1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Chuyện Phiếm Về Tiểu Thuyết (Triều Sơn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-11-2017 | VĂN HỌC

      Chuyện Phiếm Về Tiểu Thuyết

        TRIỀU SƠN
      Share File.php Share File
          

       


      Tiểu thuyết là bộ môn thạnh hành nhất trong văn chương quốc tế. Các nhà văn tư tưởng nổi danh thường mượn thể thức này mà trình bày quan điểm của mình. Tiểu thuyết ở xứ ta, chỉ thạnh mậu được mười năm (l930-1940), vừa thoát cái lối kể chuyện (récit) mà chưa hình thành hoàn toàn là "roman". Trong lúc mà ở xứ người, hàng năm mọc lên những lý thuyết gia về tiểu thuyết, tưởng bạn đọc cũng nên có một vài khái niệm về bộ môn này, để đọc tiểu thuyết và để hiểu tiểu thuyết.

      Bạn thân mến,


      Mấy hôm vừa đây, tôi nhận được liền mấy bức thư của Bạn nói về chuyện tiểu thuyết. Nếu tôi không lầm thì có lẽ Bạn đang muốn viết một cuốn tiểu thuyết. Tôi xin thú thực: về chuyện này, tôi không biết được là bao. Ở bên này, người ta bàn về vấn đề này không ngớt. Riêng về nhà tiểu thuyết Ban-Dắc (Balzac), người ta cũng viết bao nhiêu cuốn phê bình nghị luận. Gần đây, ở Pháp, người ta cho ra cả một tạp chí dày dặn, đứng đắn, đàng hoàng lấy tên là ROMAN để bàn về vấn đề tiểu thuyết, phê bình, và trình bày các vấn đề tiểu thuyết.


      Tiểu Thuyết Là Gì?


      Vậy, vấn đề tiểu thuyết là một vấn đề bao la. Vì thế, trước khi nói chuyện với Bạn và bàn bạc với Bạn về vấn đề này, tôi xin phép Bạn, đặt ra câu hỏi: Tiểu-thuyết là gì?


      Thoạt nghe câu hỏi này, có người cho đó là một câu hỏi ngớ ngẩn, trẻ con. Người ta nghĩ rằng: ai còn lạ gì, người đọc được sách thề nào chẳng đã đọc ít nhất là vài cuốn tiểu thuyết. Nhưng đọc tiểu thuyết là một chuyện, nhận biết được một cuốn sách là tiểu thuyết là một chuyện, mà định nghĩa thế nào là tiểu thuyết lại là một chuyện khác hẳn. Và nếu ta tò mò hỏi các nhà tiểu thuyết "tiểu thuyết là gì?", tôi tin chắc rằng có rất nhiều người sẽ lúng túng không biết trả lời ta thế nào cho rõ ràng, gẫy gọn.


      Xin phép Bạn cho tôi kể ở đây một câu chuyện:


      MỘT CUỘC BÀN CẢI ĐỂ ĐỊNH NGHĨA TIỂU THUYẾT


      Hôm gần đây, tôi có đi nghe văn sĩ Pháp Vi-a-la (Paul Vialar) tác giả nhiều cuốn tiểu thuyết có giá trị, nói về nghề tiểu thuyết của ông. Một nhà tiểu thuyết nổi danh nói về cách thức làm việc, đường lối sáng tác và bí quyết thành công của mình: đó là một dịp hiếm có. Tôí chú ý nghe ngay từ những lời nói đầu tiên của diễn giả.


      Bắt đầu vào câu chuyện, diễn giả đặt câu hỏi: "thế nào là tiểu thuyết?" Ông đã dẫn ra cái định nghĩa của tự điển La- rút (Larousse) mà nói tiểu thuyết là một truyện tưởng tượng bằng văn xuôi. Sau đó, ông kể đến những liên quan giữa thế giới ngoài đời và thế giới tiểu thuyết; cách sắp đặt đời sống và công việc sáng tác; những trường hợp, trong đó ông đã quan niệm chủ đề và xương sống những tiểu thuyết của ông.


      Sau khi diễn giả chấm dứt câu chuyện và chúng tôi - bọn thính giả - làm cái bổn phận vỗ tay khen, chúng tôi được phép đặt những câu hỏi để diễn giả trả lời.


      LÀM SAO PHÂN BIỆT TIỂU-THUYẾT Và TRUYỆN KỂ


      Để cho diễn giả trả lời xong mấy câu hỏi đó đây rồi, tôi mới đưa ra mấy câu hỏi trong đó có câu: "Làm sao định nghĩa cho rõ ràng để phân biệt tiểu thuyết (roman) và truyện kể (récit)?. Tôi cho cái định nghĩa của tự điển La-rút có ít nhất hai điểm thiếu sót là làm cho người ta hiểu lầm lộn tiểu thuyết (roman) và truyện kể (récit), lại không để ý đến những tiểu thuyết bằng thơ như Kim Văn Kiều, Lục Văn Tiên... của Việt Nam mà gọi là truyện diễn ca. Và, mấy hôm trước đây, nhà văn sĩ Ý Mo-ra-vi-a (Alberto Moravia) cũng nói rằng: tiểu thuyết đầu tiên của Âu-châu là I-li-at (Iliade), thi phẩm anh hùng ca của thi sĩ Ô-me (Homère). Tôi còn lấy một thí dụ mà hỏi: truyện Tam quốc, một truyện cổ điển của Trung Hoa, nên gọi là tiểu thuyết hay là truyện kể?


      Diễn giả trả lời. Và các văn nghệ cùng các nhà học giả có mặt trong buổi nói chuyện xoay ra bàn cải ồn ào. Một vị giáo sư kể trường hợp của nhà văn sĩ Gi-đơ (André Gide) đã phân biệt rõ ràng tiểu thuyết và truyện kể. Vị giáo sư này còn nói trong các tác phẩm của Gi-đơ, chỉ có hai cuốn đáng được gọi là tiểu thuyết mà thôi. Ông Su-ri-ô (Etienne Souriau) một nhà lý luận nghệ thuật nổi tiếng, góp ý kiến phải nên định nghĩa cho rõ ràng tiểu thuyết và Mỹ thuật học hội (Société d'esthétique) mà ông là phó hội trưởng đang sửa soạn cho ra một tự điển mỹ thuật học. Một người nữa nói: tiểu thuyết khác truyện kể ở cách soi sáng câu chuyện của tác giả. Đến khi tôi trình bày ý kiến của tôi thì mọi người đều thấy là quá trễ, câu chuyện đã kéo dài quá khuôn khổ thời gian định trước. Thành ra tôi chỉ kịp trình bày sơ qua ý kiến của tôi chứ chưa được mọi người phê bình.


      Bây giờ tôi lại muốn quay về câu chuyện cũ. Không phải quay về với các văn nhân nghệ sĩ vừa nói trên mà quay về với Bạn. Bạn đã thấy chưa? Nói được rõ ràng thế nào là tiểu thuyết không phải là chuyện dễ.


      TẢ VÀ KỂ


      Một điểm đầu tiên tôi chú ý để phân biệt tiểu thuyết và truyện kể là: nhà tiểu thuyết chú trọng tả hơn kể, nhà kể chuyện chú trọng kể hơn tả (1). Tôi nói: "chú trọng hơn" vì không có tiểu thuyết nào lại không kể, mà cũng không có truyện nào lại không tả hoặc ít hoặc nhiều. Ví dụ về một việc giết người bằng dao, nhà tiểu thuyết tả kẻ sát nhơn cầm dao làm sao, lúc cầm dao có ý nghĩ gì, khi dao đâm nạn nhân, máu tóe ra làm sao, nạn nhân khi bị đâm thì có những phản ứng, những hành động, những cử chỉ, những lời nói gì. Trái lại, một nhà kể chuyện chỉ ghi cái việc giết người bằng dao đó chứ không đi tả những điểm tỉ mỉ, những thay đổi nhỏ nhặt. Nói về cảnh trong nhà, nhà tiểu thuyết tả những vật trông thấy, những tiếng nghe thấy, những mùi ngửi thấy... Trái lại, cũng về cảnh trong nhà, nhà kể truyện chỉ kể lược qua các đồ vật hay mùi, tiếng gì nghe thấy trong nhà và thường chỉ kể ra những cái gì cần cho cốt truyện mà thôi.


      CHO THẤY VÀ CHO BIẾT


      Vì chỗ chú trọng khác nhau ấy nên ta có thể bảo rằng tiểu thuyết cho người ta thấy người, vật, sự việc, còn truyện kể cho ta biết có cái gì và cái gì xảy ra, những sự việc cần cho cốt truyện chứ không tả ta thấy được rõ ràng, thấy được mặt Hoàng-tử ra làm sao, con TẤM con CÁM đẹp xấu sống ra sao. Cũng đưa vào cốt truyện ấy, một nhà tiểu thuyết mới ngày nay sẽ cho ta thấy không ít thì nhiều những điều đó.


      Cũng vì chỗ chú trọng khác nhau ấy mà khi đọc một tiểu thuyết, ta thường thấy rõ và đầy đủ người, vật, nhất là khung cảnh trong đó các nhân vật sống, hoạt động hơn là trong các truyện kể vì ở đó, ta chỉ thấy những việc ghi chép và kể ra mà không tả.


      CÁI THẾ GIỚI TIỂU THUYẾT


      Do đó, người kể chuyện chỉ đưa ra hành động của các nhân vật (ta có thể thấy qua đó tính khí của nhân vật) và các sự việc xảy ra. Trái lại nhà tiểu thuyết tạo ra một thế giới ở ngoài cái thế giới hàng ngày, một thế giới khác mà cũng đầy đủ - có nhân vật, có khung cảnh, cây cối, hoa cỏ, nhà cửa, trăng gió, như thế giới trong đó ta sống vậy. Vì thế mà người ta thường nói rằng nhà tiểu thuyết là một con Tạo nhỏ tạo bằng tưởng tượng cả một thế giới. Các nhà tiểu thuyết Âu-Mỹ hiện thời mỗi người tạo ra một thế giới riêng trong tiểu thuyết: Ban-dác (Balzac) có thế giới của Ban- dác, Phao-nơ (W. Faulkner) có thế giới của Phao-nơ.


      Trái với các tiểu thuyết của Âu-châu hiện đại, các truyện cổ điển của Trung-hoa có tính chất truyện kể hơn là tiểu thuyết. Ta thử coi tất cả những tả cảnh, tả người ngày xưa thì thấy họ tả quá sơ sài, và lại thường dùng các sáo ngữ: đàn bà đẹp thì mày ngài mắt phượng, đẹp đến chim sa cá lặn, đẹp như Tây-Thi... đến ông tướng thì râu hùm, hàm én, oai phong lẫm liệt... phong cảnh đẹp thì giang sơn cẩm tú, sơn thủy hữu tình. Những khung cảnh của câu chuyện, ta có nhìn thấy gì là rõ ràng đâu... Đọc truyện có tính chất tưởng tượng nhiều nhất là truyện TÂY-DU, ta đâu có thấy cảnh núi rừng bát ngát, âm u mà đồ đệ đã gặp trên bước đường thỉnh kinh, cũng như cảnh những động trong đó các yêu quái ẩn núp.


      Tóm lại đọc tiểu thuyết, ta thấy vào một thế giới khác cũng có vẻ đầy đủ như thế giới ta sống thường ngày, còn đọc truyện kể, ta có cảm tưởng như chỉ biết những chuyện rút ở thế giới ta sống thường ngày mà thôi. Đọc Tây Du, ta tưởng tượng núi rừng nói trong truyện chỉ là núi rừng ta thường thấy. Trái với tiểu thuyết là cả một thế giới có thể so sánh, cạnh tranh với thế giới ta thường sống. Truyện kể chỉ là một câu chuyện nhỏ và ghép vào cái thế giới đó mà thôi.


      TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN KỂ XUA NAY Ở Á CHÂU


      Muốn nhận biết và hiểu kỹ càng những tính chất làm sAI biệt tiểu thuyết và truyền kỂ, ta nên nhìn vào lịch sử của tiểu thuyết Âu-châu với các truyện của mình ở Á-đông.


      Truyện kể nguyên có tính chất bình dân, truyền khẩu. Ngày xưa người ta chưa có chữ viết, chưa biết dùng nghệ thuật đễ ghi các câu chuyện, người ta đã có truyện kể rồi. Thường thường truyện kể này có mục đích răn đời, mục đích luân lý. Truyện TẤM CÁM cũng như truyện con Lọ-Lem (Cendrillon) ở Âu-châu là một truyện kể có tính chất răn đời, răn người ta không nên độc ác, ghen ghét. Vì có tính chất răn đời nên câu chuyện chỉ cần những điểm gì cần cho mục đích răn đời ấy mà thôi. Ví dụ, tả tỉ mỉ cái mũ của Hoàng-tử trong truyện Tấm Cám thì có ích gì cho cái mục đích răn đời của câu chuyện? Những chuyện đầu tiên của Âu châu mà người ta gọi là những tiểu thuyết, ví dụ Đông- ky-xuất (Don Quichotte) chẳng hạn vẫn còn có ít nhiều tính chất răn đời, tính chất luân lý nên còn thiên về lối truyện kể.


      Tiểu thuyết đẻ ra là nhờ có chữ viết nhất là nhờ ấn loát. Ngày xưa, người ta kể chuyện nên chỉ nói và nhớ những sự việc quan trọng cần cho cốt truyện. Ngày nay viết tiểu thuyết để cho hàng bao nhiêu ngàn độc giả, người ta có thể tạo ra cả một cái thế giới tưởng tượng để thu hút hoàn toàn tâm trí của độc giả vào trong thế giới đó.


      TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN KỂ Ở Á ĐÔNG


      Ở Á Đông, các truyện cổ điển đều có mục đích răn đời nên vẫn thiên về lối truyện kể hơn là tiểu thuyết. Cái danh từ "tiểu thuyết" dùng để dịch chữ roman của Pháp là không đúng một chút nào cả. Nhưng nó cho ta thấy rằng - mà người ta ngày xưa muốn gọi là tiểu thuyết, đều có chứa đựng một đề thuyết, một đề thuyết luân lý. Nhiều nhà tiểu thuyết ngày nay của Á đông còn chịu ảnh hưởng của truyện cổ điển nên khi ta đọc tiểu thuyết của tác giả Á đông, ta thấy còn thiên về lối kể chuyện theo thứ tự trước sau của thời gian hơn là về lối diễn tả tiểu thuyết như các nhà tiểu thuyết Âu-mỹ hiện nay. Tôi mang vấn đề này nói với một bạn văn sĩ, bạn này cho rằng đó là tại công chúng bên Á Đông vẫn chưa có "tinh thần tiểu thuyết", như công chúng Âu Mỹ nên vẫn thích đọc những tiểu thuyết còn giữ ít nhiều tính chất truyện kể hơn. Tôi cho điều này chỉ đúng có một phần, và chỉ đúng với một số dân tộc Á-đông thôi. Tôi đọc một vài bản dịch tiểu thuyết Trung-hoa ngày nay, tôi nhận thấy tính chất tiểu thuyết đã rõ rệt. Và theo như một bạn văn sĩ nói với tôi thì tiểu thuyết hiện đại của Nhật cũng vậy.


      TIỂU THUYẾT MỚI


      Quay về Việt-nam, ta thấy phong trào tiểu thuyết mới của mình thịnh nhất là vào khoảng 1930 - 1949. Trong khoảng thời gian này, nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã có công nhiều trong việc mở đầu và gây dựng cả một trào lưu tiểu thuyết mới. Nhưng nếu ta theo những điều phân biệt trên để nhận xét các tiểu thuyết của nhóm này, ta thấy cái ảnh hưởng truyện kể vẫn còn nặng lắm.


      Bạn không tin hẳn lời tôi nói thì tôi xin dẫn ra việc sau đây:


      Hồi trước, cách đây mấy năm tôi cũng không nhớ rõ, một ông bạn giáo sư Việt-văn có nhờ tôi kiếm trong các tiểu thuyết Việt văn một bài tả cảnh - ông nhấn mạnh "bài tả cảnh" - để làm bài thi chính tả cho học sinh thi bằng Trung- học. Tôi đọc đi đọc lại bao nhiêu tiểu thuyết Việt-văn của các văn sĩ nổi tiếng mà không kiếm được một bài tả cảnh hay - hay và đủ dài. Mãi sau, chẳng lẽ bó tay đầu hàng, mà cái hạn gửi bài cho Sở Học-chánh đã tới, tôi mới cố kiếm ra một bài tạm được. (Tôi nói "tạm được" vì tác giả bài đó đã để trong bài sáu cái lỗi chính tả)... Câu chuyện đủ tỏ ra rằng, các nhà tiểu thuyết của mình vẫn chú trọng nhiều vào kể hơn là tả.


      Tôi tạm dừng bút ở đây. Tôi chắc mấy ý kiến trên của tôi còn có nhiều điều thiển cận lầm lỗi. Nhưng tôi cũng cứ viết ra đề làm căn cứ thảo luận. Bạn có ý kiến gì về vấn đề này thì cho tôi biết. Chúc bạn mạnh giỏi.


      (Paris, 1953)

      Triều Sơn

      Thư Quán Bản Thảo số 77, Tháng 11.2017
      Chủ đề: Nhà Văn Triều Sơn

      (1) Ở đây chỉ nói đến truyện kể tưởng tượng chứ không nói đến truyện kể thực.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Chuyện Phiếm Về Tiểu Thuyết Triều Sơn Phiếm luận

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)

      Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)

      Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)