|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Viên Linh
Hồi 1982, khi cuốn Thủy mộ quan vừa xuất bản, đọc sách xong, nhân dịp viết thư cho Thanh Nam, tôi thắc mắc: Có bài thơ hay tôi đã biết qua, không hiểu sao Viên Linh loại bỏ không cho vào thi tập này, uổng quá. Chẳng hạn bài “Nhớ Sài Gòn” mà tác giả đã cho nghe qua điện thoại năm 1975, khi tôi còn sống ở Minneapolis, với hai câu đầu:
Đêm qua mơ thấy Sài Gòn
Gối đầu trên sách, gáy mòn tận xương.
Thanh Nam cho rằng “Viên Linh làm thơ quá kỹ, mỗi lần đăng lại thơ là một lần sửa lại” (Thư ngày 25-9-82). Như vậy có nghĩa là sau khi làm ra thơ, ông chọn lọc, sửa chữa và có khi còn bỏ luôn bài nọ bài kia không vừa ý?
Trước đó tôi chưa bao giờ biết chuyện Viên Linh tự sửa thơ mình kỹ như thế nào. Sau lá thư của Thanh Nam, tôi tò mò tìm hiểu. Quả như lời Thanh Nam nói. Tháng 3-1976, Viên Linh có gửi cho xem một bài thơ mới làm xong ngày 2-1-76, tức bài ‘Hương’. Đoạn đầu thế này:
Xa nhau, thôi nhé tuổi vàng
Lá rơi trên tuyết hồn tan dưới đường
Nhớ gì nơi ấy — cố hương
Tóc xanh em gái, dặm trường trung du.
Lộ cao con mắt sương mù
Hồn xa Nam bộ mùa thu có về?
Về sau, khi được in vào Thủy mộ quan, bài thơ nọ xuất hiện dưới hình thức như sau:
Cố hương
Xa nhau thôi nhé thu vàng
Lá rơi trên tuyết lòng tan dưới đường
Nhớ gì nơi ấy cố hương
Tóc xanh em gái dặm trường trung du.
Lộ cao con mắt sương mù
Hồn xa Nam bộ mùa thu có về?
Nhan đề bị đổi, nhiều chữ thay đổi, nhiều dấu chấm câu bỏ đi, cách phân đoạn cũng khác trước.
Thơ sửa quá kỹ, Thanh Nam bảo có những bài đọc lần đầu “thích thú vô cùng”, sau sửa đổi đọc lại “thấy mất đi cái cảm giác tươi mát”. Lê Huy Oanh viết về thơ Viên Linh cũng nhấn mạnh “được viết rất kỹ, rất công phu”, và cũng ghi nhận là “không hiếm những lúc cái tân kỳ bị thay thế bởi sự cầu kỳ nó khiến cho bài thơ thành ra (...) thiếu tự nhiên.”
Cái quá kỹ (cũng như cái quá ẩu và mọi cái quá khác) có thể có chỗ đáng tiếc và tất nhiên có chỗ đáng khen của nó. Nhân đó, lại xin kể về thời kỳ mới bỏ nước ra đi, Viên Linh ở tiểu bang Virginia, tôi phiêu dạt sang tiểu bang Minnesota. Các mùa đông đầu tiên ở Bắc Mỹ, trong tuyết giá lạnh lẽo, trong cảnh buồn nhớ quê hương, thỉnh thoảng tôi gọi điện thoại sang, yêu cầu Viên Linh đọc thơ cho nghe, những bài thơ ông mới làm chưa đăng báo nào. Một lần người anh thi sĩ ấy đọc bài thơ thương nhớ người em tu sĩ còn kẹt lại trong nước, với mây câu chót:
Mưa đưa tôi lại Sài Gòn
Trán căng nhiệt đới hồn còn Đông Dương
Gặp em trở lại lầu chuông
Dang tay nện xuống hư không một chày.
Chuông không tiếng đã bao ngày
Nghe quen em tưởng chiều đầy âm thanh.
(‘Lầu chuông’)
Ngẫm lại, trong tâm hồn hoang dã của mình chưa mấy khi vang lên tiếng chuông tiếng mõ; thế mà lần ấy cái âm hưởng gây nên do một chày nện xuống hư không ở lầu chuông nọ ngân nga mãi, thấm thía mãi thật lâu bền. Tôi có cảm tưởng đó là nhờ ở cái tử công phu, cái quá kỹ của nhà thơ, có cảm tưởng rằng tứ thơ độc đáo đã được hàm dưỡng, ấp ủ nhiều ngày đến chín muồi trong tâm tưởng và được diễn đạt trong từng chữ cân nhắc thận trọng, chứ không thể là kết quả của một phóng bút nhanh nhẹn, “tự nhiên”.
Sở trường sở đoản của Viên Linh quấn quít nhau như thế.
Ở Viên Linh còn một điều không thể bỏ qua, là cái mưa.
Có thể nói mưa tuôn liên miên trong cả thơ Viên Linh lẫn cuộc đời Viên Linh.
Mưa xa cách:
Cơn mưa chia biệt tháng ngày
Vẫn rơi tầm tã lòng này đêm đêm.
(‘Lầu chuông’)
Mưa suốt từ thuở ấu thơ đến giờ:
Lá vàng cọng uá trên cây
Đời mưa tự những vừng mây thiếu thời.
(‘Tâm ảnh’)
Mưa dưới... âm ty (!):
Chiều nay mưa dưới âm ty
Ta nghe kiếp trước thầm thì hỏi han.
(‘Thơ bệnh’)
Mưa trên các cuộc tình:
Nhớ em rồi Cúc Hoa xưa
Đêm nay dưới ngói trời mưa tầm tầm.
(‘Đêm trường’)
Trong thi ca xưa nay vẫn có mưa, thường là mưa vừa đủ nhẹ để gây mơ, để nên thơ, đủ làm mờ chân trời, đủ dấy lên nỗi nhớ nhung man mác v.v... Trong thơ Viên Linh thì không thế. Đây là mưa tầm mưa tã, mưa xối mưa xả. Mưa làm chìm ngập hết những ảo tưởng của nhân thế. Cái mưa như thế mà xối xuống những cuộc tình duyên thì... ôi thôi! Trong thơ Viên Linh không hề có thứ ái tình hồn nhiên tươi sáng như trong Nguyễn Nhược Pháp, đã đành. Cũng không có tình thơ tình mộng như ở Lưu Trọng Lư, không có thứ tình nồng nàn cuồng nhiệt như ở Xuân Diệu, không phải thứ tình cay đắng đầy uất hận của Vũ Hoàng Chương. Thậm chí nó cũng không thất bại một cách lãng mạn, văn vẻ như trong thơ Nguyễn Bính.
Ở thơ Viên Linh, ái tình trong mưa là những cuộc tình duyên khó khăn, trắc trở, ngang trái. Những cuộc tình duyên mệt mỏi và hẩm hiu. Những gần gũi nặng trĩu ưu tư, chất chứa ẩn ức kỳ bí. Trong các mối tình ấy, mưa cứ triền miên như sự đeo đuổi của số kiếp nghiệt ngã.
Chắc chắn, các nhà phê bình căn cứ vào chủ đề (critique thématique) trong trường phái Paul Weber chẳng hạn sẽ khai thác ý nghĩa phong phú của cái mưa Viên Linh, sẽ lần dò tìm đến cội nguồn của ám ảnh từ thuở bé của thi sĩ, sẽ tìm thấy bao nhiêu là chuyện thâm thúy, hay ho. Như đã tìm thấy ở những con thiên nga trong hồ của Valéry, ở con chim thảm thiết của Mallarmé, ở chiếc quả lắc đồng hồ của A. de Vigny, ở khung trời rực đỏ của Hugo, ở bầu sữa đắng cay của P. Claudel, v.v...
Cái ý hướng vô thức nọ (intentionnalité ỉnconsciente) của nó là thế nào, chúng ta chưa truy tầm được. Chỉ biết thưởng thức cái sức mạnh của nó truyền vào những câu thơ đẹp đẽ.
Ông Lê Huy Oanh cho rằng “'Đêm trường’ là một trong những bài thơ tuyệt tác.” Tôi chịu ông quá. Trong ‘Đêm trường’ có cả cái quá kỹ, cái tân kỳ táo bạo, lẫn cái ám ảnh của cơn mưa từ trong tiềm thức, của một bí ẩn có thể truyền cho nghệ phẩm sức sống lâu dài.
Ngoái nhìn lại, tôi thấy mình đã trích dẫn, đã dựa dẫm vào Lê Huy Oanh nhiều quá. Quả thực không mấy khi đọc phê bình mà khoái như khi gặp bài của ông Lê. Ông đọc kỹ, nhận xét tinh, và nói thì thẳng băng. Ông khen bài này tuyệt tác, bài kia là kỳ tác. Ông bảo toạc ra tác giả này ông rất thích nhưng “có cả trăm bài luộm thuộm, dở đến không chịu nổi”, tác giả nọ tài lắm nhưng có những chỗ “rất nhàm tai” v.v... Ông Lê như thế, không mê ông sao được. Ông thành thực, sốt sắng đến nỗi có lúc ông định sửa cả nhan đề bài thơ hộ tác giả. Chẳng hạn bài ‘Đêm trường’ của Viên Linh, ông muốn thi sĩ gọi tên bài là ‘Cúc Hoa’. Chỗ này thì tôi xin can. Thôi, ông ạ. Chúng ta là người ngoài, đừng nên can thiệp “kỹ” quá.
Ngoài ra Lê Huy Oanh còn bảo “Lục bát Viên Linh quả thật có nhiều chỗ có sức quyến rũ mạnh mẽ.” Tôi lại chịu nữa. Ông Lê bảo một tác giả có được chừng mười bài thơ hay đã là quí giá lắm rồi, huống hồ thơ xuất sắc của Viên Linh được nhiều hơn con số đó. Tôi cũng lại chịu nữa.
2 -1993
CHÚ THÍCH:
— Các chỗ trích dẫn Lê Huy Oanh trong bài nhận xét đều lấy từ bài phê bình thi tập Thủy mộ quan của Viên Linh đăng ở báo Đồng Nai số ra ngày 25-8-1983 ở Caliíornia.
— Các bài thơ trích tuyển đều lấy từ phần “Dư tập” của Thủy mộ quan là phần dành cho những bài thơ đã đăng báo ở trong nước trước 1975 tại Việt Nam, ngoại trừ bài “Lầu chuông”. Bài sau này viết ở hải ngoại sau 1975, lẽ ra không nên có mặt trong sách, tuy nhiên được trích dẫn là để làm sáng tỏ thêm ý kiến trong một đoạn ở bài nhận xét trên đây.
ĐÊM TRƯỜNG
Nhớ em rồi Cúc Hoa xưa
Đêm nay dưới ngói trời mưa tầm tầm
Nhớ em vèo cái thu âm
Hồn theo bóng ngoại phân thân chín từng.
Nhớ em ly rượu còn lưng
So đôi đũa mộc cười bừng cơn say
Phải anh rồi phải anh đây
Bữa cơm hai bóng một ngày phần dương.
Nhớ anh chưa Cúc mắt vàng
Cúc xanh mi Cúc biếc hường trái tim
Cúc đen đâu đó Cúc mềm
Vùi anh trong bụng Cúc hiền như dao.
Năm năm đời trú mái sầu
Thời gian phai nhạt những màu yêu đương
Nhớ em lần lữa chiếu giường
Đêm nay lại một đêm trường như xưa.
SINH NHẬT
Hôm nay năm tận, Sài Gòn
Tôi nghe khiếp hãi tâm hồn già nua
Giật mình con quỉ ban trưa
Tiếc mùa hoan lạc hái chưa đủ hời.
Hôm nay trời đất có tôi
Trên ba mươi tuổi làm người lãng quên
Xuân hồng, một góc thiếu niên
Năm năm mê mải những miền hoài nghi.
Trên ba mươi tuổi ù lỳ
Đêm về kéo cửa ngày đi kiếm mình
Cảnh đời, một cõi u minh
Cảnh tôi thấp thoáng bóng hình những ai.
U mê hết tháng năm dài
Chân trong lối kiệt hồn ngoài bến không
Hôm nay năm tận, bàng hoàng
Giục thêm tiệc rượu ngồm ngoàm đĩa vơi.
Nhìn ra cảnh cỗi, riêng tôi
Trong hiên viễn phố thấy đời buồn lây.
THƠ BỆNH
Lúc này hình đất tượng cây
Đời ta như nước chảy đầy bãi xa
Chiều rồi lòng mở không ra
Mênh mông trong ngực mùa hoa hải tần.
Khói um kín mộng thanh tân
Hình ta sụp đổ mấy lần trong gương
Bên kia bóng vội lên đường
Đằng sau mặt thủy trùng dương sóng dồi.
Nước xa cuồn cuộn ra khơi
Sâu trong tâm thể có đôi giọt gần
Bãi sầu trời ngập đến chân
Dương gian la lún nửa thân còn gì.
Chiều nay mưa dưới Âm Ty
Ta nghe kiếp trước thầm thì hỏi han.
LầU CHUÔNG
Tháng Tư úng thủy đầu mùa máu tuôn
Tặng em tôi, Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, để nhớ những ngày Vạn Hạnh
Nhận tin em một năm rồi
Thành xưa đã đổi con người đã thay
Cơn mơ chia biệt tháng ngày
Vẫn rơi tầm tã lòng này đêm đêm.
Mưa lầy con phố bôi tên
Em chôn tầm vóc thanh niên giữa đời
Nhớ em biển sách làm khơi
Thả thân trôi giạt với lời muôn phương.
Nhớ em đêm tựa lầu chuông
Rung con tim nhỏ nghìn đường âm thanh
Em yêu lá ở trên cành
Yêu chim trong gió yêu thành vắng quân.
Em yêu miếu mộ linh thần
Yêu đầu không mũ yêu chân lột giầy
Yêu người không thiết đi dây
Yêu nhà văn hóa đi Tây lại về.
Em yêu lòng trúc ý tre
Yêu kinh vô tự như bè yêu sông
Em yêu Camus lạnh lùng
Đạt Ma qua biển Ngộ Không giữa trời.
Yêu anh phóng đãng lầm nơi
Văn chương sai lúc thân dơi lộn chiều
Em yêu cuộc sống em yêu
Lầu chuông gác sách mộng điều tuổi xanh.
Hôm nay túi vải bên mình
Em tôi bán dạo trong thành phố quen
Ầm vang trong trí cơn điên
Ném thân anh giạt tới miền hư sinh.
Hơn ba mươi, mộng tan tành
Tay xương quét lệ hoen quanh mắt mờ
Thấy em lầm lũi hơn xưa
Loanh quanh ngõ dưới dật dờ lối trên
Em tôi không sách không đèn
Một đầu tư tưởng bôi lem nghĩa đời
Đêm nay tầm tã mưa rơi
Tỉnh ra tôi thấy mặt trời trắng tinh.
Thấy trăng mọc lúc bình minh
Thấy người lưu xứ lênh đênh Quê Nhà
Thấy tôi đập kính soi hoa
Trên cây nhân thế la đà trái đen.
Thấy tôi nguyền rủa thánh hiền
Cầm dao giết Phật giả điên đốt chùa
Nhớ mưa xưa nhớ mưa xưa
Tháng Tư úng thủy đầu mùa máu tuôn.
Mưa đưa tôi lại Sài gòn
Trán căng nhiệt đới hồn còn Đông Dương
Gặp em trở lại Lầu Chuông
Dang tay nện xuống Hư Không một chày.
Chuông không tiếng đã bao ngày
Nghe quen, em tưởng chiều đầy âm thanh.
Washington D.C., 1979
(Trong Thủy Mộ Quan, thi phẩm Viên Linh, Virginia 1982)
- Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận
- Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định
- Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định
- Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định
- Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định
- Nhã Ca Võ Phiến Nhận định
- Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định
- Tường Linh Võ Phiến Nhận định
- Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định
- Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định
• Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi (Việt Báo)
• Đi thăm Viên Linh (Đinh Trường Chinh)
• Đọc Những Dòng Thơ Mới Của Viên Linh (Trần Tuấn Kiệt)
• Viên Linh, một đời chỉ sống với sách vở, báo chí, và viết (Trần Yên Hòa)
• Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)
• Những Công Án Bất Ngờ (Nguyễn Văn Sâm)
• Viên Linh Trên Những Chặng Đường Thơ (Huỳnh Hữu Ủy)
• Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
• Khởi Hành cùng nhà thơ Viên Linh qua 20 năm (Quốc Dũng)
• Sách mới phát hành: “Tác giả, Tạp chí: Nói và Viết với 40 Nhà văn Hiện đại” - VL (Người Việt)
• Viên Linh (Võ Phiến)
• Đọc thơ Viên Linh (Lê Huy Oanh)
• Viên Linh (Học Xá)
• Khởi Hành: Nơi Gìn Giữ Nền Văn Học Tự Do (Vũ Ánh)
• Cầu Hiền Lương (Đặng Tiến)
• Biển Đông Huyền Ảo Trong Thơ Viên Linh (Trần Văn Nam)
• Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)
Văn chương tôi không phục vụ niềm vui
(Thế Dũng, talawas.org)
Thể loại văn truyện nhiều chất xã-hội-tính (tân truyện và tiểu thuyết) (Trần Văn Nam, talawas.org)
Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975 (Phan Nhiên Hạo phỏng vấn, litviet.com)
Phỏng vấn nhà thơ Viên Linh về giải thưởng do báo Khởi Hành khởi xướng (Mặc Lâm, rfa.org)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Bạch thư Phạm Huấn (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)
Thị trấn miền đông (talawas), (bản ebook).
Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lịch sử Nhận định Biên khảo Sáng tác Sinh hoạt, Số 1 (tháng 11.1996), Số 171+172 (tháng 1-2.2011), Chủ nhiệm, Chủ bút: Viên Linh.
Ðịa chỉ P.O Box 670, Midway City, CA 92655.
Email: phamcongkh@yahoo.com
Website: http://www.khoihanh.com/
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |