y Uyên (Thư Quán Bản Thảo)
Thư gởi người đã chết (Trần Thị Uyên Ngọc, Talawas)
Chiếc xương lá mục, Có loài chim lạ, Bão khô (Talawas)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |