1. Head_

    Phạm Ngọc Lũy

    (20.11.1919 - 21.12.2022)

    Quách Tấn

    (4.1.1910 - 21.12.1992)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trang Thơ Vũ Hoàng Chương (Học Xá) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2008 | VĂN HỌC
      Trang Thơ VŨ HOÀNG CHƯƠNG

      Share File.php Share File
          

       

      Bài Ca Bình Bắc

      Bài Ca Sông Dịch

      Tết Bính Thìn (1976)

      Thơ Khóc Tết (Hoa Thơ Tản Đà)

      Thơ Tự Thọ (Họa Thơ Dương Khuê)

      Thơ Cảm Xuân (Họa Thơ Nguyễn Khuyến)

      Ba Trăm Năm Sau (Họa Thơ Bàng Bá Lân)

      Hoàng Hạc Lâu (Dịch bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu)

      Đọc Lại Nguyễn Du

      Đọc Thôi Hộ

      Thị Lộ

      Cao Bá Quát

      Bà Huyện Thanh Quan

      Hồ Xuân Hương

      Trước Một Ngày Trao


      :: Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Thơ Vũ Hoàng Chương (sau tháng tư 1975)
      (Thế kỷ 21 số 213&214 Jan&Feb 2007)

      Kể từ đây đã sáu mươi ngàn lần                                       

      Mặt trời mọc ở phương Ðông ngùn ngụt lửa                          

      Mặt trời lặn ở phương Ðoài máu chứa chan.


      Kể từ đây cũng đã sáu mươi ngàn lần

      Trăng tỏ bóng nơi rừng thiêng đất Bắc

      Trăng mờ gương nơi đồng lúa miền Nam.


      Ruộng dâu kia bao độ sóng dâng tràn

      Hãy dừng lại thời gian 

      Trả lời ta - có phải

      Dưới vầng nguyệt lạnh lùng quan ải

      Dưới vầng dương thiêu đốt quan san.

      Sóng hưng phế xô nghiêng từng triều đại

      Mà chí lớn dọc ngang 

      Mà mộng lớn huy hoàng

      Vẫn nghìn thu còn mãi

      Vẫn nghìn thu người áo vải đất Quy Nhơn.


      Ôi người xưa Bắc Bình Vương

      Ðống Ða một trận năm đường giáp công

      Ðạn vèo năm cửa Thăng Long

      Trắng gò xương chất đỏ sông máu màng

      Giờ đây lại đã xuân sang

      Giữa cố quận một mùa xuân nghịch lữ

      Ai kia lòng có chợt mang mang

      Ðầy vơi sầu xứ


      Hãy cùng ta 

      Ngẩng đầu lên

      Hướng về đây tâm sự

      Nghe từng trang lịch sử thét từng trang.


      Một phút oai thần dậy sấm

      Tan vía cường bang

      Cho bóng kẻ ngồi trên lưng bạch tượng

      Cao chót vót mây năm màu chiêm ngưỡng

      Dài mênh mông một dải tới Nam Quan


      Bóng ấy đã in sâu vào tâm tưởng

      Khắc sâu vào trí nhớ của nhân gian

      Một bành voi che lấp mấy ngai vàng


      Ôi Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải. 

      Muôn chiến công một chiến công dồn lại

      Một tấm lòng muôn vạn tấm lòng mang

      Ngọn kiếm trỏ bao cánh tay hăng hái

      Ngọn cờ rung bao tính mệnh sẵn sàng

      Người cất bước cả non sông một dải

      Vươn mình theo dãy hoành sơn mê mải

      Chạy dọc lên thông cảm ý ngang tàng

      Cùng chồm dậy đáp lời hô vĩ đại


      Chín con rồng bơi ngược Cửu Long Giang

      Người ra Bắc oai thanh mờ nhật nguyệt

      Khí thế kia làm rung động càn khôn

      Hịch ban xuống lời lời tâm huyết

      Lệnh truyền quân ai dám bước chân chồn.

      Gươm thiêng cựa vỏ giặc không mồ chôn

      Voi thiêng chuyển vó nát lũy tan đồn 

      Ôi một khúc hoàn ca, hề gào mây thét gió

      Mà ý tướng lòng quân, hề bền sắc tươi son


      Hưởng ứng sông hồ giục núi non

      “Thắt vòng vây lại” tiếng hô giòn

      Tơi bời máu giặc, trăng liềm múa

      Tan tác xương thù, ngựa đá bon


      Sim rừng, lúa ruộng, tre thôn

      Lòng say phá địch, khúc dồn tiến quân

      Vinh quang hẹn với phong trần

      Ðống Ða gò ấy mùa xuân năm nào


      Nhớ trận Ðống Ða hề thương mùa xuân tới

      Sầu xuân vời vợi

      Xuân tứ nao nao

      Nghe đêm trừ tịch hề, máu nở hoa đào

      Ngập giấc xuân tiêu hề, lửa trùm quan tái

      Trời đất vô cùng hề, một khúc hát ngao

      Chí khí cũ gầm trong da thịt mới

      Vẳng đáy sâu tiềm thức, tiếng mài dao

      Ðèo Tam Ðiệp hề, lệnh truyền vang dội

      Sóng sông Mã hề ngựa hí xôn xao

      Mặt nước Lô Giang hề, là trầm biếc khói

      Mây núi Tản Viên hề, lọng tía giương cao

      Rằng: “Ðây bóng kẻ anh hào

      Ðã về ngự trên ngã ba thời đại”

      Gấm vóc giang sơn hề, còn đây một dải


      Thì nghiệp lớn vẻ vang

      Thì mộng lớn huy hoàng

      Vẫn ngàn thu còn mãi

      Ôi ngàn thu người áo vải đất Quy Nhơn


      Nay cuộc thế sao nhòa, bụi vẩn

      Lũ chúng ta trên ngã ba đường

      Ghi ngày giỗ trận

      Mơ BẮC BÌNH VƯƠNG

      Lòng đấy thôn trang hề, lòng đây thị trấn

      Mười ngã tâm tư hề, một nén tâm hương

      Ðồng thanh rằng: “Quyết noi gương”


      Ðể một mai bông thắm cỏ xanh dờn

      Ca trống trận thôi lay bóng nguyệt

      Mừng đất trời gió bụi tan cơn


      Chúng ta sẽ không hổ với người xưa

      Một trận Ðống Ða ngàn thu oanh liệt

      Vì ta sau trước lòng kiên quyết

      Vàng chẳng hề phai đá chẳng sờn.



      :: Bài Ca Sông Dịch


      Đời lắng nghe đây trầm tư hồn bể dâu

      Bàng bạc trường giang lạnh khói

      Ðìu hiu điệp khúc ly sầu.

      Ðã mấy thời gian nằm u hoài sông Dịch

      Tiễn kẻ một đi người kiếm khách Ðông Châu.

      Ôi sông ngát dư linh trải bao đời có biết

      Hào khí ai xưa giờ vang bóng nơi đâu?

      Phải chăng ngươi, phải chăng kìa dấu vết

      Tinh anh rờ rỡ ngàn sau.

      Nước trôi đây, nước trôi bờ cõi Việt

      Âm u rợn tiếng ghê màu.

      Ai tráng sĩ bao năm mài gươm dưới nguyệt

      Còn tưởng nghe hồn thép múa sông sâu.


      Kinh Kha hề Kinh Kha

      Vinh cho người hề! ba nghìn tân khách

      Tiễn người đi tiếng trúc nhịp lời ca.

      Biên thùy trống giục

      Nẻo Tần sương sa

      Gió thê lương quằn quại khói chiêu hà.

      Buồn xưa giờ chưa tan

      Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn

      Bạch vân! Bạch vân! kìa ngang rừng phất phới

      Ôi màu tang khăn gói lũ người Yên

      Nhịp vó câu nẻo Hàm Dương tung bụi

      Ta nghe, ta nghe! này cuồng phong dấy lên.


      Tám phương trời khói lửa

      Một mũi dao sang Tần

      Ai trách Kinh Kha rằng việc người đã lỡ?

      Ai khóc Kinh Kha rằng thềm cao táng thân?

      Ai tiếc đường gươm tuyệt diệu

      Mà thương cho cánh tay thần?

      Ta chỉ thấy

      Tơi bời tướng sĩ

      Thây ngã hai bên

      Một triều rối loạn

      Ngai vàng xô nghiêng

      Áo rách thân run hề, ghê hồn bạo chúa

      Hùng khí át sao Ngâu hề, nộ khí xung thiên.

      Một cánh tay đưa mà danh lừng vạn cổ

      Hiệp sĩ Kinh Kha hề, người thác đã nên.


      Ta há quan tâm gì việc thành hay bại

      Thế gian ơi, kìa bãi bể nương dâu

      Cung điện Hàm Dương ba tháng đỏ

      Thành xây cõi dựng là đâu?

      Nào ai khởi nghiệp đế?

      Nào ai diệt chư hầu?

      Ca trùng lửa đóm cùng hoàn phản không hư

      Dù lăng ngà hay cỏ khâu.

      Riêng tồn tại với thời gian việc làm chính nghĩa

      Tranh sáng với trăng sao tấm lòng trượng phu

      Một nét dao bay ngàn thuở đẹp

      Dù sai hay trúng cũng là dư.

      Kìa uy dũng kẻ sang Tần không trở lại

      Ðã trùm lấn Yêu Ly hề, mờ át Chuyên Chư.


      Ôi Kinh Kha, hào khí người còn sang sảng

      Ðâu đây lòa chói giấc mơ

      Nước sông Dịch còn trôi hay đã cạn?

      Gương anh hùng vằng vặc sáng muôn thu.



      :: Tết Bính Thìn (1976)


      Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành

      Gà lợn om xòm cả bức tranh

      Rằng vách có tai, thơ có họa

      Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh

      Mắt gà huynh đệ bao lần quáng

      Lòng lợn âm dương một tấc thành

      Cục tác nữa chi ngừng ủn ỉn

      Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.



      :: Thơ Khóc Tết (Họa Thơ Tản Đà)


      Ngoảnh đi ngoảnh lại lại đến Tết

      Ông đến độ này mới thật chết

      Gạo tẻ đong chịu nếp thì không

      Áo vợ rách tan chồng cũng hết

      Cỗ bàn duy có ba ông Công

      Xu kẽm thì không một vẩy hến

      Thì ra lúc túng văn càng hay

      Lại được một bài thơ khóc Tết.

      Tản Đà

      BÀI HỌA


      Cậu ấm khóc đâu là khóc Tết

      Phải đâu núi Tản sông Đà chết

      Sông dù vặn được tuổi càng thêm

      Núi có dời đi duyên chẳng hết

      Kìa bánh đem lòng bóc giữa mâm

      Lại Rồng phun thuốc dâng đầy hến

      Thơ đang vời rượu bật lên cười

      Vang Bính Thìn Xuân Nam Việt Tết.



      :: Thơ Tự Thọ (Họa Thơ Dương Khuê)


      Năm mươi lăm tuổi hãy mừng ta

      Còn bốn mươi năm nữa đó mà

      Đội đức hải sơn ngày tháng rộng

      Gẫm mình râu tóc tuyết sương pha

      Cung đàn ả nguyệt còn yêu trẻ

      Chén thọ lăng xuân vẫn kính già

      Lộc nước ơn vua ban đã khắp

      Được riêng mạnh khỏe phúc nhà ta.

      Dương Khuê


      BÀI HỌA


      Sáu mươi hai tuổi hãy mừng ta

      Cũng trích tiên xưa tuổi ấy mà

      Đời đã xong rồi mau tịch mịch

      Sống chi nhiều nữa để phôi pha

      Văn chương đến buổi văn nằm ụ

      Tết nhất coi như Tết dối già

      Tái diễn năm nay màn "tróc nguyệt"

      Không chừng vai chính sẽ là ta.

      Xuân Bính Thìn 1976



      :: Thơ Cảm Xuân (Họa Thơ Nguyễn Khuyến)


      Năm nay tớ đã bẩy mươi tư

      Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ

      Lúc hứng uống thêm ba chén rượu

      Khi buồn ngâm láo mấy câu thơ

      Bạn già lớp trước nay còn mấy

      Chuyện cũ mười phần chín chẳng như

      Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa

      Thử xem trời mãi thế này ư.

      Nguyễn Khuyến


      BÀI HỌA


      Di cư từ một chín năm tư

      Đón Tết mừng xuân chỉ ậm ừ

      Có đất ngòi đây là đất hứa

      Gõ đầu trẻ cũng đứng đầu thơ

      Ngã ra thì ngã thân Từ Hải

      Chôn khó mà chôn mộng Tố Như

      Nợ đã sông Tiền xuôi ngọn nước

      Ai còn đeo đẳng khúc đuôi ư.



      :: Ba Trăm Năm Sau (Họa Thơ Bàng Bá Lân)


      Chắc gì ba trăm năm sau
      Dễ ai vào nổi cơn sầu nằm đây

      Đọc mấy vần thơ gửi tới nhau

      Mà thương mà xót dạ thêm sầu

      Ta buồn nhìn nắng soi hiên vắng

      Mình giận nghe mưa rót mái lầu

      Ngõ hẹp sầu dâng vương lối cỏ

      Đời tàn bóng ngả xế nương dâu

      Ba trăm năm nữa ai tri kỷ?

      Hổ với người xưa, thẹn với sau.

      Bàng Bá Lân


      BÀI HỌA


      Thơ đoạn trường kia liệu khất nhau

      Vay không với hận, trả thêm rầu

      Thơ vay bằng huyết tan vào sử

      Ngọc trả thành mưa đọng dưới lầu

      Trước đã trời xanh vay má phấn

      Rồi xem biển lớn trả nương dâu

      Mình vay mình hãy riêng mình biết

      Để trả cho mình những kiếp sau.



      :: Hoàng Hạc Lâu (Dịch bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu)


      Xưa hạc vàng bay vút bóng người

      Đây lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi

      Vàng tung cánh hạc đi đi mất

      Trắng một màu mây vạn bạn đời

      Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu

      Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi

      Gần xa chiều xuống đâu quê quán

      Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi.


      CẢM ĐỀ

      Hoàng Hạc Lâu - Nguyễn Du


      Đã bao giớ có hạc vàng đâu

      Mà có người tiên để có lầu

      Tưởng hạc vàng đi mây trắng ở

      Làm Thôi Hiệu trước Nguyễn Du sau

      Hạc chưa bay khỏi mê hồn kịch

      Tiên vẫn nằm trong vạn cổ sầu

      Trăng gió hão huyền như khói sóng

      Nồi kê chín tới nghĩ mà đau!



      :: Đọc lại Nguyễn Du


      Văn tự hà tằng vi ngã dụng
      Cơ hàn bất giác thụ nhân liên

      Chẳng dùng chi được văn tài

      Thân này lụy áo cơm ai bất ngờ

      Phút giây chết điếng hồn thơ

      Nét đau mặt chữ bây giờ còn đau

      Chắc gì ba trăm năm sau

      Đã ai vào nổi cơn sầu nằm đây

      Nếu không cơm áo đọa đày

      Như thân nào thịt xương nào bỗng dưng

      Chết theo vào đến lưng chừng

      Say từng mảnh rớt mê từng khúc rơi

      Nửa chiều say ngất mê tơi

      Khúc đâu lơ láo mảnh đời thì vương.



      :: Đọc Thôi Hộ


      Khứ niên kim nhật thử môn trung
      Nhân diện đào hoa tương ánh hồng

      Ngày này xưa cổng này đây

      Hoa đào má đỏ cùng lây ánh hồng

      Đã ngưng một điểm thời không

      Mở ra ngoài phía chiếc lồng thiên cơ

      Đón vào sâu tận cõi bờ

      Chưa ai vào được hay mơ được vào

      Chợt nghe má đỏ hôm nào

      Cười lên từ cổng hoa đào nhặt thưa

      Cổng ơi mở cũng bằng thừa

      Đừng tin kích thước gửi vào Đường thi

      Chàng Thôi ngắm hão rồi đi

      Một khung chết đứng mong gì ngàn sau.



      :: Thị Lộ


      Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
      Cớ chi ông hỏi hết hay còn

      Còn gì đây hết gì đây

      Chiếu nhà vua gái thơ ngây biết gì

      Chiếu gon ông hỏi làm chi

      Dệt nên tôi cũng bán đi là thường

      Hồ Tây còn nước còn gương

      Vai tôi còn chiếu tuy ...giường thì không

      Ông còn đất trải không ông

      Mà toan mua chiếu mất công hỏi người

      Sao ông không hỏi ông trời

      Hỏi thân này trước hỏi đời hôm nay

      Còn đem non nước làm rầy

      Cả chiêm bao, cả chiếu này nữa ư?



      :: Cao Bá Quát


      Minh nhật dục từ Nam phố đạo
      Hà nhân cánh xướng Bắc cung thanh

      Đường Thanh Nghệ Tĩnh chon von

      Nhịp ba cung Bắc ai còn hát đây

      Cánh chim lượng gió đong đầy

      Khói Hoàng đô thoắt liền mây Đế thành

      Rồng Lê, Phượng Nguyễn tung hoành

      Chẳng e lưu xú, chẳng dành lưu phương

      Ba hồi trống giục pháp trường

      Máu tuông phách đựng phố phường còn mưa

      Cơn buồn gió lọt mành thưa

      Mấy mươi giông bão cho vừa nhịp ba

      Nào ai đáng mặt danh ca

      Mời ai danh sĩ Bắc hà về nghe.



      :: Bà Huyện Thanh Quan


      Người xưa cảnh cũ giờ đâu tá
      Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu

      Nước trong dòng đục thương ai

      Chiều sương gió tiễn sô gai bốn bề

      Yếm khăn đi cũng chẳng về

      Nghiệp văn chương ấy nặng nề đến đâu

      Lạ gì mưu lũ trọc đầu

      Cung vua dìm tiếng thơ sầu Thanh Quan

      Dễ gì khi qua đèo Ngang

      Chim kêu lại để gan vàng sót sa

      Mảnh tình riêng ta với ta

      Phải đâu tâm sự một bà Huyện thôi

      Nước còn chau mặt không trôi

      Hồn thu thảo láng chuông hồi cổ kim.



      :: Hồ Xuân Hương


      Giơ tay với thử trời cao thấp
      Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài

      Đo xem đất có dài chăng

      Với tay xem có thât rằng trời cao

      Ôi sau đây hận đây sao

      Văn chương hồ thỉ hôm nào tung hê

      Sầu không nở trắng hoa lê

      Hận không chôn chặt bên lề cỏ xanh

      Cán cân rơi mất thôi đành

      Túi càn khôn thắt được danh bao giờ

      Còn tên còn tiếng lửng lơ

      Còn son để yếm còn thơ để đời

      Sân đu cọc nhổ còn chơi

      Ngã ra lại có đất trời ở trong.



      :: Trước một ngày trao


      Bè mây đã nát thu phong tứ

      Trùng cửu thơ còn trao ngất ngư

      Tháng cuối mùa trăng ngày hội hữu

      Năm đầu gác bút động hoa hư

      Thơ không thoái vị, trà say khướt

      Người vẫn đăng cao, mộng ngọt lừ

      Nam Bắc sương im đầy bóng nhạn

      May ra bệnh cũng xuống dần ư.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bài Ca Sông Dịch Vũ Hoàng Chương Thơ

      - Sao Lại Thế Được Vũ Hoàng Chương Bút ký

      - Đọc lại Nguyễn Du Vũ Hoàng Chương Thơ

      - Trước một ngày trao Vũ Hoàng Chương Thơ

      - Hồ Xuân Hương Vũ Hoàng Chương Thơ

      - Bà Huyện Thanh Quan Vũ Hoàng Chương Thơ

      - Cao Bá Quát Vũ Hoàng Chương Thơ

      - Thị Lộ Vũ Hoàng Chương Thơ

      - Đọc Thôi Hộ Vũ Hoàng Chương Thơ

      - Trang Thơ Vũ Hoàng Chương Vũ Hoàng Chương Thơ

    3. Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)