|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Học Xá xin giới thiệu cuốn "Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam" của nhà thơ Viên Linh. Cách sắp xếp chương mục rất mới (theo những ngày kỵ giỗ của từng nhà văn nhà thơ nghệ sĩ trí thức). Nội dung sách như là "những niệm hương của tác giả thắp lên để tưởng nhớ anh linh các danh sĩ tiền nhân".
Giá sách: 35 mk, sẽ gởi qua priority mail (hơn 450 trang khổ lớn, bưu phí 6mk45, có triện son và chữ ký của tác giả).
Địa chỉ liên lạc: Nam Nguyễn, PO Box 670, Midway City, CA 92655. Email: tapchikhoihanh@gmail.com
Sau đây xin trích đăng bài "TỰA" và "NỘI DUNG CHƯƠNG MỤC" viết lên những lời tâm huyết của tác giả.
Bìa trước, bìa sau và một trang trong. (Nguồn: Kệ sách Học Xá).
Bộ sách này viết về các tác giả danh tiếng của một nền văn học, phần lớn xuất hiện vào nửa sau của thế kỷ hai mươi tại Việt Nam, và suốt khoảng thời gian mà người viết bước vào sinh hoạt báo chí ở miền Nam - từ 1955 tới 1975 và tại hải ngoại, từ 1975 tới 2017, trước sau trên 60 năm - đọc và viết theo dòng sinh hoạt văn hóa nhân văn truyền thống Việt, nên mong rằng bộ sách sẽ giúp độc giả hay các nhà biên soạn sẽ dễ dàng tìm thấy và hiểu thêm về cuộc sống, con người và tác phẩm các đối tượng; cũng như bối cảnh xã hội đương thời.
Khi viết về một tác giả, có vài người hiện lên như từ huyễn mộng, người viết vẫn cung cấp một bản tóm lược tiểu sử ghi nhận từ các sách văn học cổ hay truyền thuyết quá khứ, cùng hình ảnh cá nhân và tiểu truyện, tuy không theo lối khảo sát tỉ mỉ song vẫn có chi tiết, ghi chú cặn kẽ, hy vọng là đầy đủ hầu mỗi bài mỗi chương là một tài liệu có giá trị, trong khi vẫn là một câu chuyện có bản sắc của từng nhân vật. Người viết nói được như thế là bởi các bài các chương trong cuốn sách không phải là tưởng tượng, cũng không phải là vô bằng, mà là lời thuật sự những chuyện đã xảy ra giữa người viết - tác giả bộ Lịch Sách này - và các văn nghệ sĩ cùng thời, nhờ đã gặp gỡ trong đời sống hay khi cùng làm việc với họ trong một tờ báo, khởi sự từ khi tác giả bước chân vào làng văn làng báo Sài gòn trên tờ Ngôn Luận và Văn Nghệ Tiền Phong từ 1955, và là chủ nhiệm chủ bút tạp chí Thời Tập, cho đến khi Miền Nam sụp đổ, tháng 4.1975.
Một số các bài khác, như về vị thiền sư mười thế kỷ trước, hay về hai vị nữ anh thư của dân tộc, hoặc về vị tổng thống Hoa Kỳ vào giữa tháng 3.1975 đã đặc biệt ra lệnh cho "9 bộ và cơ quan" tổ chức các trại tạm cư cho các "di dân tị nạn người Đông Dương" vừa khi hai nước Lào, Cao Miên sụp đổ và trước khi Việt Nam Cộng Hòa mất (theo thứ tự) -- là những chuyện lịch sử đặc thù đã in vết trong tâm hồn người viết qua thời gian. Những bài những chương của bộ sách, cuốn này hay các cuốn tới, sẽ là những ký sự, ghi chép, hoặc hồi ký và nhận định mà người viết đã trải qua, đã đọc đã nghe biết trong cuộc sống, ít nhất là từ khi cầm bút tập sự, có bài đăng báo Tiếng Dân và được trả nhuận bút vào lúc 14 tuổi rưỡi ở Hà Nội, từ trước hội nghị Gevève về Việt Nam. Trong đó có những chuyện đã qua từ nửa thế kỷ trước, có những chuyện mới xảy ra, nay được thu nhặt hay bổ sung, in vào thành sách. Có những đoạn những chuyện đã viết đã đăng báo khi tác giả trên dưới hai mươi tuổi, song phần lớn là những ghi nhận trong nửa thế kỷ qua. Do đó, những chân dung trong bộ sách này là những chân dung thành hình dần theo sinh hoạt, không phải những chân dung chỉ thấy chỉ chụp trong một giây, như qua ống kính máy ảnh. Mong người đọc lượng thứ nếu có đôi điều quá độ hay bất cập nhân -thế, do khoảng cách và ánh sáng thời gian khác biệt theo dòng lưu chuyển của một đời người.
Xin được coi đây là niệm hương của một người cầm bút, thắp lên để tưởng nhớ anh linh các danh sĩ tiền nhân, và những hồn thiêng, đã có lúc phảng phất như nắng sớm, như mưa chiều, như sương khuya, tuyết đông hay lửa hạ, giúp tôi tiếp tục cất bước đi suốt con đương kỳ khu của bản mệnh, khi nhìn lui còn một nụ cười tự tin và thanh thản.
VIÊN LINH
1. 2017
Bộ lịch sách đang trong tầm tay của quí bạn đọc được khởi đầu bằng sự tưởng niệm các nhà văn nhà thơ nghệ sĩ trí thức, tạm gọi là chiêu niệm văn chương, bắt đầu từ những ngày kỵ giỗ, sẽ được nhắc nhở nhân những ngày kỵ giỗ, và mong rằng sẽ còn được tiếp tục bởi chính người đọc với những ngày kỵ giỗ các danh sĩ: người viết đặt nhan đề chung là Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam, *thời sự nhân văn, *tiểu truyện tác giả.
Chân dung ở đây hình thành bằng những lời truy điệu, có thể thô sơ như những lá sớ, mỏng manh như một cây phướn, dựng lên vào tiết thanh minh của một năm mới, lần lượt từ đầu năm tới cuối năm, năm này qua năm khác, chương một nhắc nhở những người ra đi vào tháng giêng, chương mười hai dành cho những kẻ qua đời vào tháng chạp, chúng ta chỉ cần biết nhà thơ ấy mất vào tháng nào, danh sĩ ấy vĩnh biệt vào tháng nào, chúng ta sẽ tìm thấy hình ảnh lá phướn dựng lên cho họ vào tháng đó, ý nghĩa tấm sớ viết ra cho họ vào tháng đó.
Riêng những nhà văn mất đi không mồ mả, những thi sĩ danh sĩ biệt tích giữa cơn ly tán, những kẻ chìm đắm ngoài biển mênh mông hay bị lửa sắt thiêu hủy tan tành trong xô sát, không ngày tháng, chúng ta dựng phướn lập sớ vào không thời gian, tức là vào tháng thứ mười ba, hay tháng nhuận trong phần cuối của bộ sách. Những biệt lệ sẽ được đặt vào phần nhật thực hay nguyệt thực.
Sau đây là Mục Lục nội dung của mỗi tháng, con số chỉ tháng nào cũng sẽ là con số dùng để chỉ cho chương sách đó, những người mất trong tháng giêng được xếp vào chương một, những người mất vào tháng chạp sẽ được xếp vào chương thứ mười hai, trước khi qua chương nhuận, nếu có. Ở đầu mỗi chương mỗi tháng đều có Lịch Tưởng Niệm Trong Tháng. Lịch này dùng cho mọi năm không thay đổi.
CHƯƠNG I THÁNG GIÊNG. LỊCH THÁNG GIÊNG.
01. Viên Chiếu thiền sư, trang 19.
02. Nguyễn Bính, thơ và đời, 24.
03. Tam Ích, bằng hữu tiễn đưa, 30.
04. Tuệ Mai với nếp gia phong, 38.
05. Mai Thảo riêng tây, 41.
06. Xuân Vũ đường đi đã đến, 52.
CHƯƠNG II THÁNG HAI. LỊCH THÁNG HAI.
07. Nguyễn Vỹ nhà thơ nhà báo, 65.
08. Duyên Anh chọc trời khuấy nước, 70.
09. Phùng Tất Đắc viết văn làm báo thời xa xưa, 74.
10. Hai Bà Trưng trong sử thi, 78.
11. Đông Hồ nhập thần Trưng Nữ Vương, 82.
12. Lê Văn Trương, trận đời tan tác, 87.
CHƯƠNG III THÁNG BA. LỊCH THÁNG BA.
13. Bình-Nguyên Lộc, thổ ngơi thơm phức, 97.
14. Lê Xuyên, nói ngắn viết dài, 104.
15. Tạ Ký, viễn liên tảo mộ, 109.
16. Thanh Tâm Tuyền và quá khứ Hà Nội, 116.
17. Vị Ý trong ngoài quán lú, 130.
18. Phạm Lệ Oanh và truyện Liêu Trai, 134.
19. Chí CHÓE, trước và sau tấm biếm họa, 138.
CHƯƠNG IV THÁNG TƯ. LỊCH THÁNG TƯ.
20. Chu Tử, nhà văn chết đầu nước, 153.
21. Người ta nói..., 157.
22. Tú Kếu, thơ chém treo ngành, 160.
23. Trần Phong Giao, người thư ký tòa soạn, 164.
24. Ngô Tất Tố, chuyện xưa tích cũ, 168.
25. Nguyên Sa khung cửa mới vào thơ, 172.
CHƯƠNG V THÁNG NĂM. LỊCH THÁNG NĂM.
26. Nguyễn Văn Vĩnh, ông tổ nghề báo Việt, 187.
27. Nghiêm Xuân Hồng, người viễn khách đã xa, 190.
28. Võ Đình cơm với cá, 194.
29. Trần Cao Vân và thể loại thơ trong tù, 199.
CHƯƠNG VI THÁNG SÁU. LỊCH THÁNG SÁU.
30. Hồ Điệp giọng vàng, 207.
31. Chu Thiên, ông thày thời niên thiếu, 210.
32. Tản Đà và hai chữ non nước, 214.
33. Tự Đức qua chuyện một con hạc, 218.
34. Nguyễn Đức Quỳnh và đàm trường viễn kiến, 222.
35. Thanh Nam trước lúc rạng đông, 226
CHƯƠNG VII THÁNG BẢY. LỊCH THÁNG BẢY.
36. Lý Thường Kiệt, Nam quốc sơn hà, 235.
37. Huỳnh Phú Sổ, bài thơ khuyến nông, 239.
38. Hoàng Văn Chí, ngôn ngữ chiến lược, 244.
39. Trần Lê Nguyễn một linh hồn kịch, 249.
40. Ngọc Dũng, họa và thơ, 222.
CHƯƠNG VIII THÁNG TÁM. LỊCH THÁNG TÁM.
41. Trần Trọng San hải âu phi xứ, 265.
42. Thâm Tâm trước cơn thảo muội, 269.
43. Đinh Hùng chung một ngả đường, 282.
44. Trần Quốc Vượng tính trời nết đất, 288.
CHƯƠNG IX THÁNG CHÍN. LỊCH THÁNG CHÍN.
45. Mặc Đỗ, nửa thế kỷ thư từ, 303
46. Vũ Hoàng Chương, rồng bay phượng múa, 311.
47. Vũ Khắc Khoan, trăm năm thân thế, 320.
48. Võ Phiến 50 năm trước, 326.
49. Thái Tuấn, vài nét thấy người phụ nữ Việt, 331.
CHƯƠNG X THÁNO MƯỜI. LỊCH THÁNG MƯỜI.
50. Bàng Bá Lân làm thơ để sống lại quá khứ, 341.
51. Quang Dũng tâm sự với cuốn sổ tay, 348.
52. Bùi Giáng, khúc ca chung cuộc, 354.
53. Trần Văn Tuyên, chính khách người khách lạ, 363.
54. Đỗ Tốn, nhân vật và người thật, 367.
CHƯƠNG XI THÁNG MƯỜI MỘT.
LỊCH THÁNG MƯỜI MỘT.
55. lý Chiêu Hoàng, nữ vương thứ hai của ta, 377.
56. Nhượng Tống, "anh ngã, mình sa giữa lưới ngờ!" 381
57. Nguyễn Sỹ Tế, người tù kiên giam, 389
58. Quách Thoại, nhà thơ thời dựng nước cộng hòa, 394
59. Hai Phút Tới Bất Tử, 'gettysburg address', 400
CHƯƠNG XII THÁNG CHẠP.
LỊCH THÁNG CHẠP.
60. Dương Quảng Hàm và tác phẩm đầu tay năm 27 tuổi, 411
61. Trạng Trình, với quán Trung Tân, 421
62. Trí Hải và những chuyến đi, 426
63. Nguyễn Khắc Hoạch: "thơ phải mới...", 431
CÙNG MỘT TÁC GIẢ, 435
Bảng mục lục chỉ ghi phần bài viết. Kèm với bài còn nhiều hình ảnh, tranh vẽ chúng tôi sẽ ghi riêng ở cuối sách, trong phần tên tuổi các phóng viên nhiếp ảnh và họa sĩ điêu khắc gia kiến trúc gia tác giả. Đây chỉ là cuốn thứ nhất của bộ Lịch Sách Chân Dung Văn Học Việt Nam, *thời sự nhân văn *tiểu truyện tác giả. Các cuốn tiếp sẽ ra vào từng năm sau.
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi (Việt Báo)
• Đi thăm Viên Linh (Đinh Trường Chinh)
• Đọc Những Dòng Thơ Mới Của Viên Linh (Trần Tuấn Kiệt)
• Viên Linh, một đời chỉ sống với sách vở, báo chí, và viết (Trần Yên Hòa)
• Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)
• Những Công Án Bất Ngờ (Nguyễn Văn Sâm)
• Viên Linh Trên Những Chặng Đường Thơ (Huỳnh Hữu Ủy)
• Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
• Khởi Hành cùng nhà thơ Viên Linh qua 20 năm (Quốc Dũng)
• Sách mới phát hành: “Tác giả, Tạp chí: Nói và Viết với 40 Nhà văn Hiện đại” - VL (Người Việt)
• Viên Linh (Võ Phiến)
• Đọc thơ Viên Linh (Lê Huy Oanh)
• Viên Linh (Học Xá)
• Khởi Hành: Nơi Gìn Giữ Nền Văn Học Tự Do (Vũ Ánh)
• Cầu Hiền Lương (Đặng Tiến)
• Biển Đông Huyền Ảo Trong Thơ Viên Linh (Trần Văn Nam)
• Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)
Văn chương tôi không phục vụ niềm vui
(Thế Dũng, talawas.org)
Thể loại văn truyện nhiều chất xã-hội-tính (tân truyện và tiểu thuyết) (Trần Văn Nam, talawas.org)
Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975 (Phan Nhiên Hạo phỏng vấn, litviet.com)
Phỏng vấn nhà thơ Viên Linh về giải thưởng do báo Khởi Hành khởi xướng (Mặc Lâm, rfa.org)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Bạch thư Phạm Huấn (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)
Thị trấn miền đông (talawas), (bản ebook).
Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lịch sử Nhận định Biên khảo Sáng tác Sinh hoạt, Số 1 (tháng 11.1996), Số 171+172 (tháng 1-2.2011), Chủ nhiệm, Chủ bút: Viên Linh.
Ðịa chỉ P.O Box 670, Midway City, CA 92655.
Email: phamcongkh@yahoo.com
Website: http://www.khoihanh.com/
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |