1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản (Xuân Vũ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      4-10-2016 | VĂN HỌC

      Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản

        XUÂN VŨ
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Hữu Loan
           (1916 - 2010)

      Tôi đọc thơ và truyện cửa Hữu Loan cách đây ít nhất 30 năm, nhưng đọc vội đọc lén. Đọc xong bắt mình phải quên đi ngay tác phẩm lẫn tác giả như một cách phi tang tội lỗi mình một cách bí mật.


      Hôm nay tôi bất ngờ nhận được một tập thơ của Hữu Loan do Hải Bằng gởi. Hải Bằng yêu cầu tôi đề tựa cho tập thơ. Tôi nhận lời ngay, coi như đó là một mệnh lệnh chiến đấu. Hải Bằng hỏi tôi có biết một Hữu Loan không, để nói cho họa sĩ vẽ chân dung. Tôi nói không. Quái lạ, tôi quen tất cả văn thi sĩ Hà Nôi, sao không biết mặt Hữu Loan nhỉ! Tôi sực nhớ ra rằng Hữu Loan chưa bao giờ xuất hiện trước đám đông, dù là một cuộc hội nghị, học lập ngồi im trong xó nữa, chớ đừng nói chi đứng lên phát biểu ý kiến. Thế nhưng bây giờ tôi lại gặp Hữu Loan. Hồi gần nhau thì không gặp, đến lúc cách xa đại dư(yng mà lại gập. Nghĩ cũng kỳ.


      Tôi ra Hà Nội không bao lâu thì bùng nổ vụ Nhân Vân Giai Phẩm. Báo Nhân Văn số 1 ra đời. Tôi trông thấy tờ báo này đầu tiên ở tại quán trà của một bà sẩm (tục gọi là chị Hai) ở số 7 đường Phan Bội Châu (không xa Hỏa Lò là mấy). Dân Nam Kỳ thất thổ lưu vong thất thểu ở Hà Nội thường đến đây uống trà và nói chuyện bất mãn lén. Bên cạnh quán là nhà xuất bản Minh Đức. Chỉ còn tấm bảng to trước ngỏ với dấu hiệu con ngựa bay. Còn khách tới lui thì vắng hoe. Nhưng khi báo Nhân Văn ra đời thì cả quán chị Hai lẫn nhà xuất bản đều rộn rịp hẳn lên.


      Dư âm trống ếch kèn tây đón "Bác Đảng về Thủ đô" ầm ì một lúc rồi xẹp xuống rất nhanh. Có lẽ vì NVGP chăng?


      Ngoài đường, trong xưởng đều có báo Nhân Văn. Báo nóii cái gì? Ai viết? Nếu tôi nhớ không lầm thì ở trang đầu của số 1 có tranh vẽ của Sĩ Ngọc. Hình một ông mặc đại cán, má hóp, tóc hớt ngắn xửng lên thộp ngực một ông khác và kêu lên: "Hồ Phong đây rồi!". Nét vẽ ca-ri-ca-tuya linh động, thật hay, người xem thảy đều biết người thộp là Hoài Thanh, người bị thộp là Trần Dần. Ý nói Trần Dần là phản đang bị Hoài Thanh thộp ngực như bên Trung Cộng, Hồ Phong bị bắt.


      Rồi kế đến là Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Mùa Đứng v.v... Những người viết trong báo Nhân Văn đều có tên trong các Giai Phẩm nên người ta gộp chung lại mà kêu nhóm Nhân Vân Giai Phẩm.


      Lúc đó tôi tự hỏi: Sau những người đi theo đảng kháng chiến 10 năm lại chống đảng. Văn Cao là một con người phi thường. Sĩ Ngọc đã từng vẽ một bức tranh sơn dầu Cái Bát, mô tả hình ảnh một bà mẹ nâng bát nước chè xanh mời anh bộ đội tôi được xem trên tờ Văn Nghệ xuất bản ở Việt Bắc gởi vào Nam Bộ năm 1948. Tranh này được giải thưởng cùng một lúc với bài Làng Tôi do chị Trần thị Kim Vui (người Sóc Trăng) hát ở Budapest... Sao bây giờ hai ông đều chống đảng?


      Bên cạnh nhà thơ Hoàng Cầm nổi tiếng mà tôi yêu mến từ trong kháng chiến xưa, tôi đọc thấy tên Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán... và Hữu Loan.


      Tôi đã đọc cửa Hữu Loan: "Lộn sòng""Những thằng nịnh hót". Và tôi hiểu dần, tại sao có nhóm NVGP.


      Bạn đọc trong nước và hải ngoại cũng nên biết rằng thời đó, đọc báo Nhân Dân phải thắp nhang lên, đầu bịt khăn đóng mình phải mặc áo dài gục đầu trước án thư mà chiêm nghiệm từng chữ, và tay đừng có gãi... gì cả để tỏ lòng kính yêu đảng.


      Còn muốn đọc NVGP thì phải chui xuống hầm, xuống cống thì họa may mới được an toàn. Và đọc xong phải phi tang, hơn nữa phải bắt mình quên tức khắc.


      Riêng trong đám Nam Kỳ chúng tôi ngoài Đoàn Giỏi đã thành danh nhà văn, bọn trẻ có biết văn chương là gì... cho lắm!


      Đoàn Giỏi chơi liền một truyện tên là THEO THỜI do chính anh minh họa (anh là họa sĩ) đăng trên báo Nhân Văn số 5 (?). Truyện có nội dung chê đang nhà quê mà ham ăn. (Một người uống rượu sâm-banh đòi ăn luôn bánh sâm-banh thì mới "trúng kiểu"). Sau này trong một cuộc học tập, Đoàn Giỏi vẫn hiên ngang phát biểu ý kiến đó:

      - Coi thằng Sihanouk kia kìa (Sihanouk là ban học của anh). Nó đi dường Trung lập nên dân Miên khỏe re, còn mình cái gì cũng ôm hốt hết nên mệt cầm canh hoài! (Ý anh nói đảng bao thầu cả Miên Lào và lôi cuốn theo CS).

      Lúc đó NVGP lan nhanh lan rộng, cơ quan nào cũng đọc báo và bàn tán xôn xao. Hội nhà văn và các hội khác họp liền xì để cấp lãnh đạo răn đe cán bộ hoặc đề ra kế hoạch đánh NVGP. Đánh ai nặng, ai nhẹ, ly gián ai, lôi cuốn ai v.v... còn hơn cả Bộ Tham Mưu trước khi nổ súng.

      Hoài Thanh nhận định trong nhóm NVGP có 2 "tay" lý luận lợi hại nhất. Đó là Lê Đạt và Hữu Loan. Tôi được nghe rằng Hoài Thanh và Hữu Loan từng choảng nhau to ở Thanh Hóa thời kỳ chống Pháp. Truyện "Lộn Sòng" của Hữu Loan đăng trong Giai Phẩm mùa Đông năm 1956 lấy đề tài ở đám cán bộ đảng ở Thanh Hóa bị Hữu Loan đả kích và Hoài Thanh che chở. Đó là bọn dỡ hội, ngu đần và nịnh hót nhưng lại là những kẻ lãnh đạo.


      Những vấn đề Hữu Loan đặt ra trong thời kháng chiến đã xảy ra trong hòa bình sau khi "Bác đảng về Thủ đô" y chang không sai một chút nào. Người ta đi theo kháng chiến 10 năm là vì yêu nước, không phải yêu đảng.



          Hình bìa: Nhà thơ Phùng Quán
          (Nguồn: Kệ sách Học Xá)

      Đảng là một cái thứ gì không ai yêu được.


      Về chủ nghĩa CS, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nói thẳng với Nguyễn Văn Linh năm 1987 tại Hà Nội:

      "Chế độ ta là chế độ phong kiến kéo dài".


      Tôi nói:

      "Chủ nghĩa CS chỉ có thể thực hiện được, kể cả bằng súng đạn, khi nào nhân loại chỉ có một cái mồm và một cái bao tử".


      Hữu Loan chỉ viết một câu thơ 8 chữ là đủ:

      Đêm dày trung cổ, dày đặc đen ngòm.


      Nói về các lãnh tụ thò tay vào "lãnh đạo" văn nghệ, Hữu Loan thật "ác":

      Những mắt lợn thưởng tranh

      Những tai trâu huấn nhạc

      Từ khi có chủ nghĩa CS thì có người chống cộng. Mỗi người một cách. Picasso mà Hữu Loan nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thơ anh, - đảng viên lâu đời của đảng CS Pháp, dã trả thẻ đảng vài năm trước khi chết. Nhà văn Howard Fast cũng trả thẻ đảng khi về già. Nhà văn Pasternak bị Kruchev đuổi nhà, chết đau khổ. Hai mươi tám năm sau, con trai của ông mới thay mặt cha đi nhận giải thưởng Nobel. Solzenitsyne cũng vì chống cộng mà phải lưu vong.


      Hữu Loan còn ở trong nước nhưng tâm hồn thì ở ngoài nước, cái nước có cái tên quái gở Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa!


      Văn Cao gọi chúng nó là:

      Những con bạch tuộc dìm chết người

      Những tên mặc áo dài đen nham hiểm

      Chúng nó đã đày đọa Hữu Loan như một tên tù khổ sai đập đá, gánh đá làm đưòng. Nhưng Hữu Loan 1956 và Hữu Loan hôm nay vẫn một.


      Hưu Loan vẫn làm thơ. Thơ Hữu Loan phun như núi lửa.

      Tôi nghĩ, về nhân cách, về tinh thần chiến đấu và về tài năng của Hữu Loan, bài thơ sau đây của nhà thơ Hà Thượng Nhân bạn của nhà thơ mô tả đầy đủ nhất:

      Nguyễn Hữu Loan

      “Trán cao tóc xù

      Trai Quảng Bình trong quán phở chiến khu

      Đập bàn tắt đèn, thét xăn rách áo

      Thằng Ái Lộc thôn bắn thằng Kỳ Hoàn Lão” (1)


      Nguyễn Hữu Loan

      Hồn nhiên như con trẻ

      Đơn sơ như miệng cười

      Dám chân thành làm một con người

      Giữa bão tố quyết không là cây sậy

      Chỉ biết cúi đầu vâng lời lẽ phải

      Với bạn bè gìn giữ thủy chung (2)

      Đỗ Phủ xưa dù lớn vô cùng

      Nguyễn Hữu Loan không chịu là Đỗ Phủ (3)

      Ba mươi mấy năm chân trần lam lũ


      - Đói không Loan?

      Khổ không Loan?

      - Tao chẳng khổ bao giờ (4)

      "Tao đi cày như tao làm thơ"

      - Mày đi cày vì mày dám làm thơ

      Thơ vĩ đại vì thơ không đánh đĩ

      Bọn dối trá chẳng thể là thi sĩ

      Kiệt Trụ đừng nói chuyện thi ca

      Nhớ Nguyễn Du rau cháo xanh da

      Nửa tháng ốm không có tiền mua thuốc

      Không cần thép thơ vẫn là bó đuốc

      Thơ nâng người cao sát với thần linh

      Tiếng chim nào lảnh lót giữa bình minh

      Đêm thu lạnh bến Tầm Dương đưa khách

      Trên ngàn năm tưởng như bờ lau lách

      Của người xưa vang vọng mãi đâu đây


      Loan ơi Loan khi mày rít điếu cày

      Đội nón lá bạn mấy người áo ngắn

      Tầm thường thế mà khắp nơi bàn tán

      Súng làm chi? Sắt thép để làm chi?

      Chiều hôm nay trải chiếu cạnh đường đi

      Nâng chén rượu nhắc nhau câu sách cổ

      Cung điện lớn cũng có ngày sụp đổ

      Nhưng văn chương vạch mặt lũ gian tà

      Uy quyền nào khuất phục nổi lòng ta?

      Mày nói đúng:

      Chúng mình đều lớn tuổi

      Nhưng chẳng chịu quay lưng vào lẽ phải

      Vẫn say mê như thuở ấy đầu xanh

      Bốn mươi hai năm!

      Mình lại gặp mình

      Tao vẫn thế, té ra mày vẫn thế

      Coi thủ đoạn như những trò con trẻ

      Lấy chân thành làm vũ khí vô song

      Mày tìm gặp tao

      thật cũng lạ lùng

      Khi nhận biết cười không còn nước mắt

      Tao nhìn mày thương thì thương thật

      Nhưng lòng tao hãnh diện lắm Loan ơi

      - “Không làm nhà vì tôi bận làm người”

      Phú quý bất năng dâm

      Bần tiện bất năng di

      Uy vũ bất năng khuất

      Bạc tiền gì cũng mất

      nhưng làm sao mất được niềm tin

      Tao gặp mày khỏi phải giữ gìn

      Nửa thế kỷ vẫn tin nhau là bạn

      Rượu đế xoàng thôi, nâng ly uống cạn

      Con tôm khô nhắc lại thú quê hương

      Tao ước một ngày trở lại Vân Hoàn

      Ra vườn trước bẻ bắp ngô vào nướng

      Rồi tao nhắc những bạn bè ngày trước

      Những chiếc xe con

      Những bộ com-lê

      Những phấn

      những son

      rượu thịt ê hề

      Chúng nó chết từ lâu mày ạ!

      Chúng nó chết thì có gì là lạ?

      Chết vì quên nồi cháo lá khoai lang

      Mày uống đi

      Nửa thế kỷ kinh hoàng

      Vẫn còn lại người giao liên Ban Thống

      Ban Thống gần như thất học

      Nhưng người nào có học hơn anh?

      Mày về Nga Sơn

      Thân thích quay mình

      Đỗ Hữu Thống dám về thăm thủ trưởng

      Dám công khai tán thưởng

      Dám coi thường thép súng bao vây

      Lên rừng xanh có sắn cho mày

      Giữa thiện ác bày hai thế trận

      “Náo thị, u lâm mạc luận

      Cổ kim cao hữu năng tầm”

      Thế cho nên từ Bắc vào Nam

      Bặt tin tức ta vẫn còn gặp lại

      Ta không uống để quên

      Mà để nhớ sầu vạn đại

      Như để nhìn để nhớ bạn bè ta

      Có phải không nếu không có phong ba

      Thì cây lớn với cỏ hèn cũng vậy

      Thời đại ta hào hùng như thế đấy

      Mày tưởng đâu tao đã hết làm thơ

      Hú hí vợ con thừa mứa sữa bơ

      Lại kênh kiệu tập làm trưởng giả

      Chúa Jê-su đầu thai trong máng cỏ

      Phật Thích Ca từ bỏ cả ngai vàng

      Bàn tay không mà lại có thiên đàng


      Tao còn nhớ mãi

      Trên đỉnh Hoàng Liên Sơn có cây mai cỗi

      Mọc lơ thơ ngạo nghễ mấy bông vàng

      Mày trở về làng

      Không lẻ loi cô độc

      Mày vào Đà Lạt

      Có người con gái ôm hôn rồi khóc

      Mày vào Sài Gòn

      Nhiều kẻ không quen

      Nghe nói tới con người độc đáo

      Thiếu quần thiếu áo

      Tìm thăm thân thiết hân hoan

      Nguyễn Hữu Loan

      Saigon, tháng 9/1988

      Hà Thượng Nhân

      Xuân Vũ

      Nguồn: Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như Tôi Biết, Tập 2)

      Chú thích:


      (l) Trích trong bài thơ Quách xuân Kỳ của Hữu Loan. Quách xuân Kỳ là cán bộ CS, người làng Hoàng Lão (Quảng Bình). Ái là cán bộ quốc gia, người làng Mỹ Lộc tức Lộc thôn, bạn học của Quách xuân Kỳ. Ái đã giết Quách xuân Kỳ. Bài thơ này lời lẽ giản dị, chất phác, tiêu biểu cho Hữu Loan.

      (2) Gia đình tôi thuộc hạng địa chủ. Cha mẹ tôi bị CS đấu tố đuổi ra ở ngoài đồng. Làng Hữu Loan cách làng tôi 20 cây số. Ban đêm, Hữu Loan cắp mo khoai lang vào thăm bố mẹ tôi, đang lúc phong trào đấu tố lên cao tột độ.

      (3) Sau khi làm bài thơ Đèo Cả, nhiều người trong đó có Xuân Diệu đã nói: "Hữu Loan là Đỗ Phủ mới của thời đại mới". Nguyễn Hữu Loan chống lại ý kiến đó, mặc dù Đỗ Phủ rất lớn.

      (4) Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Hữu Loan bị đuổi về quê quản thúc, đi cày, thồ xe đá, lam lũ như những người nông dân khốn khổ.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Cọp Thế Lữ Nhớ Rừng Xuân Vũ Hồi ức

      - Nguyễn Xuân Khoát liệm trong Tiếng Chuông Nhà Thờ Xuân Vũ Hồi ức

      - Mái Chùa Trong Lòng Quê Ngoại Xuân Vũ Nhận định

      - "Bước Đường Cùng" Của Nguyễn Công Hoan Xuân Vũ Hồi ức

      - Sainte Beuve: Pháp, Biélinski: Nga, Vũ Ngọc Phan: Việt Nam Xuân Vũ Hồi ức

      - Nhạc Sĩ Lưu Hữu Phước Vỡ Mộng Xuân Vũ Hồi ức

      - Phan Khôi Xuân Vũ Hồi ức

      - Vũ Anh Khanh! Quê Hương Mày Ly Loạn! Xuân Vũ Hồi ức

      - Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ Xuân Vũ Hồi ức

      - Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản Xuân Vũ Hồi ức

    3. Bài Viết Về Hữu Loan (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hữu Loan

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản (Xuân Vũ)

      Màu Tím Hoa Sim (Hữu Loan) (Huỳnh Sanh Thông)

      Thơ Màu Tím Hoa Sim và Chuyện Bên Lề-I (Hồ Quân)

      Thơ Màu Tím Hoa Sim và Chuyện Bên Lề-II (Hồ Quân)

      Thơ Màu Tím Hoa Sim và Chuyện Bên Lề-III (Hồ Quân)

      Thơ Màu Tím Hoa Sim và Chuyện Bên Lề-IV (Hồ Quân)

      Thơ Màu Tím Hoa Sim và Chuyện Bên Lề-V (Hồ Quân)

      Thơ Màu Tím Hoa Sim và Chuyện Bên Lề-VI (Hồ Quân)

       

      Tác phẩm của Hữu Loan

        Cùng Tác Giả (Link-2)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

        Cùng Chỉ Số (Link)

      - Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)

      - Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)

      - Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)

      - Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ

      (Lê Xuân Quang)

      - Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      - Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)

      - Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      - Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)

      - Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)

      - Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Bùi Ngọc Tấn,  Hà Minh Tuân,  Hoài Thanh,  Hoàng Cầm,  Hữu Loan,  Lưu Hữu Phước,  Lưu Quang Vũ,  Nguyễn Bính,  Nguyễn Công Hoan,  Nguyễn Khải,  Nguyễn Mạnh Tường,  Nguyên Ngọc,  Nguyễn Tuân,  Nguyễn Xuân Khoát,  Phan Khôi,  

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)