|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Kịch tác gia Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh, cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ chết trong một “tai nạn giao thông” vào ngày 29/8/1988
Lưu Quang Vũ vút lên như một cây măng non trở thành ngay cổ thụ giữa sân khấu Hà Nội với hai mươi vở kịch nói. Hơn một nửa số này được chuyển thể Cải lương diễn khắp Nam Bắc và được xem như những tác phẩm thành công nhất từ 1975 đến 1998. Và từ bấy tới nay chưa có một kịch nào làm lãnh tụ Hà Nội hốt hoảng như vở Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ.
.....
Xuân Quỳnh làm lại cuộc đời với một chàng trai nghèo bơ vơ thất nghiệp nhưng có một tâm hồn sáng chói. Đó là kịch tác gia trẻ Lưu Quang Vũ. Xưa kia ở bên Pháp, nữ sĩ George Sand có hai con, nổi tiếng như cồn, yêu nhạc sĩ Fédéric Chopin trẻ hơn bà ta sáu tuổi và cũng bệnh hoạn như Lưu Quang Vũ, những mối tình của hai nghệ sĩ này đã để lại những tác phẩm bất hủ cho đời. Tôi muốn nói tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã giúp cho Lưu Quang Vũ như một yếu tố quyết định thành công. Vì chính cuộc đời nghệ thuật của Lưu Quang Vũ đã giúp cho Xuân Quỳnh nguồn thi hứng, đã lắp cánh cho thơ của Xuân Quỳnh.
Với bàn tay Xuân Quỳnh, chàng trai Lưu Quang Vũ thấy hạnh phúc tràn trề. Tác phẩm Lưu Quang Vũ nở rộ như hoa xuân và Lưu Quang Vũ trở thành soạn giả số một của Hà Nội. Cặp vợ chồng nghệ sĩ Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh được hoan nghênh khắp cả nước trong vòng ngót mười lăm năm. Thơ và kịch Quỳnh Vũ hiên ngang đi song song vào vân học nghệ thuật, riêng kịch Lưu Quang Vũ đã lên tới đỉnh cao nhất của sân khấu Việt Nam xã nghĩa.
Lưu Quang Vũ là ai? Vũ là con của nhà soạn tuồng Lưu Quang Thuận, người Quảng Nam. Thân mẫu của Vũ là hoa khôi Quảng Nam. Thời đó anh Lưu Quang Thuận là ủy viên Ban Chấp Hành Hội Sân Khấu Việt Nam. Tôi thường gặp anh đến trụ sở Hội Nhà Văn. Đôi khi anh đèo trên poọc-baga một chú bé hiền khô. Không ngờ đó lại là một kịch tác gia đại tài sau này: Lưu Quang Vũ. Nhưng than ôi! Chữ tài liền với chữ tai một vần!
Từ khi tôi đi B (vượt Trường Sơn), không gặp lại anh Thuận và cậu bé nữa. Rồi tôi dông về Sài Gòn. Rồi qua Mỹ. Bỗng một hôm đọc tin, tôi thấy "tai nạn xe hơi" xảy ra cho vợ chồng nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và kịch tác gia Lưu Quang Vũ tại cầu Phú Lương cách Hải Phòng chừng mười cây số, giết luôn đứa con ba tuổi của anh chị, bé Quỳnh Thơ. Xe của anh chị đang chạy trên cầu thì một xe tải hạng nặng môlôtôva cán lên chiếc xe nhỏ. Quỳnh và Vũ đi đâu để bị "tai nạn" vậy? Một tai nạn có dự đinh trước của Thiên Lôi? Đó là một tai nạn khủng khiếp nhất từ trước tới nay cho giới văn chương nghệ thuật - Rồi im luôn, không thấy báo chí đưa thêm tin gì về "tai nạn" kỳ quái này!
.....
Nguồn: Kệ sách Học xá
Tôi xem vở kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt ở hải ngoại sau khi Lưu Quang Vũ bị tai nạn ở Phú Lương. Và tôi nghĩ ngay rằng cậu bé này là một thiên tài. Rủi ro thay, thiên tài ấy lại sinh ra trên đất Việt Nam xã nghĩa. Tôi đã xem vài ba vỏ kịch của Berthold Bretch (người Đức) diễn ở nhà hát lớn Hà Nội. Tôi không "sợ" lắm! Và bây giờ tôi tiếc Lưu Quang Vũ. Tói thực sự thương tiếc Lưu Quang Vũ tác giả Hồn Trương Ba Da HàngThịt. Chỉ Xem một vở này thôi, tôi cũng có thể nói Lưu Quang Vũ là thiên tài. Và Mác Lê có tái sinh cũng lấy làm xấu hổ cho cái chủ nghĩa duy vật ma quái của mình.
Đau đớn thay! Bọn đồ tể Hà Nội, trong khi phá tan đất nước, đã giết những nghệ sĩ dân tộc không gớm tay. Một chiếc xe vận tải mười bánh cán nhẹp một chiếc xe con cóc trên đó có hai đóa hoa hồng đang độ mãn khai đang xòe cánh che chở cho một đóa hoa búp.
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt là một mũi tên bắn thẳng vào trái tim bịp của Cộng Sản Việt Nam và gây một vết tử thương cho chủ nghĩa Cộng Sản. Vì thế bọn Cộng Sản Hà Nội mới giết nhà nghệ sĩ trẻ thiên tài này.
Tôi xin kể tóm tắt 1ại vớ kịch này để bà con nào chưa xem cũng có thể biết qua nội dung.
Anh hàng thịt Trương Hợi chết. "tức tửi" vì ăn năm dĩa tiết canh và uống một hũ rượu. Một anh lái heo và một bà chủ nợ đến đòi tiền thì bi kẹt trong nhà. Mấy người này còn đang lo mua hòm và tìm cách đòi tiền thì anh hàng thịt bỗng sống dậy. Vợ anh ta mừng rỡ ôm quàng anh ta nhưng bị đẩy ra - vì xác hàng thịt nhưng hồn lại là Trương Ba - một ông đồ nho ngoài năm mươi tuổi trong lúc anh hàng thịt mới ba mươi.
Vợ Trương Ba tới thì anh hàng thịt lại âu yếm với cử chỉ vợ chồng. Vợ anh hàng thịt đẩy vợ Trương Ba ra nhưng cuối cùng thì anh Trương Ba da hàng thịt lại theo bà vợ về nhà.
Nhưng chuyện đâu đã yên. Về đến nhà thì chính Anh hàng thịt lại nhìn thấy bà Trương Ba quá già. Hai vợ chồng đang đốp chát với nhau thì thằng Vinh con trai của Trương Ba, bằng tuổi anh hàng thịt lại can thiệp và bênh mẹ nó!
Nó bảo:
- Nếu con mà thay hình đổi dạng được như bố thì con làm giàu. Vì lính lệ ở đây đều biết mặt con là tên buôn lậu khét tiếng!
Trương Ba bảo buôn lậu là bất lương. Vinh đốp trả:
- Bất lương nhưng tiền buôn lậu nuôi cả nhà này.
Ông bố nổi giận tát tai con. Nó bỏ nhà ra đi buôn lậu tiếp. Lý trưởng và cai tuần đến bắt tội bà Trương Ba là "lấy chồng của cô hàng thịt." Bà Trương Ba bảo:
- Đây là Trương Ba, ông đồ.
Lý trưởng bèn đem sách ra cho Ông đồ Trương Ba đọc thì ông ta đọc xuôi rót hết! Nhưng ông lý trưởng xem sổ thì thấy rõ là Trương Ba đã chết từ lâu. Đây là anh hàng thịt với cái sẹo dấu líêng sau lưng do cô hàng thịt khai báo. Vi thế lý trưởng bắt buộc bà Trương Ba phải trả chồng lại cho cô hàng thịt.
Bà Trương Ba phản đối nhưng lý thưởng cứ phép thi hành. Giữa lúc đó thì thằng Vinh về đưa bạc ra lo lót cho lý trưởng thì ông này xử lại: Chìm xuồng! Nghĩa là ông đồ Trương Ba da hàng thịt phải ở bên nhà cô hàng thịt đến nửa đêm mới được về nhà với bà Trương Ba. Tuy bị mất phần nhưng bà Trương Ba cũng còn được chút xơ múi. Chứ nếu không nhờ nén bạc (của thằng Vinh) đâm toạc tờ giấy (của lý trưởng) thì bà Trương Ba mất cả cành đa lẫn củ đa.
Ông Trương Ba bàng hoàng trước sự phán xét của lý trưởng và mở mắt ít nhiều trước công việc của thằng Vinh. Không có nó, cái tâm hồn cao quí của ông sẽ chí dùng để thọc huyết heo và phụng sự cho cô gái tầm thường bán thịt heo, chỉ biết đâm họng và chặt đầu chặt chân... heo.
Đứng trước cảnh đắp chăn chung với kẻ thù, bà Trương Ba không sống được bèn cãi lộn với ông chồng một mẻ. Bà bảo ông đổi dạ thay lòng. Đêm nào cũng đi, rồi cô hàng thịt lại còn sang đây đú đởn với ông nữa. Ngôi nhà này sắp cột đổ kèo xiêu, bên thềm cỏ mọc tới đầu. Ngôi vườn chan mồ hôi nước mắt của tổ tiên để lại cũng sắp đem ra bán. Bà phải di để khỏi phải trông thấy cảnh đau lòng.
Còn ông thì bảo:
- Cái nhà này không phải là nhà tôi! Cả tiếng nói của tôi cũng không còn là của tôi nữa! Tôi chỉ dám nói khẻ thôi chớ không dám nói lớn!
Bà bảo:
Ông có la to cũng không ai nghe. Chỉ vô ích thôi!
Ông nơi:
- Người ta đã cướp mất quyền của tôi hồi nào tôi cũng không hay!... Tôi đã mất hết bạn bè rồi. Bây giờ đến vợ tôi mà cũng bỏ tôi.
Rồi bà đi không chút do dự. Cháu nội ông, tám, chín tuổi xuất hiện. Ông mừng quá giang tay ra chạy đến, miệng kêu "Cháu!" và định ôm quàng lấy nó với bao mến thương. Nhưng con bé né qua và lùi lại xua tay, lắc đầu:
- Không! Không! Ông không phải là ông nội tôi. Ông nội tôi chết lâu rồi. Khi ông còn sống chiều nào ông cháu cũng múc nước tưới vườn.
Ông vỗ ngực rên rỉ:
- Chính ông, ông là ông nội của cháu đây!
Con bé vẫn xua tay:
- Không phải. Tay ông nội tôi cầm bút, ngón nhỏ thon chớ không to xồ như tay ông. Bàn tay của ông đã làm chết những mầm non và dẫm nát luống hoa hồng...
Con đi. Đến vợ cũng đi. Rồi bây giờ đến cháu ông cũng bỏ ông. Bạn bè càng xa lánh. Ông trơ trọi một mình. Ngày ngày vẫn qua cửa hàng thịt thọc huyết heo và làm việc nặng như anh hàng thịt trước kia. Trương Ba cảm thấy mình không còn là Trương Ba nữa.
Một hôm, hồn Trương Ba xuất hiện đối đáp với anh hàng thịt:
- Cái thân xác thô kệch của mày giam giữ tâm hồn cao quí của tao như giam tù.
Anh hàng thịt bảo:
- Nhưng nếu không có thể xác của tao thì tâm hồn mày trú ẩn nơi đâu?
- Tao muốn tách rời ra.
- Không thể, dù trong một phút! Bởi vì mi thở bằng mũi ta, ăn bằng họng ta, nhìn bằng mắt ta. Mi thèm nhưng nếu ta không ăn thì làm sao mi no được. Bao nhiêu dĩa tiết canh...
- Ta không cần cái thể xác thô tục của ngươi.
- Mi nói láo, mi chính là con heo đã rơi xuống bùn rồi, mà còn làm ra thanh cao. Đừng giả dối nữa! Hỡi linh hồn bướng bỉnh, nếu muốn sống hãp nhập vào thể xác ta.
Cái linh hồn của Trương Ba vừa tách ra để đối thoại lại nhập vào cái thể xác anh hàng thịt. Gã cười vang:
- Hai ta tuy hai mà một! Nhưng thiếu mi thì ta vẫn sống. Còn ngươi thiếu ta thì ngươi chết tức khắc!
Sống trong một cái thể xác tanh hôi như vậy, tâm hồn cao quí của Trương Ba không chịu được. Ông ta bèn cầu khẩn thần linh dền giúp cho anh ta tách rời nó ra. Thần linh hiện xuống bảo:
- Ngay trên thiên đình cuộc sống cũng không toàn thiện. Thượng đế đã giao cho những tên quan ôn cà chớn cho nên có việc xóa tên bừa bãi, oan uổng nhiều sinh mạng. Bà Tây Vương Mẫu thì chỉ lo xào nấu để làm hội bàn đào, còn Thái Thượng Lão Quân thì lo nấu thuốc linh đơn để cho lũ tiểu yêu xuống trần gian giết hại sanh linh làm nhiều điều bỉ ổi nhơ nhớp.
Vị thần bảo chúng nó vừa giết oan một em bé tên Cu Tý do say rượu mà ra. Vậy nếu Trương Ba không ở được trong xác tên hàng thịt thì hãy đem hồn mình nhập vào xác Cu Tý. Hồn Trương Ba Da Cu Tý.
Trương Ba lắc đầu:
- Hồn một lão già năm mươi lại nhập vào xác trẻ lên mười mà lại làm chồng bà Trương Ba năm mươi và cô hàng thịt ba mươi tuổi ư? Như vậy còn gì trái ngược cho bằng? Ngoài ta Cu Tý là bạn của cháu nội tôi! Thiệt khó coi quá!
Vị thần bảo:
- Tuy vậy nhưng ông sống khỏe hơn, vì ở cái xã hội này làm con nít dẽ hơn làm người lớn. Hơn nữa trẻ con sau này chính là những người xây dựng đất nước.
Ông Trương Ba lắc đầu. Vị thần bảo:
- Thế thì ông nhập vào xác tôi đây!
Trương Ba Vẫn lắc đầu:
- Tôi không muốn thô bạo như anh hàng thịt, không muốn ngây thơ như Cu Tý mà cũng không muốn có phép như thần. Tôi chỉ muốn được là Trương Ba như tôi đã từng sống trước đây. Nhưng tôi đã chết rồi thì xin để cho tôi chết! Còn hơn là sống như hiện giờ.
Và Trương Ba lên giường nằm ngay ngắn, chết.
Bây giờ vợ ông lại về. Bạn bè lại đến. Con trai ông cũng trở về. Và đứa cháu lại nhận ông là ông nội như xưa. Mảnh vườn của tổ tiên Trương Ba do ông vun tưới nay mọc đầy cây ăn trái, trẻ con múa hát ca ngợi ông và hái trái chín trong vườn.
Vở kịch này nguyên khởi là thoại kịch, sáu này được chuyển thành tuồng Cải lương và quay thành phim video mà tôi bất ngờ đuợc xem và viết bài này. Đây là một điều lạ lùng:: Vở tuồng quay thành phim không đề tên tác giả, không để tên đạo diễn. Chỉ để tên những người phụ trách ánh sáng, y phục và những tên lặt vặt khác, do công ty Điện Ảnh Hậu Giang sản xuất và do đài truyền hình Cần Thơ phát hình.
Tôi xin những ai yêu mấn nghệ thuật hãy giúp sức lại dựng lên vở kịch này từ nguyên bản, đừng để cho một thiên tài dân tộc bị mai một.
Trong những tác phẩm chỉ trích, vạch mặt Cộng Sản mà tôi được đọc, không có vở kịch nào cay độc bằng vở Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt. Nó không thuộc loại tả chân mà nó nửa hư nửa thục. Nhưng mặc dù hư hư thực thực nó có thể lột tả được bộ mặt thật của đảng Cộng Sản qua một chuyện dân gian. Mới xem qua có thể ta không thấy ý định của tác giả, nhưng xem rồi về nhà nhớ lại mới thấy mỗi đoạn đối thoại của các nhân vật một nhát dao đâm thẳng vào chủ nghĩa Cộng Sản.
Tác giả dã dùng cái nghệ thuật cao siêu của văn học nghệ thuật: Không nói cái đó mà nói cái đó, nói cái đó mà không nói cái đó, thế mời tài tình. Sống trong chế độ Cộng Sản mà chỉ trích trắng trợn Cộng Sản thì tác phẩm làm sao xuất bản được, kịch làm sao diễn được? Nên nhớ sự kiểm duyệt của chế độ Cộng Sản cay độc, gắt gao hơn chế độ thực dân Pháp nhiều. Nguyễn Văn Trấn trong tác phẩm Viết Cho Mẹ và Quốc Hội đã chẳng nói toạc ra là: "Chúng ta (Cộng Sản) không có tự do báo chí bằng thực dân Pháp".
Khác hẳn với các tác phẩm nói về Cộng Sản, vỡ tuồng không dùng một chữ Cộng Sản, nân dân, nhà nước, cán bộ gì cả. Thế mà người xem suy nghĩ ra vẫn biết đó là đảng Việt Cộng Hà Nội. Hồn Trương Ba chính là tâm hồn dân tộc, còn cái xác anh hàng thịt hôi tanh kềnh càng thô lỗ kia chính là Cộng Sản Hà Nội. Biết bao nhiêu lần Trương Ba định tách hồn mình ra khỏi xác gã hàng thịt, ý nói dân tộc ta không muốn lệ thuộc vào Cộng Sản nữa nhưng bị chúng kềm kẹp không thể nào thoát được. Rốt cuộc phải chịu phụ thuộc vào cái đảng tàn bạo kia.
Cái màn thằng con trai bị gã hàng thịt bạt tai biểu hiện sự hung bạo vũ phu của Cộng Sản. Cái màn thằng con trai, vợ, rồi cháu nội của Trương Ba bỏ muốn diễn tả sự thất nhân tâm của Cộng Sản. Nó bị nhân dân xa lánh hết, đến cả đứa con nít cũng khinh ghét.
- Bàn tay thọc huyết heo làm chết những chồi non và bàn chân dẫm nát luống hoa hồng.
Là bàn tay nào, là bàn chân nào?
Câu nói của vợ Trương Ba nói thẳng vào mặt chồng:
- Gia đình này đến lúc cột xiêu kèo đổ cỏ hoang phủ đến thềm nhà.
Là nói cái gia đình, cái nhà nào vậy?
Trương Ba than:
- Tiếng nói của tôi không còn là tiếng nói của tôi nữa. Trương Ba này sống cuộc sống nho phong đạo cách nhưng đã chọn nhầm thể xác anh hàng thịt khả ố hôi tanh!
Là muốn nói gì vậy?
Và hằng trăm câu nữa. Vô cùng thấm thía. Tôi không chép ra từ băng video kịp. Điều lệ Cộng Sản có nêu: "Đảng (Cộng sản) lấy phê bình, tự phê bình làm phương châm tiến bộ". Nhưng ngược lại ai phê bình là chất với chúng ngay. Bốn mươi năm trước Phùng Quán đã làm một bài thơ "Chống tham ô lãng phí" thì bị bao nhiêu cực hình từ cắt phiếu gạo, không cho hợp tác xã nấu cơm cho Quán, treo bút v.v... Quán bảo muốn nói hết những vụ tham ô lãng phí phải một ngàn tờ báo Nhân Dân (nhật báo) nay đã 40 năm (365x40=14.600), 14600 tờ báo Nhân Dân đã lót ổ để cho tham ô lãng phí đẻ thêm mà nghị sĩ Quốc Hội -thi sĩ Huy Cận- đã phải công khai nói rằng đây là quốc nạn sẽ làm sụp đổ chế độ. Bây giờ đến Lưu Quang Vũ đưa hẳn các ông lớn bà bé hạm xanh hạm đỏ lên sân khấu thủ đô.
Nạn thạm ô không còn năm ba trăm cái lốp xe đạp Sao Vàng, vài trăm bao thuốc lá Điện Biên mà là 50 tỷ, 170 tỷ! Lưu Quang Vũ phê bình Cộng Sản rất nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc. Bọn Trung Ương Đảng bị chọc trúng tim đen đã không dám nhận tội mà lại dùng môlôtôva mười bánh để "sửa chữa sai lầm" trên xác của nhà soạn kịch trẻ.
Xem xong vở kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt tôi vừa đau xót vừa thương tiếc Lưu Quang Vũ, một thiên tài của dân tộc - như mụt măng trẻ vừa mới nhú lên đã bị đoạn ngang.
Nhân vật Trương Ba chính là dân tộc Việt Nam, đã không sống được trong cái xác thô kệch của anh hàng thịt tức là Cộng Sản Việt Nam, nên đã tự nguyện nhận lại cái chết để được thanh thản tâm hồn còn hơn là "Sống mà hèn, nhục và đau đớn gấp trăm lần chết!" ...
- Cọp Thế Lữ Nhớ Rừng Xuân Vũ Hồi ức
- Nguyễn Xuân Khoát liệm trong Tiếng Chuông Nhà Thờ Xuân Vũ Hồi ức
- Mái Chùa Trong Lòng Quê Ngoại Xuân Vũ Nhận định
- "Bước Đường Cùng" Của Nguyễn Công Hoan Xuân Vũ Hồi ức
- Sainte Beuve: Pháp, Biélinski: Nga, Vũ Ngọc Phan: Việt Nam Xuân Vũ Hồi ức
- Nhạc Sĩ Lưu Hữu Phước Vỡ Mộng Xuân Vũ Hồi ức
- Phan Khôi Xuân Vũ Hồi ức
- Vũ Anh Khanh! Quê Hương Mày Ly Loạn! Xuân Vũ Hồi ức
- Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ Xuân Vũ Hồi ức
- Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản Xuân Vũ Hồi ức
- Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
- Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
- Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
(Lê Xuân Quang)
- Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
- Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)
- Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)
- Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)
- Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |