|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
• Nửa đêm uống rượu bạn bè • Một thời tuổi trẻ • Đôi mắt Tam Quan
• Về với phố • Để lại từ tâm • Quán cũ đã cài then
• Cuối Năm trong Quán Cà Phê Mỹ • Dừng quân thị trấn
• Tiều Phu • Hồng Thủy • Bạc Phước
• Bụi chuối bên đường • Đêm từ biệt Việt Nam
• Ô Cửa • Em Tây phương • Sợi tóc nhớ nhung
• Để lại từ tâm • Cảm tạ Đồng Bằng • Từ biệt núi rừng
• Eo chết • Anh ở trên rừng • Hành quân dưới chân đèo An Khê
• Đêm xuống đồi • Đồi xưa • Trung đội • Đêm tiếp cứu chợ Huyện
• Em lên thăm anh • Tạ Từ • Người lính trở về với chiến thương • Đêm vượt sông
Nửa đêm, mấy đứa quanh bàn rượu
Nửa đêm, bềnh bồng trong hơi men
Nửa đêm, bạn ạ, ly chưa cạn
Rượu vẫn đầy kho, mồi vẫn ngon
Nửa đêm, có lẽ ngoài kia, gió
Có phải như là mùa chuyến xuân
Thì ở trong này, ta đón lộc
Vất nỗi buồn, vất nợ trần gian
Nửa đêm, như thể ngày xưa ấy
Mấy thằng trải chiếu dưới đêm trăng
Trăng sáng phơi trên hàng kẽm lạnh
Rồi chảy vào bát rượu bâng khuâng
Nửa đêm, mấy đứa chưa buồn ngủ
Buồn ngủ làm sao, ta chiêm bao
Lính trận dưỡng quân, nhờ tí tửu
Để mai nằm xuống hồn bay cao
Nửa đêm, nhà bạn chiêu hùng trại
Có lũ phương xa tới quấy rầy
Đời bạn gặp bao lần bão biển
Thì lần này, bão nữa, không sao
Nửa đêm, rượu bốc lên tê dại
Bỗng thấy hồi xuân, như thuở xưa
Như thể bên kia mờ kính lão
Những hiền thê ái thiếp tuyệt vời
Rượu quí, mời nâng lên mà nốc
Đời này tuổi trẻ mà trăm năm
Tha lỗi khi ta gào ta hét
Là ta điên cuồng
muốn nổ xác thân
Máu cao, mặc nó, ta còn thở
Có nghĩa là ta còn tuổi xuân
Hãy đốt cho thêm đời chất nhựa
Cho ngọt bùi cái kiếp phù vân
Nốc cạn cà phê. ném tàn thuốc lá
Mau kịp khởi hành. để kịp giờ G
Lau lấy cặp tròng. bùn lem Trung Bộ
Nhà ai còn đèn. chào nhé ta đi...
Mùa mưa xe người. nhão nhề khốn đốn
Những con thú người. râu tóc trường sơn
Gặp bạn giữa đường. chửi thề mấy tiếng
Pháo dội rền vang. tiếng nói mất còn
Ngày một lên đường. điểm danh đầy đủ
Ngày ba trở về. những đứa cúi đầu
Dưới chân nỗi buồn. vẽ thành bàn thạch
Không nói mà lòng. gai xước châm đau
Rồi đi, đi hoài, dấu giày trận dẫm
Lún vào đất đai. mưa máu mưa rừng
Để cuối đoạn đường. nhảy tàu qua Mỹ
Lún ngập cuộc đời, hai chữ áo cơm
Đường ra tiền phương, xe dừng chợ phố
Ghé thăm cô hàng, đốt thuốc tình si
Gọi ly xây chừng, pha thêm đôi mắt
Đôi mắt xứ dừa, đôi mắt Tam Quan.
Đôi mắt của em xanh màu dừa xanh
Tôi về Tam Quan, nhớ em gái nẫu
Nhìn em, nhớ ngày tôi qua vườn cũ
Uống trái dừa xiêm nước ngọt tận lòng
Tôi về Tam Quan, ngược lên đèo Nhông
Theo những vòng lăn chiếc xe mười bánh
Ơi người Tam Quan, da em quá trång
Bắt tôi bồi hồi mỗi bận hành quân
Quận lỵ tiêu điều lính nhiều hơn dân
Dân bỏ đi rồi, sao cô ở lại
Để tôi trở về kêu ly xí nại
Uống hết Tam Quan xứ của rừng dừa
Thành phố nọ trở về vui một bữa
Quán cà phê và bạn hữu tao mày
Phố xanh hồng sáu chục cũng còn say
Huống bọn trẻ ở trên rừng vắng gái
Gác chân lên bàn, giày da vẹt để
Cốc xây chừng ngầy ngậy giọt bơ thơm
Ánh mặt trời đọng lại trong ly con
Gió sống thổi, tà áo màu tha thướt
Vỉa phố trời cho rộng vài ba thước
Đường phố không dài nên đi xuống đi lên
Muốn theo gót nàng nhưng không dám làm quen
Thôi chỉ biết ngồi lì mòn cả ghế
Để cố uống một lần mai từ giã
Những mái nhà, những cửa tiệm,
đám đông
Đàn bướm màu làm đẹp cả hoàng hôn
Để gìn giữ làm của thời tuổi trẻ
Thành phố nọ trở về vui một bữa
Đám cô hồn, mấy đứa buồn như nhau
Tiếng hát Khánh Ly, quán mờ đèn lu
Ai nức nở xoáy hồn ta, đau nhói
Mắt mỗi đứa nhắm nghiền,
u buồn khói thuốc
Đêm bên ngoài, hay
đêm của thanh xuân
Giọt đen cà phê, quạnh đặc linh hồn
Đôi mắt bạn bè chao ơi, buồn quá đỗi!
Thì cô đơn cũng lấp đầy khoang cửa
Ba bốn giờ đêm lạnh nghe hơi sương
Để mang trong hồn một nỗi nhớ thương
Xe nghiến bánh. Không. Người phu
hốt rác
Thì xa vắng, thì mênh mông xa vắng
Ly tách khô đọng lại giọt cà phê
Con chó hoang cào cửa đến mê mê
Cửa đã đóng sao nhà chừng ngập gió
Tôi thức giấc. Sàn nhà hoang. Trống ngõ
Ai hôm qua đến gõ cửa một lần
Một lần rồi, người để lại từ tâm
Sợi tóc cũng ướp theo mùi nhung nhớ
Nói gì đi, bài thơ vừa dang dở
Những nỗi buồn thật vô cớ vô duyên
Thèm vô cùng một tiếng nói Việt Nam
Thèm ai đọc cho nghe một bài
Nguyễn Bính
Nói gì đi, xứ này, quá lớn
Tìm đâu ra những trái tim hồng
Giữa vô cùng không núi không sông
Một tiếng cảm thông
cũng là ấm áp
Thì cô đơn cũng lấp đầy quán sớm
Ai đến đây gió bỗng nổi mùi hương
Rồi bỏ đi, sao để lại nỗi buồn
Như chai rượu trống trơn lòng ly tách
Thì gió nổi, đâu có gì cay mắt
Lời hôm xưa, không trăn trở mà đau
Gặp một lần thì trời cũng mưa ngâu
Tội nghiệp lắm cho những người
ngăn cách
Khi tôi về quán cũ đã cài then
Còn gốc sứ vẫn nở chùm hoa đỏ
Chiếc bảng hiệu, vẫn còn xanh hàng chữ
Nhìn xuống con đường, nhìn xuống bờ sông
Khi tôi về, tôi nhớ mênh mông
Một góc cũ, và những ngày si dại
Em ở nơi quầy mắt đen hoang dại
Bình hoa pha lê, một cánh phong lan
Và mái tóc dài như chảy miên man
Khi tôi về, từng góc phố thân quen
Thành xa lạ, như lòng tôi rướm máu
Đây quán cũ nhìn xuống giòng đỏ ối
Tôi đứng trên bờ, không biết đợi ai
Khi tôi về, vần vũ trời mây đen
Ai bảo với tôi cô hàng đã chết
Cũng bờ sông này, nàng đi ra biển
Không ai tiễn nàng,
trừ cây cầu đá trông theo
Thì tôi về, yên lặng, tang thương
Thành phố xám, những ngôi nhà kín mit
Vâng, thì em ra đi nơi này vẫn thế
Vẫn một bầy chó dại rú cuồng
điên...
Ghé lại Dunkin gọi cốc cà phê
Cô hàng mắt xanh nhìn ra ngoài cửa
Ngày cuối năm bầu trời thiếp ngủ
Những nhánh cây gầy gượng chở
mùa đông
Cô hàng ơi, đôi mắt quá trong
Sao không thấy lòng tôi quay quắt
Sao không thấy mắt tôi mờ trên
chiếc cốc
Nhìn nỗi buồn đặc sệt chưa tan
Vâng người con gái nào cũng mắt tô than
Cũng bí mật như lòng kim tự tháp
Tôi cũng muốn đùa, con chim xứ tuyết
Ngày cuối năm, em lại buồn so
Bắt tôi tội tình lòng dạ để đâu
Ghé lại Dunkin gọi cốc cà phê
Nhớ bạn, ra ngoài đường đốt thuốc
Một chút cay cay xé nồng con mắt
Như khói mù buổi sớm Việt Nam
Cốc xây chừng để lại Qui Nhơn
Chắc sẽ nguội và đọng thành lệ đá
Trang giấy nợ ta có lần ghi sổ
Còn chừa ta, một kẻ, chạy làng
Thì xin cô hàng một cốc tang thương
Đời cũng đổi lần bỗng thèm chất đắng
Cũng có khi muốn hòa nước mắt
Nhấp theo từng hớp nhỏ héo hon
Của một người thua trận lưu vong...
Trưa dừng quên thị trấn
Lính hối hả xuống xe
Ghé cô hàng cà phê
Nhìn em cho đỡ nhớ
Xin em cà phê sữa
Em còn sữa không em
Lính chọc, cười huyên thuyên
Cô hàng ngơ ngẩn. Tội
Cô hàng sao ủ dột
Ta dựa cột si tình
Khói thuốc cuộn bềnh bồng
Phà xanh lên đôi mắt
Chiến chinh đời thật ngắn
Mà tình ta quá dài
Sao ta ngồi bên này
Em ngồi kia xa cách
Ta biết lon thiếu úy
Làm sao bì quan to
Nhưng ta là nhà thơ
Tâm hồn ta vĩ đại...
Đồi một, đồi hai, ta trèo đồi Bidong
Đồi càng lên cao, cây càng dài, càng thẳng
Ta tiều phu hề, đi tìm cây đẵn
Vác xuống chợ người đổi thuốc lá cà phê
Ta trèo lên đồi, chạm với trời mây
Hải đảo trơ vơ giữa trời giữa nước
Đây là đâu, bỗng nhiên có thằng lạc xứ
Tắp đảo lên rừng đốn nỗi buồn xa
Ta đốn nỗi buồn bởi lòng ta đau
Bởi nòi ta vẫn là nòi hư hỏng
Chém một đường dao, đau lòng lá đổ
Chém hai ba đường, đau đến rụng tim...
Khi con người không còn đất để đi
Chỉ có Trời mới mở lòng độ lượng
Như con tàu Noé bình an qua lòng biển động
Sau khi Thượng đế phẫn nộ loài người
Chúng tôi hàng triệu năm sau cũng đã lên đường
Cũng con thuyền lênh đênh trong lòng biển dữ
Khác với tổ tông,
chúng tôi lên đường như người tự vẫn
Già trẻ thi nhau, tình nguyện xuống mồ
Trong bão loạn cuồng cùng hát thánh ca
Cùng lấy con thuyền làm quan tài tập thể...
Lấy biển mênh mông làm nơi tế lễ
Máu lệ chúng tôi pha rượu dâng đàn
Chúng tôi đọa hình chuộc tội Việt Nam...
Con thuyền đưa người đến bến bờ bình an...
Còn chút hơi tàn nằm trên bãi cát
Như con bệnh ngất ngư sau hồi mê sảng
Đáy lủng nước tràn mấp mé lòng khoang
Con thuyền nằm nghiêng, dưới vầng trăng nghiêng
Sườn cũng nghiêng lên nền trăng lạnh lẽo
Không biết đêm nay, những người trên đảo
Lòng có còn chạnh nhớ chiếc thuyền xưa
Đã chở đời mình qua vực thẩm đại dương...
Giòng sông phân tranh hai vùng thù nghịch
Đêm xuống đồi gặp con nước nổi
Súng đưa khỏi đầu
Từng con một vượt sông ...
Rồi trước khi trèo ngọn Kỳ Sơn
Anh lạc trên cánh đồng trăng mênh mông
không biết nơi nào là cõi dữ
Trên đôi vai anh nặng nề lịch sử
May mà còn em
vầng trăng mười sáu
anh giữ
ở đáy ba lô ...
Những lần chuyển quân dù chẳng biết về đâu
Nhưng chúng tôi đều biết những gì chờ đợi sẵn
Như thể khi viên đạn đồng trong lòng cơ bẩm
xẹt ra khỏi nòng, rồi kiến cắn, tê mê
Chỉ khi nào anh cảm nhận đau tê
Có nghĩa là anh biết mình vẫn còn sống sót
Anh hãnh diện là đã đi về phía trước
Là máu hồng anh đã đổ xuống, tặng em
Và khi anh trở về, ôm lấy vết thương
Anh mới biết đời vô cùng độ lượng
Anh càng thấy nắng càng vàng càng mượt
Mây càng xanh, và hoa càng thắm càng tươi
Đời sống thênh thang, dư dật tiếng cười
Cả con gái đàn bà, má nuôi chị nuôi, em nuôi
Tất cả!
Anh sẽ gọi chai bia và ngồi thư thả
Chúc tụng cuộc đời, an ủi tim ơi
Hãy mừng dùm anh
dù bầm dập tả tơi
Anh vẫn được tăng phái xuống đồi
tiếp tục những lần chuyển quân
về những nơi mình không biết...
(1) trích Ô Cửa, thơ tuyển toàn tập của Trần Hoài Thư
Xin tạ từ những làng mạc quê hương
Những nơi ta qua, những vùng ta đến
Xin tạ từ những ngôi làng ta tái chiếm
Những con đường ta đã giải tỏa hôm qua
Những nhọc nhằn và tủi nhục xót xa
Xin từ tạ để dành cho cát bụi
Chỉ giữ lại trên thân ta, này vết sẹo
Để khi buồn, sờ lại nhớ thời xưa
Dấu vết hôm qua khói lửa mịt mờ
Và kinh hãi,
trời ơi
ta vẫn còn sống sót
Xin từ tạ những mồ hôi và nước mắt
Những đêm ngày nơi chiến địa tha ma
Những xóm làng đã cháy thành tro than
Những bãi chiến trường chất chồng xác chết
Xin từ tạ chú gà còn sống sót
Giữa trưa hè, cất tiếng gáy lẽ loi
Muốn quì lên trên nền đất tả tơi
Và hôn xuống một miền Nam sụt sùi lệ đỏ
Xin từ tạ những tháng ngày gian khổ
Nhớ lúc buồn bày cuộc nhậu dưới trăng
Thầy trò chuyền nhau nắp rượu bi đông
Màu rượu, màu trăng
long lanh cả sao trời chinh chiến
Bóng người lính bên chiến hào đợi sáng
Và bây giờ, anh đứng đấy, không phai
Xin tạ từ anh, người lính thám kích sư đoàn 22
Anh, người đồng đội của tôi, mấy mươi năm về trước
Chiếc chiếu rượu bây giờ thành chiếu trống
Những người xưa giờ đã bỏ đi đâu
Còn lại mình tôi, cách nửa địa cầu
Con ngựa lạc đàn ngậm ngùi đất khách...
Em lên thăm anh mang mùa thiếu nữ
Nhà anh đây, những hố hầm phòng ngự
Không có gì ngoài một ít bài thơ
Không có gì ngoài những hoa mười giờ
Đỏ thắm cả một triền đồi heo hút
Em lên thăm anh, áo màu hoa cúc
Mà hầm anh, lâu quá, không sửa sang
Em xem kìa, lựu đạn với dao găm
Không có cả một tấm hình để thêm tươi mát
Không có bức tranh, dù là tĩnh vật
Để ấm cuộc đời trong tuổi thanh niên
Em lên thăm anh, trời như vào giêng
Căn hầm anh tự dưng bừng ánh sáng
Những thùng đạn tự lâu nay câm nín
Bỗng một lần chúng thức dậy nôn nao
Như hoa mười giờ gặp nắng xôn xao
Như hồn anh biết lần đầu hạnh phúc.
Diều hâu đã về, như một lũ âm binh
Kẻ trước người sau lao vào địa ngục
Đêm không thấy đường, giữ giây khỏi lạc
Chúng tôi băng đồng nước ngập
giải cứu quê em
Ta đã về , dành lại quê hương
Dành lại quận đường hoang tàn đổ nát
Dành lại ngôi trường lời ca tiếng hát
Nhưng ta lại không dành được em gái ta yêu!
Ta đã về nhìn bầy chim nhỏ cút côi
Chúng ủ rũ, như lòng ta ủ rũ
Lũ bé quì bên xác người cô trẻ
Đặt chùm hoa, mếu máo gọi cô về
Cô không về, cô bỏ dạy, cô đi
Cô bỏ chúng con cô về xứ khác
Ta cắn bầm môi, em ơi, ta khóc
Em không về em cũng bỏ thanh xuân
Em bé quê ơi, cho ta nhành bông
Một nhành bông quì vàng như màu áo
Ta đặt lên em. Trống trường ảo não
Như những hồi mặc niệm em tôi>
Ta đã về, và đã trễ, em ơi ...
Băng đồng, băng đồng, đêm hành quân
Người đi ngoi ngóp, nước mênh mông
Về đây Bình Định ma thiêng lãnh,
Mỗi địa danh rờn rợn oan hồn
Trung đội những thằng trai tứ chiếng
Những thằng bỏ lại tuổi thanh xuân
Diều hâu bôi mặt hù ma quỉ
Thuở đất trời bày đặt nhiễu nhương>/p>
Đêm của âm binh về xứ khổ
Poncho phơ phất gió hồn oan
Trên vai cấp số hai lần đạn
Không một vì sao để chỉ đường
Mưa lạnh thèm tu hơi rượu đế
Để quên tim nhảy nhịp lo âu
Giơ tay vuốt mặt lau tròng kính
Giờ G, giờ G sao quá lâu
Thì đi, đột kích trong lòng địch
Chụm tiếp nồi cơm hộ Bắc quân
Cơm nóng thầy trò ăn đỡ đói
Ha hả cười, cơm của nhân dân
Trung đội cả tuần đêm không ngủ
Lương khô đã hết, chờ trực thăng
Hành quân một tháng trên An Lão
Một tháng trời mưa thúi chiến trường
Pháo chụp người gào khan cả họng
Máy sôi tắt nghẹn chờ phi tuần
Miếng thép đâm xiên, thằng bạn gục
Hỏa châu vàng thoi thóp triền sơn
Địch vây xiết chặt bộ tiền phương
Quân băng đường máu về Bồng Sơn
Qua kênh, sương muối mờ tre bụi
Thánh giá trơ vơ nóc giáo đường
Nước nguồn đổ xuống ngày binh lửa
Những xác nào đã thúi hôm qua
Ai bạn ai thù sao quá thảm
Trên một dòng cuồn cuộn oan gia
Con sông chia cắt bờ bi hận
Cột khói còn lưu luyến chiến trường
Có ai chạy loạn bơi xuồng kể
Một thước đi, xác ngập thước đường
Cây cầu sắt bắt qua tử địa
Bên kia sông ta chiếm rừng dừa
Đêm bỗng nghe quạ bầy động ổ
Gọi ran trời kinh động sao khuya
Lũ quạ trốn đi từ dạo ấy
Để giờ đây kêu động rừng phong
Quạ gọi bầy tháng năm tháng bảy
Sao ta gọi bầy thăm thẳm mù tăm
Trung đội ta những thằng giữ đất
Từ Qui Nhơn, Phù Cát, Phù Ly
Ra Tam Quan qua rừng An Lão
Từ Kỳ Sơn, Phước Lý An Khê
Đồng đội ta những người đã chết
Những Vọng, Nga, Nai, Bình Lò Heo
Những Chấn, Hảo, Sơn, Tài Xóc Dĩa
Đàn diều hâu thảm thiết khóc òa
Lịch sử cũng vô tình thế đó
Người qua sông không nhớ con đò
Những người chết không còn nhắm mắt
Người sống giờ như những hồn ma
Trở về đây. Tôi trở về đây
Đồi xưa tôi gọi đồi không hay
Ai đi, bỏ lại hoàng hôn lạnh
Đỏ ối đồi xưa ôm lấy mây
Tôi qua Phù Cũ, qua cầu sắt
Miếng vỉ cầu rên nghiến bánh lăn
Những chuyến xe đi về mặt trận
Ngủ ngồi đợi một chuyến ra quân
Tôi qua đèo xám, mây mờ núi
Thương về đâu, một lũ sáo rừng
Hôm qua đồi ngập hàng trăm xác
Đạn pháo đào sâu bãi chiến trường
Có ai như thể thằng bạn cũ
Gọi máy về nhắc chuyện chị em
Chửi thề mấy tiếng trong tầm pháo
Thế hệ sinh lầm thuở rối ren
Có ai như thể người binh Thượng
Ngồi khom trên bờ đá thổi khèn
Hôm qua có những hồn ma lẻ
Lạc tìm về buôn bản cao nguyên
Có ai dưới lớp mồ hoang dã
Nằm xuổi chân mắt mở trợn trừng
Chiều nay sao mọc về phương Bắc
Sao ruột lòng vắt đỏ phương Nam
Cỏ tranh lớp lớp che đường dốc
Phòng tuyến buồn hiu nhuộm nắng chiều
Trận đánh cũng đi vào quên lãng
Sao còn rờn rợn những hồn xiêu ...
Sáng qua đèo An Khê
Chiều trở về Tháp Bạc
Đêm kẻng khua tập họp
Lại xuống đồi làm ăn
Đoàn xe đợi ngoài sân
Tháp in nền trăng sáng
Những bầy dơi đập cánh
Đưa tiễn buổi ra quân
Đội lại chiếc mũ rừng
Đeo vào dây ba chạc
Đây là trái lựu đạn
Đây là lưới dao găm
Đây là khẩu súng trường
Phần oan khiên tuổi trẻ
Xe lăn, đèn mờ tỏ
Những tượng người lặng im
Đê m rất nhẹ trên không
Sao trên vai nặng trĩu
Làng ở bên kia đồi
Bông quì vàng lấp trủng
Tôi qua đó hành quân
Thầy trò chia gian khổ
Trên cao gầm đạn pháo
Dưới đất treo mìn chông
Và tôi bóp trái tim
Nơi một vùng lục soát
Nơi nào cũng nước mắt
Nơi nào cũng đau thương
Tôi nhìn xuống nhìn lên
Ai là thù là bạn?
Chợt thấy ai thấp thoáng
Dáng nhỏ áo vàng hoa
Hồn tôi chợt thiết tha
Màu vàng buồn cổ mộ
Em nhìn tôi, mắt đỏ
Hận thù hay van lơn
Tôi làm sao moi tim
Để lòng tôi, em hiểu?
Anh ở trên rừng với thượng với kinh
Với những đại ngàn mặt trời mất tích
Những người chung quanh màu da đen nám
Nên cuộc đời anh cũng phải nám đen
Anh ở trên rừng, mưa ngày mưa đêm
Không cần cùm chân, mà chân khó bước
Bước một cất lên, bùn già chân trước
Bước hai cất lên, bùn non chân sau
Anh ở trên rừng, măng trúc măng tre
Bãi bom bãi mìn đường mòn sạn đạo
Ngó lên trên trời, đỉnh trời cao ngạo
Ngó xung quanh mình, núi dọa thần linh
Anh ở trên rừng, thương em nhớ con
Không biết làm sao để về dưới nớ
Ăn trái ớt rừng cay nhung cay nhớ
Cay cả cuộc đời lính thú cao nguyên
Địch cho trung đội qua eo chết
Hai bên sườn, đại liên đan nhau
Nổ. Nổ dòn.
Đất đá kêu đau
Sủi bọt,
Khói bốc lên,
Bốn bề dội vào vách xám
Một hai ba, lộn, nằm co quắp
Còn lại, vẫn ào lên, ào lên
Đừng bò! Đừng bò!
Trung đội phó hét cuồng điên
Cỏ tranh bắt mồi cháy mạnh
Gió tạt, khói mù
Bốn bề khói rợp
Xé cay trên cặp mắt nổ tròng
Khắp bốn bề gào thét xung phong
Cao điểm chiếm rồi
Vui mừng quá độ
Mà sao, người truyền tin rơi lệ
Báo cáo trong tiếng mất tiếng còn
Về những thằng
bị kiến cắn ngủ yên (1)
(l): tử trận
Trở lại đồng bằng xa núi thẩm
Dầm mưa Đồng Tháp nhớ Trường Sơn
Qua sông điên điển vàng bên rạch
Lại nhớ về mùa hoa Đơn Dương
Từ biệt núi rừng, vùng đất khổ
Những ngày bùn đỏ bám giày saut
Mà sao lại nhớ, cơn mưa nhỏ
Ướt tóc mềm người em Buôn Hô
Trở lại đồng bằng, không dám nhớ
Những hầm những hố những đêm đen
Mà sao vẫn nhớ nồi cơm sống
Khói bốc cay nồng buổi đóng quân
Từ biệt núi rừng không dám nghĩ
Những rừng cháy đỏ, những đồi ma
Mà sao cứ nhớ chùm lan dại
Giữa bãi hoang tàn vẫn nở hoa
Thôi nhé Trường Sơn xin bỏ lại
Ta về châu thổ lội qua Miên
Bỏ lại trên vai hòn núi nặng
Cho những bạn bè đồng đội anh em
Phà chậm. Bờ xa mờ khói quyện
Bên này bên ấy rộng trường giang
Đồng bằng bỗng chốc mà thân thiết
Bởi có em là một tình nhân
Anh về xứ thấp đôi giày vẹt
Áo bạc như người quá nổi trôi
May mà cuối bến, em chờ đợi
Giường chiếu em mang trải cuộc đời
Phà chậm. Đìu hiu bờ sậy ngủ
Bơ vơ thân gỗ mục lạc dòng
Trở về mắt ngợp trời sông cũ
Nhớ Trường Sơn lại mến đồng bằng
Cảm tạ em. Người em Cần Thơ
Anh theo em bỏ xứ. Bao giờ
Bao giờ. Như thể tiền thân trước
Một kẻ lưu dân trở lại nhà
Có phải em là trăng thanh
Soi lên miền anh ngụ
Có phải em là trăng tỏ
Theo đời anh lênh đênh
Có phải em là dòng sông
Cho anh về tắm lội
Có phải em là cây bưởi
Cho anh trèo hái bông
Có phải em là Cần Thơ
Anh về yêu châu thổ
Có phải em là đồng bằng
Thịt căng tràn vú sữa
Để một dòng chín cửa
Trải nhánh dài nuôi vựa đất miền Nam
Cảm tạ em người em Cửu Long
Em cho anh hơi thở đồng bằng
Từ trong lòng dậy nguồn ơn lượng
Của chập chùng cam khổ tiền nhân.
Thì cô đơn cũng lấp đầy khoang cửa
Ba bốn giờ đêm lạnh nghe hơi sương
Để mang trong hồn một nỗi nhớ thương
Xe nghiến bánh. Không. Người phu hốt rác
Thì xa vắng, thì mênh mông xa vắng
Ly tách khô đọng lại giọt cà phê
Con chó hoang cào cửa đến mê mê
Cửa đã đóng sao nhà chừng ngập gió
Tôi thức giấc. Sàn nhà hoang. Trống ngõ
Ai hôm qua đến gõ cửa một lần
Một lần rồi, người để lại từ tâm
Sợi tóc cũng ướp theo mùi nhung nhớ
Nói gì đi, bài thơ vừa dang dở
Những nỗi buồn thật vô cớ vô duyên
Thèm vô cùng một tiếng nói Việt Nam
Thèm ai đọc cho nghe một bài Nguyễn Bính
Nói gì đi, xứ này, quá lớn
Tìm đâu ra những trái tim hồng
Giữa vô cùng không núi không sông
Một tiếng cảm thông
cũng là ấm áp
Thì cô đơn cũng lấp đầy quán sớm
Ai đến đây gió bỗng nổi mùi hương
Rồi bỏ đi, sao để lại nỗi buồn
Như chai rượu trống trơn lòng ly tách
Thì gió nổi, đâu có gì cay mắt
Lời hôm xưa, không trăn trở mà đau
Gặp một lần thì trời cũng mưa ngâu
Tội nghiệp lắm cho những người ngăn cách
Chuyến đò nào đưa em về trong mưa
Tôi mang đôi mắt em theo dòng kinh xám
Tôi nói một mình, tôi chỉ còn em
Chỉ còn em, có nghĩa là lòng tôi nhỏ lệ
Thì đò đưa người xa khuất rừng lau
Rồi tôi sẽ về cùng đầm dạ trạch
Em còn mang cho tôi chiếc khăn sọc rằn
Vướng thêm sợi tóc dài bỏ sót
Sợi tóc mấy năm em làm tình nhân
Khi em theo tôi một thời lận đận
Khi nhớ nhung theo con nước đầu sông
Khi đêm ngày ấp đầy những trang nhật ký
Khi yêu tôi, em trở thành thua lỗ
Bắt chước ca dao, hái nụ khổ đau
Tôi bỏ em lặn lội miền cao
Những ngày chiến tranh không thấy nắng
Chiếc quần vừa phơi, chưa khô đã mặc
Mùa mưa dầm dề trên vải poncho
Trang giấy nào bỏ lại đêm qua
Viết dang dở như mảnh đời bạn hữu
Đường lên đồi cao, gai rừng chắn lối
Thằng lính mở đường run không dám lên
Em có biết không? tôi giấu yếu mềm
Thèm bị thương được nằm bệnh xá
Tôi bỏ em về miền duyên hải
Ngày đầu năm lửa cháy Qui Nhơn
Bộ đồ vàng trung đội ngụy trang
Gian khổ lắm chiếm từng con phố
Nhớ người truyền tin bò qua con lộ
Cõng tôi về băng bó vết thương
Nhớ vô cùng, cô gái không quen
Quên cả sợ, mang giùm ly nước
Tôi đã uống vào cơn đau khát
Cả tình yêu chan chứa Qui nhơn
Tôi đã qua Phù Cũ Bồng Sơn
An Cửu, An Khê, Tân Dân, Tuy Phước
Nhớ cây đa, chiếc cầu trong văn Võ Phiến
Thương những người bỏ xứ xa hương
Nhớ vầng trăng trên xóm Gò Găng
Bà mẹ nhớ con mắt mù kết nón
Và những đêm sao trên đồi Bánh ích
Cho tôi cố tìm đôi mắt người yêu
Nhớ những chuyến xe xuôi ngược sáng chiều
Ai trong ấy, cứ cắn hoài sợi tóc
Khi mái tóc chớm vai gầy bé nhỏ
Tôi biết em còn gội với nhớ nhung
Tôi bỏ em đi, theo những dặm trường
Những vinh nhục, những lầm than hạnh phúc
Ai mang cho em một chùm bông bưởi
Bỏ thêm vào nồi chùm kết cho thơm
Tôi bỏ em vào tận rừng tràm
Em cũng theo tôi nuôi chồng lận đận
Bà Tú Xương ngày xưa gánh gạo
Em cũng theo bà gánh tiếp lao đao
Cám ơn em, người con gái miền Nam
Đôi mắt em xanh trời mùa hạ
Như mặt hồ gợn một chút buồn vương
Mái tóc em óng mượt lạ thường
Vàng thắm cả một dòng nắng mới
Buổi sáng, em qua, phòng tôi bỗng ấm
Tôi nhìn em, gặp lại tuổi thanh xuân
Em Tây phương mà hiền dịu dị thường
Lời thỏ thẻ ấm hồn tôi viễn xứ
Em đến cùng tôi mùa hoa dại nở
Dưới trời xanh, cây lá bỗng tình si
Những loài hoa mới nhú tự hôm kia
Thành thiếu nữ mặc trăm màu áo cưới
Em ngồi xuống, triền cỏ xanh bối rối
Mây cũng ngừng. Mây nín thở không trôi
Con kinh bên đường dừng lại chân đồi
Và bướm lượn, và chim rừng ríu rít
Em ngồi xuống, dáng nghiêng soi mặt nước
Bóng của người, tôi muốn giữ trăm năm
Sao tôi lại buồn, chiếc bóng mong manh
Chao động mãi, và chao ơi tan vỡ
Thì hôm nay, một mình tôi, còn lại
Em đi rồi, đi xuống lầu thang
Đi ra parking, vẫn dáng dịu dàng
Và cứa đóng, và xe rồ tiếng máy
Tôi đứng trông theo, bóng người đã khuất
Mà hồn tôi nhòa nhạt một cơn mưa...
Sao tôi lại buồn, lại nhớ Đơn Dương
Con đèo xám, sương mù hôn thị trấn
Chiếc quán trên đèo, gió lùa vách trống
Mỗi năm tôi về đốt sợi tình si
Mỗi năm tôi về thị trấn hoa quì
Đôi giày trận bám bùn đêm đột kích
Ngày bỏ nước tôi đi không dám nhớ
Biển dưới kia, và em ở trên cao
Em ở trên cao trong cõi sương mù
Trên cao nữa là một vùng mây trắng
Em bỏ tôi đi buồn hiu thị trấn
Như bây giờ người con gái Tây Phương...
Ngôi trường cũ có bao nhiêu ô cửa
Để tôi về đếm những đám mây
Tôi sẽ gọi một bầy chim sẻ nhỏ
Những con chim từ xa vắng lạc bầy
Tôi sẽ đứng như một người thiên cổ
Lớp học buồn, như từ cõi cô đơn
Thầy ngồi đó, đôi vai gầy tóc bạc
Chút ngậm ngùi, cơn nắng đọng hoàng hôn
Tôi sẽ về để biết mình bé dại
Hôm nào đây, chạy đuổi cuộc hành trình
Sông núi ấy, hai bên bờ ngăn trở
Đứa nào còn, nào mất giữa đao binh
Tôi sẽ nhớ một người tôi yêu dấu
Người nào đâu, về lại buổi hôm qua
Dấu chân nhỏ như vết hài vạn cổ
Đôi mắt nào theo mãi cuộc đời ta
Tôi sẽ nghe những hồi chuông lễ sớm
Đứng bên cầu tôi sẽ đợi chờ ai
Trong sương muối, người còn mang áo trắng
Trắng cả vùng trời, trắng cả đời trai
Tôi cũng hiểu rồi cuối cùng, thua lỗ
Khi bỏ trường tôi ra đứng bờ sông
Người bên ấy đang đợi thuyền ghé bến
Tôi bên này, mưa bấc lạnh căm căm
Dù dối lòng như cuộc đời chàng Dũng
Vì đám mây bên ô cửa gọi mời
Tôi bỏ xứ lao đầu vào binh lửa
Coi cuộc đời như một chuyện rong chơi
Và người ấy qua dòng sông sương muối
Tôi lên rừng theo dòng thác binh đao
Và người ấy theo sông về biển lớn
Tôi tội tù trả nợ kiếp bò trâu
Giờ thiếu phụ đã nằm trong lòng biển
Tôi về Đông, về Bắc, biết về đâu
Trăng thiếu phụ tôi mang vào song cửa
Cho một lần, cho vô tận thiên thu
Lăn chiếc phuy dầu lên cá lớn
Trời ơi, ta từ biệt Việt Nam
Việt Nam. Đêm ấy đêm trừ tịch
Có những con người lại cách ngăn
Chào những đường thân, những lối quen
Những hàng cây rũ lá bên thềm
Chào cây cầu đá qua thành phố
Chào những bờ hiên, những cột đèn
Chào ai, lầm lũi trong đêm lạnh
Cơn gió giao mùa chớm lá xuân
Người về cho kịp đêm đoàn tụ
Ai lại lên đường. Ai lặng câm
Vẫn biết lần đi là bỏ hết
Là phủi tay. Cháy túi. Sạch trơn
Quay nhìn lại: Em còn bóng nhỏ
Ngọn đèn vàng lạnh một dòng sông
Về đi. Em nhớ đừng ôm mặt
Rồi thắp giùm anh một nén nhang
Con có hỏi anh. Em hãy chỉ
Mây dịu dàng trôi giữa mênh mông
Về đi để tiếp đời cô phụ
Tiếp mảnh hồn khô héo nhớ nhung
Mai mồng Một, cắn răng đừng nấc
May cuộc đời tươi đẹp mùa xuân
Về đi để trả bài ma quỉ
Những đau thương câm nín chất chồng
Em hãy lấy ngày này giỗ kỵ
Một ngày nào chim đã bặt tăm
Về đi, kẻo máy tàu đã nổ
Như những người ôm ngực con tim
Trong khoang chật, nghe chừng nín thở
Anh hùng đâu. Một nỗi lặng thinh
Gió trừ tịch hú dài Bãi Giá
Đập mạn thuyền, sóng vỗ buồn tênh
Đêm vượt thoát ai ngồi nín thở
Cả quê nhà, mờ nhạt hai bên
Lăn chiếc phuy dầu lên cá lớn
Trời ơi, ta từ biệt Việt Nam
Việt Nam. Một vệt mờ xa thẳm
Một chút rưng rưng bật xé lòng
Việt Nam. Tối quá, không đèn lửa
Ta ở trên thuyền ngực vỡ toang
Một nỗi buồn như đông đặc lại
Một nỗi vui oà vỡ cả hồn
Là lúc biết mình như thoát nạn
Sáng chân trời, hồng rực vầng dương
Là lúc, thấy mình như bất hạnh
Sắp làm người không có quê hương
Là lúc lòng dửng dưng chờ đợi
Nỗi dửng dưng buồn bã lạ lùng
Như thể trong một trời chuyển động
Một giọt sương cô độc tận cùng.
Nơi chúng tôi ở bốn mùa như bốn hướng
Hàng cây quanh năm, làm lính giữ đường
Buổi sáng đi làm, trời mới tinh sương
Buổi chiều trớ về, hoàng hôn sậm tối
Đời sống xứ người quay cuồng thúc hối
Nên ít thì giở để nhớ để nhung...
Đời sống xứ người tất bật lao lung
Ngày tháng trôi qua khi nào chẳng biết
Trong trí tưởng, quê nhà như biền biệt
Những cây phong sồi đã che khuất lãng quên
Có một ngày giữa tiểu bang mông mênh
Chúng tôi đã bàng hoàng dừng xe, thổn thức
Bụi chuối nhà ai bên đường đã mọc
Chuối mẹ chuối con, trời hỡi quê nhà
Có điều gì rưng rức trong tim ta
Khi cả một quê hương bỗng nhiên trở lại
Thấy cả vườn sau cây xoài cây mận
Bụi chuối sau hè, lu nước, mương con
Chiếc gáo dừa còn để đấy, héo hon...
Thấy cả bụi chuối con nép mình nhỏ bé
Chúng tôi đã ngồi trong lòng xe, lệ ứa
Giữa muôn trùng tiếng gọi của quê hương.
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
• Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)
• Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)
• Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)
• Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)
• Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)
• Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)
• Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)
• Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)
• Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
• Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)
• Nghiệp Hành (Nguyên Minh)
• Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)
• Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)
• Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)
• Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)
• Trần Hoài Thư (Học Xá)
• Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)
• Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)
• Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)
• Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)
- Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)
- Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I, II
(Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)
- Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)
- Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
- Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)
- Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)
- Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)
- Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)
- Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)
- Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)
- Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)
• Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết
(Trần Hoài Thư)
• Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)
- Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,
- Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,
- Trần Phong Giao và những người viết trẻ,
- Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,
- Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)
- Thám Báo,
- Ngày cuối cùng của một cổ trắng
Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.
Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.
Email: tranhoaithu@verizon.net
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |