|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Vào một sáng mai thức sớm, ông già vừa ngâm nga câu hát “…Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về/Mùa bình thường/Mùa vui nay đã về…”. Nhìn qua khung cửa, mặt hồ Michigan mênh mông băng giá, gió và tuyết, ông nói một mình, mới đó mà đã 42 năm, mùa xuân trong suốt 42 năm ấy lặng lẽ qua khung cửa này.
Tại thành phố Chicago này, hơn 42 cái Tết đã đi qua cõi lòng ông. Dù ở xa quê hương ngàn vạn dậm hơn nửa vòng Trái đất, mỗi khi Tết về ông lại tha thiết nhớ bài hát: “Mùa Xuân Đầu Tiên” của Văn Cao. Ông nhớ Tết Bính Thìn 1976, chính ông chọn bài hát này cho tốp ca Khoa Ngoại của bịnh viện Đa Khoa Hậu Giang hát để chào mừng năm mới. Ông không ngạc nhiên sau đó ông bị lãnh đạo bịnh viện phê bình ông đã chọn bài hát tiêu cực đối với ngày 30 tháng Tư.
Rồi ông lại ngâm nga một mình: ”…Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu/Với khói bay trên sông, gà gáy trưa bên sông/Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mong..”. Nghe dường như có gì cô đơn quạnh quẽ. Giữa không khí của “Mùa Xuân Đại Thắng”, Văn Cao đang cúi xuống lòng mình. Và buồn, buồn nỗi buồn thế sự. Nỗi buồn dân tộc. Nỗi buồn về “một Mùa Xuân không ai mong đợi đã đến”. Nỗi buồn vận nước còn nhiều nổi trôi, còn nhiều đấu tranh: “Người mẹ nhìn đàn con nay đã về/… Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh.../Từ đây người biết quê người/ Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người/…Mùa Xuân mơ ước ấy xưa nay có về đâu/…Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông…”
Không ngờ qua mấy thập niên vừa mới được quyền cầm bút trở lại sáng tác, Văn Cao vẫn là nguyên ngọc sáng ngời. Văn và Nhạc của Văn Cao vẫn giữ nguyên chất thép như thuở nào.
Tháng 7-1995 khi được biết Văn Cao bỏ Hà Nội, bỏ Hoàng Cầm, Trần Dần… theo cụ Phan Khôi về Trời, ông ngậm ngùi suốt cả tháng. Chính từ nơi bệ cửa này ông nhìn ra hồ Michigan bao la, ông réo gọi Văn Cao, ông viết nên bài thơ:
NHỚ VĂN CAO
Ngày xuân lưu lạc lại nhớ anh
Nhìn xuống trang thơ
Lửa cháy
Nhìn ra hồ
Tiếng hát Trương Chi vời vợi
Ngàn trùng…
Tiếng ai réo gọi
Bản tình ca bất diệt
Cho Tình yêu
Cho Độc lập
Cho Tự do
Cho mọi trái tim
Cho mỗi con người
Văn Cao
Anh vội ra đi
Chưa hề gặp anh
Sao tôi vẫn nhớ
Chưa ai hề găp Trương Chi
Sao vẫn có Trương Chi trong cõi đời mình…
Có tiếng điên thoại reo, ông biết ngay là bà gọi ông. Bà thường gọi ông vào giờ này để biết ông thức dậy chưa và ông có khỏe không? Sau câu hỏi thường lệ “ông đang làm gì đó? Cà phê tôi làm sẵn ông uống có thấy thich không?”, đoạn bà nói với ông:
- Mới đó mà đã 20 năm rồi mau quá anh!
- Bà muốn nói gì mà 20 năm?
- Mình về thăm nhà mới đó mà đã 20 năm…
- À, mau thật, hình như lần cuối minh về thăm nhà hồi tháng Chạp năm 1998. Lúc ấy Phanrang đang ngập lụt.
- Thấy người ta về thăm nhà ăn Tết nhiều quá làm mình cũng muốn về, tự dưng cũng nhớ nhà, nhớ làng, nhớ xóm… Tết năm nay vợ chồng minh về quê ăn Tết nghe ông!
- Anh cũng muốn về. Lâu quá mình chưa về thăm Từ Đường. Anh cũng nhớ nhà, nhớ Phanrang, nhớ Xóm Động, nhớ núi Cà Đú, nhớ quê ngoại Bà Láp, nhớ Saigòn, nhớ Cần Thơ, nhớ Huế, nhớ Hà Nội, nhớ nhiều lắm, nhớ cả những nơi mình chưa từng đến, những người mình chưa từng gặp, ngay cả những người không còn trên cõi đời này…
Sự thật lý do mà ông về thăm nhà, về ăn Tết quê hương, đối với ông rất là trừu tượng, mơ hồ, nhưng lại là một thôi thúc vô cùng mãnh liệt. Quê hương với ông là bến đợi, và đời người là những chuyến đò đến, những chuyến đò đi. Những con đò luôn thao thức ngày trở về bến đợi. Dù sao đi nữa những năm tháng được sống ở quê nhà ông vẫn cảm thấy ấm cúng và hạnh phúc hơn bất cứ nơi nào của hơn nửa vòng trái đất mà ông đã từng đi qua…/.
Đào Như
Chicago Feb 2017
Cập nhật lần cuối: Chicago- Jan/2019
(Cuối năm Mậu Tuất)
- Bụi Đời - DustChild của Nguyễn Phan Quế Mai Đào Như Nhận định
- Đỉnh Núi Cao Biết Hát-The Mountains Sing Đào Như Nhận định
- Chân Dung Nhà Văn Duy Nhân Xuyên Qua Tập Truyện "Trọn Đời Yêu Thương" Đào Như Nhận định
- Thử Tìm Hiểu ChatGPT Đào Như Sưu tầm
- Noel - Một Thoáng Bâng Khuâng Đào Như Tùy bút
- Phạm Xuân Tích: Suy Tư Và Ước Mơ Đào Như Nhận định
- Triền Dốc Hoàng Hôn Đào Như Tùy bút
- Mối Tình Đầu Của Doãn Đào Như Tùy bút
- Hình Như Mùa hè Vừa Đi Qua Đào Như Truyện ngắn
- Thương Nhớ Lề Đường Sài Gòn Đào Như Bút ký
- Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
- Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
- Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
(Lê Xuân Quang)
- Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
- Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)
- Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)
- Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)
- Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |