1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vũ Khắc Khoan Và Tôi (Nguyễn Sỹ Tế) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      30-01-2015 | VĂN HỌC

      Vũ Khắc Khoan Và Tôi

        NGUYỄN SỸ TẾ
      Share File.php Share File
          

       

      A. Tưởng Nhớ Người Quá Cố



          Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Khắc Khoan
          tại Trung học Trường Sơn, Sàigòn

      Một chén hồ trường đã cạn khô,

      Con tầu ga xép đứng trơ vơ,

      Nhớ người ngồi đọc kinh trên tuyết

      Nay đã xa bay cõi tuyệt mù!


      (Hồ trường: nhan đề bài hùng ca của Nguyễn Bá Trác làm tại Trung quốc, trên bước đường ly hương lo việc nước của ông; bài ca này, Vũ Khắc Khoan thường ngâm vang trong những dịp hội họp bạn bè, khi ngà ngà say, tiên sinh được yêu cầu lên đóng góp gọi là "một tiết mục văn nghệ". Ga xép là tên một kịch phẩm và Đọc Kinh một thiên tùy bút của Vũ gia. Cõi tuyệt mù là lời nói kết thúc cái nhìn của tiên sinh về vũ trụ và nhân sinh trong cuốn Đọc Kinh; có thể tác giả đã dùng ba chữ đó để nói về Cõi hư vô hay Le Néant của Siêu hình học).


      B. Vũ Khắc Khoan Và Tôi


      Đối với tôi, Vũ Khắc Khoan bao giờ cũng là "người đi bước trước". Trước từ lúc ra đời, đi những bước trên đường đời và cuối cùng từ giã cõi đời. Người sinh năm Tỵ, tôi năm Tuất.


      Mùa xuân năm 1950, tôi lặn lội từ hậu phương trở về thành (Hà Nội) rồi vào dạy học tại trường Chu Văn An, đã nghe học trò nói người dạy học từ trước, tại trường Nguyễn Trãi.


      Ở Hà Nội, ngày ngày tôi đạp xe từ Chợ Hôm lên trường Cửa Bắc cũ (Chu Văn An), tiên sinh đi ngược chiều, từ Quan Thánh xuống Nguyễn Trãi. Nên chẳng gặp nhau. Cuộc giao du giữa chúng tôi quả là sơ khoáng, khởi sự chậm chạp trong mấy công việc thường nhật: dạy học, hoạt động hiệu đoàn học anh, viết văn, làm báo. Tiên sinh viết kịch, làm đạo diễn, viết truyện ngắn; tôi viết sách giáo khoa, kịch ngắn và truyện ngắn.


      Tháng 8.1954, không đợi các giáo sư Chu Văn An, tôi cùng vợ con theo đoàn Sinh viên Đại học, đáp máy bay vội vã đi vào Nam. Tưởng di cư như tôi là sớm sủa rồi, không ngờ vào Saigon được mấy hôm tôi đã gặp Vũ gia ngồi chễm chệ trên ghế Công cán Ủy viên bộ Thông tin với bộ trưởng Phạm Xuân Thái. Ngoài ra, tiên sinh còn là một cây bút chủ lực của Nhật báo Tư Do, - cơ quan ngôn luận của người di cư- cùng với mấy cây bút cội: Hiếu Chân, Đinh Hùng, Mặc Thu, Trần Việt Sơn. Tôi tiếp tục dạy học, viết sách giáo khoa và làm báo cho Đoàn sinh viên Bắc Việt Di cư cùng với Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sỹ (tờ Người Việt và tờ Chuyển Hướng).


      Trong hai năm đầu di chuyển, tôi phải dạy bao giàn cho trường Chu Văn An kể cả môn triết. Vũ gia tạm rời chính trường về Chu Văn An với tôi, tôi nhường tiên sinh một số giờ Việt văn lớp đệ nhất (ngoài Việt văn, tiên sinh còn dạy Sử). Cả hai chúng tôi đều không dạy tiếng Pháp.


      Năm 1956, ngay từ đầu năm, tôi vào bộ Ngoại giao làm Phụ khảo Luật cho cố giáo sư Vũ Văn Mẫu lúc đó kiêm Khoa trưởng trường Luật chuyển từ chương trình Pháp qua chương trình Việt.


      Mùa hè 1958, một số giáo sư đang dạy học tại Chu Văn An trong đó có Vũ Khắc Khoan, Bùi Đình Tấn, Bạch Văn Ngà. Nguyễn Xuân Kỳ (con cụ Chữ) lên tận bộ Ngoại giao rủ tôi ra mở trường tư để "kiếm thêm". Tôi đã nhận lời. Và đó là trường trung học tư thục, đệ nhị cấp Trường Sơn trước ở đường Tự Đức (Dakao) sau dọn về đường Lê Văn Duyệt, gần đường Hồng Thập Tự, Vũ Khắc Khoan và tôi trở thành đôi bạn chí thân từ đó.


      Chúng tôi lên dạy đại học từ 1962, Vũ tiên sinh vào trường Văn Khoa, tôi trường Đại học Sư phạm. Sau 1963, chúng tôi cùng dạy chung tại Văn Khoa Vạn Hạnh và Văn Khoa Dalat. Vũ gia còn đi Huế, tôi xuống Cần Thơ.


      Ngay từ Trung học, chúng tôi thường dạy chung kiểu tandem (dạy cặp) cho một số chương trình (tác giả, thời đại). Ở Dalat, chúng tôi vẫn giữ, nếu chương trình cho phép, lề thói ấy. Và cũng có một số phân công nhỏ: tiên sinh trông coi lý thuyết sân khấu, tôi lo lý thuyết thi ca và tiểu thuyết.


      Có một thời, lúc Vũ gia làm Trưởng ngành kịch nghệ của trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ, tiên sinh kéo tôi sang đó dạy văn hóa, lịch sử nghệ thuật và các quan niệm diễn xuất cho sinh viên trong ngành.


      Tôi biết Vũ Khắc Khoan có làm chính trị, còn tôi thì không, không bao giờ. Người ta bảo tôi Vũ tiên sinh thuộc đảng Duy Dân. Nhưng từ trước cho tới sau, tiên sinh không hề nói bất luận một điều gì về hoạt động chính trị và lý thuyết chính trị theo đuổi của mình cho tôi hay. Tôi không tò mò hỏi mà tiên sinh cũng lại rất kín đáo. Tôi càng quý mến bạn tôi ở chỗ này.


      Tuy nhiên, tôi cũng biết từ khi cùng thành lập Trường Sơn, công chúng Saigon vẫn có một cái nhìn đánh dấu một dị biệt có thật giữa Vũ tiên sinh và tôi. Tiên sinh rời nhật báo Tự Do về viết lách chung với mấy bạn trong nhóm Quan Điểm (tên nhà xuất bản luôn thể nhóm) như: Nghiêm Xuân Hồng (luận thuyết), Mặc Đỗ (tiểu thuyết), Nhuệ Hồng (luật), Vương Văn Quãng, Tạ Văn Nho... Có một lúc kia, Saigon gán cho Quan Điểm cái danh xưng là nhóm Poujadistes (tên một nhóm trung niên và thanh niên Pháp ngoài xã hội và trong nghị trường chủ trương dấy lên phong trào trí thức tiểu tư sản bênh vực cho quyền lợi của giới tiểu thương, tiểu nông).


      Ngoài ra, trong những bài viết của nhóm Quan Điểm, các vị đó nhất là Vũ Khắc Khoan- đều đưa ra hình ảnh về cái tư thế mắc kẹt của "giai cấp" mình là "trên đe dưới búa" (dưới thì vô sản thúc lên, trên thì tư bản giáng xuống). Có vài lần Thanh Tâm Tuyền và tôi trêu chọc Vũ gia về chuyện này, người chỉ phán một câu "Dư dục vô ngôn" mà tôi diễn dịch đùa thành thơ: "Trời xanh đâu có nói năng chi!". Mặc dầu vậy, thâm tâm tôi vẫn nhận biết một con người, một bằng hữu rất thâm hậu về mặt tình cảm. Qua Hoa Kỳ, đọc cuốn "ĐOẢN VĂN XA NƯỚC" của ông (do An Tiêm xuất bản), những trang viết về Thanh Tâm Tuyền thật là ý nhị và đầy những xúc động êm đềm.


      Ngoài ra, Saigon còn nói (chỉ đúng một phần nhỏ) rằng tôi gánh vác cái nhiệm vụ "hòa giải" giữa hai nhóm nhà văn là nhóm Quan Điểm và "nhóm-phi- nhóm" Sáng Tạo của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền và tôi. Riêng tôi, tôi vẫn nói với mọi người rằng tôi chống chủ trương phe nhóm (anti-ghetto-isme) và luôn thể chống chủ trương của lớp người tự nhận mình là ưu việt (élitisme). Nhưng rồi câu chuyện không có gì là nặng nề và đã qua đi một cách mau chóng. Thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền được ngâm nga trong chương trình phát thanh Tao Đàn "tiếng nói của thi ca kim cổ" của Đinh Hùng. Và Vũ Khắc Khoan nhận xét về những thiên tiểu luận văn học của tôi: "Con đường nào cũng đưa tới La Mã. Đồng ý. Nhưng con đường Nguyễn Sỹ Tế là con đường mới, con đường của một nghệ sĩ".


      Một ngày cuối tháng 4.1975, Vũ Khắc Khoan và tôi gặp nhau và nói chuyện một hồi lâu với nhau trong phòng giáo sư vắng hoe của trường đại học Tri Hành, đường Trần Quốc Toản, Saigon. Không ngờ đó là ngày chúng tôi chia tay. Chỉ một tuần sau, tôi đã được hay tin là Vũ gia đang ở đảo Guam cùng gia đình chờ ngày vào đất Mỹ.


      Mùa thu 1986, tin Vũ Khắc Khoan tạ thế ở Mỹ đến tai tôi qua thông tin của mấy anh em văn nghệ sĩ cùng ở trại Hàm Tân (Long Khánh) với tôi.


      Sang Hoa Kỳ năm 1992, tôi gặp lại Mai Thảo và gia đình Vũ gia. Tôi được biết mọi chuyện chung quanh cái chết của bạn tôi và được đọc những tác phẩm bạn đã viết ở chốn tha hương này. Và bây giờ, cố nhân của tôi vẫn nằm nghỉ một mình, cô đơn, lạ lùng giữa một nghĩa trang đất khách toàn những vong linh khác ngôn ngữ với một dòng chữ của thân nhân trên mộ bia: In loving memory of...


      Tôi biết có nhiều bạn văn lớp cũ, nhân dịp ngày giỗ Vũ gia mà lại biết tôi đang viết về người, muốn tìm thấy nơi những trang viết của tôi một bài phê bình nào đó về văn nghiệp của người bạn quá cố của tôi. Thú thật, tôi không phải là một nhà phê bình văn học đúng nghĩa, mặc dầu tôi có viết nhiều bài tiểu luận văn học và giảng dạy về khoa "Phê bình luận trong văn học" tại mấy trường đại học Saigon trước kia. Bây giờ thì tôi lại càng không dám - nhất là về người bạn quá cố của tôi. Quá nhiều thời gian đã trôi xuôi, mười hai năm tù cộng sản, niên tuế quá cao, ký ức mòn... đều là những gì đã cản bước chân đi. Nhưng đây là dịp có lẽ độc nhất vô song trong tuổi già của tôi để biểu thị một tấm lòng đối với một người bạn thân đã qua đời, mặc dầu quên gần vãn những gì bạn đã viết trước kia và sau đó, tôi cũng xin ghi nhận sơ sài những gì tôi còn nhớ về Vũ Khắc Khoan, về những tác phẩm của tiên sinh, về cung cách viết văn của người.


      - Nguồn gốc nuôi dưỡng: lịch sử dân tộc và phần nào thế giới, một chút nho học; văn học Pháp quốc từ symbolisme trở về trước; thần thoại Hy Lạp; Đạo đức kinh của Lão tử (đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh); mấy pho kinh Phật; những giáo điều cơ bản của Thiên Chúa Giáo nói về sự khai thiên lập địa; tiểu thuyết cổ Trung quốc...


      - Cung cách viết: viết ít thôi, thai nghén tác phẩm thật lâu; rút nội dung cô đọng về những chủ đề triết và văn học lớn; tra cứu, hỏi han cho đến lúc đắc ý mới viết.


      - Chưa thấy tác giả văn chương nào lại chiếu phóng sâu xa cá tính, tâm hồn mình xuống tác phẩm của mình vào đúng chủ đề của chúng, vào ngay nhan đề của chúng như Vũ gia. Nên chi bạn bè gọi tên Vũ gia bằng tên những nhân vật của tác giả: Thằng Cuội, Thần Tháp Rùa, Thành Cát Tư Hãn, ông chủ nhà ga xép, một thiền gia ngồi tụng kinh trên tuyết (Minnesota)...


      - Văn chương trau chuốt, đắn đo trong nhàn tản, bàng bạc màu cổ văn mà vẫn độc đáo. Một thoáng hương xưa còn để lại sau một mùa biến động hỗn mang lại trở về hỗn mang, khởi từ tuyệt mù để trở lại tuyệt mù. Vô thỉ vô chung


      C. Di Cảo Của Vũ Khắc Khoan


      Sang Hoa Kỳ, tôi đã ngạc nhiên khi đọc một Mai Thảo làm thơ lối cũ và một Nghiêm Xuân Hồng viết những thánh ca. Tôi nghĩ: dân Việt Nam có khiếu văn học, mỗi người Việt Nam trong bất bình đều có thể khoác áo thi gia. Đến lúc biết được Vũ Khắc Khoan cuối đời có làm một bài thơ bằng Pháp ngữ, tôi lại càng ngạc nhiên hơn. Tôi đang có trong tay tập di cảo của bạn tôi. Tôi phát hiện ra rằng mối kết liên kỳ diệu giữa bạn và mình chính là niềm cảm xúc mênh mang bùng lên trong tâm khảm trên cỗ xe chuyên chở là một nền văn thơ ngoại lai đã đổ xuống xứ chúng tôi non một thế kỷ mà chúng tôi đã phải nhọc công nửa cuộc đời để tiếp nhận.


      Tập di cảo của Vũ Khắc Khoan mang nhan đề là:

      Le petit oiseau, la petite branche

      et le printemps.

      Dưới ghi thể tài:

      poème en prose


      Tôi xin dịch:


      Con chim bé, cành cây nhỏ

      và muà xuân

      Thơ xuôi


      Dưới nữa là một câu thơ xuôi làm khai từ (prologue) cho toàn bài thơ:


      Or il n'y a pas de

      Printemps

      pour toi, ô mortel

      Pas encore


      Tôi xin dịch:

      Thế mà không có

      Mùa Xuân

      cho người, ô chúng sinh

      Chưa có.


      Bài thơ xuôi của Vũ gia kéo dài 49 trang đánh máy chia ra làm nhiều đoạn đánh số La Mã, mỗi đoạn lại chia làm nhiều khổ có dấu hoa thị để ngăn chia.

      Cuối cùng lại có ghi chú:

      Avril - Juillet 1986

      V.KH.KH


      Như vậy, bài trường ca của tác giả đã được sáng tác trong bốn tháng và dứt điểm non hai tháng trước ngày tạ thế của ông (tháng 9-1986). Tôi không hiểu bản đánh máy này tác giả đã kiểm soát lại chưa vì tôi không thấy có bút tích của ông.


      Đọc sơ mấy lần, tôi tạm thời tóm lược nội dung và nhận xét hình thức của bài thơ xuôi tràng thiên đó: Bài thơ là một thứ tùy bút dài ghi nhận những suy tư và cảm xúc của tác giả về vũ trụ, nhân sinh quan nói chung và thân phận của mình,, của nhiều người nhiều nước khác nhau sinh ra giữa một thời nhiễu loạn.


      Những suy tư và cảm xúc đó xoay chung quanh những tiểu thuyết và những "nguồn gốc nuôi dưỡng" tôi đã ghi trên kia (xem lại phần trên, đoạn nói về nguồn gốc nuôi dưỡng). Những dòng thơ chắp nối trong một mối giây kỳ diệu khiến tôi cảm thấy thi phẩm của bạn như thể là một pho kinh, một bản thánh kinh, một chuỗi những bài kệ, những bài sấm với những ngập ngừng hoài nghi của đạo Lão về tất cả.


      Tôi xin dịch hầu độc giả phần đầu của hai đoạn đầu.

      - ĐOẠN I.


      Ngày xưa có một thời

      Mà tất cả còn hổn mang

      Thế mà vị Chúa của người Do Thái

      Và Zeus (thần thoại Chúa tối cao của dân Hy Lạp thời thái cổ)

      Hãy còn đang ngủ vùi

      Chẳng có gì tạo thành

      Và chẳng có gì là hiện hữu

      Nói cho đúng hơn

      Dường như tất cả là thế

      Người chẳng cảm thấy điều đó sao

      Một cái thoáng ngờ thổn thức

      vô duyên cớ

      đang ngạt chìm đi

      Cái "không" nó đang run rẩy

      trong mất hút

      nơi không gian kia không có chiều đo

      và cái thời gian kia nó ngưng đọng lại

      Ngươi chẳng cảm thấy sao

      Cái đang thành hình

      trước khi có một hình thức nào thủ đắc?


      Khuôn mặt ngươi, khuôn mặt thực,

      Hỡi kẻ chúng sinh kia

      Trước khi mà ngươi đã thành?

      Ngươi không thể trông thấy nó

      Cũng không thể nghe thấy nó

      Ngươi cảm thấy nó hiện diện nơi xa kia

      Cái "Không" của cái "Không" nhỏ bé

      Nụ hôn e lệ của một cánh bướm

      Âm vang tàn của một tiếng chuông

      nó dâng lên và hạ xuống

      lại dâng lên để rồi tan

      Ngươi cảm thấy nó mà

      Than ôi, ngươi cũng ý thức thấy nó


      - Đáng lẽ ngươi chẳng nên

      Và nó, một cái không cảm giác,

      Đáng lẽ ngươi chẳng nên

      gọi tên nó làm gì

      Cái điều nó không chấp nhận

      một cái danh xưng nào

      - Kể cả cái tên là "bất khả gọi tên"

      Thế mà ngươi đã làm thế

      Than ôi

      Cái "bất khả gọi tên" là tên gọi đó

      Và điều ác đã ra đời.


      Thế mà chưa phải là khởi thủy

      Chưa mà

      Thấy không, chưa cái gì đã thành

      Bóng tối - ánh sáng

      Ngày và đêm

      Điều thiện và điều ác

      Cái đẹp và cái xấu

      Tất cả hãy còn là hỗn mang

      Ở chốn khởi thủy có phải là

      Ngôi Thánh thần không?

      Và ngôi Thánh thần có phải là

      Hành động?

      Thế mà cái Không có tên

      không phải là thế

      Cái không có tên

      đã có trước ngày khởi thủy

      Trước ngày mà tất cả mọi sự

      vật đã hiện hữu.

      .........


      ĐOẠN II.

      Ngày xưa có

      Trên một cành cây con

      Một con vật nhỏ bé

      Cô đơn

      Trần trụi

      Một con vật nhỏ bé, rất nhỏ bé

      Nhưng sáng suốt vô cùng

      Đậu ở đó

      Và suy tư

      Và trước đó lâu nữa

      Cảm thụ.


      Đối diện với Vô cùng

      Nó cảm thụ vô cùng

      Và suy tư thấu đáo

      Và thấy mình bị ràng buộc

      Bị cầm tù

      Ngạt thở, áp bức

      Điên loạn

      Và suy tư về Tự do

      Và cảm thấy nhẹ lòng.

      Nhẹ nhàng

      Nhẹ nhàng

      Một đợt khói

      Nó dâng lên, dâng lên nữa

      Nó bay đi và mất hút

      Thế là nó (con chim) suy tư về cánh bay

      Và cảm thấy

      Run rẩy

      Rất hồi hộp phập phồng

      Hỡi bàn tay nhỏ bé

      Nó buông xuôi

      Nó nép mình

      Nó run rẩy

      Trong một bàn tay khác

      Một bàn tay lực lưỡng trấn an

      Nhưng cũng lại run rẩy

      Mà vẫn che chở được

      Nhẹ nhàng quá mà đồng thời

      Nặng nề quá, nó cảm thấy trở thành

      Một con bồ câu nó biết nghĩ

      Con bồ câu nhỏ bé nó nhảy nhót

      Thế là nó nghĩ

      Về loài chim

      Và nó thành chim

      Trên một cành cây nhỏ

      Nó nhỏ bé tí hon

      Nó trần trụi

      Vứt bỏ

      Rất cô đơn

      Nhưng mà tự do

      Nhưng mà nhẹ nhàng

      Và có cánh

      Và nó cảm thấy mình

      Rất hùng mạnh

      Nó suy tư, nó nghĩ thế

      Bởi vì nó có ý thức

      .........

      Lời cuối: Trên quan điểm của một nghệ sĩ, cảm ơn anh Khoan nay đã siêu thoát rồi.


      Garden Grove, 22 Aout 2000

      Nguyễn Sỹ Tế

      Khởi Hành số 47, Tháng 9.2000
      Số đặc biệt: Tưởng Nhớ Vũ Khắc Khoan

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Khoan Dung Và Dị Biệt Văn Hóa Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Triết Lý Giáo Dục Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Tinh Thần Tôn Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Tinh Thần Và Thể Chế Dân Chủ Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Vũ Khắc Khoan Và Tôi Nguyễn Sỹ Tế Tạp luận

      - Cá Tính Của Dân Tộc Việt Nam Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Tinh thần giáo dục trong văn hóa Việt Nam Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Giá trị gia đình trong văn hóa Việt Nam Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

    3. Bài viết về nhà văn Vũ Khắc Khoan (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Vũ Khắc Khoan

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Vũ Khắc Khoan & Samuel Beckett: Nghệ Thuật, Như Một Cái Cớ (Bùi Vĩnh Phúc)

      Vũ Khắc Khoan Và Tôi (Nguyễn Sỹ Tế)

      Vũ Khắc Khoan Với Thần Tháp Rùa (Hồ Trường An)

      Vũ Khắc Khoan: Thành Cát Tư Hãn (Thụy Khuê)

      Vũ Khắc Khoan (1917-1986): Tác phẩm là một thác ngôn (Thụy Khuê)

      Chương Trình Phát Thanh về Vũ Khắc Khoan (Thụy Khuê)

      Nguyễn Xuân Hoàng và Vũ Khắc Khoan

      Ông Thần-Tháp-Rùa/Vũ Khắc Khoan (Du Tử Lê)

      Vũ Khắc Khoan (gio-o giới thiệu)

       

      Tác phẩm của Vũ Khắc Khoan

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thần Tháp Rùa, tập truyện (talawas.org)

      Mơ Hương Cảng, tùy bút (talawas.org)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)