|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Hai trận tuyến (Hà Minh Tuân),
NXB Văn học 1986
(Kỷ niệm ngày giỗ thứ 19 của nhà văn Hà Minh Tuân (10.3.1993 – 10.3.2012), 93 năm ngày sinh (10.2.1919 – 10.2.2012)
Cùng thời với "Thằng (thất) Phu", một nhà văn khác có số phận còn bi thảm hơn Phù Thăng: "Ăn đòn hội chợ" của những nhà phê bình (cả chuyên nghiệp lẫn đang tấp tểnh học nghề) và một số nhà văn cơ hội khiến cuộc đời ông bị hủy diệt. Đòn hội chợ mà dân ta gọi nôm na bằng một cái tên khác ‘’hình tượng’’ hơn: Đánh hôi!
Ðánh hôi là một động từ kép được ghép bởi 2 động từ: Ðánh và Hôi (của).
Đánh thì đã rõ.
Còn Hôi là thế này:
1 – Hôi… của – (xúm vào lấy, cướp) tài sản của người xấu số nào đó không có khả năng tự vệ, không được pháp luật che chở.
Thí dụ: Lấy, cướp – tài sản của địa chủ – người bị các ông bà lãnh đạo đội (quy sai) hồi miền Bắc tiến hành Cải Cách Ruộng Đất theo mô hình, phương pháp của Trung Quốc. Cuộc Hôi của được gọi bằng cái tên mĩ miều: Chia quả thực.
2 – Hôi, mót… cá , tôm (động vật), thóc, đỗ, lạc (ngũ cốc…).
Vào gần Tết Nguyên đán, mùa màng đã thu hoạch, trên ruộng vẫn vương vãi ít thóc lúa hoa mầu… người nghèo đi mót (nhặt) về chống đói.
Nhà có ao hồ, tiến hành tát ao bắt cá ăn tết (…). Dân không có ao thèm cá nhưng không có tiền mua , thấy ao tát cạn họ ào xuống bòn mót những con cá mà chủ ao để sót… Nhưng nếu xông vào chỗ chủ ao chưa thu hoạch mà bắt cá thì hành động này gọi là HÔI (cướp).
Hôi ghép vơi Đánh – thành Đánh Hôi, trở thành Danh – Động từ diễn đạt sự ẩu đả do nhiều kẻ vô công rồi nghề xúm vào đánh nạn nhân (…) chỉ để thỏa cơn bực bội, đã cơn "khát máu" của cá nhân mình!
Trường hợp khác: Một người đang đi trên đường, trầm lặng suy nghĩ hay bức xúc về một vấn đề gì đó… Bỗng có tiếng hô thất thanh: Kẻ cắp! Ðột nhiên ông kia thấy vài ba người xông tới đấm đá mình túi bụi rồi sau đó cả bầy xúm vào nện "tên kẻ cắp". Người bị nện gào lên: Không phải tôi…oan tôi qúa ! …
Mặc kệ, bọn người kia cứ tiếp tục... "tẩn thật lực"! Nạn nhân chỉ còn bất lực, tự nhủ: "chớ chống cự"! Đứng nguyên cho họ đánh, nếu không sẽ bị đám người đang "lên cơn điên" đánh chết, đành chỉ dơ hai khuỷu tay lên che đầu để tránh những cú đấm giáng vào bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Bỗng… lại cũng đột nhiên – có tiếng ai đó nói to: Không phải người này… kẻ cắp là tên kia!
Đám người vội vã bỏ nạn nhân (…), xông tới tên "ăn cắp thứ thiệt"!
- Nhưng…
Nhưng, tên "ăn cắp thứ thiệt" đã lặn không sủi tăm, còn "bọn đánh hôi", ngỡ ngàng… vả lại đã thoả cơn điên, thừa dịp lẳng lặng "biến", trơ lại một thân thể "tơi bời xác xơ", đứng ngơ ngác, "ngu ngơ" trên đường phố, giữa Hà Thành ngàn năm văn hiến…
Xuân Sách miêu tả, họa lại chân dung này bằng 4 câu lục bát:
Bốn mươi tuổi mới Vào Đời
Ăn đòn hội chợ, tơi bời xác xơ
Giữa Hai Trận Tuyến ngu ngơ
Trong Lòng Hà Nội bây giờ ở đâu?
Đọc lên, nghe thấy tên các từ: Trong Lòng Hà Nội (tiểu thuyết – 1957), Hai Trận Tuyến (tiểu thuyết – 1960), Vào Đời (tiểu thuyết – 1962), là 3 đầu sách có tiếng vang trên văn đàn Việt Nam ở cuối những năm năm mươi, đầu 60 thế kỉ 20 của nhà văn Hà Minh Tuân (ông viết tiểu thuyết Vào Đời lúc 40 tuổi).
Hà Minh Tuân sinh tại Kim Động, Hưng yên, bắt đầu hoạt động bí mật trong phong trào Thanh niên Cứu quốc ở Hà Nội từ năm 1943. Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông tham gia hăng hái. Toàn quốc kháng chiến, HMT tiếp tục lên đường đi kháng chiến chống Pháp.
1954 – cuộc chiến chống Pháp kết thúc, hòa bình lập lại, trở về Hà nội , Hà Minh Tuân mang quân hàm Trung tá. (Thời đó hàm Trung tá rất ít nên rất danh gía), được bổ nhiệm làm giám đốc nhà xuất bản Văn Học. Ông không cùng nhiều văn nghệ sĩ tham gia nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm, mà bắt tay sáng tác Văn học, đi vào đề tài mới mẻ : Xây dựng XHCN ở miền Bắc. Ông tin vào khả năng, uy tín chính trị, sự quen biết giới chức quyền trong guồng máy hành chính của chế độ, có quan hệ mật thiết với cấp trên và giới Văn – Nghệ – Sĩ đương thời . Tưởng đó là vị trí đảm bảo cho ngòi bút mình thoả sức tung hoành, Hà Minh Tuân đi vào mảng đề tài nóng bỏng của xã hội Việt Nam sau khi Đại hội ĐLĐVN III kết thúc (1960), miền Bắc đã ổn định, cuộc chiến vơi miền Nam chưa thực sự bắt đầu…
Hai tiểu thuyết Trong lòng Hà Nội và Hai Trận Tuyến, viết về đề tài kháng chiến chống pháp của quân dân Hà Nội được dư luận đương thời đánh gia cao, bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Như được khích lê, ông mạnh bạo khai thác mảng đề tài xây dựng xã hội mới thông qua Tiểu thuyết Vào Ðời. HMT không hề né tránh hiện thực, không bóp méo hay thổi phồng các sự kiện mà phản ảnh trung thực cuộc sống vốn có, đang diễn ra hàng ngày trong xã hội, đưa các "hiện thực khách quan, nóng bỏng" vào các trang viết của mình. Vào Đời là tác phẩm do một nhà văn có uy tín, có tài, viết về công cuộc xây dựng XHCN. Có thể nói trước đó đến thời điểm này, rất ít nhà văn dám tái hiện sư thật (dưới lăng kính của một nhà văn tài năng, dũng cảm) đưa những tệ nạn, những bất cập đang diễn ra trên mặt bằng xã hội vào trang viết. Theo những bài phê bình thời đó kết tội : Dưới nhãn quan "lệch lạc" của tác giả, Tiểu thuyết Vào Đời "bóp méo hiện thực", "Bôi xấu chế độ"!…
Khi cuốn sách được phát hành rộng rãi, ”Những lính gác trung thành của nền văn hóa – văn nghệ cách mạng” – nhưng người cực đoan – như những con "quái điểu" đánh hơi, nhìn thấy con mồi đang "ngu ngơ", từ trên trời chúng lao xuống xé xác con mồi: Gán cho Hà Minh Tuân đủ mọi tội, mặc dù cả cuốn sách chủ yếu ca ngợi cuộc sống mới, ngoại trừ một số đoạn ông viết quá "Tả chân", vượt khỏi nguyên tắc sáng tác được quy chuẩn hóa bằng nguyên lý mơ hồ "Văn học hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa" (chỉ ca ngơi, không phê phán).
Sau khi nhóm NVGP bị trù dập, làng Văn Nghệ miền Bắc "tang gia bối rối", không còn ai dám ho he. Đột nhiên có một nhà văn, cán bộ văn hóa trung cao cấp ”đầu têu”, khởi xướng viết sách ”bôi xấu chế độ”. Thế là hàng loạt bài phê bình xuất hiện trên các tờ báo cả văn ho.c lẫn không văn học. Phê bình thì ít,’’đao to, búa lớn’’, chửi rủa, quy chụp thì nhiều, lại bịt miệng không cho tác gỉa thanh minh tự bào chữa. ”Đòn hội chợ.”, đòn đánh hôi – "trói vào mà đánh"… giáng xuống đầu nhà văn Hà Minh Tuân. Trận đòn thù quá độc ác, dữ dội. Theo một nhà phê bình: Cuốn Vào Đời chỉ dầy hơn 200 trang, nhưng số bài phê bình cộng lại gấp mấy chục lần độ dầy của Vào Đời. Tác giả cùng đứa con tinh thần được lấy làm ”Điểm” trừng phạt: Truất chức gíam đốc nhà Xuất bản cùng rất nhiều hệ lụy mà HMT phải gánh chịu (…). Ông tay trắng trở về sống mòn mỏi, u uất, nghèo đói, âm thầm trong ghẻ lạnh của chế độ…
Có lẽ câu kết của Thơ Chân Dung làm lay động lòng người đọc đối với một tác giả có công với văn học Việt Nam ở buổi đầu đất nước hòa bình khiến một phóng viên của báo Tiền Phong nẩy ý đi tìm tung tích Hà Minh Tuân xem tác gỉa Vào Ðời "bây giờ ở đâu", mà hàng chục năm im hơi lặng tiếng?
Tìm mãi… vẫn không ra vết tích, anh đành bắt đầu từ việc đọc những tư liệu về nhà văn, tìm hỏi bạn bè, thân nhân của ông… cuối cùng đã tìm thấy: Tác giả Vào Đời đã sống và… chết ở một căn nhà nhỏ cũ xưa, chìm nghỉm trong khu phố cổ tàn lụi giữa Hà Thành. Bài báo đăng trên chuyên mục ”Đời sống Văn Học” của tờ Tiền Phong Chủ Nhật, đã gây cho người đọc niềm xúc động sâu sắc. Người đời thương xót cho số phận nhà văn! Chỉ vì ông có những trang viết đi tiên phong trong việc phản ánh chân thực về cuộc đời mà phải lãnh nhận hậu quả tệ hại. Điều đáng chú ý: Kẻ đưa ông "lên đoạn đầu đài" chính là những nhà lí luận phê bình văn học! Sự hủy diệt còn biểu lộ: Ngay cả trong Tư điển Wikipedia cũng không hề có một dòng viết nào về từ khóa Hà Minh Tuân – người còn nổi tiếng hơn cả Phù Thăng ở cùng giai đoạn (1962)!
Người đi đầu – người khai phá cái mới bao giờ cũng là người gánh chịu hung hiểm. Trong chiến đấu, người dẫn đầu đoàn quân là kẻ chịu hứng đạn đầu tiên. Liên tưởng tới bây giờ càng thấy rõ: Ngày 7.4.2009, Phó tổng biên tập báo Du Lịch cho đăng Tạp bút Tản Mạn Ðảo Xa của Trung Bảo viết về đề tài Hoàng Sa – Trường Sa của tổ quốc… ngay lập tức Du Lịch bị đình bản (có thời hạn), phó TBT bị cách chức! Thế nhưng hơn 8 tháng sau – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại khuyến khích báo chi đề cập, viết về đề tài này… Rồi các chức sắc của chính thể tiếp tục nói… Tưởng những người đứng đầu chế độ nói – có thể tin, nhiều người hăng hái thực hiện việc bày tỏ lòng yêu nước… Nhưng …(lại nhưng) nhiều người trong số họ đã nhận lãnh hậu quả: Bị hành hung, bị lăng nhục bằng cách đưa vào trại "Phục hồi nhân phẩm", thậm chí vào tù…
Đây chỉ là những thí dụ nhỏ. Còn biết bao thí dụ "tầy đình" khác mà bài viết này không thể thống kê xuể… Người chiến sĩ "không tiêc mạng mình/ đi đầu trong mọi cuộc xung phong" (thơ Chế Lan Viên Ai – Tôi) – phải chịu hy sinh. Bù lại, lịch sử sẽ ghi danh họ vào hàng ngũ những người thông minh, tài năng, dũng cảm "Cầm cờ chạy trước thời đại và đồng loại"! Hôm qua – Hà Minh Tuân, Phù Thăng, Việt Phương (Văn nghệ), Trần Xuân Bách, Trần Độ, Hoàng Minh Chính…(chính trị), Kim Ngọc…(Kinh tế)… và hôm nay: Các Văn nghệ sĩ, các nhà báo, Luật sư, Tiến sĩ – nhà khoa học… cùng nhiều người khác có hành động tưong tự, cũng nhận lãnh hậu qủa! Ðây là "nghiệp chướng" mà Văn Nghệ Sĩ, Chính khách, Trí thức chân chính thường hành xử. Hết thế hệ này đến thế hệ khác – những người con thân yêu của tổ quốc, tự nguyện đi vào "vùng xoáy của cơn lốc" dù biết chắc sẽ phải gánh chịu tai họa…
Sau này, khi nói tới giai đoạn văn học của thập niên sáu mươi, những "lính gác trung thành", mẫn cán (đến cực đoan) của giòng văn chương Hiện thực XHCN – coi các cuốn: Đống rác cũ (Nguyễn Công Hoan), Vào Đời (Hà Minh Tuân), Phá Vây (Phù Thăng), Mở Hầm (Nguyễn Dậu)… là ”Những đứa con hoang, lạc loài" của những "Người cha phóng túng”. Theo họ – những nhà văn được sống dưới chế độ XHCN tốt đẹp, được thực tế cách mạng "gíao dục, cải tạo", lẽ ra phải tiến bộ hơn lớp nhà văn tiền chiến, ngược lại đã không tiến lên (viết phục vụ đườn lối chính tri.), mà họ còn nhiễm độc, quay lại, bước vào "vết chân" của những nhà văn nghiện ngập, trụy lạc thời thực dân xâm lược, phong kiến hủ bại. Một số nhà văn khác đứng nhìn, run sợ trước tại họa của các đồng nghiệp rồi tự xỉ vả mình, coi tác phẩm đã viết là những đứa "con hoang". Tệ hơn: Có người đã tư tay "giết con", người khác sám hối, rồi thì thầm: Sở dĩ tôi còn tồn tại là do biết… sợ!
Cha đẻ của những đứa con "lạc loài" (tác phẩm viết đi ra ngoài khuôn mẫu của cái vòng "Kim cô") – tất bị "Trời… phạt"! (1). Họ buộc phải sáng tác theo nguyên lí "Văn học hiện thực XHCN", thực chất là thứ: "văn học cúng cu", "Văn học thổi phồng", "Văn chương minh Họa"…
Nguồn gốc chủ yếu gây ra những tấn bi kịch – bi thảm trong văn trường Việt Nam là do phương pháp sáng tác đã được định hướng, đám nhà Văn háo danh, một số kẻ cơ hội, cực đoan trong Lý luận phê bình (…) ra sức "bới bèo ra bọ", thực hiện ý đồ nhằm tâng công hòng gặt hái tấm bằng, cái danh hão cùng chức tước bổng lộc, trong đó không thiếu kẻ chỉ thuần túy: Đạp lên đầu bạn bè, đồng nghiêp để đạt mục đích "Vinh thân, phì gia"!
20.03.2012
© L.X.Q
© Đàn Chim Việt
(1) Trong Chân dung nhà văn – Xuân Sách vẽ chân dung Nguyễn Công Hoan:
"Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi chưng Tranh tối – Bác nhầm thôi
Bới tung Đống rác nên trời phạt
Trời phạt chưa xong, bác đã cười"
Kép Tư Bền (Truyện ngắn); Tranh tối tranh sáng; Đống rác cũ (Tiểu thuyết) của nhà văn Ngyễn Công Hoan.
Cùng thời, cũng bị nạn tương tự như HMT (TT Đống rác cũ), nhưng vì có con trai (Nguyễn Tài, cán bộ cao cấp bên bộ Công An), em trai Lê Văn Lương, (Ủy viên dự khuyêt Bộ Chính Trị khóa III) – chống lưng nên dù "Trời có Phạt" – Bác Kép của văn trường Việt Nam đã… (vẫn cứ) cười!
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ Lê Xuân Quang Nhận định
- Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
- Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
- Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
(Lê Xuân Quang)
- Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
- Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)
- Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)
- Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)
- Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |