|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Võ Phiến
Nhà văn Võ Phiến sinh năm 1925, năm nay ông tròn 90 tuổi. Với số tuổi ấy, ông không những là một trong những nhà văn thọ nhất của Việt Nam mà còn là người có một sự nghiệp văn học dài nhất, hơn cả nửa thế kỷ.
Nếu hiểu nhà văn chuyên nghiệp là người dành toàn bộ thì giờ lao động cho việc viết lách và sống nhờ hẳn vào việc viết lách, tức là người coi việc viết lách như một nghề nghiệp theo cái nghĩa kinh tế học chúng ta thường dùng thì Võ Phiến chưa bao giờ là nhà văn chuyên nghiệp: suốt đời ông là công chức. Ở Việt Nam, ông làm công chức; sang Mỹ, ông cũng lại làm công chức. Viết lách, với ông, chỉ là nghề tay trái, đúng nghĩa tay trái: ông viết trong những ngày lễ, ngày nghỉ, viết giữa hai công việc trong sở, v.v... Vậy mà, nhìn lại số tác phẩm ông đã xuất bản, chúng ta không thể không kinh ngạc: gần 50 đầu sách. Không phải ít. Chưa nói về chất lượng, chỉ kể số lượng, với gần 50 đầu sách ấy, Võ Phiến rõ ràng là một trong những nhà văn có năng suất cao ở Việt Nam, không thua gì những người suốt đời sống bằng nghề cầm bút hay gần gũi với nghề cầm bút như dạy học hay quản lý các sinh hoạt văn học nghệ thuật, chẳng hạn.
Một đặc điểm nữa cũng cần chú ý: gần 50 đầu sách ấy phân bố khá đều trong cuộc đời của Võ Phiến. Nghĩa là không có giai đoạn nào ông hoàn toàn bế tắc. Trong nước, ông viết khá đều. Di tản sang Mỹ, giữa lúc mọi người đang rã rời tuyệt vọng hoặc “qui ẩn” hẳn hoặc chỉ viết cầm chừng, uể oải, ông, một mặt hì hục đi làm kiếm sống, mặt khác vẫn viết, hết Thư gửi bạn (1976) đến Lại thư gửi bạn (1979), hết Ly hương (1977) lại đến Nguyên vẹn (1978). Nếu Thư gửi bạn là tập tuỳ bút đầu tiên thì Nguyên vẹn lại là quyển tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam ở hải ngoại sau cuộc đổi đời 1975.
Chưa hết. Từ năm 1990 trở lại gần đây, thời kỳ rất nhiều người coi là “khủng hoảng” của nền văn học Việt Nam tại hải ngoại với hiện tượng nổi bật là hầu hết những cây bút chủ lực, cả cũ lẫn mới, đều đâm ra mệt mỏi, ngọn lửa nhiệt tình cứ hiu hiu nguội dần, sức sáng tác ngày một thưa thớt, thì Võ Phiến, một trong những nhà văn cao niên nhất, sức khoẻ kém nhất, ngược lại, cứ lặng lẽ viết và in đều đều: năm 1991 hai quyển; năm 1992 hai quyển; năm 1993 ba quyển; năm 1994 nghỉ để năm 1995 in một lần bốn quyển kể cả một quyển vốn là tái bản nhưng có bổ sung bài viết mới: Truyện thật ngắn.
Dường như Võ Phiến không hề bị ảnh hưởng bởi những dao động từ xung quanh. Ai cụt hứng: mặc; ai nghĩ là nhà văn mà rời khỏi đất nước tức là chấm dấu chấm hết cho sự nghiệp sáng tạo của mình: mặc; Võ Phiến cứ viết. Ngòi bút ông vẫn miệt mài, vẫn thuỷ chung với trang giấy.
Có thể nói, tại Việt Nam, Võ Phiến là một trong vài người hiếm hoi mà sự nghiệp cầm bút kéo dài cả đời. Thường, chỉ có một thời, thời hoa, sau đó là lá, có khi lá cũng héo quắt. Sau 1954, ở cả hai miền Nam và Bắc, hiếm có nhà văn, nhà thơ nào nổi tiếng trước 1945 còn giữ được nhịp độ và chất lượng sáng tác như cũ. Sau 1975, trong nền văn học tại hải ngoại, trừ Mai Thảo quay sang làm thơ và khá thành công trong lãnh vực thơ ca, và trừ Võ Phiến, tất cả những “đại thụ” tại Miền Nam lúc trước đều chỉ còn là vang bóng của một thời. Phần lớn họ tồn tại như những ông/bà thành hoàng trong đình, trong miễu chứ không phải như một nhà văn, nhà thơ đang cầm bút thực sự.
Vấn đề không phải là viết nhiều, viết đều. Vấn đề còn là ở chỗ: Võ Phiến bao giờ cũng song hành với thời đại. Về phương diện nghệ thuật, không lúc nào người ta coi ông là “mới”, thế nhưng, ngược lại, có điều oái oăm là: không lúc nào người ta thấy ông “cũ” cả. Văn chương Võ Phiến như đứng ngoài thời gian, bất chấp những trào lưu, những thị hiếu thời thượng của xã hội. Rồi cũng lại thú vị nữa hiện tượng: gần 70 tuổi, trong cảnh hưu trí, với Truyện thật ngắn (1991 và 1995) và Viết (1993), Võ Phiến lại là người tiên phong trong việc đặt ra vấn đề tìm tòi một cách viết mới cho... thế kỷ 21.
Hơn nữa, nhìn lại sự nghiệp của Võ Phiến như một tổng thể, chúng ta dễ phát hiện ra một điều: tính chất đa dạng. Lâu nay, nghĩ đến sự đa dạng trong tài năng của những người cầm bút, chúng ta thường chỉ nghĩ đến những người như Nguyễn Đình Thi ở Miền Bắc và Thanh Tâm Tuyền ở Miền Nam, những người vừa làm thơ hay vừa viết truyện hay, viết kịch hay, thỉnh thoảng viết lý luận, viết phê bình: cũng hay nữa. Chúng ta quên mất Võ Phiến: trừ kịch, ông tung hoành ngang dọc trong rất nhiều thể tài khác nhau, và trừ thơ, ở thể tài nào ông cũng đạt được những thành tựu xuất sắc, có khi hơn hẳn hai người vừa được nhắc.
Là một cây bút đa dạng, Võ Phiến không những là một nhà văn, một nhà tùy bút mà còn là một nhà lý luận, nhà phê bình văn học. Ở lãnh vực nào, ông cũng có một đặc điểm chung: sự trăn trở, hoặc trăn trở về ý nghĩa của văn học, hoặc trăn trở về phong cách của một tác giả, về giá trị của một tác phẩm, hoặc trăn trở về các vấn đề thời sự chính trị và xã hội chung quanh, hoặc trăn trở về cuộc sống của con người trên quê hương hay trên đất khách, hoặc trăn trở về sự hiện hữu của con người giữa cuộc đời và trong vũ trụ nói chung. Trăn trở, lúc nào cũng trăn trở; có thể nói cuộc đời cầm bút của Võ Phiến là một chuỗi dài những trăn trở, những nghĩ ngợi triền miên. Đã đành đó không phải là hiện tượng gì quá đặc biệt: có người cầm bút nào mà lại không từng trăn trở bao giờ? Không trăn trở về đề tài thì cũng trăn trở về cách thức xử lý đề tài. Tuy nhiên, tôi có cảm tưởng trong cả hai lãnh vực, ít có ai trăn trở nhiều như Võ Phiến.
Về đề tài, Võ Phiến chiếm lĩnh một khu vực thật bao la. Nguyễn Tuân cũng thường được khen ngợi là người có kiến thức rộng, quan tâm đến nhiều điều, người biết rõ từng gốc cây tại Hà Nội, từng cột cây số trên đường quốc lộ, từng chút gia vị, chút hành ngò trong một đĩa thức ăn... thế nhưng, tựu trung, Nguyễn Tuân chỉ quan tâm đến hai điều: những cái có ý nghĩa thẩm mỹ và những cái có ý nghĩa lịch sử. Võ Phiến khác. Trong tuỳ bút, ông nhảy từ đề tài này sang đề tài kia cứ thoăn thoắt, thoăn thoắt: mới bàn về nước mắm ở quê ông, ông luận về cách bồng con của người Thượng; mới nói về cách uống trà, ông rẽ sang trầm trồ về sự giàu có của tiếng Việt chung quanh bệnh ghẻ v.v... Giống Nguyễn Tuân, ông cũng thích thú trước những cái đẹp; nhưng khác Nguyễn Tuân, ông có thể tò mò trước cả những cái chả lấy gì đẹp đẽ. Giống Nguyễn Tuân, ông cũng thích những gì có gốc rễ lâu đời trong quá khứ; nhưng khác Nguyễn Tuân, ông có thể say sưa theo dõi cả một cái gì đó mới xuất hiện, có khi sẽ biến mất, rất nhanh, như những bọt tăm trên dòng sông thời gian.
Hơn nữa, vấn đề không phải là đề tài. Vấn đề là cách xử lý đề tài. Ở khía cạnh này, tôi chú ý đến cách Võ Phiến đặt tựa cho sách của ông. Nhìn chung, trừ các tác phẩm dịch và các công trình biên khảo (Tiểu thuyết hiện đại, Chúng ta qua cách viết và Văn học Miền Nam, tổng quan), tựa sách của Võ Phiến thường ngắn: tối đa là bốn từ. Không những thế, điều quan trọng hơn là: đã ngắn, tựa sách của ông càng ngày càng có khuynh hướng ngắn thêm. Những tác phẩm đầu, từ năm 1956 đến đầu 1963, mang tựa hoặc hai chữ như Chữ tình, Người tù, Giã từ, Thư nhà, hoặc bốn chữ như Mưa đêm cuối năm, Đêm xuân trăng sáng, Về một xóm quê... Dù hai hay bốn chữ, những tựa đề ấy cũng có điểm giống nhau: nêu lên một biến cố, một hiện tượng, một khung cảnh.
Từ cuối 1963 về sau, tựa sách của Võ Phiến, trừ quyển Đất nước quê hương, Thư gửi bạn và Lại thư gửi bạn, thường còn có hai chữ: Tạp bút (1, 2, và 3), Tạp luận, Một mình, Đàn ông, Ảo ảnh, Phù thế, Nguyên vẹn, Ly hương trong đó, hai cái tựa đầu được đặt theo thể loại, hầu hết các tựa sau đều đưa ra một nhận định, một sự đánh giá (ngay chữ “Đàn ông”, trong tiếng Việt, cũng bao hàm một thái độ, một cảm xúc nhất định, chứ không thuần chỉ một phái tính). Từ một biến cố đến một nhận định; từ một hiện tượng đến một sự suy nghĩ; từ một khung cảnh đến một sự đánh giá: cách đặt tựa của Võ Phiến có sự thay đổi.
Sau, về già, cách đặt tựa của ông càng thay đổi nhiều. Phần lớn chỉ có một từ, ngắn ngủn, cộc lốc: Quê, Viết, Đối thoại. Quyển Đối thoại, hai âm nhưng chỉ là một từ, cũng ngắn. So sánh Quê với Đất nước quê hương, Viết với Chúng ta qua cách viết, Đối thoại với Chúng ta qua cách nói, chúng ta thấy ngay: ở đây, cái ngắn của tựa sách cũng đồng thời là cái rộng của đề tài. Dường như điều làm cho Võ Phiến bận tâm nhất trong thời gian sau này không phải là những biến cố, những hiện tượng cụ thể và những cách nhìn, những quan điểm khác nhau về những hiện tượng, những biến cố ấy. Điều ông bận tâm hơn là chính những sự kiện căn bản nhất của cuộc đời. Đó là sống (chứ không phải là sống ở đâu, như thế nào), là viết (chứ không phải là viết gì, viết như thế nào), là đối thoại (chứ không phải là đối thoại với ai, về cái gì, như thế nào), là quê (chứ không phải nơi chôn nhau cắt rốn, là đất nước, là nơi gần kề: ở quê, hay nơi mình đã giã từ, đã xa khuất: ly hương)...
Nói cách khác, ở đây, ngắn tức là rộng, là sâu, là căn bản và, trong chừng mực nào đó, có nghĩa là siêu hình.
27.02.2015
- Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans Nguyễn Hưng Quốc Tạp luận
- Vài Ghi Nhận Về Mai Thảo Nguyễn Hưng Quốc Hồi ức
- Đôi Nét về Võ Phiến Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Số phận của văn học miền Nam sau 1975 Nguyễn Hưng Quốc Khảo luận
- Những ý nghĩ rời (Lời nói đầu) Nguyễn Hưng Quốc Giới thiệu
- Sống Và Viết Giữa Các Nền Văn Hoá Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Nhiệm Vụ Của Nhà Phê Bình Văn Học Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Về Văn Học Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Tự Do Học Thuật Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Vụ Án Nhã Thuyên Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
• Thơ Với Thẩn (Lê Hữu)
• Tiếng Việt Diệu Kỳ Qua Góc Nhìn Của Nhà Văn Võ Phiến Và GS. Duyên Hạc Lê Thái Ất (Người Xứ Vạn)
• Bài phát biểu trong buổi ra mắt cuốn sách Cuối Cùng của Võ Phiến (Trúc Chi)
• Võ Phiến Một Đời Cầm Bút (Liễu Trương)
• Lễ tưởng niệm nhà văn Võ Phiến - 'ông già tinh quái' (Ngọc Lan)
• Chim và Rắn: cái nhìn tương đối trong văn chương Võ Phiến (Đặng Tiến)
• Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến (Đặng Tiến)
• Bốn Mươi Năm Võ Phiến Nhà Văn Lưu Đầy (Ngô Thế Vinh)
• Với Nhà Văn Võ Phiến: Thơ Như Con Sông Đào, Tùy Bút Như Con Sông Thiên Nhiên (Trần Văn Nam)
• Đôi Nét về Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)
• Võ Phiến Những năm 1960 (Nguyễn Vy Khanh)
• Nghĩ về Võ Phiến và cuốn Văn Học Miền Nam, Tổng Quan (Bùi Vĩnh Phúc)
• Võ Phiến (Học Xá)
Tưởng niệm nhà văn Võ Phiến (1925-2015): Trúc Chi, Nguyễn Tường Thiết, Liễu Trương, Trùng Dương, Trần Văn Nam...
Võ Phiến Với Văn Học Miền Nam (Đặng Tiến)
Võ Phiến (tienve.org)
Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)
Đọc tác phẩm cuối cùng của Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)
Phong cách Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)
Hành Trình Văn Chương Võ Phiến (Du Tử Lê)
Võ Phiến (Thụy Khuê)
Võ Phiến, cuối cùng tôi được gặp (Luân Hoán)
Tìm hiểu thế giới nhân vật của Võ Phiến (Nguyễn Mộng Giác)
Võ Phiến (Nguyễn Tà Cúc)
Một Góc Nhìn Võ Phiến (Trần Yên Hòa)
Giới thiệu nhà văn Võ Phiến (Mặc Lâm, RFA)
Nhà văn Võ Phiến qua đời tại California (Mặc Lâm, RFA)
• Một Người, Một Người... (Võ Phiến)
• Hoàng Hương Trang (Võ Phiến)
• Nhà biên khảo Giản Chi (Võ Phiến)
• Tô Thùy Yên (Võ Phiến)
• Phạm Công Thiện (Võ Phiến)
Về Bộ Văn Học Miền Nam (Võ Phiến trả lời phỏng vấn)
(vietnamvanhien.net)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |