1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thụy An (Lưu Thị Yến) (Vũ Ngọc Phan) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-06-2012 | VĂN HỌC

      Thụy An (Lưu Thị Yến)

        VŨ NGỌC PHAN
      Share File.php Share File
          

       


          Chân dung Thụy An
      (Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan)

      Trong làng thơ, phụ nữ Việt Nam đã dự một phần tuy chưa to tát gì, nhưng cũng đáng cho ta chú ý. Riêng trong các nhà tiểu thuyết, từ xưa đến nay, số phụ nữ vẫn còn là số rất hiếm. Người ta có thế kể mấy tập tiểu thuyết do phụ nữ viết gần đây, như Tố Mai của Đoàn Tâm Đan (do Hương Tuyết - Hà Nội xuất bản, 1935), Bóng mơ của Tú Hoa (do Đời Nay - Hà Nội xuất bản, 1942). Và trong khi tôi viết những dòng này, thì nhà xuất bản Nguyễn Du đang rao tập tiểu thuyết Răng đen của Anh Thơ sắp ra đời.


      Những tiểu thuyết do các bạn gái viết và làm cho nhà phê bình phải lưu tâm thật quả không lấy gì làm nhiều. Nhiều người hằng khao khát đọc những thiên tiều thuyết giá trị của một vài nữ sĩ, vì đến nay, tâm hồn của phụ nữ, tính tình cửa phụ nữ, đều do các bạn trai khảo sát và phân tích. "Hiểu đàn bà sao bằng đàn bà", người ta đã nghĩ như thế, nên người ta vẫn mong chờ những tập tiểu thuyết tình cảm giá trị của phái đẹp.


      Một linh hồn chính là một tiếu thuyết tình cảm. Tác giả Thụy An lại vốn là một nhà thơ. Tôi đã đọc thơ của Thụy An trong Phụ Nữ tân văn, trong Đàn bà mới và trong tuần báo Đàn bà (1), nhưng thơ của bà, theo ý tôi, không nên đặt cùng hàng với tiểu thuyết của bà.


      Một linh hồn là tập tiểu thuyết tả những tính tình rất ngây thơ, rất trong sáng của Vân, một cô con gái giàu lòng tín ngưỡng và giống như một bông sen tuy "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".


      Nàng không biết mặt cha - cha nàng là một gã Sở Khanh, bỏ mẹ nàng từ khi nàng còn trong bụng mẹ - còn mẹ nàng bị hết trai này lừa, đến trai khác lừa, rút cục sa vào đời giang hồ và phải gửi nàng vào một trường bà phước ở Sài Gòn. Bảy Thanh - đó là tên mẹ Vân - sống một đời xa hoa ở Hà Nội, hết làm sạt nghiệp người này, đến làm tan cửa nát nhà người khác, trong làng chơi không ai là không biết tiếng; nhưng riêng Vân, cô học sinh thơ ngây ở trường bà phước vẫn tưởng mẹ mình là người lương thiện, chỉ biết có việc buôn bán để nuôi con.


      Trong lúc học trường bà phước, Vân đã quen biết Di, một thiếu niên mới ở Pháp về và có bằng cử nhân luật. Hai bạn trẻ rất yêu mến nhau, Vân từ biệt trường bà phước, cùng đi một chuyến xe hỏa ra Hà Nội với Di. Về với mẹ và thấy những cử chỉ, hành động cùng sự xa hoa của mẹ, nàng đã hơi ngờ vực, nhưng mẹ nàng là một gái đĩ điêu ngoan, có tài bưng bít, nên nàng một lòng kính yêu mẹ, tin cậy ở mẹ. Nhưng sự xa hoa vô độ đưa Bảy Thanh đến cảnh nợ nần, mụ nợ nhiều quá, nên muốn gả con cho phủ Tịch để phủ Tịch trả nợ cho minh. Vân không thể dứt tình được với Di, tuy mẹ nàng muốn cho nàng cảm động, đã nói dối nàng rằng cuộc hôn nhân do ở ý định của cha nàng trước khi từ trần.


      Di viết thư nói cho Vân biết cuộc đời trụy lạc của mẹ nàng. Nghe nàng nói lại, mẹ nàng thú nhận cả: sở dĩ Bảy Thanh phải lạc vào giang hồ là vì cha Vân và về sau, cũng vì cả Vân nữa; Bảy Thanh đã bị chồng lừa, đã phải mưu sự sống cho con gái và cho mình. Vân cảm động, vâng theo lời mẹ, nàng hi sinh tình yêu, đành lấy phủ Tịch để mẹ có tiền trả nợ. Nhưng rút cục, vợ phủ Tịch đánh ghen, cha phủ Tịch đe dọa, nên anh chàng mê gái đành thúc thủ, đành phải xin nghỉ quan, về làm đồn điền cho cha.


      Thế là Bảy Thanh không thoát được cái nạn bị tịch ký, còn Vân phần thì bị nhục nhã, phần thì đã trót dứt tình với Di, tuy đối với Di, nàng vẫn một lòng yêu dấu. Hai mẹ con sa vào cảnh bần hàn, phải thuê một gian nhà nhỏ ở một xóm tại Thái Hà. Vân muốn trông vào nghề may vá và dạy dăm ba đứa trẻ để sống lần lửa qua ngày, nhưng mẹ nàng đã quen nghề bòn rút, nên chỉ muốn trông cậy vào một vài tình nhân cũ. Đến khi Vân ốm, Bảy Thanh lại quay về cuộc đời trụy lạc để nuôi con. Vân ngờ vực mẹ; một hôm nàng thuê xe sau xe mẹ, thấy mẹ đến một chỗ hẹn hò ở bờ sông Cái, và người đàn ông đứng chờ mẹ nàng lại chính là Di, ý trung nhân cũ của nàng! Nàng tức uất lên, vội gọi mẹ. Lúc đó, Di mới nhận ra Bảy Thanh và Vân. Di đâm ra ngờ vực cả cái đời trong sạch của Vân. Người con gái thơ ngây phẫn uất quá, lại đang ốm, nên trở về nhà hóa ốm nặng hơn và chẳng bao lâu từ giã cõi đời, trước sự thương tiếc của mẹ nàng và sự hối hận của Di, người đã nghi oan cho nàng.


      Một tiểu thuyết đặc tình cảm: tác giả đem mối tình ngây thơ, trong trẻo của Vân để đối với cái tâm hồn trụy lạc và gian trá của Bảy Thanh, mẹ nàng; rồi tác giả lại đem cái tính tình cao thượng và thủy chung của Di để đối với những tính tình đáng bỉ của bọn phủ Tịch, Bảo, Huyến, nhân tình của Bảy Thanh.


      Truyện lại xây dựng trong một khuôn tôn giáo. Có ba nhân vật chính: Vân, Bảy Thanh, Di, thì cả ba đều mộ đạo, đều tin tưởng ở trời, ở đấng Cứu Thế.


      Lẽ tự nhiên, Vân là người giàu lòng tín ngưỡng hơn cả. Những kẻ ăn xin, đối với nàng cũng là những con người "đã có hạnh phúc mang một sứ mệnh cua Trời xuống cho những kẻ giàu có". Vì chính họ là những kẻ nhắc cho người giàu "tiết chế bớt sự xa xỉ lại và nghĩ đến những kẻ nghèo; họ là cái cầu dẫn ta đến Thiên đường" (trang 55). Rồi mỗi khi nàng buồn, nàng lại cần sự an ủi trong quyển Thánh kinh: Nàng giở đoạn Chúa Cưu Thế vác cây Thánh giá lên chỗ tử hình. Chưa bao giờ cái đoạn thảm sầu ấy lại làm cho nàng xúc động đến thế" (trang 81).


      Vân vốn là một thiếu nữ tính tình mềm yếu, nên đến khi biết mẹ là "một gái giang hồ", lại thấy Di là người yêu của nàng đã xa cách, nàng cảm thấy nàng như bị sa vào cõi sa mạc mênh mông và chỉ có cách an ủi là đến nhà thờ cầu nguyện. Hãy đọc đoạn văn tả những sự tin tưởng êm đẹp của người con gái giàu tưởng tượng:


      Trên bàn thờ Chúa và những bàn thờ nhỏ chung quanh, vài ngọn nến le lói trong bóng nửa tối nửa sáng. Ánh nến dập dờn làm linh động những pho tượng, những bức tranh. Mặt Đức Bà như càng lúc càng rầu rĩ thêm và cứ dân dần sát xuống mặt Vân và hai bàn tay mềm dẻo của Người thường chắp lại, nay từ từ rời ra và đang xoa trên cái trán rạo rực nóng bừng của Vân. Vân tưởng hít thấy cái hơi thở thiêng liêng của Người và nghe Người thì thào như một hơi gió: "Hỡi con! Hãy đem nỗi đau khổ gửi vào lòng ta đây!"

      Vân ngả hẳn đầu tựa vào bức tường mà lúc bấy giờ Vân mơ màng thấy ấm ấm như tựa vào ngực Đức Bà. Một câu chuyện bắt đầu giữa nguồn an ủi muôn năm và nỗi đau đớn cực điểm". (trang 108)


      Di cũng là một người mộ đạo như Vân. Mỗi lần chàng muốn tìm sự an ủi, khi chàng hối hận, chàng đều vào nhà thờ cầu nguyện. Tác giả muốn đặt truyện vào một khuôn tôn giáo, cho nên đến Bảy Thanh, một người mẹ tàn nhẫn lừa lọc cả con, cũng tin có Trời. Khi ngồi trên xe định đến nhà lão thầu khoán Bảo để xoay tiền, mụ cũng lẩm bẩm cầu nguyện: "Lạy trời phù hộ cho con thành công! Lạy Trời phù hộ cho con thành công!" (trang 145). Sự tin tưởng ấy cũng không phải vô lý. Bảy Thanh cũng như nhiều gái giang hồ khác, là một người đàn bà có một tâm hồn phức tạp. Mụ tin tưởng ở Trời khi mụ lo lắng, khi mụ ao ước một mối lợi, nhưng đến khi mụ thấy việc của mụ thất bại thì đến Vân là đứa con mụ thương yêu nhất, mụ gửi vào nhiều hy vọng nhất, mụ cũng hành hạ đủ điều.


      Riêng Vân là một thiếu nữ mà tâm hồn lúc nào cũng trong sạch lâng lâng. Nàng giàu tình cảm, nên tuy là tuân theo lời mẹ lấy phủ Tịch, nàng vẫn vấn vương âm thầm với Di trong tưởng tượng. Hãy nghe tác giả tả sự nhớ nhung nồng nàn của Vân trong đêm khuya:

      Nhưng chỉ ban ngày Vân thế, còn ban đêm mới thật là lúc Vân sống mãnh liệt với bao tình thương nỗi nhớ, với những kỷ niệm của Di. Trong thâm tâm, Vân nghĩ rằng chả còn bao lâu nữa Vân sẽ mang tên người khác, sẽ chết hẳn cả cuộc đời, Vân muốn sống hoàn toàn về tâm hồn với Di trong cái thời gian sung sướng còn lại ấy! Vân tỉnh mỉnh chuyện thầm với một Di vô hình, nhưng thật đã hiển hiện cả xương cả thịt ở bên Vân giữa lúc đênh khuya lặng lẽ!" (trang 127)


      Cái tâm hồn đa cảm ấy, trong cảnh nghèo nàn, cũng có những ý nghĩ nên thơ. Vân ốm, nhà túng bấn, nàng thấy mẹ nàng hay đi, nên có ý ngờ vực mẹ lại quay về cuộc đời trụy lạc để có tiên.


      Đến khi nghe mẹ nói: "Má không đi nữa", Vân rất lấy làm vui sướng:


      "Vân thở dài như trút được một mối băn khoăn nặng nề, và biết Thanh đang có điều suy nghĩ, Vân giả tảng quay mặt vào vách, nhưng óc nàng lẩn vẩn nghĩ: "Làm thế nào cho mẹ con ta có tiền". Nàng nhớ ngay đến chuyện những con chim quạ mang bánh đến nuôi sống những nhà tu hành ẩn dật đời xưa, nàng ước ao mẹ con nàng cũng được cái may mắn ấy: có lẽ bây giờ nàng nhắm mắt lại, lát nữa mở ra, đã có sẵn sàng cả mọi thứ cần dùng". (trang 214)


      Khác với tất cả những tiểu thuyết tình cảm của phần đông nhà văn Việt Nam, Một linh hồn của Thụy An là một tiểu thuyết đượm rất nhiều màu tôn giáo. Mỗi khi một nhân vật chính trong truyện - như Vân và Di - muốn giải điều phiền muộn, muốn tìm sự an ủi là lại tìm đến Đấng Cứu Thế, tìm đến Đức Bà; vì thế mà họ không bị những phản động lực làm cho họ sôi nổi, điên cuồng. Họ là những tâm hồn bình thản, chịu đựng được đau đớn và sẵn lòng hy sinh.


      Đối với cái chết rất khổ não của Vân, giá phải một thanh niên khác, có thể điên cuồng lên được, nhưng Di, một thanh niên mộ đạo như Vân, chỉ gục đầu, khóc tấm tức: "Xin theo ý Trời", sau khi nghe ông cố giảng giải:


      "Con hãy bắt chước nàng. Con không thấy tất cả những sự hy sinh tốt đẹp của nàng đều chan chứa lời cầu nguyện phục tùng: "Lạy Trời! Xin theo ý Trời định đó sao?" (trang 228)


      Hàn Mặc Tử đã đem vào thi ca Việt Nam lòng tin tưởng ở đạo Da-tô với một giọng say sưa đầm ấm. Thụy An cũng xây dựng cho tiểu thuyết của bà có những nhân vật tin cậy ở Đấng Cứu Thế, ở Đức Mẹ Đồng Trinh và sẵn lòng nhịn nhục, hy sinh.


      Nhưng đọc Một linh hồn, người ta nhận thấy điều này không được thiết thực: Hà Nội chưa tới cái trình độ có một gái giang hồ sang trọng như Bảy Thanh, có lẽ tác giả đã đem cái khung cảnh Nam Kỳ là nơi tác giả đã từng ở lâu năm ra đất Bắc. Điều thứ hai là đọc Một linh hồn, người ta vẫn chưa có cảm tưởng mình sống trong truyện cùng với các nhân vật. Có lẽ Thụy An đã tả Bảy Thanh bằng những nét bút quá thô bạo và tả Vân bằng những nét mềm yếu quá chăng?


      Tuy vậy, Một linh hồn cũng đáng kể là một tiểu thuyết xuất sắc nhất của phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay: tác giả đã giàu tưởng tượng, truyện lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn.


      Vũ Ngọc Phan

      (Trích "Nhà Văn Hiện Đại")


      (1) Phụ Nữ tân văn xuất bản ở Sài Gòn; còn hai tờ Đàn bà mới xuất bàn ở Sài Gòn và Đàn bà xuất bản ở Hà Nội, đều do Thụy An chủ trương.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhà Biên Khảo Bùi Kỷ (Biệt hiệu Ưu Thiên) Vũ Ngọc Phan Khảo luận

      - Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) Vũ Ngọc Phan Khảo luận

      - Thụy An (Lưu Thị Yến) Vũ Ngọc Phan Biên khảo

    3. Bài Viết Về Thụy An (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thụy An

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)

      Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)

      Thụy An (Lưu Thị Yến) (Vũ Ngọc Phan)

      Nhà Văn Nữ Thụy An (Viên Linh)

      Sao Lại Mùa Thu (Thụy An)

      Nhà báo nhà văn nhà thơ Thụy An (Lưu Thị Yến) (Nguyễn Tà-Cúc)

      Nhà văn Thụy An (Nguyễn Ngọc Chính)

       

      Tác phẩm của Thụy An

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Bà Mẹ, Cô Con và Mớ Tóc (Thụy An)

      Sao Lại Mùa Thu (Thụy An)

      Giết Chó (Thụy An)

      Chuyện bố, mẹ, bé và con búp bê (talawas)

      Bài thơ “Chiếc lược” của Thuỵ An (talawas)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

        Cùng Chỉ Số (Link)

      - Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)

      - Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)

      - Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)

      - Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ

      (Lê Xuân Quang)

      - Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      - Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)

      - Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      - Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)

      - Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)

      - Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Bùi Ngọc Tấn,  Hà Minh Tuân,  Hoài Thanh,  Hoàng Cầm,  Hữu Loan,  Lưu Hữu Phước,  Lưu Quang Vũ,  Nguyễn Bính,  Nguyễn Công Hoan,  Nguyễn Khải,  Nguyễn Mạnh Tường,  Nguyên Ngọc,  Nguyễn Tuân,  Nguyễn Xuân Khoát,  Phan Khôi,  

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)