1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vũ Hữu Định (Võ Phiến) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      07-03-2012 | VĂN HỌC

      Vũ Hữu Định

        VÕ PHIẾN
      Share File.php Share File
          

       

      Đọc thơ hiếm khi thấy cái chết sát gần như trong thơ ta thời 54-75. Ở Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Hà Thúc Sinh..., giữa cái chết và câu thơ đang viết không có được một khoảng cách... phải chăng: hoặc năm tới, hoặc tháng sau, hoặc tuần tới v.v... Không được thế đâu. Tệ hơn nhiều. Chỉ là: sáng mai, đêm nay, lát nữa!

      Đêm nay, lát nữa, có thể là cái chết; và là cái chết tàn bạo, thảm khốc. Lắm khi là không toàn thây, là tan xác.


      Chưa bao giờ thi sĩ gần cái chết đến thế. Và sát kề cái chết, người thi sĩ lại có giọng cười cợt, đùa giễu. Nhẹ nhõm lạ.

      Tuy vậy nhẹ nhõm chỉ có thể là cái chết của chính họ. Còn của ai khác, của những người thân - cha mẹ, bạn bè - cái chết vẫn làm trĩu nặng câu thơ.

      Vũ Hữu Định phiêu bạt lâu ngày, một hôm, một buổi chiều mùa đông mưa gió, trên đường về, bỗng dừng chân đổi ý:


      "Thôi chẳng về chi thôn xóm quạnh

      nhà xưa giờ chắc cũng điêu tàn

      ...

      mẹ, chị, đàn em không có mộ

      thăm ai? thăm ai? ta về quê."

      (Chẳng hay)


      Trong thơ Tường Linh cũng một chiều đông về thăm làng. Và chuyến về cũng bất thành:


      Bến sông chiều Vĩnh Điện hắt hiu mưa

      Muốn đi lên nhưng súng vọng đôi bờ

      Nguồn với biển trở thành xa cách quá."

      (Vọng tình chim)


      Dừng chân bên này sông Vĩnh Điện, "lòng gọi mãi tên làng xưa Trung Phước".

      Làng của Vũ Hữu Định là làng nào? Có phải cũng là cái làng Trung Phước danh tiếng của Tường Linh, Tạ Ký, Bùi Giáng ấy chăng? Chỉ biết làng của Vũ cũng là một chỗ ngặt nghèo, một chốn hiểm địa: cả mẹ, cả chị, cả một đàn em của thi sĩ đều chết mà không có mồ chôn.


      Những thi sĩ xứ Quảng mất làng ấy, họ thân nhau, thương nhau. Tường Linh có bài "Gặp lại Vũ Hữu Định". Những gặp gỡ như thế, thôi thì rượu chè say khướt, thì kỷ niệm, thì người xưa, làng cũ, bạn bè thân quyến, thì trắng đêm tâm sự. Vũ Hữu Định lại có bài "Ấp ủ đưa theo những chuyến đi dài", viết "gửi anh Tường Linh".

      (Vọng tình chim)


      Vũ kể với anh Tường Linh về sự ấp ủ cái gì nhỉ? Ấp

      ủ một hình ảnh thiếu nữ nào chăng? Không đâu:


      "Hồn của quê hương không gửi được cho ai

      Ấp ủ đưa theo những chuyến đi dài

      Trong gian khổ tôi biết lòng sẽ ấm."


      Chữ "quê hương" ở đây không chỉ cả nước Việt Nam đâu: Vũ và anh Tường Linh cùng đang sống ngay trong nước mà. Vậy cái "quê hương" ấy chính thị là ngôi làng nọ ở Quảng Nam thôi.

      Và đây là một khía cạnh tình cảm đặc biệt trong cuộc chiến vừa qua ở Miền Nam. Tức cái đau buồn ngất ngư của những kẻ xa làng, hướng về làng mạc thôn xóm, về những thân thuộc cách biệt và cả những thân thuộc không mồ ở trong làng xưa. Những trai xứ Quảng vẫn nổi tiếng hào hùng. Nhưng trong truyện xưa từng có bậc danh tướng mình đồng da sắt, gươm giáo không sờn, toàn thân tuy vậy có một chỗ nhược, kẻ địch lùa được mũi nhọn vào đó là sụm thôi. Nhớ làng là chỗ nhược của mấy người bạn Quảng của chúng ta.


      Vũ Hữu Định gọi "anh" Tường Linh, Tường Linh kêu Vũ là "ngươi". Tâm hồn họ gần nhau như anh em. Thơ họ cũng ngà ngà hơi rượu tiền chiến. Nhưng "ngươi" Vũ Hữu Định có vẻ bừa bãi, cẩu thả hơn người anh Tường Linh. Sống cẩu thả hơn và viết cẩu thả hơn.

      Trong cái sống, Tượng Linh giữ quân kỷ, sinh hoạt mực thước. Vũ Hữu Định say sưa, sống bất thường và chết bất thường. Tôi nghe nói một hôm ở nhà bạn, ông say ngất ngưởng, đang ngồi trên bệ cửa sổ té từ một tầng lầu xuống đường, chết.

      Trong cái viết, Tường Linh nghiêm chỉnh hơn, thường nương tựa vào các lời, các chữ, các hình ảnh khuôn sáo, thường có những kẻ mài gươm, những chàng áo lục v.v... Vũ Hữu Định không mấy khi vướng vào khuôn sáo. Câu thơ ông lắm lúc xốc xếch hơn, và hay hơn.


      1 - 1995

      Võ Phiến

      Nguồn: Văn Học Miền Nam, Thơ
      Nxb Văn Nghệ, 1999

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận

      - Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định

      - Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định

      - Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định

      - Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định

      - Nhã Ca Võ Phiến Nhận định

      - Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định

      - Tường Linh Võ Phiến Nhận định

      - Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định

      - Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Vũ Hữu Định (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Vũ Hữu Định

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Còn Chút Gì Để Quên, Để Nhớ ... (Phạm Duy)

      Vũ Hữu Định (Võ Phiến)

      Gặp lại Vũ Hữu Định (Tường Linh)

      Vũ Hữu Định ơi, ngựa hí tiếng gì? (Hoàng Lộc)

      Vũ Hữu Định, Tình ca người lỡ vận (Đặng Tiến)

      Vũ Hữu Định, Người lang thang với đôi dép cỏ (Nguyễn Lệ Uyên)

      Đi tìm Vũ Hữu Định (Trần Hoài Thư)

      Vũ Hữu Định, còn rất nhiều điều để nhớ (Luân Hoán)

      Còn Chút Gì Để Nhớ Để Thương (Thái Tú Hạp)

      Thơ, Rượu và Sự Cứu Rỗi (Đinh Trầm Ca)

       

      Tác phẩm của Vũ Hữu Định

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Súng Đã Nổ Trong Buổi Chiều Im Lặng

      (Vũ Hữu Định)

      Thơ Vũ Hữu Định Toàn tập (Blog Trần Hoài Thư)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)