|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
... Lúc bấy giờ cuộc cách mạng Nhân Văn Giai Phẩm bùng nổ. Tôi gọi đó là cuộc cách mạng vì cách mạng có nghĩa là thay cũ đổi mới - chính cộng sản cũng nhìn nhận như vậy. Mà thực vậy, cuộc cách mạng nào lại chẳng có tham vọng thay cũ đổi mới? Nếu không vậy thì không ai phí sức tổn máu để đi làm.
Trúc Lâm, Hoàng Cầm và Hoàng Tích Linh.
Ảnh chụp ở Việt Bắc lúc ra đời Đêm Liên Hoan.
(Nguồn: VNSMBNTB, Xuân Vũ)
Có lẽ những vị trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm nhận định rằng Miền Bắc lúc bấy giờ đầy dẫy những tệ lậu không ai dám nói thì mình nói ra, để sửa đổi để thay thế hoặc để xoá bỏ hoàn toàn những bộ phận, những mảnh lớn bé nào đó hoặc toàn bộ cơ cấu xã hội chủ nghĩa cũng nên. Hơn nữa đảng Cộng Sản lấy "phê bình và tự phê bình làm qui luật tiến bộ" (có in trong điều lệ ai ai cũng rõ) thì dùng văn chương nghệ thuật để phê bình đảng một tí, đã sao nào? Có lẽ đảng sẽ hoan hô, khuyến khích và tưởng lệ công trạng cho những người lên tiếng phê bình.
Ngày xưa ở bên Tàu, một dãy đất núi liền núi sông liền sông với nước ta, có quan hệ lịch sử và văn hóa sâu sắc với nước ta rồi cả ở tại nước ta nữa, những nhà thơ làm thơ can gián, chế diễu các hoàng đế, các hoàng tử, công tử, truyền khẩu trong dân gian, có ai bị tù tội gì đâu. Vậy thì ở thế kỷ hai mươi này, trong lúc Cụ Mao "dạy" chỉ có hai hạng người không có khuyết điểm là "trẻ sơ sinh và người nằm trong quan tài," cụ Hồ cũng đã "dạy": "Nhân vô thập toàn" và khuyên các cháu hãy "tự tu" hằng ngày với quyển "Kinh Nhật Tụng" của XYZ,... vậy thì ta xin phê bình đảng! Người nói không có tội gì, người nghe dù không có lỗi, thì cũng lấy đó làm răn. Đó cũng lại là lời vàng ngọc của cụ Mao.
Thế nhưng... Nhân Văn Giai Phẩm mới chỉ phê sơ mà đảng đã nổi cơn thịnh nộ. Họp đại hội tố Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bằng tiếng nói của "quần chúng văn nghệ sĩ" xong rồi còn dựng Tòa án Nhân dân để xử án... mà những kẻ bị tố là phản động hoặc bị kêu án không ai lạ, là những công thần của đảng: Văn Cao, Hoàng Cầm, Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Hữu Loan, Tử Phác, Nguyễn Hữu Đang, Sỹ Ngọc, Nguyễn Sáng, Tạ Hữu Thiện, và còn nhiều nữa mà tôi không nhớ hết - toàn những người từng nằm gai nếm mật với đảng ở quanh hang Pắc Pó.
Tôi có gặp hoặc được dịp nói chuyện với tất cả những nghệ sĩ kể trên. Trong đó, Văn Cao và Hoàng Cầm, với tôi có một vài kỷ niệm nhỏ. (Tôi xin trích mấy đoạn sau đây trong một chương sách của tôi đang viết để bổ túc cho bài của Phạm Duy viết về bài thơ "Tâm Sự Đêm Giao Thừa" của Hoàng Cầm đăng trên số Xuân Văn Học 1988.)
... Lúc đó văn nghệ sĩ Hà Nội chia làm ba phe rõ rệt. Phe thứ nhất là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, phe thứ hai là phe chống Nhân Văn Giai Phẩm, phe thứ ba là phe khi chống đảng khi theo đảng, hoặc lừng khừng, chống, theo đều không rõ, hoặc ngấm ngầm chống đảng mãi sau mới biết như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Kim Lân, Hà Minh Tuân, Đoàn Giỏi, v.v...
... Hoàng Cầm đứng thủ khoa trong bản A cùng với Văn Cao. Ai nghe danh Hoàng Cầm cũng giật mình. Giật mình vì hai lẽ: Cái ông đã từng làm hai bài thơ hay nhất trong thơ kháng chiến chống Pháp lại chống đảng à? Còn lẽ thứ hai: Giữ mình cẩn thận, kẻo có kẻ rình rập báo cáo với Tố Hữu rằng mình có bắt tay, có nói chuyện, có cười, hoặc có đến gần Hoàng Cầm... thì khốn.
Lúc đó tôi còn trẻ lắm, trẻ và non và ngơ ngác giữa cái Hà Nội nhốn nháo khóc mếu cười cợt nghí ngố, không rõ mình nên khóc hay cười giữa cái "chợ trời thiệt giả đâu chân lý" đó? Đọc Nhân Văn Giai Phẩm thì thấy Nhân Văn Giai Phẩm đúng, nhưng khi nghe Tố Hữu nghiến răng lên án Nhân Văn thì cái "đúng" kia bị nghiến tiêu giữa hai hàm răng đó.
Có một lần tôi gặp Hoàng Cầm đi băng qua đường Hai Bà Trưng, quần nâu áo sơ mi trắng dép cao su. Tôi đã gặp và đã biết anh trước đó, nên lần này gặp lại tôi nhìn rất lâu. Tôi cũng đi bộ, chưa mua nổi xe đạp nên không sợ ai đụng. Đối với tôi Văn Cao, Hoàng Cầm là tiên thánh chớ không phải người phàm. Nên gặp họ là tôi mê mải nhìn. Có lẽ vì thấy có người ngó mình châm bẫm như vậy nên anh cũng nhìn lại tôi hơi lâu và hơi mỉm cười nữa. Chắc anh không biết tôi là ai, nhưng tôi biết rõ anh: chính trị viên Đoàn Văn Công Tổng Cục Chính Trị của Nguyễn Chí Thanh. Với chức vụ này, anh còn là chính trị viên tiểu đoàn. Và phải là đảng viên. Cũng chẳng sao, thiếu gì đảng viên đồng sàn dị mộng với đảng, ly khai chạy tét ghèn nữa là đằng khác. Như Picasso, Howard Fast trả thẻ đảng vào cuối đời mình vào lúc bảy, tám chục tuổi trên đầu.
Như Hoàng Cầm nữa, bỏ đảng lập mặt trận khác chống đảng.
Ngoài ra tôi còn được nghe hai "âm thanh majeur Hoàng Cầm" trong các cuộc đấu tố Hoàng Cầm vắng mặt ở đại dinh của Hoàng Cao Khải ở Thái Hà ấp. Nhiều nhà văn có tiếng đã đích thân đứng lên trước hằng ngàn văn nghệ sĩ toàn Hà Nội lớn tiếng tố cáo "tội" và bới móc sự trụy lạc của Hoàng Cầm. Nguyễn Huy Tưởng - đảng viên do Trường Chinh kết nạp, đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Ninh, kịch tác gia, tiểu thuyết gia cự phách có bài đăng trên Nhân Văn số 2 (Vở kịch Vũ Như Tô - nội dung là một tên bạo chúa nhờ nhà kiến trúc sư họ Vũ xây lâu đài cho hắn, khi lâu đài xây xong, đem đày rồi giết họ Vũ. Niệm ý: đảng ta cũng thế.) - đã đứng lên phủ nhận những điều đó là bịa đặt.
Nguyễn Huy Tưởng nói:
"Hoàng Cầm là một nhà thơ trước cách mạng và là một nhà giáo, có trụy lạc chăng thì cũng là cái trụy lạc mà tất cả chúng ta đều có, tức là mê vẻ đẹp mỹ nhân và lắm khi say rượu và làm thơ trong lúc say. Tôi biết rõ Hoàng Cầm không phải là người trụy lạc bằng chứng là anh ấy đã đi theo suốt cuộc kháng chiến với chúng ta, đã sáng tác hơn hẳn cả nhiều người trong chúng ta nữa và còn lãnh đạo một đoàn văn công kháng chiến cho tới về Hà Nội. Tôi không bênh vực Hoàng Cầm nhưng chúng ta không nên bôi nhọ, bằng thứ nhọ lấy chính từ sự sáng tạo của chúng ta. Làm như vậy e rằng toàn bộ lời lẽ của chúng ta tố cáo Nhân Văn Giai Phẩm làm cho quần chúng nghĩ rằng chỉ là sự bịa đặt..."
Nguyễn Huy Tưởng bị mất chức đại biểu quốc hội ở phiên họp Quốc Hội lần ngay sau đó, vì lời "bênh vực" này, đồng thời bị thất sủng rất nặng vì ngoài lời lẽ kể trên Nguyễn Huy Tuởng còn bị tố cáo giao du thân mật với Hoàng Cầm và Văn Cao, Nguyễn Tuân. Nguyễn Huy Tưởng đứng 1ên, mỉa mai: "Tôi có đi ăn chả cá với họ (tức nhóm Nhân Văn Giai Phẩm) ở Hàng Chả cá, không biết đó có phải là giao du thân mật không?" Nguyễn Huy Tưởng làm cả hội trường cười rộ lên trước cặp lông mày nhíu lại của Tố Hữu.
Tập I viết về: Nguyễn Tuân, Văn Cao, Hoàng Cầm, Xuân Diệu, Kim Lân, Hoàng Lập Ngôn, Nguyễn Xuân Khoát, Ngân Giang, Nguyễn Bính
(Kệ sách Học Xá)
Tôi biết Hoàng Cầm từ trong Kháng Chiến Nam Bộ. Hồi đó, vào khoảng 1949-50. Lâu quá rồi, ai mà còn nhớ nổi năm tháng mù sương qua? Tôi biết chữ khá nên được cho làm "thầy cò" ỏ nhà in của Viện Văn Hóa Kháng Chiến Nam Bộ do Thạc Sĩ Hoàng Xuân Nhị từ Đức Quốc về phụ trách. Ông thầy cũ Quốc Văn của tôi giáo sư Nguyễn Văn Chí, cũng làm việc dưới quyền ông Nhị. Một hôm thầy đem vào nhà in giao cho tôi một bài thơ đã in chữ chì được cắt ra từ một tờ báo. Thầy tôi dặn: "Cho chạy máy ngay! Chạy đêm. Sáng tôi vào chở (bằng xuồng) nhé!" Lại còn dặn thêm: "Em chữa thật kỹ, chấm phẩy, và đừng để sai dấu hỏi ngã hoặc một chữ nào!" rồi thầy về.
Tôi cầm lấy mẩu báo, nhìn:
"Đêm Liên Hoan chữ to đậm loại Europe. Bên cạnh có hình hai anh vệ quốc quân nhảy múa quanh lửa trại. Tôi đọc luôn một mạch rồi cắt ra từng mảnh giao cho Ê-kíp sắp chữ. Thừa lệnh cấp trên, không cần hỏi ý kiến của trưởng ban ấn loát, tôi ra lệnh cho xén giấy khổ vở học trò, lấy cả Blanc Fin để in những bản đặc biệt. Còn bìa thì tôi cho tổ mộc bản khắc luôn trên cây lòng mứt là thứ cây có sớ rất mịn màng và rất khó kiếm. Chữ ĐÊM LIÊN HOAN tôi kẽ bằng mực Tàu theo loại Europe "co" lớn, còn tên tác giả thì xếp chữ chì.
Bản "vỗ" đầu tiên được đưa cho thầy cò vào lúc cơm chiều. Tay bưng đĩa nhôm cơm, tay cầm bút chữa bản vỗ ướt mèm. Thú vị vô cùng. Cậu học trò mê mải đọc bài thơ, từ các mẫu bản vỗ ráp lại. Tôi vốn thích thơ từ thuở bé nên gặp bài thơ hay tôi càng mê mẩn. Tôi chưa nhận ra nó hay đến mức nào, nhưng, cũng như người đàn bà đẹp, mới nhìn qua cũng đã gợi cảm rồi, thì thơ cũng thế, thơ hay, đọc qua cũng biết là hay, lựa là phải nghiên cứu ngửa cứu.
In có 300 bản thôi chớ có máy móc đâu mà chạy nhiều. Máy đẩy rouleau, cán mực bằng tay lên chữ. Nêm bằng gỗ để giữ những khối chữ nằm chắc dưới ống trục lăn. Ba người mới sử dụng nổi một cái máy hủ-lô nặng chình chịch.
Thơ đã đi ngay vào lòng người thợ in. Họ vừa đẩy máy vừa hí hửng "ngâm" hay la hét khoái trá:
"Đêm liên hoan, trời ơi, đêm liên hoan
Đầu nhấp nhô như sóng biển ngang tàng
Ta muốn thét cho vỡ tung lồng ngực
Vì say sưa tình thân thiết Vệ Quốc Đoàn
Do đó mà thức đến khuya, thợ in vẫn thấy khỏe khoắn và đòi in thêm. Nhưng Thầy Cò sợ không kịp cho sự chuyên chở vào sáng sớm, nên bảo: "Xong ba trăm bản này rồi ta sẽ tái bản nữa!"
Độ 4 giờ sáng, tôi phải đập thêm người dậy để xếp trang in thành sách. Có tất cả 300 bản "Đêm Liên Hoan" trên giấy Journal còn 10 bản trên giấy Blanc Fin (số này là do sáng kiến của tôi chớ không có lệnh của thầy. Có lẽ ổng quên chăng.) Buộc xong thành sáu gói thường, còn loại blanc fin thì gói riêng để cầm tay.
Xong xuôi tất cả thì vừa sáng. Chưa bao giờ trong đời tôi thức một đêm trắng bạch nhật như lần này. Rừng tràm vừa ngập nắng mai, ong mật vừa tỉnh giấc rủ nhau đi hút nhụy hoa tràm thì thầy tôi chèo xuồng tới.
Tôi khoe công ngay bằng cách trao cho thầy một bản blanc fin. Thầy kêu lên:
Tôi quên dặn em. Em giỏi lắm! Nhưng mà còn thiếu!"
Dạ thiếu chi thầy?"
"Mà tại tôi, không phải tại em. Là..., mà cũng không phải tại tôi. Đến lúc nãy ông Ba (tức ông Hoàng Xuân Nhị) mới nhớ ra, bảo tôi vô gạnh thêm một hàng chữ ở trang sau cùng như thế này: Các Đoàn Văn Hóa Kháng Chiến Tỉnh và các Ty Thông Tin Tuyên Truyền tỉnh có nhiệm vụ in thêm để phân phát cho dân chúng và bộ đội. Chậc! Tôi tưởng em chưa in xong, ai dè in mau quá! Bây giờ làm sao?"
Tôi đáp ngay:
"Dạ, đâu có sao thầy! Tôi cho anh em gỡ bìa ra, rồi xếp chữ in bằng tay như kiểu in bột nếp nhấp nháy là xong."
"Vậy thì làm ngay đi! Ông Ba đang sốt ruột chờ xem bản in đem ra Viện."
Thầy tôi vừa giỡ từng trang vừa gật gù khen:
"Đẹp lắm. Chữ rõ lắm!"
Số là tôi lại cũng có sáng kiến xếp nhiều loại co chữ trong suốt bài thơ, chỗ nào tôi cho là hay nhất thì tôi cho in chữ đậm hẳn lên, đoạn nào thơ mộng thì in chữ nghiêng:
"Chúng ta cùng một mẹ hiền
"Lúa thơm bầu sữa bông mềm áo tơ
thì in chữ nghiêng - rồi đến hai câu tiếp:
"Chúng ta cùng một mối thù
"Cùng quen với tiếng đạn vù bên tai.
thì in chữ đậm, v.v...
Thầy tôi cho biết là bài thơ này đã được báo Tổ Quốc trên Chiến Khu VIII in lần đầu tiên và do một anh Vệ Quốc Quân từ Bắc đi bảo vệ phái đoàn trung ương do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm trưởng đoàn đem vào, đúng lúc, thi sĩ Hà Mậu Nhai trong phái đoàn Viện Văn Hóa đi công tác trên Đồng Tháp Mười. Trong lúc số báo đang in bài thơ thì trận tổng ruồng to nhất Kháng Chiến Nam Bộ xảy ra do Trung tướng Pháp Bondis đích thân chỉ huy. Số báo đang chạy đã phải ngưng lại và nhà in phải đem chôn giấu. Sau khi lính Pháp rút khỏi Tháp Mười, báo mới tiếp tục in. Và bản "chính" của bài thơ mà thầy tôi giao cho tôi in là cắt từ báo Tổ quốc Chiến Khu VIII do thi sĩ Hà Mậu Nhai bỏ vô ba lô đem về khu IX này.
Thầy tôi còn cho biết bản vỗ của bài thơ trên báo Tổ Quốc là do thi sĩ Nguyễn Bính chữa và cũng in ban đêm.
Thầy tôi cầm bản giấy blanc fin nõn nà trên tay và nói: "C'est de la vraie poésie! Thiệt là châu ngọc thật là gấm hoa! Chính Nguyễn Bính đã bảo đây là bài thơ hay nhất trong những bài thơ hay nhất nói về dân tộc Việt Nam. Còn ông Ba thì cứ kêu lên từng chập khi đọc bài này: "Cái anh này tài thật, thơ hay thật. Đây mới thật là thơ!"
Một mặt tôi cho xếp chữ ngay cái câu "in thêm" thầy tôi vừa bảo, một mặt cho người lật bìa sau ra. Chữ chì cập nẹp gỗ buộc dây bố thành một thỏi dài ịnh lên mực rồi dùng tay ấn vào bìa sau của quyển thơ. Xong xếp lại như cũ.
Thơ chở trên xuồng kháng chiến thơ mộng, đẹp đẽ, vinh quang biết bao! Thơ nằm trên lưng anh giao liên đi khắp Nam Bộ, băng qua lộ Đông Dương, vượt sông Cửu Long anh dũng và truyền cảm biết bao! Thơ đi vào lòng người kháng chiến bằng trăm vạn ngã.
Tôi mãi mãi tôn vinh Hoàng Cầm đã cho dân tộc một đóa hoa kỳ diệu và trường cửu: Đêm Liên Hoan.
... Vài năm sau đó, tôi về Cần Thơ. Ở đây tôi gặp Anh Tài và Huy Hà như những người bạn vong niên (tức Sơn Nam và Kiên Giang Hà Huy Hà). Sơn Nam thì hấp dẫn tôi bằng những bài thơ Lục Bát của Huy Cận như Đẹp Xưa, Ngậm Ngùi... và của Nguyễn Bính như Nàng Trinh Nữ, Xuân Sang Đò.
Hai bài này Nguyễn Bính có chép tay tặng tôi ở Hà Nội sau Nhân Văn Giai Phẩm.
Giọng ngâm của Anh Tài rất độc đáo, tôi chưa nghe ai phòng và riêng lúc tâm sự với nhau thôi. Còn Huy Hà thì lúc nào cũng rên rĩ một cách vô cùng thích thú:
Tôi có người vợ nghèo
Đời vất vả gieo neo
Từ khi chồng đi lính
Nhà tranh bỗng hắt hiu
Lần hồi rau cháo dăm phiên chợ...
Huy Hà thuộc lòng cả bài thơ này. Anh có cái sắc-cốt cũ rách nhưng lúc nào cũng đầy thơ hay và ca dao kháng chiến của anh là làm xong bài nào anh cũng đưa cho tôi xem.
"Làng tôi mấy gốc trâm bầu..."
Tôi được Huy Hà cho xem cả ảnh vợ anh. Do đó hai bên rất thân nhau. Anh nói về gia đình và vợ con anh, lúc đó ở Rạch Giá, ở vùng Xẻo Rô. Do đó mà tôi hiểu thêm vì sao anh thích bài thơ "Tâm Sự Đêm Giao Thừa" của Hoàng Cầm. Và tôi thuộc bài "Tâm Sự Đêm Giao Thừa" cũng do sự ngâm nga của Huy Hà. Nhưng Huy Hà, nhà thơ Nam Bộ, bỏ về thành năm 1950, mang theo cả cái tâm sự "vợ nghèo đời vất vả gieo neo" của một đồng nghiệp ở Việt Bắc và coi như đó là tâm sự của chính mình.
Người đàn bà Việt Nam, người vợ trẻ, trong thơ Hoàng Cầm sống mãi như một bức tranh, một hình tượng mà nhìn vào đó người ta (những người Việt Nam cũng như người ngoại quốc) - sẽ kinh ngạc và hiểu chúng ta và dân tộc Việt Nam ta hơn, cũng như người ngoại quốc và chúng ta nghe bản nhạc Mẹ Việt Nam của Phạm Duy mà hiểu và yêu đất nước ta hơn. Tôi nghĩ rằng "Người vợ" của Hoàng Cầm và Bà Mẹ Việt Nam của Phạm Duy là một.
Tôi mãi mãi tôn vinh Hoàng Cầm, Phạm Duy, Văn Cao, những nghệ sĩ đã đốt pháo Giao Thừa cho mùa Xuân Thanh Bình rực rỡ của dân tộc...
Kể từ sau Nhân Văn Giai Phẩm, văn nghệ Hà Nội có gì? Thơ hết còn là Thơ, nhạc hết còn là Nhạc. Và Văn chỉ là đất cục bỏ trên giấy trộn lẫn khẩu hiệu.
Sau khi Phạm Duy cầm cành Hoa Trắng về Hà Nội, Văn Cao ở lại mòn mỏi và chết dần, đến nay thì chết hẳn. Sau khi đè bẹp Nhân Văn Giai Phẩm, treo bút Hoàng Cầm, thơ chết, Tố Hữu múa gậy một mình.
Nhà phê bình Hồ Ngọc đã phải than thở và nói thẳng mặt Nguyễn văn Linh: "Văn học ta nghèo nàn thảm hại như đất nước ta vậy!" Bởi tại "đảng dùng dao mổ bò làm cỏ vườn thượng uyển nên nát hết cả hoa thơm." (Hồ Ngọc và Nguyễn Khắc Viện nói với NVL trong cuộc họp văn nghệ sĩ, 10-87, tại Hà Nội do NVL chủ tọa.)
Hoàng Cầm nhà thơ vĩ đại của dân tộc ta cũng như bao nhiêu nhân tài khác bị dao mổ bò chém bổ, nhưng Hoàng Cầm vẫn còn sống, sống mạnh, sống mãi, đi khắp bốn phương trời với Lá Diêu Bông trên tay.
Hoa Kỳ 1987
Thơ Hoàng Cầm: Đêm Liên Hoan
- Cọp Thế Lữ Nhớ Rừng Xuân Vũ Hồi ức
- Nguyễn Xuân Khoát liệm trong Tiếng Chuông Nhà Thờ Xuân Vũ Hồi ức
- Mái Chùa Trong Lòng Quê Ngoại Xuân Vũ Nhận định
- "Bước Đường Cùng" Của Nguyễn Công Hoan Xuân Vũ Hồi ức
- Sainte Beuve: Pháp, Biélinski: Nga, Vũ Ngọc Phan: Việt Nam Xuân Vũ Hồi ức
- Nhạc Sĩ Lưu Hữu Phước Vỡ Mộng Xuân Vũ Hồi ức
- Phan Khôi Xuân Vũ Hồi ức
- Vũ Anh Khanh! Quê Hương Mày Ly Loạn! Xuân Vũ Hồi ức
- Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ Xuân Vũ Hồi ức
- Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản Xuân Vũ Hồi ức
- Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
- Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
- Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
(Lê Xuân Quang)
- Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
- Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)
- Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)
- Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)
- Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |