|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Trong thời gian qua, báo chí chính thức và một số nhà phê bình trong nước đã kịch liệt đả kích một bài luận văn của cô Đỗ Thị Thoan, giảng viên Đại học Sư phạm. Vụ này khiến người ta nhớ lại vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ cách đây nửa thế kỷ, bởi vì theo như nhận định của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, kiểu đả kích luận văn của Đỗ Thị Thoan là một lối phê bình “chỉ điểm”.
Nhà văn Nhã Thuyên
Đỗ Thị Thoan, còn được biết với bút danh Nhã Thuyên, vào năm 2010 đã viết một luận văn thạc sĩ bàn về nhóm “Thơ Mở Miệng” với nhan đề “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Nhóm thi sĩ này này gồm bốn tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Ðợi và Nguyễn Quán, từng xuất bản chui tập thơ Mở Miệng vào tháng 06/2002, được phổ biến bằng cách chuyền tại nhau tại Sài Gòn, nhưng không lâu sau đã bị thu hồi và tiêu hủy.
Tuy đề tài luận văn nói về một hiện tượng rất mới mẻ của văn học đương đại Việt Nam, nhưng Đỗ Thị Thoan đã được bộ môn Lý luận văn học của khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, chấp nhận cho làm luận văn này. Luận văn của Đỗ Thị Thoan đã được chấm điểm 10, tức là điểm tuyệt đối, từ cách đây ba năm, nhưng không hiểu sao bây giờ lại có cả một làn sóng phê phán gay gắt luận văn này, với nhiều bài viết chỉ trích cả người làm, người hướng dẫn, lẫn người chấm và cơ quan chủ quản trong việc này.
Tại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đầu tháng 06/2013 vừa qua ở Tam Đảo, nhiều nhà phê bình văn học đã phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan, với giọng điệu “gay gắt, phẫn nộ”, đòi “xử lý trách nhiệm” của tất cả những ai có dính líu đến bản luận văn mà nhà nghiên cứu-phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu gọi là “một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối”. Có người còn nói rằng: “Đây là một luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động…”.
Về báo chí chính thức, tờ Quân đội Nhân dân số ra ngày 07/07, trong bài chính luận tựa đề “Một góc nhìn phản văn hóa và chính trị”, đã kịch liệt lên án bản luận văn của Đỗ Thị Thoan.
Theo báo Quân đội Nhân dân, các thi sĩ trong nhóm Mở Miệng đã dùng lối nói trong thơ nhằm “hạ bệ các thần tượng, giải thiêng lãnh tụ và các danh nhân... xúc phạm tình cảm của hàng triệu đồng bào ta đối với Bác Hồ kính yêu”.
Tờ báo cho rằng tập thơ của Nhóm Mở Miệng là “biểu hiện hết sức trắng trợn của những người tự nhận là ‘cách tân, đổi mới’ nhưng thực chất là mượn văn nghệ để làm ngọn cờ chính trị hòng lật đổ chế độ, thay đổi thể chế.”
Báo Quân Ðội Nhân Dân viết những câu như: “Tác giả còn tố cáo Đảng và Nhà nước ta bóp nghẹt tự do sáng tạo” và “Tác giả đã bộc lộ thái độ chính trị của mình thông qua việc ca ngợi những nhà văn ‘phản kháng’ như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương... để rồi xuyên tạc và kích động...” Ðỗ Thị Thoan còn bị tờ Quân Đội Nhân dân đả kích vì đã khen ngợi nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và so sánh với nhóm Mở Miệng.
Không chỉ luận văn bị đả kích như vậy, cô Đỗ Thị Thoan nghe nói còn bị chấm dứt hợp đồng giảng dạy ở khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, giáo viên hướng dẫn cô cũng bị thôi chức trưởng bộ môn.
Truớc việc luận văn của Đỗ Thị Thoan bị «đánh hội đồng» như vậy, một số nhà phê bình khác đã lên tiếng bênh vực cho cô. Chẳng hạn như ông Trần Đình Sử, Giáo sư tiến sĩ Lý luận văn học, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày 26/07 vừa qua đã viết trên trang blog của ông một bài tựa đề : «Cuộc phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hay là sự xung đột về khung tri thức và thế hệ?». Trong bài này, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng chiến dịch phê phán luận văn của Đỗ Thi Thoan và việc đòi «xử lý trách nhiệm» là một «cách hành xử quá nóng vội».
Giáo sư Trần Đình Sử
Giáo sư Trần Đình Sử viết : «Thông thường người ta chỉ xử lý sau khi đã nghị án rõ ràng, có người bào chữa, có ý kiến của đương sự. Đằng này tất cả đều làm rất nhanh, bên trên, sau lưng đương sự, thiếu các thủ tục dân chủ tối thiểu. Tại sao chúng ta không tổ chức đối thoại, nêu câu hỏi để yêu cầu nhà khoa học trẻ giải trình, mà chỉ cho phép phê phán, như là một tội lỗi đương nhiên không cần bàn cãi? Tại sao chúng ta lại hành xử một sự kiện văn hóa một cách thô bạo, y như hồi những năm 50, 60, khi chúng ta đang còn ít kinh nghiệm ?»
Giáo sư Trần Đình Sử nhắc lại : «Trong các thời trước đổi mới, làm thơ không vần như Nguyễn Đình Thi là bị cấm, coi là bất hợp pháp. Đổi mới thơ như Hoàng Hưng, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng cũng từng bị phê phán. Nhưng trong đổi mới thơ cũng có trung tâm và ngoại biên. Đổi mới kiểu Nguyễn Quang Thiều hôm nay được coi là trung tâm, nhưng khi mới xuất hiện, đối với một số người là ngoại biên, là thơ tây dịch sang thơ ta. Thơ của nhóm “Mở miệng” cũng là một thứ ngoại biên. Chúng ta có thể không thích nó, thậm chí ghét bỏ nó, nhưng nó vẫn là một phần, dù là rất bé nhỏ, rất phụ, đã lui vào quá khứ của quá trình văn học. Hiểu như thế mọi hiện tượng văn học ngoại biên đều đáng được xem xét, đều có ý nghĩa để soi sáng lịch sử văn học từ chỗ này hay chỗ khác. Vì vậy tạo ra vùng cấm trong nghiên cứu văn học là không nên.»
Trong một bài viết đăng trên mạng ngày 31/07, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng vụ đả kích luận văn Đỗ Thị Thoan đã đưa chúng ta «về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa». Trong bài viết này, nhà văn Nguyên Ngọc nhắc lại lời của tướng Trần Độ, Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương trước đây : «Trong nghệ thuật thường vẫn vậy, muốn có đỉnh cao mới thì bao giờ cũng phải có trường phái mới.»
Nhà văn Nguyên Ngọc
Nhà văn Nguyên Ngọc viết : «Nhắc lại chuyện này tôi không có ý nói rằng luận văn của Nhã Thuyên về một hiện tượng văn học bên lề đã là khẳng định một trường phái văn học mới, nhóm Mở Miệng đã là một trường phái văn học mới như anh Độ từng mong. Nhưng chỉ mới một hiện tượng hơi lạ như vậy, bàn về một hiện tượng hơi lạ như vậy, mà đã hô hoán cháy nhà um cả lên, rồi ngang nhiên trừng trị, cách chức …, thì liệu còn hy vọng chút gì thoát ra khỏi ao tù nữa. Thế mà chính những kẻ la làng ấy lại luôn miệng đòi hỏi đỉnh cao, đỉnh cao …». Ông khẳng định : «trường phái mới thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề».
Nhà văn Nguyên Ngọc còn chỉ trích hội đồng lý luận văn học nghệ thuật trung ương tự cho họ cái quyền «ban bố mọi thứ đúng sai về văn học nghệ thuật trên cả nước này», mà đứng đầu cái hội đồng ấy là mấy người « chẳng dính dáng gì và chẳng biết chút gì về văn học nghệ thuật cả ». Đối với nhà văn Nguyên Ngọc, đây quả là «một sự sỉ nhục to lớn đối với toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ».
Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội ngày 29/07, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, cũng cho rằng những người phê bình đả kích luận văn của Đỗ Thị Thoan chẳng hiểu gì về đề tài nghiên cứu của cô:
Nhà phê bình
Phạm Xuân Nguyên
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên : Về nhóm Thơ Mở Miệng, tôi cũng có thể nói rằng là phần lớn những người phê bình có thể chưa đọc hoặc không biết gì về nhóm này. Nhóm Mở Miệng bao gồm những người trẻ ở Sài Gòn, đều đã tốt nghiệp đại học.
Họ làm một thứ thơ trước hết là nhằm phản ứng lại những thứ thơ đang thịnh hành : thứ thơ du dương, véo von, hoặc thứ thơ không đi sát đời sống, ... Họ làm một thứ thơ mà bản thân họ tự nhận là «thơ dở», «thơ rác», «thơ nghĩa địa», thứ thơ nên «đào đất chôn đi». Họ thực hành một thứ thơ nhằm biểu lộ một thái độ. Thơ của họ có những bài tục, có những bài thơ nhại, tức là lấy một bài thơ quen thuộc, nổi tiếng, sửa đi một vài từ, thêm một vài từ, biến một bài thơ nghiêm túc thành một bài thơ cợt nhả.
Họ cũng biến tấu theo kiểu thơ tân hình thức, lấy một đoạn văn xuôi trong sách, sắp xếp lại và chú nguồn theo cuốn này, cuốn kia, theo bài thơ này, theo bài thơ khác. Có những bài thơ họ làm cho nó tục, vì đối với họ, cái tục cũng đáng nói như cái thanh.
Tất nhiên, thơ của nhóm này không được đa số chấp nhận và lại càng không được đăng và họ phải tự xuất bản, ra một nhà xuất bản gọi là nhà xuất bản Giấy Vụn. Việc tự nhận là «thơ nghĩa địa», đặt tên nhà xuất bản là «Giấy Vụn» đã cho thấy họ ý thức mình như đang ở bên lề, không phải là «dòng chính», không phải là «trung tâm», sẽ không được chấp nhận, nhưng họ làm như vậy. Có thể có những nhóm thơ khác ở Việt Nam hiện nay, cũng tự lưu truyền với nhau, nhưng không tạo ra được ấn tượng như nhóm Mở Miệng.
Ngay cái từ Mở Miệng cũng là xuất phát từ một câu trong Kinh Thánh : «Khởi thủy là lời», mà muốn có lời thì phải mở miệng mới nói ra được. Họ cũng hàm ý rằng có những tiếng nói khác, không được mở miệng, không được nói lên. Đây là một cách bày tỏ quan điểm của họ đối với cuộc sống hiện nay.
Nhóm Mở Miệng có quan điểm riêng của họ và họ thực hành trên cái quan điểm ấy. Số đông thì cảm thấy thơ mà tục thì cho là tục, thơ mà nhả cợt thì cho là thơ không nghiêm túc, là phá hoại những giá trị, thì tự nhiên là nó bị đặt ra bên lề, không thuộc dòng chính, không thuộc trung tâm, nhưng nó vẫn tồn tại.
Tất nhiên thơ của họ không được in, không được đọc công khai tại các buổi đọc thơ, đêm thơ, ngày thơ, nhưng họ thực hành trong nhóm của họ và cũng có những độc giả của họ. Bằng chứng là khi nói đến Nhóm Mở Miệng là người ta biết. Các tập thơ tự xuất bản của họ vẫn được chuyền tay nhau, người ta vẫn đọc. Có những người phê phán, nhưng cũng có những người thích. Có những người chia sẽ, ủng hộ đường lối của họ, hoặc có thể không đồng tình với những bài thơ đó, nhưng xem đấy là một cách bày tỏ thái độ. Và như vậy nó trở thành một hiện tượng.
Cô Đỗ Thị Thoan-Nhã Thuyên chọn nó làm đề tài luận văn thạc sĩ là đúng đề tài, vì nó đã trở thành một hiện tượng văn học, một hiện tượng có thể giúp chúng ta khảo sát các mối quan hệ giữa trung tâm với bên lề, với ngoại biên. Tên của luận văn là “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Tức là cô lấy nhóm Mở Miệng làm đối tượng khảo sát và coi cách thức của họ như là thái độ của những kẻ bên lề, đặt họ không tổng thể văn hóa của đời sống xã hội. Đề tài này đã được tổ bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Văn, Đại học Hà Nội chấp nhận cho làm và cho bảo vệ.
RFI: Thưa ông, luận văn này đã được bảo vệ và chấm điểm từ cách đây ba năm, sao bây giờ lại rộ lên phong trào đả kích gay gắt như vậy?
Phạm Xuân Nguyên: Theo quy định, khi luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ được bảo vệ rồi thì phải nộp văn bản vào thư viện và bất kỳ ai đều có thể được tiếp cận như một tài liệu tham khảo. Luận văn của Đỗ Thị Thoan cũng vậy. Ai cũng có thể tiếp cận với luận văn đó và khi tiếp cận, có thể có người không đồng ý với những điểm nào đó, thì họ có thể nói lên. Nhưng anh phải nói lên dưới góc độ khoa học và phải tìm hiểu kỹ càng.
Không hiểu sao bây giờ lại rộ lên phong trào đánh đấm luận văn của Nhã Thuyên, bắt đầu từ bài của Nguyễn Văn Lưu. Ông Lưu nếu tiếp cận được bài luận văn đó, thì có quyền viết phê bình, nhưng phải (phê bình ) dưới góc độ khoa học, vì đây là một luận văn khoa học, đã được hội đồng chấm. Nhưng ở đây, người ta đã vội hô hoán lên cho rằng rằng luận văn này ca ngợi một loại «thơ dở», «thơ tục», «thơ phản động», thế mà lại được chọn làm đề tài khoa học, mà lại được chấm điểm 10. Phê phán như thế đã là nhầm lẫn rồi.
Rồi lại còn quy kết về mặt chính trị, xem đây là một luận văn khoa học trá hình để «giải thiêng», hô hào «chống đối phản kháng». Họ nhầm lẫn một cách sơ đẳng, đó là nhầm lẫn giữa đối tượng với người nghiên cứu đối tượng. Những câu thơ được trích ra đó là để người làm luận án phân tích, lý giải vì sao nhóm Mở Miệng làm thơ tục, làm thơ nhại. Người ta không để ý đến điều đó và sau đó một loạt bài cũng phê phán như vậy.
Theo tôi nghĩ, có thể những người phê bình đã không tiếp cận đầy đủ, chưa được đọc nhiều về thơ Mở Miệng. Đó là một điều tối kỵ trong phê bình, khi mà anh chưa tiếp cận với văn bản. Như vậy, thứ nhất, những người phê bình luận văn của Nhã Thuyên lấy các cứ liệu được dẫn ra để phê phán người phân tích cứ liệu, thứ hai là họ không trực tiếp đọc văn bản gốc.
Theo chỗ tôi biết, luận văn của Đỗ Thị Thoan, sau khi dấy lên như thế này, tạm thời không được tiếp cận nữa. Nhưng những người viết bài phê phán đều nhận được luận văn để đọc. Như vậy họ cũng chỉ mới đọc luận văn, rồi từ đó quy kết không chỉ người làm, mà cả người hướng dẫn là phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, phê phán cả khoa Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, rồi còn đòi hội đồng «thẩm tra lại» luận văn này, xét lại người hướng dẫn, và còn kêu lên rằng tại sao một cơ sở đào tạo như Đại học Sư phạm mà lại cho làm một đề tài như vậy. Phê phán như vậy là vượt quá giới hạn chuyên môn.
Có người còn đặt câu hỏi: Một người ngoài ngành, ngoài chuyên môn đó chỉ mới nêu lên một ý kiến, thì đó chỉ mới là một ý kiến thôi, thế mà mọi người đồng thanh theo ý kiến đó, rồi buộc người ta phải thay đổi quyết định, thay đổi hội đồng đó. Thế thì đâu là sự tôn trọng học đường? Đâu là sự tôn trọng người làm khoa học?
Cho nên có người nói rằng vụ vừa rồi giống như là một vụ Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai. Bỗng nhiên có đến hàng chục bài viết chỉ trích đó là một bản luận văn «mơ hồ», «sai lầm», «có ý hướng chính trị». Phê phán như vậy trước hết là hoàn toàn không đúng với tinh thần dân chủ trong khoa học và không đúng với tinh thần chính trị của xã hội ngày nay.
RFI: Qua việc đả kích nặng nề bản luận văn của Nhã Thuyên, phải chăng người ta muốn nhắm đến những xu hướng văn học đi ra ngoài khuôn khổ cho phép?
Phạm Xuân Nguyên: Theo tôi nghĩ, việc phê phán mạnh mẽ, dữ dội, gay gắt luận văn của Đỗ Thị Thoan - Nhã Thuyên là vì cô nghiên cứu về một đối tượng «nhạy cảm». Toàn bộ vụ việc này, cũng như trước đây, khi có phê phán, đánh đấm gì đấy, thì người ta thường nhìn từ góc độ chính trị. Trong con mắt của chính quyền, nhóm Mở Miệng biểu hiện cho một sự bất an về chính trị. Bản thân anh Bùi Chát, người phụ trách Nhà xuất bản Giấy Vụn, đã từng bị bắt.Những người trong nhóm cũng bị bị gọi lên công an. Họ không nhìn nhóm đó như một hiện tượng văn học, mà xem như một hiện tượng chính trị.
Những bài viết phê phán vẫn theo tinh thần truyền thống của những bài viết phê phán các tác phẩm văn hóa theo hướng quy chụp về mặt chính trị. Đầu thế kỷ 21 rồi, gần 15 năm của thế kỷ này rồi, mà đọc lại (những bài viết đó) tôi vẫn còn thấy rùng rợn, lo ngại, như cách đây nửa thế kỹ. Toàn là những lời quy chụp!
Nếu có những bài phê bình như vậy, thì mọi việc (lẽ ra) vẫn bình thường, tôi có thể tiếp thu, nghiên cứu ý kiến của anh. Nhưng ở đây, dường như có lệnh từ trên dội xuống, bắt phải họp, bắt phải kiểm điểm, bắt đầu từ cái bài phê bình của ông Nguyễn Văn Lưu. Trước đó, ông có viết một loạt bài trên tờ Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh mấy kỳ liền. Sau đó, tại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đầu tháng 06/2013 vừa qua, mà tôi cũng là đại biểu tham dự, Nguyễn Văn Lưu cũng lên đọc bài đó, nói về hiện tượng này và cũng hô hoán lên giống như vào thời kỳ đổi mới, nào là «lật đổ thần tượng», nào «chống đối», nào là «chính trị».
Khi tôi đăng ký phát biểu, tôi cũng đã nói ngay kiểu phê bình đó là phê bình «chỉ điểm», tức là bới móc ra để trấn áp, bắt bớ hoặc có biện pháp mạnh. Đây không phải lần đầu tôi nói với ông Lưu như vậy. Tháng Tư năm ngoái, cũng tại một cuộc hội thảo về nâng cao lý luận phê bình văn học, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà Nội, tôi cũng là một đại biểu được mời, Nguyễn Văn Lưu hôm đó cũng đọc một bài về kinh nghiệm phê bình văn học, qua một trường hợp văn học cụ thể, đó là hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, phê bình văn học Nguyễn Huy Thiệp hồi mới đổi mới, khi Nguyễn Huy Thiệp mới xuất hiện.
Ông ta khẳng định rằng những bài viết về Nguyễn Huy Thiệp cho thấy những người ủng hộ Thiệp hoạt động có tổ chức, có người ra chủ trương, có người vạch đường hướng, phân công người này, người kia viết bài tâng bốc, ủng hộ Thiệp. Phe chống đối Thiệp lúc đó cũng cho rằng Thiệp muốn «lật đổ thần tượng», «bôi nhọ dân tộc». Cũng tại diễn đàn đó, khi phát biểu, tôi cũng đã nói ngay rằng lối phê bình của Nguyễn Văn Lưu là phê bình «chỉ điểm». Cái từ «chỉ điểm» tôi đã nói ngay từ hội thảo tháng 04/2012, cho đến hội nghị vừa qua ở Tam Đảo tôi đã nhắc lại từ này khi nói về bài phê bình của Nguyễn Văn Lưu.
Vừa rồi, giáo sư Trần Đình Sử cũng đã có một bài viết cũng rất hay, gọi đó là lối phê bình «kiểm dịch», giống như kiểm dịch thịt lợn. Thịt lợn bị đóng dấu bệnh là không được tiêu dùng. Bây giờ có kiểu phê bình «kiểm dịch», tức là đóng dấu vào các tác phẩm văn học, nhưng bất chấp phẩm tính của văn học tác phẩm. Giáo sư Trần Đình Sử cũng kết thúc bài viết bằng một câu rất hay : «Đó có thể đó cũng là một lối phê bình, nhưng đó không phải là phê bình văn học». Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Giáo sư Trần Đình Sử. Tất cả những bài đánh đấm luận văn của Nhã Thuyên không phải là phê bình văn học.
RFI: Xin cám ơn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.
- Viện Khổng Tử hay cuộc xâm lăng văn hóa Trung Quốc Thanh Phương Phỏng vấn
- Luận văn Đỗ Thị Thoan, một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai Thanh Phương Phỏng vấn
- Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
- Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
- Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
(Lê Xuân Quang)
- Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
- Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)
- Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)
- Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)
- Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |