|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Sưu tập những bài phỏng vấn của Viên Linh đăng trên Tạp chí Thời Tập (Từ số 1 tới số 23 Từ 12.1973 tới tháng 4.1975) tại Sài Gòn.
Các tác giả được phỏng vấn:
Bình Nguyên Lộc, Dương Nghiễm Mậu, Hoàng Trúc Ly, Kiên Giang, Huỳnh Phan Anh, Lê Dân, Lê Tài Điển, Lê Tràng Kiều, Lê Xuyên, Lệ Hằng, Mai Chửng, Mặc Đỗ, Ngọc Linh, Mhuyễn Hiến Lê, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Thụy Long, Nguyễn Trung, Nguyễn Mộng Giác, Nhật Tiến, Phạm Thiên Thư, Sơn Nam, Thạch Trung Giả, Thế Uyên, Trần Trọng San, Trần Tuấn Kiệt, Trúc Sĩ, Trùng Dương, Tuệ Mai, Túy Hồng, Võ Phiến, Vũ Thành An, Vương Hồng Sển, Xuân Vũ.
Nhà thơ Viên Linh
Thời Tập số 1 ra mắt tháng 12.1973, số chót là 23, phát hành ngày 15 tháng Tư 1975, chỉ hai tuần trước khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, và chỉ sáu ngày trước khi chủ nhiệm tờ báo bước lên một chiếc máy bay DC3 rời Sài gòn, 21.4.75. [Gọi số 1 hay số 23 cho dễ hiểu, trên thực tế, các báo định kỳ tại miền Nam từ sau 1973 không được coi là báo định kỳ để được đánh số thứ tự một cách tự nhiên, nếu không đóng tiền ký quĩ 5 triệu - nhật báo phải đóng 20 triệu đồng. Vì thế phải dùng mã số riêng, ví dụ thay vì in "số 23," chúng tôi phải ghi: "Tập XX• • •."
Ai cũng thấy cái gì là cái gì, nhưng ... luật là luật, làm sao tránh được luật để qua cầu là được rồi, mọi chuyện xét sau. Luật pháp ngành thông tin báo chí lúc ấy ở trong tay hai anh em nhà kia, anh em dâu rể, mà người anh (người duy nhất có quyền ký giấy phép kiểm duyệt cho hay cấm xuất bản một cuốn sách), một lần đi công du và nghỉ hè sau đó khoảng ba tuần lễ, đã không ủy quyền cho ai ký thay mình, nên có hàng ngàn bản thảo đã xắp chữ để xuất bản, bị ngưng đọng. Nhà in nhỏ của tôi có 15 cô gấp xếp sách để đóng chỉ, làm cuốn nào lãnh công cuốn ấy, đã không có sách cho các cô gấp, coi như họ bị thất nghiệp nửa tháng! Ngày nào họ cũng đến nhà in hỏi: "thằng chả đi công du về chưa anh?"...]
Khởi đầu mục "Tay Đôi," người phỏng vấn (Viên Linh) đưa một câu hỏi chung cho hai người, cốt ý là chọn hai người có nhiều quan điểm đối nghịch, vị trí hay hoàn cảnh cũng đối nghịch: ví dụ Bình-nguyên Lộc "tay đôi" với Nguyễn Mạnh Côn, người Nam kẻ Bắc, người dung dị hòa hài, kẻ chi ly khó khăn. Ví dụ người nam với người nữ như Võ Phiến "tay đôi" với Túy Hồng, điển hình trong văn giới là nhà văn nam tỉ mỉ, cây bút nữ moi móc. Hay Dương Nghiễm Mậu "tay đôi" với Trùng Dương, chàng thanh niên văn khí thô bạo sống ở Hà Nội Nha Trang Sài gòn nhưng không biết đi xe đạp, không biết bơi và nữ sĩ Trùng Dương ngồi quán hút thuốc lá và uống bia 33 không cần ly cốc.
Loạt bài "tay đôi" làm bật ra những mâu thuẫn hay trái ngược không ngờ, đôi khi trong những vấn đề vô hại tầm thường nhất. Chỉ nhìn vào mấy cuộc đối đáp tay đôi (với Viên Linh đặt câu hỏi, chủ thích bổ sung các chi tiết), người đọc đã thấy sự phong phú của "văn nghệ và đời sống" Miền Nam. Trong sinh hoạt, trò chuyện đối đáp, văn nghệ tự thân đã thể hiện nhiều chất sáng tạo.
Năm cuộc "tay đôi" chọn lọc để in lại dần trước khi in thành sách là:
1. Bình-nguyên Lộc - Viên Linh - Nguyễn Mạnh Côn
2. Sơn Nam - Viên Linh - Nhật Tiến
3. Kiên Giang - Viên Linh - Hoàng Trúc Ly
4. Võ Phiến - Viên Linh - Túy Hồng
5. Dương Nghiễm Mậu - Viên Linh - Trùng Dương
Ngoài những cuộc "Tay Đôi," còn mấy cuộc phỏng vấn riêng, thường là trong mục "Người Khách Chót," chủ bút Thời Tập nói chuyện với văn hữu sau cùng đã tới thăm tòa báo trước khi báo lên khuôn, vỗ một bản sơ-ấn để đưa đi kiểm duyệt. [Tuy rằng tạp chí Thời Tập đã tránh khỏi kiểm duyệt bằng cách nhờ một Hội đoàn có tư cách pháp nhân đứng bảo trợ cho tờ báo.]
Những "người khách chót" được phỏng vấn trên Thời Tập (chỉ kể vài người), là:
1. Phạm Thiên Thư
2. Xuân Vũ
3. Thế Uyên
Ngoài những tiếp xúc riêng kể trên, Thời Tập còn mở ít nhất là ba cuộc phỏng vấn chung, thứ nhất là cuộc phỏng vấn khi tờ tạp chí ra mắt, tháng 12.1973; cuối cùng (không dự trù) in trong số chủ đề Ban Mê Thuột thất thủ, số 23, phát hành vào ngày 15.4.1975:
- "Nhìn Lại Một Năm Văn Học Nghệ Thuật" với 12 tác giả.
- "Vai trò Người Cầm Bút trước tình thế đất nước" với 11 tác giả.
Ở quãng giữa có hai cuộc phỏng vấn nhỏ:
- "Nên hiểu truyện Liêu Trai như thế nào?" với 3 tác giả.
- "Nhan sắc người phụ nữ Việt Nam 1974," với 4 tác giả.
Khi in thành sách, sẽ kịp thời đánh máy lại và thêm nhiều chú thích cần thiết. Trong số báo này, mong bạn đọc lượng thứ cho lối scan (chụp ảnh) các trang báo, nhất là với giấy báo vốn đã không được trắng tốt như giấy in sách, lại cũ ít nhất là 40 năm qua, trong có vài chục năm bị chôn dưới đất, gần mục nát giữa thời giặc đỏ. Lại nữa đây là những số báo độc nhất thu mua lại, từ nhiều chủ cũ ở miền Trung và miền Nam, tôi không dám trao cho nhà in, mà để chắc chắn không bị mất, tôi đã tự làm lấy với tay nghề vi tính của một người ngoài giới kỹ thuật.
Thời Tập là tạp chí văn học sau cùng của Miền Nam trước 75, những tờ khác còn xuất bản trong năm 1975 là Văn, Văn Học, Bách Khoa, có thể có một hay hai tờ mới xuất bản trong năm này nhưng không sống nổi quá hai ba số, nên chúng tôi thấy không cần thiết phải nhắc tới, nhất là lại có bóng dáng "các nhà văn xuất xứ trong rừng" kèm ở đằng sau. Nòng cốt của Thời Tập ngoài chủ nhiệm chủ bút Viên Linh là Lê Tài Điển (họa sĩ hiện ở Paris), Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu (hiện ở vùng Washington, D.C.), Tuệ Sỹ (hiện ở Blao), và các danh tài nay đã quá cố: Nguyễn Nhật Duật, CHÓE, Thạch Trung Giả, Trần Phong Giao, Hoàng Trúc Ly.
Thời Tập: Tính đến năm nay (1974) anh đã làm thơ được bao nhiêu năm?
Kiên Giang: Trên 20 năm.
Hoàng Trúc Ly: Cũng hơi lâu, từ những năm tôi còn con nít. Tâp thơ đầu của tôi, một phần đã đăng trên các báo Đời Mới, Nguồn Sống Mới, đo Hoàng Trọng Miên chủ bút, khoảng 1953-54...
Nhà thơ Kiên Giang
(1929 - 2014)
Th.T: Liệu anh có dành hết cuộc đời của anh cho thơ không?
H.T.L: Đời một người như tôi đâu có quá dài, giá không dành hết cho thơ, cũng gởi trọn vào nhà thương thí, hoặc một nghĩa trang hoang tàn... Lời tự thán của học giả Trương Vĩnh Ký ngày trước, tuy mộc mạc mà hay, quá hay: "Học vấn gởi lên con sách nát, Văn chương còn lại cái quan tài"?
K.G: Thơ đã cứu sống tôi nhiều lần. Phải mang ơn thơ và sống chết cho Thơ đúng nghĩa.
Th.T: Thi sĩ là ai trong cuộc đời?
K.G: Là hột cát nhưng hột cát có thể lấp đầy sa mạc. Là con voi nhưng con voi có thể chui qua lỗ kim. Cũng là chứng nhân nhưng phải là chứng nhân thành thật, trung hậu vừa mềm dẻo vừa cương nghị.
H.T.L: Là ai? Chính nó làm gì biết nó là ai? Phải chăng là đứa con của nữ thần yêu đương Aphrodite, bị lợn rừng xé xác, từ dòng máu diễm lệ vươn lên một cánh hoa Anemone?
Th.T: Nhà thơ nào cùng thời đại anh làm anh lưu ý. Và anh nghĩ gì về nhà thơ ấy?
H.T.L: Tôi đã và đang suy nghĩ chưa được câu trả lời.
K.G: Rất mến mọi người làm thơ, nhứt là những người xứng đáng là tbi sĩ. Phải đặc biệt lưu ý thi sĩ mới, trẻ vì họ là châu ngọc cần được trau chuốt. Phải xem các bạn thơ trẻ là bạn đồng hành.
Th.T: Còn đối với một nhà thơ lớn (mà anh chọn) ở Việt Nam?
K.G: Không có nhà thơ nào lớn nhỏ. Chỉ có những bài thơ, thi phẩm sáng giá. Tài không đợi tuổi. Hãy để cho các nhà biên khảo thi ca và các nhà phê bình uyên bác làm công việc đó. Thi sĩ nên sáng tác.
Tôi có nhiều ràng buộc với thi sĩ Nguyễn Bính lúc Nguyễn Bính đến tá túc tại xóm biển Kiên Giang (Rạch Giá). Nguyễn Bính đã khích lệ tôi làm thơ. Tôi đã cùng Nguyễn Bính chia xẻ rất nhiều cay đắng, giông tố nên tôi dành cho Nguyễn Bính một tình cảm lớn.
H.T.L: Ở Việt Nam? Lại càng... sốt ruột!
Th.T: Đối với thời đại này, vai trò nhà thơ có nghĩa gì?
H.T.L: Bây giờ và nơi đây, nói ra không được. Tôi mơ mộng trở lại thời đại Platon, nghe bậc thầy của Aristote đề nghị tống cổ bọn thi sĩ, sau khi tặng vòng hoa. Cũng... "thơm" quá!
K.G: Thời đại là thuyền. Thi ca là gió làm cho buồm căng rộng, mở đường ngao du, khám phá, tìm bến mới, chân trời sáng.
Thi sĩ chân chính phải làm cho người đời hiểu rõ vai trò thi ca qua thi phẩm nhưng không phải bằng mua chuộc, ép buộc, khống chế. Vai trò thi ca có ý nghĩa nhiều ít, nặng nhẹ còn tùy thuộc ở "sức gió", "hứng gió" có căng nổi cánh buồm và thuyền chở được gì, bên trong hay chăng?
Th.T: Ngoài việc làm thơ anh còn viết loại văn nào? Giữa văn xuôi và thơ, anh thích thơ hay văn xuôi?
K.G: Đã viết kịch thơ lúc còn là hướng đạo sinh ở tỉnh nhà và lúc học ở Cần Thơ. Đã soạn tuồng cải lương, viết báo, hồi ký, bút ký. Viết đủ thể tài dưới nhiều bút hiệu. Tuy nhiên chỉ dành bút hiệu Kiên Giang cho thơ mà thôi. Thơ hay và văn hay đều đáng đọc và cất giữ.
H.T.L: Truyện ngắn. Truyện dài. Biên khảo. Dịch thuật. Mê thơ hơn, cố nhiên.
Th.T: Cuộc sống ngoài thơ văn của anh hiện nay ra sao?
H.T.L: Thê thảm. Với tôi, tự tử là một thú vị. Hy vọng tôi gặp cái chết trong tương lai thật gần. Nhiều khi tôi lại đinh ninh đã chết thật rồi, đang là bóng ma. Ôi chao! Làm con ma thì còn tự tử mà chi?
K.G: Đắp đổi.
Th.T: Những bài thơ xuất thần của anh thường đến như thế nào?
H.T.L: Tôi tự xem chưa có bài thơ nào xuất thần, nhân đó cũng muốn tìm hiểu bởi đâu và như thế nào, một bài thơ xuất thần sẽ đến.
K.G: Trong đau khổ, chán nản, tuyệt vọng, rách nát và ngược lại nàng thơ vẫn đến với từng nhân dáng. khuôn mặt nếp rung động.
Giây phút xuất thần đôi khi là một con trốt xoáy hay một phơi trải hết tấm lòng. Khi mệt lả vì đau đớn, quặn thắt hay lúc bốc cháy vì sung sướng reo mừng nàng thơ lại làm nũng: Trong trường hợp nầy tình ý, màu sắc, âm thanh, kiến trủc đánh giặc nhau. Tim như nghẹt thở, đầu nhức nhối, đành ngưng bút gấp để đó. Một thời gian sau, tiếp tục hoàn thành. Sự xuất hiện xuất thần của nàng thơ trong nhiều trường hợp kỳ diệu đã xốc tôi đứng dậy khỏi bóng tối ghê rợn thay đổi trạng thái tình cảm.
Nhà thơ Hoàng Trúc Ly
(1933 - 1983)
Th.T: Theo anh, Đường thi có địa vị nào trong lịch sử thi ca V.N?
K.G: Vẫn có địa vị trong một thời gian không gian nào đó. Bây giờ là món đồ cổ. Nên nhìn ngắm và cất giữ hơn đem ra xài.
H.T.L: Đời Đường, học thuật chú trọng từ hoa, Đường Minh Hoàng lại là ông vua Numa-pompilius, dù không có Egérie. Đường Thi là tiếng hót một loài chim tuyệt diệu, mang trên đôi cánh thông điệp huyền ảo của Thơ. Vang và bóng bao trùm không riêng gì lịch sử thi ca Việt Nam, mà cả thế giới. Tình và mộng ấp ủ không riêng gì tâm hồn Việt Nam, mà cả trái tim nhân loại. Mường tượng như ở Pháp, duy triều đại Louis XIV mới quy tụ nổi những Racine, Corneille, Bossuet, Turenne... Khổ thật! Người ta có thể dịch thơ, rất khó dịch nổi cái hay trong thơ. Phải là thi sĩ có kích thước Tản Đà mới dịch thơ Lý Bạch, Thôi Hiệu... Nếu không, chỉ thác lời, thác ý mà chả thác được hồn mộng, còn gì hồn thơ, nhất là thơ Đường?
Th.T: Tuổi tác có là một động lực lớn hơn để viết?
H.T.L: Tài kkông đợi tuổi. Dù sao, người lớn chớ khá mừng nếu có ai khen con em... thần đồng, bởi "thần đồng" thì "ngu lão". Xin chọn một tiêu chuẩn trung bình, tránh tác họa: hoặc vi quá trẻ mà ngô nghê, hoặc vì quá già mà lẩm cẩm. Đây không là luật nhưng là lệ, hiển nhíên có ngoại lệ, Jacques Prévert già rồi, hãy còn được say đắm là "người tình nhân của Paris"...
K.G: Không lưu ý. Gần như quên. Nếu nhớ thì càng phái sáng tác hăng hơn vì còn vô số đề tài chưa biến thành tác phẩm.
Th.T: Anh có những tật gì có thể nói ra được, nếu anh có thể nói?
K.G: Không bao giờ bỏ dấu lúc viết báo, soạn tuồng hạy làm thơ. Chỉ bỏ dấu sau khi vừa đọc vừa sửa chữa bản thảo. Dã thử tập, viết chậm rãi và bỏ dấu từng chữ thì nguồn văn nguồn thơ bị ngưng đọng. Thật là kỳ. Hồi còn đi học, viết ám đọc rất trúng chánh tả nhưng vẫn bị bắt lỗi vì thiếu dấu ' ` ? ~ •
H.T.L: Những tật gì có thể nói ra à? Vâng, nói thì nói, có sao đâu? Trước hết, tôi mê gáí, thấy con gái là sáng mắt lên. Rất tiếc, chả cô gái nào chịu mê tôi, nên vào lứa tuổi bốn mươi tôi vẫn không vợ con, không tình nhân, lạnh lẽo như chiếc mền rách. Thôi, đành lang thang công viên hè phố, nhìn cảnh ái ân thiên hạ rồi trở về làm thơ ca ngợi: đời quá đau thương mà vẫn... đẹp! Tiếp theo tôi mê thuốc phiện, từng hoãn dịch và bị ra Tòa về tội ghiền ma túy; giá không có người bạn thi sĩ Đào Minh Lượng, và một vị biện lý ở Gia Định, chắc tôi ở tù. Ngông nghênh cũng ngán ngồi tù, tôi vĩnh biệt nàng tiên nâu, với sự giúp đỡ của bác sĩ Nguyễn Tấn Chức, cùng ba ông bạn "bụi đời" Nguyễn Đạm, Nguyễn Diệp Đào Hoa Nguyên và Tiểu Mạnh Thường. (Xin nói một lời cảm tạ tất cả ân nhân). À, tôi còn mê rượu. Rất tiếc (lai rất tiếc), tôi không tiền uống rượu Tây, phải uống rượu đế. Tôi thừa biết rượu đế khá độc, nhưng... ăn thua gì? Một ánh mắt mỹ nhân đủ ám sát đời ta, hà tất e ngại rượu sẽ đốt cháy tim, gan, bao tử? Âu cũng là cách "tự tử dần dần"...
Th.T: Ý kiến của anh với sự phẩm bình?
H.T.L: Thuở Tam Ích chưa về thiên cổ, những chiều mưa gối đầu lên nhau bên mâm đèn, anh ấy thường nhắc nhở chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, thời Cụ làm chủ báo Tiếng Dân, Huỳnh chí sĩ tự xem là cây tùng, cây bách, sá gì gió táp mưa sa, mặc ai công kích, phẩm bình, Cụ thản nhiên tiến vào đại mộng. Vậy mà có báo Tiếng Dân đăng bài Cụ Huỳnh "trân trọng đáp lời ông Trúc Lâm", vốn là bút hiệu đầu tiên của Tam Ích ngày trai trẻ. Lý do: bài phẩm bình sáng tỏ một kiến thức, nhất là một tư cách cao quí, khiến người bị chê trách không giận; con lấy đó làm vui. Một tư cách? Ôi! Thương ai như người xưa ngày xưa... Hôm nay, có những "phê bình gia" dám mượn cơ hội văn chương hầu nịnh bợ, ví dụ: thơ ông tổng trưởng, thủ tướng này quá hay, thơ bà dân biểu kia hay quá! Để rõ thực hư, xin tìm đọc những kiệt tác của Đại-tá Nguyễn Đình Tuyến. Tôi bỗng nhớ "Le Revolver à cheveux blancs", và muốn thét lên rằng: Lạy Đại Tá! Đại tá là người từng dày công hãn mã, từng rút súng bắn bao nhiêu người, nạy có lẽ khẩu súng lục của Đại Tá cũng sắp có... tóc bạc rồi. Vậy xin Đại Tá hãy chờ ngày vui thú điền viên, đừng xía vào văn chương chữ nghĩa: vừa ngu si, vừa lếu láo!
K.G: Thi sĩ này không nên phẩm bình thi sĩ nọ. Bài phê bình có giá trị sáng tạo như phân bón và nước ngọt cần thiết cho gốc rễ.
Th.T: Điều nào đáng ca ngợi nhất trong đời sống một người?
K.G: Trong tột cùng đau thương, trong chiều dốc thấp nhứt của mệt mỏi chán chường, trong bóng tốì của tuyệt vọng hoặc trong xơ xác của nghèo khổ tbi sĩ nếu biết chịu đựng, chống chỏi, thai nghén đề tài, sáng tạo bằng tình cảm, tâm huyết thì đó mới là điều đáng ca ngợi trong đời sống một thi sĩ.
H.T.L: Nỗi kiêu hãnh. Tôi nhắc lại, một nỗi, không phải một niềm. Thời Loạn, kẻ sĩ thường bị ngược đãi cô đơn, nỗi kiêu hãnh là vũ khí tự vệ duy nhất, cần thiết. Không thích sống nữa, hãy tự do tìm lấy cõi chết, cao ngạo và bí mật như con voi già về bãi tha ma trên_núi non. Nghệ thuật đôi khi quyền phép như tiên tri Etisée, khả dĩ hồi sinh một hài nhi đã chết. Vậy một đời nghệ sĩ như Tam-Ích, sợi dây siết cổ nào có nghĩa gì? Một thoáng-chỉ một thoáng thôi- ngột ngạt, sau đó, cõi cbết tìm thấy đầy thanb tịnh, tài hoa mà khinh bạc xiết bao. Xin nghiêng mình.
Th.T: Còn đáng khinh nhất?
H.T.L: Sự giả dối. Nói như André Gide, đại đế Nã Phá Luân chỉ là tên cướp. Vậy ăn cướp vẫn chưa đến đỗi tồi tệ, còn tùy thuộc vào bất hạnh hoặc may mắn: Đáng khinh chăng là vừa ăn cướp, vừa la làng...
K.G: Hai thi sĩ nói chuyện thơ, ngâm thơ không phải chỉ để mình hiểu, mình nghe, mình rung động mà cho người thứ ba. Dùng ngôn ngữ mới cũ cũng được. Tuy nhiên thi sĩ phải dùng ngôn ngữ nào mà người thứ ba nghe được hiểu được và rung động được thì thơ của mình mới đi vào lòng người được.
Nên cứu vớt mọi người dù người trong cuộc đã bị người đời khinh rẻ. Tôi không nghĩ đến việc khi ai hết.
Th.T: Âm nhạc, kịch (đúng nghĩa) và phim ảnh, anh thích thứ nào?
K.G: Các bộ môn âm nhạc kịch phim ảnh kể cả hội họa điêu khắc và mọi công trình nghệ thuật đều đóng góp vào cưộc vun bồi nền văn hóa, nền văn minh tinh thần dân tộc. Mỗi bộ môn đều có mỗi sinh hoạt và giá trị độc đáo. Phải tìm hiểu và học hỏi giá trị riêng biệt của từng bộ môn và giá trị tương quan giữa bộ môn này với bộ môn khác.
Bài thơ "Tiền và Lá". Tôi ít thuộc thơ tôi và kbông bao giờ bằng lòng nhũng bài thơ đã làm, đã được phổ biến. Hãy để cho độc giả thưởng thức và đánh giá. Tôi không ưng ý nhưng thích bài thơ "Tiền và Lá" vì bài thơ này đã gói ghém một chút tình thơ dại. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Bắc Sơn phổ nhạc.
H.T.L: Tôi dốt âm nhạc, u mê về kịch, cả năm xem phim ảnh vài lần, đâu dám dành quyền... ưa thích?
Th.T: Hỏi anh một câu dài, một câu có thể thật dài: Trong 20 năm nay ở miền Nam, anh thấy thi ca biến đổi tuần tự như thế nào. Những biến đổi ấy có thể kể là sự biến đổi từ khuynh hướng này tới khuynh hướng khác không?
H.T.L: Anh nói đúng: câu hỏi chẳng những thật dài còn thật nặng, chỉ vàí trang tạp chí chở sao cho hết? Gia dĩ tại xứ này, những gì tạm gọi là khuynh hướng, là trào lưu... thật lờ mờ, vang và bóng lay động nhất là những tai họa. Tai hoạ thi ca! Ôi! Tai họa vây phủ khắp trời!
Th.T: Làm mới ngôn ngữ, đó có phải là vấn đề hệ trọng nhất của Thi Ca?
K.G: Tôi không thích khẳng định một khuynh hướng, một trường phái, thi ca nào cho một nhóm thi sĩ nào. (Nhức đầu lắm). Hãy để cho các nhà biên khảo phê bình làm đi. Tôi chỉ trình bày vài thiển kiến. Tôi nghe nói có sự phân loại thơ bí hiểm, thơ trữ tình, thơ phản chiến, thơ quê hương. Ngoài ra còn có thơ quảng cáo thương mãi, thơ tuyên truyền, thơ bầu cử nữa. Nếu liệt kê những người làm thơ theo kiểu đặc hàng rồi xếp họ vào một khuynh hướng một trường phái nào thì tội cho thi sĩ chân chính quá vậy. Thi sĩ đa nhân đa hiệu có thể làm đủ loại thơ thuộc đủ mọi khuynh hướng với nhiều bút hiệu khác nhau. Chỉ có thể xếp từng bài thơ trong loại nào đó theo giá trị tốt xấu của nó.
Trong một xã hội luôn biến đổi và trước trào lưu tiến hóa không ngừng của nhân loại - thi sĩ phải chuyên chở được cốt tủy của dân tộc, nhân loại, thời đại trong thơ. Khuynh hướng chỉ là nhãn hiệu cái vỏ bên ngoài. Thực chất phẩm chất mới là cốt trong dù cái ruột. Hậu quả bi đát, thê thảm của chiến tranh đã làm cho mỗi thi sĩ dù đã nhốt mình trong tháp ngà hay chỉ biết sưng tụng một thần tượng mục nát nào - cũng phải biết cúi xuống, lắng lòng nhìn nghe bộ mặt thật, tiếng nói thật của đồng loại mà không nỡ phản bội Tổ-quốc thêm nữa. Họ phải chia xẻ nỗi thống khổ góp tài nghệ băng bó mọi vết thương, đem nghị lực nâng đỡ mọi người đau khổ. Trong thực trạng này, niềm đau thương và cái chết bắt buộc họ phải tìm con đường sống. Thi sĩ còn bị dán nhãn nhiều khuynh hướng nào có thế gây sức gió nhưng có đưa đẩy được con thuyền về tới bờ bến là việc khác. Câu hỏi này là một luận đề lớn không thể được giải bày cặn kẽ trong một vài trang báo. (Cần phải mở một cuộc đối thoại với tinh thần cởi mở sâu rộng mới có thể đúc kết hết vô số ý kiến phong phú). (Thời Tập thử làm coi).
H.T.L: Abbé Dubos có nói: ngôn ngữ thi ca tạo nên thi sĩ, không hề là tiết điệu, là vần điệu. Sartre mang dòng máu học giả, phân tách công phu hơn: người làm thơ đứng ngoài, khi ngôn ngữ dẫn lối cho gã rời nội tâm vào vật thể, gã cầm bằng tất cả như cạm bẫy hầu tóm cổ một thực tế... vi vu! Theo tôi, ngôn ngữ ngàn năm đã mòn, đã chết. Tài hoa thi sĩ là làm sống lại, tạo riêng cho mỗi chữ một sinh vật, tặng riêng cho mỗi chữ một linh hồn.
Th.T: Anh vui lòng cho biết bài lục bát thích nhất mà anh đã làm được?
H.T.L: "Hàng cây bên đường", nhưng chỉ yêu 2 câu mở đầu:
"Người yêu tóc xõa tròn vai
Nửa đêm da thịt quên cài áo khuya"
Nhan đề tự nó quá rõ, vậy mà bạn hữu cứ bảo tôi cảm hứng trước người yêu khỏa thân. Một họa sĩ vẽ tranh lõa thể, còn... triển lãm luôn 2 câu thơ bên dưới. Cậu em hàng xóm quả quyết tôi không người yêu, chắc là hình ảnh một... gái điếm truớc giờ hành lạc! Kỳ thực, đêm xưa, tôi nhìn lên ngọn cây, rồi tựa lưng vào lưng cây, đầy âu yếm và nhục cảm. Tôi khó khăn rót lời tình tự vào lỗ tai người, tôi tỏ tình với lỗ tai... cây. Được không? Phàm người đại giác mới gặp đại mộng, tôi quá biết vì sao Rimbaud nằng nặc đòi "hiếp dâm mặt trời"...
Th.T: Thơ phổ nhạc được chứ?
H.T.L: Tùy trường hợp. Khi Lamartine được mọi người ngợi ca bài "Le Lac", một nhạc sĩ thời danh ngỏ ý phổ nhạc, nhà thơ đáp: "Thơ tôi đã là nhạc, còn phổ nhạc mà chi?" Riêng trường hợp xứ này, bài thơ Đi Chơi Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp không xuất sắc, chính nhờ Trần Văn Khê phổ nhạc, và âm nhạc như chắp cánh cho tiếng thơ vượt lên, bay cao, lan xa, nghe ra quyến rũ lắm! Bài Mộng Dưới Hoa của thi sĩ Đinh Hùng vốn đã điêu luyện, thực sự rung động lòng người. Lại có sự đóng góp tài hoa của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: đúng là một hòa hợp kỳ ảo giữa thơ và nhạc, khiến đôi chim rỉa lông nhau trên cành xanh càng cảm kích trước ân sủng của Orphée!
Th.T: Cảm ơn anh. Anh có điều gì muốn nói thêm về Thơ không?
K.G: Trong phần diễn đàn tự đo, tôi mnốn nói đến:
Thơ Đăng Báo
Thi Sĩ Trong Hai con Người
Thi Sĩ Với Nàng Thơ và Trong Tình Yêu
(Tôi sẽ viết riêng cho Thời Tập trong một kỳ khác).
H.T.L: Muốn nói nữa, nói suốt ngày cho đỡ bứt rứt. Nhưng thôi, bằng hữu lại cười tôi lè nhè vì... say rượu?
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
- Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo
• Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi (Việt Báo)
• Đi thăm Viên Linh (Đinh Trường Chinh)
• Đọc Những Dòng Thơ Mới Của Viên Linh (Trần Tuấn Kiệt)
• Viên Linh, một đời chỉ sống với sách vở, báo chí, và viết (Trần Yên Hòa)
• Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)
• Những Công Án Bất Ngờ (Nguyễn Văn Sâm)
• Viên Linh Trên Những Chặng Đường Thơ (Huỳnh Hữu Ủy)
• Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
• Khởi Hành cùng nhà thơ Viên Linh qua 20 năm (Quốc Dũng)
• Sách mới phát hành: “Tác giả, Tạp chí: Nói và Viết với 40 Nhà văn Hiện đại” - VL (Người Việt)
• Viên Linh (Võ Phiến)
• Đọc thơ Viên Linh (Lê Huy Oanh)
• Viên Linh (Học Xá)
• Khởi Hành: Nơi Gìn Giữ Nền Văn Học Tự Do (Vũ Ánh)
• Cầu Hiền Lương (Đặng Tiến)
• Biển Đông Huyền Ảo Trong Thơ Viên Linh (Trần Văn Nam)
• Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)
Văn chương tôi không phục vụ niềm vui
(Thế Dũng, talawas.org)
Thể loại văn truyện nhiều chất xã-hội-tính (tân truyện và tiểu thuyết) (Trần Văn Nam, talawas.org)
Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975 (Phan Nhiên Hạo phỏng vấn, litviet.com)
Phỏng vấn nhà thơ Viên Linh về giải thưởng do báo Khởi Hành khởi xướng (Mặc Lâm, rfa.org)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Bạch thư Phạm Huấn (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)
• Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà (Viên Linh)
Thị trấn miền đông (talawas), (bản ebook).
Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lịch sử Nhận định Biên khảo Sáng tác Sinh hoạt, Số 1 (tháng 11.1996), Số 171+172 (tháng 1-2.2011), Chủ nhiệm, Chủ bút: Viên Linh.
Ðịa chỉ P.O Box 670, Midway City, CA 92655.
Email: phamcongkh@yahoo.com
Website: http://www.khoihanh.com/
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |