|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Viên Linh
(Etcetera vẽ)
Tìm đến chùa xưa bặt tiếng chuông
Sư già còm cõi tựa chân hương
Nhìn lên tượng Phật người không khác
Lặng lẽ quay ra lạc mất đường.
(Lạc Đường, đoạn 39, Thuỷ Mộ Quan, trang 25)
Không phải tất cả bài nào trong Thuỷ Mộ Quan của Viên Linh cũng có tính chất công án, cũng đưa cho ta những vấn đề phải suy nghĩ, nhưng những bài như Lạc Đường không thiếu. Vừa mô tả cuộc đổi đời, ở đây ngay cả trong nhà chùa, vừa mở ra một con đường trước mắt. Tại sao: Vì đâu? Ý nghĩa?
Người đọc thơ có thể mệt vì phải tự mình giải thích những công án đó. Nhưng thơ không phải để dông dài, để thừa ý, nhất là Viên Linh tự giới hạn mỗi đề tài trong 28 chữ [thất ngôn tứ tuyệt]. Ý phải mở rộng, trong khi chữ đã giới hạn nên tính chất gợi ý được tác giả sử dụng tối đa. Về thăm chốn xưa, nhà hoang cỏ mọc, thềm vắng hiên rêu vách gió lùa. Tang thương, lỡ làng, bẽ bàng, phế hưng, sự lạc đường của khách trở về đều được nói đến.
Mai khách về thăm lại chốn xưa
Chớ buồn chi nhé, chỉ là mơ
Cỏ cây trước ngõ um tùm mọc
Thềm vắng hiên rêu vách gió lùa.
(Mai khách về, đoạn 27, TMQ, trang 21)
Chùa thay đổi màu vôi một đêm nào đó. Trắng, thành vàng (?) đỏ (đỏ). Người sư nữ bỏ bộ hoàng y mặc yếm nâu. Không thể tu được trong một xã hội đổi thay? Bị bắt buộc phải lao động trong một thế giới khước từ tôn giáo? Tất cả đều khả thể nhà thơ không cần nói rõ, chỉ gợi ý đặt một công án dành giải thích cho người đời có thể tìm được. Có thể không.
Ở cạnh chùa xưa dưới gốc cau
Có đêm vôi trắng bỗng thay màu
Sáng ra tôi gặp nhà sư nữ
Bỏ bộ hoàng y mặc yếm nâu.
(Dưới gốc cau, đoạn 6, TMQ, trang 14)
Đáp thai không quan trọng bằng vấn đề được đặt ra, đặt ra thì trước sau cũng sẽ được trả lời thôi. Càng có khả năng đưa ra nhiều đáp số càng tốt.
Một cổ miếu dưới bóng trăng, một con thuyền im bên bờ. Một xác ai nằm giữa ruộng khô. Tại sao? Nhân sinh hệ lụy? Biến đổi tang thương? Hồng nhan bạc mệnh. Bất lực của nhà cầm quyền? Sắt máu của kẻ say mê quyền lực. Người đọc tự tìm đáp số. Bài thơ được viết là xong, phần còn lại để cho người đọc. Thơ đi vào sự suy nghĩ, thơ mở tung trí óc bận bịu của mọi người, đánh bật dậy những tế bào óc xếp nếp sét rỉ vì chén cơm manh áo. Mệt? Thú vị tùy người, nhưng ít ra Viên Linh cũng có công đặt ra, tìm kiếm đề tài, sử dụng kỹ thuật để tạo ra một âm hưởng khi bài thơ đã được khép lại:
Cổ miếu âm thầm dưới bóng đa
Đêm trăng vàng lạnh nguyệt thu già
Bờ đê nước cả thuyền buông mái
Một xác ai nằm giữa ruộng khô.
(Nước Cả, đoạn 20, TMQ, trang 22)
Thơ văn bây giờ buồn. Chết chóc. Đau khổ. Đổi thay. Nhưng nếu những mô tả đó dài dòng, ta sẽ không có thơ. Ở Thủy Mộ Quan những chấm phá được thay vào. Giá trị tố cáo vẫn còn nhưng con đường ý mở rộng hơn. Người đọc góp phần. Người con gái chết trên đường tìm tự do: chỉ có trùng dương theo hộ tang. Xin đặt vòng hoa xuống đại dương. Những chiếc tầu không có người đến bến: dạo cảnh vu vơ mấy xác truồng. Con người lạc lõng trên quê hương thay đổi, trở về xứ lạ một mình anh. Mẹ già ngóng tin con khi đất nước được gọi là thanh bình: mẹ già lãng đãng ngoài sân lạnh. Cuộc thế tang thương đem theo thiên tình lỡ: kẻ bước ngang đường, kẻ bước lui. Người dân Việt túa ra muôn phương kéo theo những vấn đề se lòng: ngày mai nếu trở về quê cũ, hi vọng ta còn tiếng khóc chung. Con người thú tính trước cái chết: em nhỏ trắng thơm mùi thịt ngọt. Ngày thuyền tới bến mất em tôi.
Tất cả là vấn đề kỹ thuật. Viên Linh đang thí nghiệm sự chuyên chở thật nhiều ý trong một số chữ giới hạn. Đó là con đường anh tự vạch. Đã thành công một phần lớn, đã làm giàu cho ngôn ngữ, đã xếp chữ vào nhau và cho chữ một vai trò quan trọng hơn khi bình thường.
Trinh nữ trầm oan nổi giữa giòng
Thân băng ngàn hải lý về sông
Xung quanh không một người than khóc
Chỉ cá trùng dương theo hộ tang.
(Trầm Oan, đoạn 29, trang 22)
Chị biệt trần ai chẳng nhập quan
Thả hồn phiêu bạt khắp muôn phương
Ngày sau nếu có người thăm mộ
Xin đặt vòng hoa xuống đại dương.
(Đại Dương, đoạn 71, trang 36)
Chiến trận nghe tàn đã bảy năm
Trai đi chiến trận vẫn mù tăm
Mẹ già lãng đãng ngoài sân lạnh
Không biết tìm ai để hỏi thăm.
(Chiến trận, đoạn 38, TMQ, trang 25)
Một sự khám phá nào cũng đáng hoan nghinh và cũng có những giới hạn. Viên Linh đã vượt qua giới hạn đó bằng một sự khéo léo đáng khâm phục, một trong những lý do giải thích sự ủng hộ nồng nhiệt Thủy Mộ Quan từ lúc phát hành cho tới bây giờ.
- Bút ký về hai vị thầy của tôi Gs Nghiêm Toản và Lm Thanh Lãng Nguyễn Văn Sâm Bút ký
- Nguyễn Vy Khanh: Đã Từng Có Một Nền Văn Học Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- Bài nói chuyện nhân buổi RA MẮT SÁCH 45 năm sống ở Mỹ: Được Gì, Mất Gì? của GS Lê Thanh Hoàng Dân Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu
- Thầy Nguyễn Khắc Kham - Võ Trường Toản Miền Nam Nguyễn Văn Sâm Tạp luận
- Nguyễn Mạnh An Dân: Tiếng thét trước tệ nạn Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- U Tình Lục, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thí nghiệm về đất trời Phương Nam Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu
- Buổi nói chuyện về ngữ học cơ cấu của một học giả tuổi gần trăm Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- Một chút Văn Khoa Sàigòn năm 60 Nguyễn Văn Sâm Tản mạn
- Lê Hữu Mục: Tâm moa là mây Nguyễn Văn Sâm Tản mạn
- Trương Vĩnh Ký, người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ Nguyễn Văn Sâm Điểm sách
• Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi (Việt Báo)
• Đi thăm Viên Linh (Đinh Trường Chinh)
• Đọc Những Dòng Thơ Mới Của Viên Linh (Trần Tuấn Kiệt)
• Viên Linh, một đời chỉ sống với sách vở, báo chí, và viết (Trần Yên Hòa)
• Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)
• Những Công Án Bất Ngờ (Nguyễn Văn Sâm)
• Viên Linh Trên Những Chặng Đường Thơ (Huỳnh Hữu Ủy)
• Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
• Khởi Hành cùng nhà thơ Viên Linh qua 20 năm (Quốc Dũng)
• Sách mới phát hành: “Tác giả, Tạp chí: Nói và Viết với 40 Nhà văn Hiện đại” - VL (Người Việt)
• Viên Linh (Võ Phiến)
• Đọc thơ Viên Linh (Lê Huy Oanh)
• Viên Linh (Học Xá)
• Khởi Hành: Nơi Gìn Giữ Nền Văn Học Tự Do (Vũ Ánh)
• Cầu Hiền Lương (Đặng Tiến)
• Biển Đông Huyền Ảo Trong Thơ Viên Linh (Trần Văn Nam)
• Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)
Văn chương tôi không phục vụ niềm vui
(Thế Dũng, talawas.org)
Thể loại văn truyện nhiều chất xã-hội-tính (tân truyện và tiểu thuyết) (Trần Văn Nam, talawas.org)
Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975 (Phan Nhiên Hạo phỏng vấn, litviet.com)
Phỏng vấn nhà thơ Viên Linh về giải thưởng do báo Khởi Hành khởi xướng (Mặc Lâm, rfa.org)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Bạch thư Phạm Huấn (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)
Thị trấn miền đông (talawas), (bản ebook).
Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lịch sử Nhận định Biên khảo Sáng tác Sinh hoạt, Số 1 (tháng 11.1996), Số 171+172 (tháng 1-2.2011), Chủ nhiệm, Chủ bút: Viên Linh.
Ðịa chỉ P.O Box 670, Midway City, CA 92655.
Email: phamcongkh@yahoo.com
Website: http://www.khoihanh.com/
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |