|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
LTS: Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết Vũ Hữu Định qua thơ. Nhưng khi đi tìm kiếm những bài thơ của Vũ Hữu Định trong những chồng báo cũ ở thư viện Cornell (Nữu Ước) trong tháng 3- 2006 vừa qua, chúng tôi đã bắt gặp bài văn của anh, đi trong Ý Thức cũ, số tháng 9 năm 1971 dưới nhan đề: "Súng Đã Nổ Trong Buổi Chiều Im Lặng". Chúng tôi in lại bài viết này không ngoài mục đích là chia xẻ với quí bạn cũng như với những nhà nghiên cứu văn học tất cả những tài liệu hay sáng tác của Vũ Hữu Định mà chúng tôi ra công tìm được như là một góp phần nhỏ vào công việc hồi phục một nền di sản văn học nghệ thuật rất nhân bản của Miền Nam sau cơn thất tán. Việc phê phán hay thẩm định bắt cứ một sáng tác nào nằm trong di sản văn học mà chúng tôi sưu tập, xin được để dành cho người đọc với tác giả và tác phẩm.
Sau bài văn hiếm hoi này là một số bài thơ do chúng tôi chọn tyrong tập "thơ Vũ Hữu Định" mà bài đầu tiên là Biên Trấn Ca, theo đó nhà thơ cho biết anh đã có ba năm đóng đồn biên giới: Đồn cheo leo đón gió / Bốn mùa phên mây che / Đất trời đây một cõi / Nhốt đời chưa cho về.
Đối với bất cứ một người lính núi nào đóng dồn biên giới ở vào thời điểm này, một ngày thì cũng quá dài, nhưng ở đây là ba năm. Vũ Hữu Định sống sót được quả là một sự nhiệm mầu...
Buổi chiều lòng trống trải, buồn từ những ngày tháng trước đeo đuổi hoài. Nản lắm, nhưng cũng đi một vòng quanh thành phố, đi qua con đường có cây và lá xanh, lá xanh làm mát lòng đưa chân ta tới thăm nhà hai anh bạn. Họa sĩ NHUẬN và C. SƠN.
Trong vườn dừa xanh ngát mênh mông, lối theo là một vườn ổi bay mùi chín tới. Ngôi nhà nhỏ lát từng mảnh xi măng dễ thương như một nhân tình bé. Nhà luôn luôn để ngõ như lòng hiếu khách của chủ nhân đã đi vắng và ngồi trong âm u mát rượi tuyệt vời một chiều yên tĩnh. Qua cửa sổ, con sông nước đục hiền hoà đang dâng lên, ta thơ thẩn bước đi trong khu vườn xanh, đứng lại nhìn những người đàn ông cất rớ. Buổi chiều thanh bình hiếm có...
Ra về, ta đã vòng quanh trong xóm. Hết con đường cụt là chiếc hồ khá rộng, nếu qua bên kia hồ ta sẽ đụng ngay hàng rào kẽm gai của trại nhập ngũ. Ta rùng mình nhớ nơi ta đã hai lần ở đó. Trại nhập ngũ, nơi không muốn nhớ nhưng hẵn chả bao giờ quên. Nơi đó ta được dạy bài học con người bắt chước lối đi của loài vật, bò bằng hai cùi chỏ và đầu gối trên đoạn đường dài lỏm chỏm đá sạn và sức nóng mặt trời buổi trưa, một Hạ sĩ quan kỷ luật gương mặt đanh lại tay cầm cái roi canh ngạo nghễ, anh ta nhìn một đám tân binh bò lổm ngổm kẻ trước người sau... bài học đầu đời lính tráng thật đáng nhớ.
Nơi đó, ta bị tước đoạt cá tính. Ăn, ỉa và ngủ không như ta muốn. Mỗi một buổi sáng ta được sắp hàng gọi tên để kiểm soát như một đồ vật, trước lúc đi nằm, ta được sắp hàng ngồi chồm hổm để nghe những bài học phải nhớ đời.
Nơi đó, trò chơi ú tìm được xếp hạng: Khu A, khu B và khu C. Ta đã sống những ngày gian khổ ở khu B với bạn bè, có phải chăng đời sống bi thảm đến vậy? Làm sao quên được Trần Văn Bụi- Đời, Năm Gà Điên và Nguyễn văn Bốn Hai, những cái tên nhắc nhớ những cuộc sống ngoại hạng và bi đát.
Nguyễn Văn Bốn Hai là tên đồng bạn đặt cho một nông dân chơn chất, cái chơn chất đã đưa anh tới trong vòng kẽm gai có trăm ngàn đắng cay. Anh nông dân Nguyễn Văn Hai. Bốn mươi hai tuổi, đời sống lam lũ và vóc dáng nhỏ con đã làm anh đẹt, lớn không nổi vì quá cực khổ. Một buổi chiều từ khu tỵ nạn Hòa Khánh về Đà Nẵng tìm việc làm, khi qua ngang trạm kiểm soát Quân cảnh đã chận anh lại với cả trăm câu hỏi hóc búa. Một câu hỏi định mệnh đã đưa anh tới với chúng tôi:
- Anh sinh năm mấy?
- Dạ, thưa tôi bốn hai.
Anh không có một giấy tờ nào có thể chứng minh mình lớn tuổi, tất cả người bên kia đã tịch thâu. Nguyễn Văn Bốn Hai đã khóc. Anh vẫn hy vọng chính phủ sẽ thả anh, anh còn một đàn con sáu đứa "mẹ nó bị Mỹ hành quân giết rồi". Nhìn một người đàn ông mếu miệng khóc, không biết lúc đó ta đã nhếch mép để cười hay để cùng mếu trong cảnh huống đau lòng.
Năm Gà Điên và Trần Văn Bụi Đời là danh xưng của một mẫu người đặc biệt, cả hai đứa đều có một thành tích đáng ngại về tù tội vì năm bảy sắc lính mỗi đứa lại có một tên mới, tên cha mẹ đặt không còn nhớ tới làm chi, đi lính hay bị đi lính để nói cười vui vẻ. Ở khu B, hai đứa hẳn là hung thần của những người cô thế, tiền bạc nằm ngủ đêm còn, sáng ra mất sạch thưa kiện ai. Chúng phè phởn sống và tin chắc không bao giờ có thể chết vì chiến trận, tình nguyện hay bị bắt vào lính thì cũng đào ngũ ngay tháng lương đầu, lại thong dong sống ngoài vòng cương tỏa và nếu bị tóm lại khai một cái tên nào đó với năm sinh tháng đẻ sao cũng xong. Người ta cần người cầm súng miễn sao còn đủ hai tay hai chân.
Trại nhập ngũ nơi ta đã biết sống thù hận, biết chen chân dành miếng ăn, biết thế nào là những "người lính chuyên nghiệp" không thể quên những gương mặt có mùi tanh.
Những ý nghĩ mà cả hai lần ở trại nhập ngũ ta đều có ý thực hiện không được. Đứng thơ thẩn như một kẻ nhớ nhà cạnh hàng rào kiếm một đôi giầy mang vào chân, nhanh như khỉ và liều mình bay qua hàng rào kẽm gai, chạy lủi vào đám cỏ cao, bơi qua bên kia hồ là thoát.
Buổi chiều nay ta đã thấy một con người thực hiện ý định của ta ngày nào. Súng đã nổ dồn dập, những tiếng la rợn người, những đôi mắt trong hàng rào kẽm gai đang nhìn con chim cùng bầy vừa vượt lồng. Con người đó đang bơi qua hồ tử sinh, bơi với hình ảnh vợ con bụng mang dạ chữa, bơi với hình ảnh mẹ già mù lòa, bơi với một triệu lý do đau đớn. Vòng vây như một cái rớ từ từ cất lên, bên này hồ đã có một đám người thường phục đợi chờ. Anh ta đã bơi tới bờ, có những bàn tay kéo anh ta lên, không phải những bàn tay che chở đâu. Máu chảy ròng rã trên hai tay rách xướt kẽm gai, máu chảy chan hòa trên gương mặt thất thần đang hứng chịu cả trăm cú đấm và báng súng. Một con vật đã bị hạ. "Một con vật hai chân" bò lê lết, con vật van lạy ê ẩm ngất ngư, "con vật hai chân" đã gục xuống, màu áo trắng trở thành màu đỏ thẩm, hận thù chưa hết, vẫn còn những cái đá trời giáng, những câu chửi thề nghe lạnh người. Một buổi chiều im vắng đã có tiếng súng nổ xé gió, một buổi chiều có bao nhiêu người khoanh tay thúc thủ nhìn một màn kịch hấp dẫn vô cùng. Màn kịch có máu, nước mắt, tiếng thét và tiếng súng. Đám đông đã lôi "con vật hai chân" về chuồng mà hắn vừa vượt thoát.
Ta trở về nhà nghe gió lạnh chạy trên xương sống, muốn đi mửa như vừa trúng gió độc.
(Ý Thức ngày 1-9-1971)
- Súng Đã Nổ Trong Buổi Chiều Im Lặng Vũ Hữu Định Tạp bút
• Còn Chút Gì Để Quên, Để Nhớ ... (Phạm Duy)
• Vũ Hữu Định (Võ Phiến)
• Gặp lại Vũ Hữu Định (Tường Linh)
• Vũ Hữu Định ơi, ngựa hí tiếng gì? (Hoàng Lộc)
Vũ Hữu Định, Tình ca người lỡ vận (Đặng Tiến)
Vũ Hữu Định, Người lang thang với đôi dép cỏ (Nguyễn Lệ Uyên)
Đi tìm Vũ Hữu Định (Trần Hoài Thư)
Vũ Hữu Định, còn rất nhiều điều để nhớ (Luân Hoán)
Còn Chút Gì Để Nhớ Để Thương (Thái Tú Hạp)
Thơ, Rượu và Sự Cứu Rỗi (Đinh Trầm Ca)
• Súng Đã Nổ Trong Buổi Chiều Im Lặng
(Vũ Hữu Định)
Thơ Vũ Hữu Định Toàn tập (Blog Trần Hoài Thư)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |