|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
1.
Lúc chưa có đại dịch ồ ạt tấn công quả đất, thế giới mạng xôn xao về chuyện một thí sinh của chương trình “America’s Got Talent” đã làm chấn động những người yêu nghệ thuật qua sự diễn xuất tuyệt vời có một không hai của chàng. Đó là Kodi Lee, 22 tuổi, mù và bị chứng tự kỷ (autism). Autism là căn bệnh về thần kinh não bộ, ảnh hưởng phần lớn ở tiếng nói (communication).
Thú thật tôi đã xem biết bao nhiêu lần về cái video này. Cứ mỗi lần xem là mỗi lần muốn rưng rưng!
Có phải đây là một ân sủng mà Thượng đế đã dành cho người bị mất mát quá nhiều chăng? Mù đã là một sự bất hạnh khủng khiếp rồi, huống hồ lại thêm chứng autism.
Và cái ân điển này chính là âm nhạc. Chính âm nhạc đã cứu Kodi Lee như lời của thân mẫu chàng nói trước ban giám khảo khi giới thiệu về con bà:
“Through music and performing he was able to withstand living in this world. When you’re autistic, it’s really hard to do what everybody else does. It actually has saved his life, playing music.”
Trên trang này có nhiều lần tôi đã nói lền niềm cảm tạ nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Nó đã giúp Y. giúp tôi. Cứ mỗi lần Y. lên cơn, là mỗi lần tôi mở youtube cho Y. nghe bài Chùa Hương, Tóc Mây, hay những bài thơ của TTKH qua giọng ngâm của Hoàng Oanh. Không phải lần nào cũng có hiệu quả. Nhưng phần lớn chúng giúp cho Y. giảm cơn mê loạn, bão từ từ rời xa để trôi ra biển. Và Y. đắm chìm trong cõi âm nhạc. Y. nín thinh. Đôi mắt đăm đăm nhìn vào màn ảnh nhỏ.
Sau một hồi, là Y. lim dim mắt.
Dưới đây là một bài thơ và bài văn tôi làm vào cuối năm 2018, để nói lên sự mầu nhiệm của nghệ thuật:
NGỦ
Với em bây giờ một vạn lời kinh
Cũng không bằng Hà Nội Ngày Tháng Cũ
Một vạn lời cầu nguyện
Cũng không bằng một giấc ngủ
Để em quên đi những khổ nạn cuộc đời
Em có hay là tôi cũng ngủ rồi
Nhưng cuối cùng cũng sẽ thức cùng nỗi buồn khủng khiếp
2.
Ông bác sĩ chuyên khoa tâm lý hỏi Y.: Bà ăn được không? Bà ngủ được không? Bà có thấy ác mộng không? Chiến tranh VN có ảnh hưởng đến bà không? … Tôi đứng bên, dịch những câu hỏi của ông ta. Nhưng Y. cứ nhìn chăm chăm vào ông, đôi mắt vô hồn. Tôi biết Y. đâu có bao giờ hiểu câu hỏi để mà trả lời. Y. đã mất cái ý thức hay nhận thức. Bây giờ tôi đại diện Y. để trả lời ông. Ông lại hỏi tiếp: Thú vui của bà là gì? TV? Đọc sách?
Trời ơi, ông làm như Y. là một người bình thường. Tôi lại trả lời: Nhà tôi rất thích âm nhạc, hội họa… Cách đây một năm, nhà tôi lên cơn la gào, bảo bạn bè tôi đến nhà lấy hết những bức tranh của bả hết rồi. Tôi chỉ còn cách là chụp hình những bức tranh ấy để làm bằng cớ. Bà rất yêu tranh ảnh. Cũng như âm nhạc hay những folk song… Khi cho bả ăn xong là tôi mở tablet để bả nghe nhạc… Một đỗi bả ngủ. Ông bác sĩ nghe xong liền rà iPhone mở một bản nhạc Việt. Có lẽ ông search google “Vietnamese song”. Ông đưa iPhone đến trước mặt Y. hỏi: Bà thích không. Y. nhìn chăm chăm chăm vào iPhone, bỗng buột miệng: I like classic music. Danuble bleue… Tiếng Mỹ tiếng Pháp trộn chung. Ông bác sĩ ngẩn ngơ. Tôi lại thay mặt nói với ông về sở thích của Y cũng như về sự mầu nhiệm của nghệ thuật. Có lẽ tôi là sư phụ của ông. Bởi ông chỉ có bằng cấp. Và tôi thì có kinh nghiệm. Bởi cái bằng cấp này chẳng giúp gì một người bệnh như Y. Làm sao hiểu cái não bộ bị “damaged” nghĩ gì. Ông cũng đã từng nói job của ông là nói chứ không phải cho thuốc mà. (My job is talking not giving medecine). Nhưng tôi không nói. Nói cũng vô ích. Tôi có thuốc. Làm sao ông biết có một phương thuốc mầu nhiệm là nghệ thuật mới có thể giúp bệnh nhân trong lúc này. Và làm sao giúp tôi còn đứng vững đôi chân khi suốt ngày nước mắt thấm lạnh trước những cơn điên loạn tội tình của người bạn đời. Làm sao ông biết tôi lịm thiếp trước một câu thơ hay ngây ngất trước một ý tưởng trong cuốn tiểu thuyết “L’homme qui voyagea seuil” của CV Gheorghiu….
3.
Nghệ thuật không phải là món ăn ngon lạ hiếm. Nghệ thuật không phải là đi xem Chùa Hương, Vịnh Hạ Long, Vạn Lý Trường Thành… Chúng là hình ảnh. Chúng chẳng mang gì cảm xúc như khi ta đứng trên đinh đồi hỏa lực ở Tân Cảnh, mây làm oai đụng ta, nhưng rẽ làm đôi xuôi chiều tiếp tục tái giang hồ. Va sương thấm dày đầu tóc. Để một ngày sương núi ấy biến thành cước trắng. Những thứ đó thật bình thương nhưng thật vô cùng cảm động làm sao!
4.
Nghệ thuật. Hôm qua tôi post một bài tôi viết cách đây 18 năm về một buổi chiều chủ nhật trong quán cà phê Mỹ, trong đó tôi có đề cập đến vai trò quan yếu trong đời sống tinh thần của con người:
Cám ơn nghệ thuật đã cho đời lên hương lên phấn. Cám ơn nỗi vui nỗi buồn nức nở rưng rưng đọng theo từng giọt nhỏ âm thanh quyện vào tim vào óc. Nghệ thuật. Phục vụ nhân sinh hay vị nhân sinh. Không cần thắc mắc. Không cần bận tâm. Chỉ biết ta đang ngây ngất. Chân ta đập theo. Tim ta cũng đập theo. Như theo một nhịp luân vũ. Mùa xuân.
Và bây giờ thêm một lần tôi cảm tạ nghệ thuật. Nó là tiếng ca của Út Trà Ôn qua Gánh Nước Đêm Trăng, Tình anh bán chiếu… Nó là Con đường Cái Quan hay trường ca Mẹ Việt Nam… Nó là những video về Mùa nước nổi, về sông nước quê nhà…. Khi cái tablet đặt trên bàn bệnh nhân, sau khi bát chén, dĩa muỗng thu dọn, và sau những cơn cuồng nộ như bão cấp 10, thì tiếng ca cất lên. Người bệnh tự nhiên yên lặng, mắt chăm chú nhìn vào màn ảnh nhỏ… Tôi thì ngồi cạnh, chờ hết bài để bắt qua một bản nhạc hay một chương trình khác vì tay Y. không thể một mình làm được. Những lúc như vậy, tôi cũng để hồn vào tiếng nhạc lời ca… Có khi tôi lim dim ngủ quên…
Tôi bỗng thương hại ông bác sĩ tâm lý khi mở iPhone chọn bài Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây. Bởi ông không hiểu nghệ thuật là gì…
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
• Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)
• Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)
• Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)
• Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)
• Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)
• Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)
• Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)
• Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)
• Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
• Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)
• Nghiệp Hành (Nguyên Minh)
• Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)
• Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)
• Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)
• Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)
• Trần Hoài Thư (Học Xá)
• Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)
• Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)
• Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)
• Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)
- Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)
- Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I, II
(Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)
- Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)
- Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
- Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)
- Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)
- Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)
- Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)
- Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)
- Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)
- Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)
• Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết
(Trần Hoài Thư)
• Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)
- Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,
- Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,
- Trần Phong Giao và những người viết trẻ,
- Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,
- Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)
- Thám Báo,
- Ngày cuối cùng của một cổ trắng
Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.
Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.
Email: tranhoaithu@verizon.net
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |