1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhân chuyện người lính buồn trong thơ Văn Lê (Trần Mạnh Hảo) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      01-05-2014 | VĂN HỌC

      Nhân chuyện người lính buồn trong thơ Văn Lê

        TRẦN MẠNH HẢO
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Văn Lê
      (Ảnh nhavantphcm.com.vn)

      Trước và sau tiểu thuyết nổi tiếng: “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh, văn học dòng chính thống của chế độ đương thời, chừng như chưa có tác phẩm nào dám dựng chân dung buồn đau tới tận cùng của người lính chiến?


      “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”, câu thơ của Phạm Tiến Duật có thể đại diện cho hình ảnh người lính chiến đi vào chỗ chết trong văn học mà vui như tết, mà vỗ tay vỗ chân hát hò mê sảng hơn trúng số! Cho nên, Tố Hữu – ông trùm của thi ca cách mạng mới khẳng định tính chất sắt đá đến phi nhân của đảng cầm quyền, một đảng không biết hỉ nộ ái ố, không có trái tim như sau: “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt/ Đảng ta đây xương sắt da đồng”


      Rất lạ, năm 2013, nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân đã cho xuất bản tập thơ “Vé trở về” của nhà thơ, nhà văn, nhà biên kịch điện ảnh, đạo diễn Văn Lê với hình ảnh người lính buồn từ A tới Z.


      Người lính của thơ Văn Lê khác một trời một vực với người lính của Phạm Tiến Duật, khi anh được giấy gọi đi bộ đội vào miền Nam chiến đấu:


      “Anh nhìn con dấu đỏ tươi trên lệnh động binh

      Lòng trống vắng như vòm trời không đáy

      Cánh đồng ngơ ngẩn buồn

      Anh cũng ngơ ngẩn buồn trong váng nắng chiều sót lại”


      Quê hương người lính không phải là thiên đường xã hội chủ nghĩa như tuyên truyền, mà là một cảnh loạn lạc, bi ai, tráo trở, buồn thương của đám tang cha mẹ:


      “Rắn rết trong hang bò ra đầy ngõ

      Náo loạn làng quê chó sủa

      Náo loạn bầu trời vẩn vũ chim bay

      Cuộc trở mình của tự nhiên diễn ra giữa ban ngày

      Mọi trật tự bỗng nhiên gãy đổ

      Sông suối thay lòng đổi dạ

      Cuộc đưa ma tại làng quê nhức nhối tiếng gọi hồn”


      Người lính trong thơ Văn Lê ra trận trong nỗi buồn sầu thảm:


      “Đồng chiều ngơ ngẩn buồn

      Anh ngơ ngẩn buồn bước về quá khứ

      Ở đâu đó giữa hoang vu chợt cất lên tiếng thánh ca âm u khổ sở

      Âm u khổ sở tiếng thánh ca của muôn loài sinh vật tiễn đưa anh”


      Hãy nhìn hình ảnh người em gái cô đơn tiễn anh ra trận qua chữ nghĩa Văn Lê:


      "Em gái anh

      Dáng như bà già

      Khoác chiếc áo tơi mỏng manh như món đồ dễ vỡ

      Nó đứng chờ anh ở ngay đầu ngõ

      Miệng cười lóe vệt trăng non”


      Và người lính ấy mang nỗi buồn vô tận vào cuộc chiến để chết buồn như chiếc lá:


      “Câu chuyện về người lính hy sinh buồn như lá thu bay”


      Các anh đã chết cho cái gì vậy:


      “Những năm chiến tranh đất nước gieo neo

      Giấy báo tử về làng như lá rụng

      Khủng khiếp nhất là phải làm người sống

      Sáng mở mắt ra đã nơm nớp trong lòng”


      Hãy đọc tiếp niềm đau buồn của thơ Văn Lê khi anh tả nỗi buồn cô đơn của cô em gái –người thân duy nhất còn sót lại của người tử sĩ buồn:


      “Ngày anh trai hi sinh bến nước bơ vơ

      Cô chẳng còn ai mà chờ đợi nữa

      Mọi trật tự trong cô sụp đổ

      Cô lang thang cuối đất cùng trời

      Xác xơ như bà lão ăn mày

      Vô cảm như người điên ngoài chợ”


      Cô gái đi tìm người anh đã chết trận như một người điên, trên quê hương điên, với những lý tưởng viển vông điên dại ai mang đến lừa mị quê hương:


      “Những hi vọng tìm anh sau chiến tranh

      Tràn ngập trong cô như nước mùa tháng tám

      Xé lòng cô như cánh đồng gặp hạn

      Ăn mòn cô như nắng lột da người”


      Những người lính sinh Bắc tử Nam, chiến đấu để giải phóng nhân dân, để xây thiên đường xã hội chủ nghĩa ư? Hãy nhìn đáp số cuộc chiến tranh chết hàng chục triệu người qua thơ Văn Lê viết về nỗi buồn lính:


      “Quê anh bây giờ lôm nhôm lam nham

      Anh ngắm nhìn mà thương con mắt

      Những bức tường đá xanh biến mất

      Nhường chỗ cho những ngôi nhà mái bằng nép sát vào nhau

      Cao thấp nhấp nhô như người bị chắt đầu

      Chẳng tìm đâu ra những mái nhà đội nón

      Cuộc sống dường như đảo lộn

      Chẳng còn ai vướng bận đến quá khứ xa xưa

      Có lẽ vậy nên làng anh bây giờ

      Cuộc sống mất đi cái hồn cái vía…”


      Chao ôi, hàng triệu người lính đã chết trận để sau ngót bốn mươi năm, quê hương ta chỉ còn là cái xác không hồn? Những câu thơ Văn Lê bình dị, lắng đọng, sâu xa mà như một lời lên án bọn đầu nậu chiến tranh đã dùng máu mấy triệu người để làm cuộc buôn lớn có tên là cách mạng. Hãy nhìn xã hội tham nhũng vô phương cứu chữa, kẻ cầm quyền giàu có hóa thành tư bản để vô sản hóa nhân dân, tiếp tục cho nhân dân ăn bả lừa thiên đường thiên điếc. Nhà thơ quân đội, nhà văn cách mạng, nhà biên kịch đạo diễn có hạng Văn Lê đã vượt lên trước đội hình nhà văn lề phải để lý giải, để thúc giục nhân dân tỉnh ra sau khi bị ăn bả cách mạng thành ngớ ngẩn, thành mất trí:


      “LÀNG QUÊ U U MÊ MÊ

      NGƯỜI TA NHƯ ĂN CHÁO LÚ”


      Cám ơn thi sĩ Văn Lê đã gọi sự vật bằng tên của nó, khi ông đanh thép tố cáo “trò lừa lý tưởng” cho dân ăn cháo lú của những ông lú cầm quyền:


      “Họ (nhân dân –chú của TMH) lao ra bến sông bãi chợ

      Giành giật miếng ăn của nhau

      Chợ quê tràn ngập đồ Tàu

      Chẳng thiếu thứ gì, ngoại trừ đồ thật!”


      Thật đau thương cho một nhân dân sau khi đã cống hiến hàng triệu con em làm vật hiến tế hi sinh cho các cuộc chiến vì lợi ích ngoại bang như lời cố tổng bí thư Lê Duẩn từng nói: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”, như lời thơ Tố Hữu: “Ta vì ta ba chục triệu người / Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”… lại được trả công bằng hàng giả cả từ tinh thần đến vật chất thế này ư?


      Văn Lê lý giải hiện tượng làng anh tha hóa, mất hết hồn dân tộc, đang tan tác như đám gà gặp cáo chỉ vì thờ sai thần, vào nhầm miếu:


      “CÓ NGƯỜI BẢO DÂN LÀNG ANH NHƯ THẾ

      ĐÃ VÀO NHẦM MIẾU LẠI CÚNG NHẦM THẦN”


      Đọc đến đây, ai là người còn tấm lòng với đất nước đều hiểu nhà thơ Văn Lê không chỉ nói làng anh, mà nói dân tộc anh đã thờ nhầm thần Marx –Lenin, đã vào nhầm miếu cộng sản nên đất nước mới thành ra tan nát thế!


      Một tập thơ tâm huyết thế này, trung thực và xúc động dám nói thẳng nói thật tận tâm can như thế này, lại được một nhà xuất bản lề phải Quân Đội Nhân Dân cho in, liệu có phải là tin mừng hay không?

      Viết đến đây, chúng tôi xin kể một kỷ niệm với nhà thơ Văn Lê (anh từng được giải thơ cùng hạng A với Hữu Thỉnh và Anh Ngọc trong cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ năm 1975-1976); rằng sau khi thống nhất đất nước, Văn Lê rủ chúng tôi từ Sài Gòn ra Bắc về thăm quê hương (Hà Nam Ninh) sau ngót mười năm xa vắng. Chia tay Văn Lê ở thị xã Ninh Bình cuối năm 1975, hai đứa chúng tôi vào một quán phở mậu dịch. Bát phở được bưng ra, chúng tôi cầm thìa lên múc phở nhưng thìa chảy hết nước ra ngoài, không thể ăn được. Mọi người bảo hai chú bộ đội từ chiến trường ra, rằng thìa ở đây đã được cấp ủy duyệt cho cửa hàng phở lấy đinh đục nát thìa ra lỗ chỗ như hố bom để cho nhân dân chúng nó không còn ăn cắp thìa mang về nhà làm của riêng được nữa. Văn Lê ngồi khóc. Anh thương nhân dân quê hương Ninh Bình của mình khổ đến thế để đánh thắng Mỹ mà không ăn nổi bát phở, đành để cho hai ba ông ăn mày giành nhau… Còn tôi kìm xúc cảm, vẫn ăn hết bát phở để chia tay Văn Lê, lấy sức đi bộ về quê Nghĩa Hưng, Nam Định…

      Kể chuyện này, có lẽ nhiều người bảo chúng tôi bịa, rằng làm gì có chuyện đó. Vâng, tôi xin lấy danh dự ra mà nói rằng, còn nhiều chuyện kinh thiên động địa hơn chi tiết này rất nhiều nhưng vẫn là sự thật. Bây giờ thì đất nước ta, đảng ta không còn phải đục thìa ra để nhân dân ăn phở thoải mái mà không sợ bị mất như ngày sau cuộc chiến tranh xưa nữa; nhưng những cái thìa tinh thần của dân tộc ta, thì than ôi, đã và đang bị ai đó cùng với các đồng chí bốn tốt 16 chữ vàng đục lỗ chỗ ra hết, có phải không nhà thơ Văn Lê?


      Sài Gòn ngày 30 tháng tư năm 2014

      Trần Mạnh Hảo

      (danchimviet.info)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phùng Quán thèm được làm người Trần Mạnh Hảo Hồi ức

      - Trần Vàng Sao - Một nhà thơ bị cầm tù trong sự thật Trần Mạnh Hảo Nhận định

      - Nhân chuyện người lính buồn trong thơ Văn Lê Trần Mạnh Hảo Nhận định

      - Bảy Mươi Tư Anh Hùng Năm Bảy Mươi Tư Trần Mạnh Hảo Thơ

      - Sóng Hoàng Sa Kể Trần Mạnh Hảo Thơ

      - Người Anh Hùng Họ Ngụy Trần Mạnh Hảo Thơ

      - Đêm Giao Thừa Nhớ Mẹ Trần Mạnh Hảo Tùy bút

    3. Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

        Cùng Chỉ Số (Link)

      - Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)

      - Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)

      - Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)

      - Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ

      (Lê Xuân Quang)

      - Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      - Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)

      - Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      - Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)

      - Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)

      - Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Bùi Ngọc Tấn,  Hà Minh Tuân,  Hoài Thanh,  Hoàng Cầm,  Hữu Loan,  Lưu Hữu Phước,  Lưu Quang Vũ,  Nguyễn Bính,  Nguyễn Công Hoan,  Nguyễn Khải,  Nguyễn Mạnh Tường,  Nguyên Ngọc,  Nguyễn Tuân,  Nguyễn Xuân Khoát,  Phan Khôi,  

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)