Head
Dương Quảng Hàm
(14.7.1898-19.12.1946)

 

 

Rong Bút (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

10-01-2011 | VĂN HỌC

Rong Bút

  TRẦN HOÀI THƯ
Share File.php Share File
    

 

Mười Ngọn Nến Cho Ngày Sinh Nhật

Đọc lại Chuyện Tình Buồn của Phạm văn Bình

Tạp chí Nhìn Mặt

Văn chương miền Nam không thể là bãi nghĩa trang

Khi ni sinh "chôm" bài của thượng tọa

Niềm vui còn lại

"Vắt" là gì?

Viết Dưới Trời Khói Lửa

Tưởng nhớ Y Uyên

   :: Mười Ngọn Nến Cho Ngày Sinh Nhật


Cũng vào thời gian này, 10 năm về trước, số báo đầu tiên của tạp chí Thư Quán Bản Thảo được ra đời, èo ọp, mỏng manh chưa đầy 100 trang, tranh bìa của Trần Quí Thoại, khổ chữ 8 li ti đọc muốn nổ tròng con mắt!

Chúng tôi bắt đầu làm với vốn liếng chỉ là một khẩu súng Hot melt glue gun với giá $15, những thẻ keo chảy (Hot melt glue sticks, cùng với một máy in hiệu HP 5SI in ruột, một color printer in bìa, một máy cắt giá rẽ mạt mua từ Ebay. Chúng tôi chẳng có một tí ti gì về kinh nghiệm in ấn. Cũng chẳng cần đắn đo tính toán để nghĩ là sau 3 số tặng không, không một quảng cáo, không một mạnh thường quân bảo trợ thì lấy tiền đâu để mua giấy mua mực, hay mua tem làm cước phí cho những số kế tiếp ...


Vậy mà giờ đây tạp chí đã có mặt được mười năm, với 44 tập. Mỗi tập dày trên 200 trang trừ số 1 và 2! Cọng thêm một cơ sở xuất bản là Thư Ấn Quán, với sự ra đời của biết bao nhiêu đầu sách, nhớ không xuể. Có những tập dày gần 900 trang, khâu chỉ, bìa cứng. Có những tập mỏng khoảng 80 trang, giấy loại quí hiếm đặc biệt. Lại thỉnh thoảng chơi sang: Bìa sách được ép láng bằng phim laminate, ngay cả nhà in cũng không dám chơi vì rất đắc và rất tốn công phu.

Nhiều bạn đọc lo lắng dùm. Cho sức khỏe. Và cho tình trạng tài chánh của chúng tôi. Có bạn bảo chúng tôi khùng - crazy!


Cám ơn quí bạn. Di nhiên là phải cực, là phải hao tốn. Nhưng đổi lại, cho phép chúng tôi kể ra từ sâu thẩm tấm lòng: chúng tôi có một thứ hạnh phúc kỳ diệu: Hạnh phúc của người thợ gặt trúng được mùa màng dư dật niêm vui.


Trên đời này, tùy theo quan niệm cá nhân, một niềm vui nào đó có thể ít hay nhiều, lớn hay nhỏ, tầm thường hay cao cả. Có niềm vui đến rồi đi như thời gian đã bỏ chúng ta, nhưng cũng có niềm vui mang thời gian theo bên đời ở với ta mãi mãi. Có khi nó là liều thuốc quí, giúp ta sức mạnh. Nó không phải là những lời tung hô, vinh danh phù phiếm... Trái lại, nó giúp mình sống đẹp, làm đầu mình ngẩng cao. Nó làm tâm hồn mình lớn dậy chẳng những hôm qua mà mãi đến bây giờ.


Như thể hôm nào: niềm vui rộn ràng từ những buổi sáng tinh sương, cùng với đám con côi cút trở về từ những điểm làm ăn đêm... áo quần ta dính đầy bùn sình dầm nước, thân thể thì lạnh run. Ta đập cửa quán bên đường để gọi cốc xây chừng và để xin nhờ hơi nóng từ bếp lửa hồng sưởi ấm. Cô hàng thương tình chụm lửa nấu nước. Niềm vui như nồi nước đầu ngày sôi réo gọi và êm ái như tiếng củi cháy lách tách kêu dòn trong bếp quán.

Một quán nghèo bên đường, một cô hàng xinh vẫn còn ngái ngủ, đôi má ửng hồng vì lửa (hay vì e thẹn), một cốc xây chừng chỉ mấy đồng bạc. Đơn giản như vậy đó. Tầm thưòng như vậy đó. Vậy mà ta mua được một niềm vui cho cả đời cả kiếp.


Cô hàng chợ Huyện mơ gì nhỉ

Mà sao yên lặng như tương tư

Tôi biết đêm rồi không chó sủa

Đêm rồi tôi cũng dệt cơn mơ ...


Cô hàng chợ Quận mơ gì nhỉ

Sáng đã lên rồi cô biết không

Cô hiểu lòng tôi giờ ấm lắm

Khi trống trường vọng lại bâng khuâng... (1)


Bây giờ cũng vậy. Thay vì tiếng trống trường vang lên rộn ràng thì nay là niềm vui xôn xao của chữ nghĩa. Từ đó, cánh cửa như những trang sách tiếp tục mở ra. Mở ra cho những niềm vui nho nhỏ nở thêm hoa, thêm búp. Mở ra để chúng tôi biết rằng, hành trình mà chúng tôi đang theo đuổi là có bạn bè độc giả luôn luôn có mặt bên cạnh. Từ đó trước lạ sau thành thân thiết. Có bạn đọc từ số 1 đến bây giờ. Có bạn mới nghe và gởi thư yêu cầu tặng sách. Có bạn tận Phan Rí Cửa ở VN. Có cháu ở Hà Nội xin TQBT cung cấp về Thanh Tâm Tuyền. Có người sinh viên khoa Ngữ Văn ra trường hạng Ưu và gởi thư cám ơn TQBT về những tài liệu Di sản văn học miền Nam. Có bạn ở Úc xin số chủ đề Y Uyên, Nguyễn Bắc Sơn. Có anh ở Cali hỏi Văn, Thời Tập. Có cô em hỏi Chàng Nho Sinh dưới Gốc Tùng của Lữ Kiều. Có bạn tình nguyện bỏ công đánh máy hay tình nguyện giúp sửa lỗi chính tả... Rồi những trang mạng thư Talawas.org, Damau.om, vanchuongviet.org mong chúng tôi hợp tác về những chủ đề di sản văn học miền Nam... Chúng tôi cám ơn họ, và trong những lá thư, chúng tôi bảo là rất vui vì họ đã giúp chúng tôi khỏi... thất nghiệp.


Không thổi đèn cầy, không hát happy birthday to TQBT, nhưng những ánh lửa hồng từ 10 ngọn đèn cầy đã thấy đâu đó dưới căn hầm bề bộn này. Qua ba chiếc máy in HP 5SI đang đồng ca. Qua những đường dây cable USB chuyển những tín hiệu, những chữ nghĩa đến các máy in. Qua một đêm mất ngủ, thay vì đầu óc nóng bừng, thì trái lại, để đêm thân mật cùng máy móc, cùng chữ nghĩa. Qua một cuốn sách nữa mới ra lò, giấy còn tươi mực, bìa còn thắm màu tranh. Qua chiếc laminator (máy ép phim plastic) $30 may mắn mới mua từ một ngôi nhà bán garage sale cheo leo trên một vùng chập chùng núi và đồi nào đó cách hơn ba giờ đồng hồ xe chạy mà giá thị trường gấp cả hai, ba chục lần! Nó là một tặng vật vô giá bất ngờ. Nó chạy êm ru. Nó nhả ra những bìa láng bóng. Nó giúp làm sáng lên hình tranh của người họa sĩ và sáng cả tâm hồn chúng tôi, bây giờ.


Happy birthday. Mười năm rồi đấy. Bao nhiêu giòng nước đã chảy dưới cầu. Chỉ tội nghiệp những chiếc máy HP không người chăm sóc bảo trì. Khi mua, chúng xem như đồ sắp phế thải, vậy mà vẫn giúp chủ chúng, chạy ngày chạy đêm không mệt mỏi. Mười năm là thời gian đủ dài để cho chúng có quyền về hưu và những con ngựa già đã nghe chừng thấm mệt:


Mười năm một một góc phòng hiu quạnh

Một chỗ ngồi như kẻ ẩn cư

Mười năm miệng ngậm cùng tâm sự

Đời có loanh quanh hoài cơn mơ


Mười năm lên xuống thang lầu cũ

Đôi lúc nhìn về hướng cõi Nam

Giật mình. Thấy ráng hoàng hôn đỏ

Trên nhánh cây gầy trơ trụi câm


Mười năm cũng vẫn dòng xe cộ

Cũng vẫn đèn xanh đỏ dập dìu

Con đưòng lên phố mười năm ấy

exit nào để bớt cô liêu? (l)


Vậy mà mỗi lần một số báo ra đời là niềm vui cứ mọc lên, cứ tiếp tục đâm chơi, ngày tiếp ngày, tháng tiếp tháng.

Bởi vì hạnh phúc biết bao, khi được biết rằng ít ra nó cũng là một mái nhà đúng nghĩa, một thảo nguyên văn chương để bầy ngựa từ lâu xiêu tán, nay trở về họp lại bầy. Bốc lại nấm tro tàn tìm ra những di sản văn chương miền Nam ngỡ chừng đã mất.

Xin được gởi đến quí bạn niềm vui này. Cám ơn và cám ơn.


Trần Hoài Thư

(Thư Quán Bản Thảo, tập 44 tháng 10/2010)



   :: Đọc lại Chuyện Tình Buồn của Phạm văn Bình


Phạm văn Bình (PVB) từ Cali gọi, bảo tôi viết về tập thơ sắp xuất bản của anh. Tôi nhận lời không một chút ngần ngại. Thứ nhất là niềm vui được chia xẻ với một người bạn cùng khóa Thủ Đức. Thứ hai được dịp nói lên niềm cảm tạ của tôi về những đóng góp văn học của anh trong thời chiến, nhất là bài thơ Chuyện tình buồn12 tháng quân đi mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc.


Có một thời thật đẹp nhưng buồn, quá buồn ...


Đẹp như những tháng ngày đầy hoa mộng, những hẹn hò, những lối xưa, với mối tình đầu của một ngươi con gái trong xóm đạo của bài thơ Chuyện Tình Buồn của Phạm văn Bình được sáng tác trước năm 1975:


Phong thư tình ngây dại

Những vai mềm môi ngoan

Những hẹn hò quấn quít

Trên lối xưa Thiên đường...


Ở đây, con đường là con đường tình sử. Ngày ấy, tuổi mới lớn, em ngây dại làm sao. Em nào biết cuộc đời là gì, chiến tranh là gì. Tất cả đối với em là thiên đường. Bởi vì, tình yêu nào lại không mở ra một chân trời hạnh phúc?

Vậy đó, những vần thơ của tình yêu đâu đời của đôi lứa đẹp như vậy đó. Ngây dại, mềm, ngoan, quấn quít, hò hẹn, thiên đường.


Sau đó không hiểu sao hai người lại chia tay. Có người bảo là duyên nợ. Có người đổ thừa tại hoàn cảnh gia đình. Trăm ngàn lý do. Nhà thơ không cắt nghĩa tại sao. Chỉ biết hôm đám cưới có một con sâu trong bóng tối cô đơn, nhặt những sợi buồn, kết lại làm một chiếc tổ:


Ngày nhà em pháo nổ

Anh cuộn mình trong chăn

Như con sâu làm tổ

Trong trái vải cô đơn


Và để chia xẻ nỗi buồn ấy là những hồi chuông chiêu niệm: "chiều hắt hiu xóm đạo. Hồi chuông giáo đưòng vang"


Để rồi từ đó, một kẻ mang "hồn thủy thủ. Cùng năm tháng phiêu du". Còn một người thì có cuộc đời khác, làm vợ rồi làm mẹ "tay bế tay bồng".


Chuyện tình của họ có lẽ cũng giống như bất cứ chuyện tình buồn nào. Để rồi, thời gian trôi đi, "tâm hồn anh nhuốm máu" cũng kẻo lành lại vết da và kỷ niệm chôn kín tận đáy lòng kia cũng theo thời gian, "dường như bi lãng quên".


Nhưng rồi con quái vật chiến tranh lại xuất hiện. Lần này chọn xóm đạo làm bãi chiến trường.

Vết chém thay vì "hư vô" làm mỗi "tâm hồn anh nhuốm máu", nay lại là vết chém thật sự làm cả miền Nam nhuốm máu, không tha một ai. Nó được tô đậm bởi "một màu tang ngút trời". Được vẽ bằng hình ảnh Sân giáo đường cỏ mọc. Gác chuông nằm chơ vơ... Chúa buồn trên thánh giá. Mắt nhạt nhòa mưa qua".


Để một người phải ngậm ngùi thương xót một người:

Năm năm rồi trở lại

Một màu tang ngút trời

Thương người em năm cũ

Đêm góa phụ bên song.


Bài thơ là một bi kịch của thời chiến. Cái bi kịch khá quen thuộc, mà những người sinh ra và lớn lên trong chiến tranh đã không ít thì nhiều là chứng nhân hay là người trong cuộc.


Âm điệu thơ như âm nhạc. Những ví von thật diệu kỳ, đầy ấn tượng và sáng tạo: "Anh mang hồn thủy thủ. Cùng năm tháng phiêu du" "Trên cánh buồm ký ức. Sóng thòi gian lô nhô" "Chúa buồn trên thánh giá. Mắt nhạt nhòa mưa qua" v.v... Ý thơ thì phổ quát, dễ hiểu như là một câu chuyện kể. Để chúng ta khi đọc dễ dàng rung cảm.


*


Trong những chuyến đi đi về về, dặm trường hun hút, trăng theo xe, và xe đuổi theo trăng, hay mưa chặn đường, nghe âm vang của mưa ào ạt, và qua kính xe, thấy bầu trời như trắng xóa mịt mùng... lúc ấy, tìm lại một CD, tìm lại một bản nhạc cũ giọng ca quen thuộc để làm bầu bạn cho một chuyên lữ hành.

Đó là bài Chuyện Tình Buồn, thơ Phạm văn Bình, Phạm Duy phổ nhạc, và Trần Thái Hòa hát.

Rồi hình như nghe một lần không đủ thưởng thức hết cái hay của bài hát, bài thơ, của ý lời, bèn nghe lại, nghe lại, nghe lại. Càng nghe càng cảm tạ người thơ, và người nhạc sĩ.

Người thơ đã chuyên chở cả hồn thơ, thăng hoa chữ nghĩa và ý lời và người nhạc sĩ bắt mạch được cung bậc, để những ngón tay bấm đau sợi dây đàn, cho lời hát của người ca sĩ càng xoáy vào tận tâm hồn người nghe. Để trong một buổi chiều viễn xứ, người tha hương tìm được một thời xưa khó quên...


Trần Hoài Thư

(Thư Quán Bản Thảo, tập 44 tháng 10/2010)



   :: Tạp chí Nhìn Mặt


Vào năm 1969, có một tạp chí văn học nghệ thuật ra đời tại Qui Nhơn. Đó là tạp chí Nhìn Mặt do chúng tôi (THT) và Đặng Hòa (tức là nhà thơ Nguyễn thị Thùy Mỵ) chủ trương và thực hiện.

Dù chỉ sống được ba số, nhưng đối với chúng tôi, nó là một dấu ấn khó phai. Như mối tình khó quên đầy lận đận đầu đời.


Cứ nghĩ là sẽ không bao giờ được thấy mặt nó nữa. 41 năm rồi còn gì. Hơn nữa nó là tờ báo tỉnh lẻ, ít ai để ý. Có nhắc thì nhắc đến Văn, Bách Khoa, Trình Bày, Vấn Đê, Khởi Hành, Thời Tập v.v... những tạp chí ở Sài gòn. Vậy mà không thể ngờ, trên trang mạng sachxua.net lại có một vị độc giả đã post lên cái bìa tạp chí Nhìn Mặt - Đó là bìa số 3, phát hành vào đầu năm 1970. Và đó cũng là bìa cuối cùng của một tạp chí vắn số.

Tôi chuyển hình bìa về anh Phạm văn Nhàn - người một thời từng cọng tác với NM - để cùng nhau hồi tưởng lại những tháng ngày vừa mang áo lính vừa nghe theo tiếng gọi của văn chương.


*


Nếu ví nhũng tạp chí thời danh của miền Nam như Sáng Tạo, Bách Khoa, Văn v.v... là những "lò" thì có lẽ các tờ báo tỉnh lẻ như tờ Nhìn Mặt này phải được ví là "mái nhà". Lò là nơi đào tạo. Mái nhà là chỗ trú ngụ của tình thân. Bởi vì ở tỉnh lẻ, số người làm văn nghệ rất ít ỏi. Từ chỗ ít ỏi ấy, những người làm văn nghệ dễ kết tình thân. Chúng tôi xem nhau như anh em một nhà. Đói no vui buồn chia sẻ.


Nhưng không phải vì ở tỉnh lẻ mà văn chương lại được gọi là văn chương tỉnh lẻ. Bằng chứng trên tờ bìa Nhìn Mặt, những người viết hầu hết rất quen thuộc với các tạp chí thời danh ở Sai gòn. Chính họ - những người viết trẻ sống và viết ngoài vòng đai Saigon, đã góp phần rất lớn trong việc bồi dựng một nền văn học miền Nam thời chiến.


Nhớ đến Nhìn Mặt là nhớ đến Đặng Hòa, người chủ trương. Với thi ca anh sống hết mình. Với bạn bè, anh cũng sống hết mình. Rất buồn là anh từ biệt anh em quá sớm.

Sau khi tôi rời Sư đoàn 22 BB vào cuối năm 1970 một ít lâu, thì nghe tin anh mất!

Xin được đăng lại bài thơ của anh được đăng trên tạp chí Văn dưới bút hiệu Nguyễn thị Thùy Mỵ như là một nén hương lòng gởi về một người bạn thơ trong thời chiến đã ra đi quá sớm:


Nguyễn thị Thùy Mỵ


Thơ cho y uyên


trong ý tưởng lạ về chàng

trong tim tôi có

Một giọt máu tình cờ

chảy hoài trên thánh giá

giọt máu hình như đen

ứa qua chiều say khướt


phải rồi có máu đen

phải rồi có máu đen

có chim sẻ hót lúc bình minh

có quạ đen đậu trên nóc nhà

có tình nhân hộc máu mồm

có quốc kỳ việt nam phủ trên quan tài

phải rồi có y uyên

phải rồi có y uyên


chiều ngừng thổi bong bóng

địa cầu quanh chúng ta

trong vú tôi căng sữa

có dấu tay chàng

có một trẻ thơ.

Trần Hoài Thư

(Thư Quán Bản Thảo, tập 44 tháng 10/2010)


(1) trích Ô Cửa, thơ tuyển toàn tập của Trần Hoài Thư



   :: Văn chương miền Nam không thể là bãi nghĩa trang


1.


Trên Mạng, đọc được ý nghĩ của một tác giả miền Nam về số phận của những đứa con tinh thần của mình sau tháng 4-1975:

"... Toàn bộ bản thảo - những phần đã đánh máy hoặc viết tay - đã đi chung một số phận với nhiều bản thảo và nhiều thứ khác, thất lạc hoặc bị tiêu hủy trong một trận cháy không đáng kể ở đường Trần Bình Trọng, Saigon, năm 1975, ngày giờ không ai còn nhớ, nếu không nói là đã muốn quên, vì chỉ là một hiện tượng ngoài lịch sử... " (1)


Tác giả Hoàng Ngọc Biên đã nói lên một phần nào tâm trạng của một số đông tác giả miền Nam trước 1975. Điều này cũng giải thích về việc làm của chúng tôi trong mười năm nay. Bởi vì chúng tôi tin di sản văn học miền Nam không thể bị mất được. Có Cornell, Yale, Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Có những người vẫn còn giữ gìn dưới đáy thùng carton hay dấu trên gầm nhà sau 1975... Có người vẫn mang qua đây, và tin cậy trao cho chúng tôi, khi chúng tôi cần đến.


Tôi không thể nào quên được tấm lòng của một thân hữu ở Los Angeles. Hai tháng trước, tôi qua Cali. Anh đến thăm tôi tại khách sạn. Mang làm quà ba cuốn sách hiếm, và một bình rượu thuốc. Anh nói: Với những cuốn sách này anh có tài liệu sưu tập, và với chai rượu thuốc này, để anh có sức mà mà làm việc "văn chương chữ nghĩa".

Trong ba cuốn sách mà anh tặng, có cuốn tạp chí Văn Hóa Nguyệt San số tháng 10&11 năm 1965 kỷ niệm 200 năm thi hào Nguyễn Du, do Nha Văn Hóa VNCH xuất bản trong đó có bài viết của Thượng tọa Thích Thiên Ân nhan đề "Giá trị triết học tôn giáo trong Truyện Kiều". Không thể ngờ nó đẩy đưa đến một chuyện khó tin nhưng có thật như thế này.




   :: Khi ni sinh "chôm" bài của thượng tọa


2.


Chuyện rằng, có một luận án tốt nghiệp Cử Nhân Phật học của một ni sinh được post trên Net sao lại giống chi mà giống lạ giống lùng bài viết của Thượng tọa Thích Thiên Ân vào năm 1965 từ nhan đề đến nội dung !

Tưởng chuyện chôm chỉa chỉ dành cho cuộc đời ô trọc, không ngờ nó lại xảy ra trong chốn đạo học tu hành. Vậy mới là chuyện khó tin nhưng có thật. Rất may các trang nhà như Tu Viện Quảng Đức hay thư viện Hoa Sen đã mau mắn tháo gỡ (2)


Xin đơn cữ mấy dòng đầu của phần dẫn nhập mà chúng tôi lấy từ một trang nhà Phật giáo trên NET để thấy cái mức độ giống nhau như thế nào:

Chỉ buồn một cái là bài đã được post từ lâu. Có thể cả chục năm nay trước khi bị phác giác.

Tuy nhiên, có còn hơn không.



   :: Niềm vui còn lại


3.


Vào những năm gọi là về chiều, khi lấp ló ánh nắng tàn tạ đã thoi thóp ngủ trên bãi cỏ ngoài sân, và sau đó, bóng tối đã tràn ngập lúc nào không hay, lòng người xa nhà bỗng nhiên chạnh lại. Tôi đã thật sự bước vào cái tuổi mà xã hội mới này bắt phải đào thải để trở thành kẻ bên lề. Có nghĩa là tuổi senior, có nghĩa là số tiền bị trừ ra trong mấy mươi năm làm việc, nay được chánh phủ trả lại, để mà "vui thú điền viên".


Vui thú điền viên. Chẳng lẽ cứ còm lưng cuốc cỏ, bắt sâu. Chẳng lẽ cứ ra vườn nhìn những khóm hoa mới nở, trái bầu trái bí đã no tròn trên giàn, hay lái xe ra biển, hứng gió, cuốc bộ, hít thở không khí trong lành trong một thành phố ô nhiễm nặng ?


Tôi đã thử. Nhưng trí óc tôi không cho phép. Cứ nhớ. Nhớ hôm qua. Loài gỗ mục thì phải nhớ đến cái nhựa thanh xuân. Tóc bạc thì phải nhớ đến tóc xanh. Nhớ, bởi vì đối với tuổi già, con đường trước mặt đã thấy bị chặn rồi. Cái vực cuối cùng đã thấy rồi. Dù là thiên đàng hay địa ngục thì nó vẫn gần rồi.


May mà còn những điều yêu thích. Đóng xong cuốn sách, trình bày cái bìa mát mắt. Nghe một bản nhạc ấm lòng. Nửa đêm không ngủ, trổi dậy, ngồi trước máy, làm một bài thơ, viết một đoạn văn. Đó là những niềm vui nho nhỏ, trước hết cho ta, để rồi từ đó, ta dâng tặng cùng đời… Đó là những việc làm mà ta chẳng bao giờ than phiền, giúp ta bận rộn, làm đầu óc ta khỏi nghĩ vẩn vơ về những chuyện xa gần, không đâu làm xám thêm màu mây của mùa thu tàn tạ…


Các bạn ở quê nhà thỉnh thoảng hỏi thăm. Lại còn gởi hình gửi ảnh. Nhìn ảnh bạn, thấy những ông bạn trẻ ngày nào trở thành những ông già đăm chiêu, trầm ngâm nhìn vào ống kính. Cái bàn hình như không còn thấy những lon bia, những gạt tàn thuốc, những cốc rượu. Mà là một bãi chiều, dù ngoài kia, ngày đã lên. Tôi thương chúng tôi quá. Cám ơn đất trời, sau cuộc chiến tàn khốc, anh em vẫn có mặt. Sau những tháng năm nghiệt ngã, anh em vẫn ngồi lại bên nhau. Cám ơn đất trời, bạn bè ta vẫn mạnh, dù mới hôm nào, có kẻ đã được chở vào bệnh viện cứu cấp.


Có điều, không biết có còn như ngày xưa, hay như câu nói của Trung trong kịch Kẻ Phá Cầu của Lữ Kiều (3):


Chúng ta đều còn sống. Nhưng không thể còn như xưa.


Năm viết vở kịch này là năm 1969. Lúc tác giả mới 26 tuổi. Vậy mà đến năm 2009, 40 năm sau, câu nói ấy hình như vẫn còn giá trị. Vậy mà tác phẩm vẫn bị cấm, sân khấu vẫn lặng câm tức tưởi bởi một màu đen, trước cũng như sau 1975.


4.


Văn chương còn một chút này làm tin. Bài thơ của bạn vẫn còn đó, tâm hồn của bạn vẫn còn đó. Ít ra, chúng ta có cùng một mẫu số chung của một thời nào đó. Cái thời chúng ta chưa bao giờ đặt một câu hỏi cho nhau. Cái thời là màu mắt xanh của người con gái, là những cơn mưa bụi mờ nhạt cổ thành, là đường người qua, phượng hồng tháng hạ. Cái thời mà gặp nhau chẳng cần biết bạn là ai, hữu khuynh, tả khuynh, nằm vùng, hay đào ngũ, trốn lính. Chỉ mới thấy bạn là kéo vào quán bên đường:


Quán sớm. Cô hàng nhăn nếp lụa

Tóc còn vương vít lòng chiếu chăn

Nước sôi reo ấm gian nhà chật

Bếp lửa hồng gió tạt. Mùa đông


Gọi cốc cà phê un khói gió

Mấy thằng râu tóc chụm thanh xuân

Vách trống, sát vào nhau đỡ lạnh

Trời ngoài kia, sương phủ mênh mông

(Quán Sớm, THT)


Tôi muốn trả lời LK:

Chúng ta đều còn sống. Nhưng không thể còn như xưa. Nhưng chúng ta còn lại ngày xưa, để mà biết mình vẫn còn sống, có phải không ông bạn Lữ Kiều của tôi?




   :: "Vắt" là gì?


5.


Vắt là gì. Là dùng bàn tay nặn/bóp/ mạnh để cho ra hết nước. Đại để là như vậy. Vắt chanh. Vắt cam. Vắt áo. Nhưng cách đây 82 năm - năm 1927 - cụ Phan Khôi đã lấy eo đất để vắt rừng già thành ra dòng sông xanh biếc. Một ví von tuyệt diệu. Nhất là cái ý này mọc lên từ cổ thành song thất lục bát. Xin mời bạn đọc hai câu đầu của bài trường thi "Chơi thuyền trên sông Tân Bình" do chúng tôi dày công sưu tập cho chủ đề Hơi Thở Đồng Bằng này:

Eo đất vắt rừng già ra nước

Thành con sông xanh biếc dài ghê!


Niềm vui của chúng tôi là sưu tập được một bài thơ của người tiền phong về Thơ Mới, mà nội dung là nói về một vùng đất đồng bằng mới khai phá. Tuy vậy, chẳng có bài nào trọn vẹn 100%. Trên Net, tất cả đều thiếu cả một đọan 9 câu gần phần cuối. Chẳng những thế, lại còn sai chữ, sai vần! Ngay cả cuốn Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan hay Hương Vườn Cũ của Quách Tấn khi đề cập đến bài thơ này cũng chỉ trích khoảng 12 câu cuối. Từ sự thiếu sót này dẫn đến hậu quả, là bài bị bóp méo, sửa đổi hay thay bằng một nhan đề khác. Ví dụ tờ tạp chí liên mạng Góc Nhìn khi muốn giới thiệu về Phan Khôi đã trích ra đăng lại 12 câu từ cuốn Nhà Văn Hiện Đại rồi tự đặt cho cái đề tạm là Tầm U (4) vì thú nhận không biết đề!


Vì vậy, không thể khẳng định các bài của thiên hạ trên Net là đúng nguyên tác.

Ngay cả một bài của thượng tọa Thích Thiên Ân, viết vào năm 1965 còn bị một ni sinh “chôm” để làm một luận án tốt nghiệp cử nhân Phật học, qua mặt luôn cả các giáo sư, các vị biên tập tại các website Phật giáo trên Mạng thì một kẻ bần dân như chúng tôi làm sao mà biết được đâu là nguồn thật, đâu là nguồn giả !!!

Cám ơn Email. Để một câu hỏi là có sự đáp ứng của bạn bè thân hữu khắp bốn bể năm châu. Để trên tờ báo này, ít ra cũng có một bài thơ trọn vẹn của cụ Phan Khôi mà không bị thiếu hay tự cho cái tên tạm lạ lùng: Tầm U !!! (4)


Trần Hoài Thư

(Thư Quán Bản Thảo, tập 38 tháng 8/2009)

(1) Hoàng Ngọc Biên giải thích về trường hợp truyện ngắn Viết Giữa Mùa Hè của ông trên trang nhà www.tienve.org.

(2) Trang Tu viện Quảng Đức http://www.Quangduc.com đã rút bài luận án tốt nghiệp này khỏi trang nhà sau khi nhận lá thư của chúng tôi cho biết về sự việc này.

Sau đây là nguyên văn điện thư:

Nam Mo A Di Da Phat,

Kinh nha van Tran Hoai Thu,

Chan thanh cam on bac da cho biet su co nay, chung toi se tim cach lien lac voi Ni Sinh TNHN de tim hieu them ve viec nay, hien tai trang nha Quang Duc da lay tai lieu nay xuong khoi net de khong lam cho doc gia phai hoang mang ve su hien huu cua no. Moi bac check lai o day: http://www.quangduc.com/tho/index.html

Xin bac cung hoan hy la trang nha Quang Duc co hon 200.000 (hai tram ngan) van ban tai lieu cac loai, nen khong the nao kiem duyet chi tiet truoc khi dang tai, tat nhien noi dung van ban phai do tac gia cua no chiu trach nhiem.

Vai hang tham va cam on bac, kinh chuc bac vo luong an lac.

Kinh.

Ven. Thich Nguyen Tang.


Riêng trang thư viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org) cũng cho biết: "BBT TVHS đã lấy bài tiểu luận đó ra khỏi data base của TVHS. Chúng tôi rất tiếc không có nguyên bản của TT. Thích Thiên Ân. Khi nào có chúng tôi sẽ đưa trở lại để trả lại sự trong sáng của vấn đề."


(3) Tên một vở kịch của Lữ Kiều được viết vào năm 1968. Trong tương lai, TQBT sẽ đăng lại toàn bộ vở kịch này.

(4) Nguyệt san liên mạng Góc Nhìn: http://www.gocnhin.net trong phần giới thiệu tác giả Phan Khôi.


Chơi thuyền trên sông Tân Bình (1)(PHAN KHÔI)


Eo đất vắt rừng già ra nước

Thành con sông xanh biếc dài ghê!

Khỉ ho cò gáy tứ bề

Ta đem thân đến chốn này làm chi!

Nhớ từ trẻ gian nguy từng trải

Bước giang hồ bước mãi chưa thôi

Mảnh thân còn chọi với đời

Hiểm nghèo là bạn, chơi vơi là nhà

Cảnh hiu quạnh, có ta có chủ

 Bằng không ta chẳng phụ Hoá công

Vẻ ra cái cảnh lạ lùng

Làm cho cọp biển, cá đồng hay sao ?

Xuồng ba lá đâu nào chàng Thổ

Rượu đế mang theo mỗ lưng bầu.

Mũi chàng trước, lái ta sau>

Mái chèo khoan nhặt con trào ngược xuôi

Bóng chiều nhuộm lau mùi vàng úa.

Khói, nước, trăng, mây bủa lưng chừng

Vạch lau rẽ khói tung tăng,

Trên trời, dưới nước bên rừng giữa ta

Lô túp lá xà xà trong ngút,

Chợt thuyền con vùn vụt ngang dòng

Nguồn đào có phải đây không?

Vũng Lương Sơn phảng phất cùng là đây.

Vừng ác lặn chòm cây đen sậm

Vào càng sâu càng lắm vẻ u

Rặng dừa lướt gió vi vu

Chim về ổ thốt, vượn ru con chuyền

Bỗng cái sạt, mái thuyền hùm vọt

Sáng lập loè ngọn đuốc ma trơi

Ó vùng dậy, khỉ reo cười

Trăm yêu ngàn quái nhè người mà trêu,

Sạt đằng mũi, mái chèo toan đánh

Lái phất ngang, dường tránh cơn nàn

Uỷ kìa, rắn hổ phùng mang

Vượt sông, rẽ sóng băng ngàn như tên

Vụt đáy nước trông lên cây trụ

Hẵng đây rồi cá sấu quých đuôi

Trăm cái sợ, cướp cái vui

Tới đành chẳng tiện, muốn lùi chỉn khôn

Sởn tóc gáy, bồn chồn tấc dạ,

Vững tay chèo nấn ná hồi lâu

Vừng trăng như hẹn hò nhau

Trồi lên mặt biển dọi vào gầm hang

Gợn mát bóng cá vàng giỡn nước

Lá lật sương chim bạc đeo cành

Xa trông rừng thật khung xanh

Sông phơi dải lụa trắng tinh một màu

Rỡ muôn tượng như chào lạy khách

Lặng một chiều dường trách lấy nhau

Cảnh sao biến đổi quá mau

Rõ hai thế giới trước sau nửa giờ

Cảnh đối cảnh những ngờ mộng mị

Hoặc là do tâm ý mà ra

Tầm u (2) bước đã quá xa,

Cảnh khuya sương nặng, liệu mà về đi.

Xoàng hơi cúc khì khì cười mãi,

Tóc phất phơ đường trải bóng trăng.

Giữa dòng chiếc lá thung thăng,

Lần dò lối cũ, bâng khuâng chạnh niềm

Gẫm thân thế ba chìm bảy nổi,

Lại phen nầy lạc lối tới đây.

Một đêm cảnh vật đổi thay,

Rồi ra sao nữa sau này trăm năm!

Ngâm mấy vận tạm làm du ký,

Chép gởi người tri kỷ đường xa.

Người như rõ biết ý ta,

Thì nâng chén rượu mà ca khúc này.

-----------------------------------------------------

Phụ nữ thời đàm, tập mới số 3, 1er Octobre, 1933 - Dẫn theo Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, Sống Mới xb, 1968 trang 136-138 và Nhà văn Hiện đại Tập I.

nguồn: VU GIA. Phan Khôi, tiếng Việt, báo chí và thơ mới, NXB ĐHQG, 2003.)


(1) Hầu hết các trang nhà trên Mạng phổ biến bài thơ này đều thiếu một đoạn 9 câu (chữ nghiêng). Đây là bài thơ đầy đủ mà chúng tôi sưu tầm được để cống hiến bạn đọc. (Xin được cám ơn anh LQN ở VN về sự giúp đở này)

Theo nhà thơ Quách Tấn, trong tác phẩm Hương Vườn Cũ, (nhà xb Hội Nhà Văn), bài thơ có nguồn gốc như sau:

"Mùa thu năm 1927, (Phan Khôi) vào Cà Mau chơi. Một hôm nhân bơi thuyền du ngoạn trên thuyền Tân Trào, ông làm một bài song thất lục bát tả cảnh ghê rợn trên rạch và tỏ chút tâm sự của mình lúc bấy giờ."

(2) Bản của Quách Tấn là Tâm ưu



   :: Viết Dưới Trời Khói Lửa


Một


1. Xin được gởi đến em - người bạn đọc trẻ chưa biết thế nào là chiến tranh - những trang báo Văn, Khởi Hành, ý Thức cũ trước 1975 như những trang chứng từ của một thời binh lửa mà ba mươi năm qua, chúng ta không thể tìm ra, dù trong hay ngoài nước. Nếu có tìm ra, thì cũng phải vào thư viện đại học Mỹ hay nhờ bạn bè lục lọi dưới đáy thùng carton mốc lạnh. Để em hiểu chúng tôi phải viết như thế nào khi chính chúng tôi là những người lính chiến đấu ngoài mặt trận.


2. Có phải người lính vừa đánh giặc vừa viết văn có hai con người trong họ. Khi cầm súng họ là người lính như mọi người. Và khi cầm viết họ trở lại con người đích thực.

Vì là con người, cho nên qua chữ nghĩa của họ, tính nhân bản được biểu lộ hơn bao giờ...

Vì là người lính cho nên họ đã chịu những số phần như bạn bè đồng đội của họ.

Có người vĩnh viễn ra đi. Có người bị tàn phế. Có người bị lịch sử đá lên đá xuống tơi tả tả tơi.

Cuối cùng, văn chương và cả họ đều biệt tích...


Bởi vì biệt tích nên rất khó mà tìm lại đứa con bất hạnh. Như những bài thơ của Trần Như Liên Phượng, bút hiệu quá quen và quá dễ thương của nền văn chương thời chiến mà TQBT mong được đi trên số Viết dưới trời khói lửa này. Ngoài nước thì vô phương, còn trong nước bạn bè thì lục lọi khắp nơi, nhưng cũng không hơn không kém.

May tìm được một bài văn độc nhất của Trần Như Liên Phượng được ký dưới bút hiệu Hoàng Yên Trang. Chúng ta không thể ngờ TNLP còn viết văn nữa. Nhưng sáng tác này lại là đầu tiên và cuối cùng của anh: Khi truyện lên khuôn thì tác giả đã tử trận ở Đồng Tháp.


Như vậy, mỗi sáng tác của người viết trẻ mang bộ đồng phục thời ấy ít nhiều mang dấu hiệu của một chúc thư cũng nên. Bao nhiêu điều bất an sẵn sàng bủa chụp. Bởi vậy trong hầu hết những sáng tác viết về chiến tranh của họ, đoạn kết luôn luôn là một nỗi buồn, hay bi thảm...

Truyện Buổi Dừng Quân của Lê Bá Lăng đi trong số này (trích lại từ Văn năm 1969) cũng không tránh được ngoại lệ. Nó nói lên tất cả những bi thương nhất, tàn nhẫn nhất về một cuộc chiến. Tàn nhẫn như chuyện người lính vô tình bắn vào thi thể bạn mình. Đau thương như người dân giữa hai lằn đạn. Phản trắc lừa dối hiểm độc của người dân trong vùng sôi đậu. Bi thảm như niềm ước mong của người lính tên Nuôi: Súng súng và súng. Ráng kiếm súng để nhận được phép thăm vợ con. Và cuối cùng là lá thư gởi về vợ chưa gởi được tìm thấy trên xác của Nuôi:

... Ông (trung đội trưởng) nhân đạo quá. Đ.m, Việt-cọng nó giết mình như ngoé mà bắt được thằng nào ông cũng cấm đánh đập. Anh thương ổng quá chứ không thì anh xin qua tiểu đội quân báo rồi.


Đó là việc đối xử với tù binh. Còn có biết bao nhiêu chuyện trên chiến trường, trên những vùng đất đầy tai họa, mà người lính bấy giờ là chúa tể có quyền bắn giết sinh sát:

... Chúng tôi không thể liệng lựu đạn xuống hầm một cách điên cuồng mà phải nạt, phải gào, phải dọa, để đám dân, gồm đàn bà, con nít, từ dưới hầm chui lên, để họ còn được sống. Chúng tôi không thể đá vào người đàn bà có bầu, dù biết rằng tác giả cái bầu kia là một tên du kích... Chúng tôi dí nòng súng vào màng tang ông già, bà lão, dọa bắn nhưng không thể bóp cò. Chúng tôi muốn đốt hết nhà, muốn phóng hỏa cả làng để trả thù, nhưng chúng tôi cũng đành bất lực. Chúng tôi phải chiến đấu trong sự dằng co của lương tâm và thù hận. Trời ơi, những câu hỏi và những câu hỏi. (1)

hay:

...Tôi đã bất lực. Tôi đã đầu hàng. Bà lão ấy là mẹ của kẻ địch. Người đàn bà có bầu ấy là vợ của kẻ thù. Đứa con nít ấy là con của kẻ địch. Tôi biết họ. Những người lính trong trung đội tôi cũng biết vậy. Họ chờ đợi tôi. Nơi này tôi là vua là chúa có quyền sinh sát. Nhưng tôi không thể. Mái tóc bạc phơ của bà lão. Cái thai vô tội, hay cô thiếu nữ đang ở tuổi thanh xuân... Chẳng thà họ lấy súng bắn chúng tôi trước. Chẳng thà họ có dấu hiệu gì để chống lại chúng tôi. Nhưng họ ngồi im lặng trên sân. Mắt không sợ hãi và ương ngạnh. (2)


hay:

Nhớ hôm bắt được em Việt Cộng

Xinh đẹp như con gái Sài Gòn

Ta nổi máu giang hồ hảo hán

Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân (3)


3. Dù phản chiến hay hiếu chiến, dù không thích mang bộ đồng phục hay thích màu áo lính, khi ra trận, nếu không tuân theo đám đông thì bị đào thải. Cá nhân bấy giờ bị triệt tiêu, trở thành một con số zero. Khi được lệnh xung phong, dù sợ hay không sợ, hai chân người lính cũng phải chạy, cổ họng phải gào, phải rống, ngón tay phải chạm vào lãy cò, cặp mắt phải láo liên, lỗ tai phải căng ra, mũi phải cố gắng đánh mùi tai họa. Nếu không bắn ngươi thì ngươi bắn ta... Không nghe lệnh ư. Ra tòa án mặt trận. Run sợ ư, cầm trái lựu đạn ra cách xa phòng tuyến 500 thước nằm chơi một mình trong đêm tối. Kích canh ngủ gật ư. Hãy bôi dầu nhị thiên đường vào mắt để nổ tròng cay xé. Không thể làm dấu thánh giá, hay đọc kinh siêu độ trước khi bóp lãy cò.


Nhưng sau khi trận đánh chấm dứt, tâm người lính trở thành tâm lành. Người lính trở lại bản chất của con người. Người lính thắp những nén nhang lòng lên người quá cố. Người lính lấy poncho trùm phủ những xác chết bị trúng đạn toát loát dị hợm. Người lính nhìn tên tù binh, thấy hình ảnh mình ở trong đó. Hắn cũng có mẹ già người yêu chờ đợi ở phương trời như người lính. Người lính bỗng thương hại. Và người lính bèn mời tên địch điếu thuốc.

Người lính không phải là ông thánh, nhưng tự trong bản chất, trái tim của người lính đã mọc những hạt thánh thiện rồi.


Đấy. Sự khác biệt của người lính Nam và lính Bắc là thế. Một đàng chỉ biết căm thù, căm thù và căm thù. (Căm thù trên hầu như tất cả tác phẩm viết về chiến tranh của miền Bắc. Và ngay cả tác phẩm Nhật Ký của Đặng Thuỳ Trâm, một nữ bác sĩ đã nằm xuống trong chiến tranh, mới được phổ biến gần đây)

Và một đàng thì:


Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước

Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi.

(Nguyễn Bắc Sơn)


Hai


1. Những bài hát miền Nam trước 1975 đã một thời theo tuổi trẻ anh lênh đênh... Ngày xưa lênh đênh cùng cô hàng cà phê hay cô gái Thượng. Ngày xưa hỏi em em xa xứ. Hỏi anh anh xa nhà. Mời em vào quán nhỏ. Uống vào mây trời xa. Ngày xưa, tiếng hát khứa đau thật sự, như Nghìn trùng ngăn cách mà không đêm nào lại không trổi lên từ rạp chiếu bóng của thành phố em. Trong gió, tiếng hát của Lệ Thu khi thì rõ khi thì yếu. Khi thì bị át trong tiếng mưa. Khi thì lại vang vọng như dội vào tường vách. Đêm miền núi sao thấp như thể trên đầu. Trở về lại phòng cư xá, vườn ngạt ngào hương sứ. Không cần mở cửa vì cửa kính đã vỡ từ lúc nào. Và tiếng hát lọt vào phòng. Buồn không thể tả.


Bây giờ tiếng hát không làm cứa đau mà chỉ là một phương tiện để giải trí hay để dỗ dành giấc ngủ. Càng lớn tuổi hình như ta càng làm khó cho chính ta. Có phải? Ngày xưa ra trận, mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹ. Trước mặt là thù. Dưới chân là mìn bẫy. Trên cành là lựu đạn gài. Và trong không khí là có thể những đôi mắt rình mò, nhắm lỗ chiếu môn chờ đợi bóp cò. Ngay cả ngồi quán bên đường cũng có thể có một trái lựu đạn được tung vào... Như vậy, sao ta lại quá dễ dàng với cuộc đời đến thế. Thuốc lá cà phê rượu đàn bà bạt mạng.... Lúc ấy sao thân ta lại nhẹ tênh đến như thế dù trên lưng súng đạn ba lô nặng trĩu...


Bây giờ thì khác. Không gì hết mà tại sao lại nặng trịch vậy cà. Mới hắt hơi cũng thấy lo. Mới xây xẩm mặt mày thì cũng thấy sợ. Thèm thuốc đến độ nước miếng cứ trào mà không dám hút... Rượu quí đắt tiền cũng không dám uống nhiều... Lại thêm những màu đen màu đỏ, những ràng buộc nọ kia... Như nhân vật của bức tranh của Trần Quí Thoai trên TQBT 10. Những sợi dây hệ lụy kéo ngang kéo dọc kéo tới kéo lui bắt hắn mệt ngất.


May mà còn có tiếng hát của cô. Cô thay mẹ à ơi. Cô thay em dỗ dành. Cô thay bà tiên vỗ về đẩy đưa cái tao nôi qua ngày qua tháng. Cô là Khánh Ly, Lệ Thu, Mai Hương, là Lê Dung, Ánh Tuyết, Bảo Yến, là em. Mắt nhắm lại. Đừng suy nghĩ nữa. Suy nghĩ cả đời rồi. Làm khó cho mình có ích chi chứ. Như lời ca Bảo Yến hằng đêm dìu ta vào giấc ngủ: Anh đến thăm. Áo anh mùi thuốc súng. Ngoài trời mưa lê thê... của Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông ) hay Em hỏi anh bao giờ trở lại của Kỷ Vật Cho Em (thơ Linh Phương, Phạm Duy phổ nhạc) hay May mà có em đời còn dễ thương (thơ Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc)...


2. Cuối cùng, chúng tôi vừa in xong tập thơ Kỷ Vật Cho Em của Linh Phương (VN) mà chúng tôi đã sưu tập được. Tập thơ này được Động Đất xuất bản vào năm 1971. Bài thơ nguyên tác Kỷ Vật Cho Em đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc, rất quen thuộc với chúng ta trong thời chiến và ngay cả bây giờ. Giống như tập thơ Chiến Tranh VN và tôi của Nguyễn Bắc Sơn, tập KVCE đã đi vào cùng cõi hư vô tro bụi, chịu chung vận mệnh oan nghiệt của lịch sử.

Chúng tôi xem đây là việc làm cần thiết để giữ gìn một di sản văn chương. Vì tập thơ này in rất hạn chế, quí bạn nào thích xin vui lòng liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi sẽ biếu tặng.


Trần Hoài Thư

(Thư Quán Bản Thảo, tập 22 tháng 1/2006)


(l) (2) Đánh giặc tại Bình Định (Trần Hoài Thư - Tập truyện Thư Ấn Quán xb, năm 2002)

(3) Hành Quân (Linh Phương - Kỷ Vật Cho Em - thi tập, Thư Ấn Quán tái bản 2006)



   :: Tưởng Nhớ Y Uyên


l. Dưới hầm lạnh, tối, ngổn ngang bề bộn máy in, máy cắt, sách vở, computer, bây giờ tôi chỉ còn có anh để nói chuyện. Tôi nói với một người đã khuất. Rất lâu. Một ngàn chín trăm sáu mươi chín đến bây giờ. 36 năm. Và hôm nay là ngày 8 tháng giêng. Cái ngày mà tôi, và anh em bè bạn của anh bồi hồi cùng hương đèn trong tâm tưởng.


Nhìn anh, đứng trên hầm đất. Cỏ mọc. Những đòn gỗ thống đở lớp đất dày. Cửa hầm nhỏ hẹp như cửa hé của lột ngôi nhà mồ. Và nghĩ lại một thời. Chắc gì ai có thể hiểu được trong lòng nó là những gì. Chắc gì ai có thể biết được một người lính một người viết văn phải sống như thế nào trong lòng âm u địa huyệt. Có phải đêm thì quá dài, và trí não thì nóng bừng. Và cũng có lẽ, anh có lần trở dậy, mò mẩm ra ngoài hầm để ngồi trên nóc và nhìn cõi đêm. Và cũng có lẽ, có khi anh trùm mền, bật đèn pin quân đội để viết... Vâng, chỉ có những kẻ cùng chung một số phận mới hiểu nhau và mới thương nhau. Với văn chương, anh thống thiết chuyển chữ nghĩa về những phận đời bất hạnh, những vùng đất bị bỏ quên, và những thao thức suy nghĩ của tuổi trẻ chúng ta. Cái chết anh đã làm sững sờ giới văn học miền Nam bấy giờ. Kể từ đây, chúng ta sẽ không bao giờ được đọc Y Uyên nữa.


2. Nói không phải ngoa. Đâu phải dễ gì có một tác giả trẻ, rất trẻ dạy học ở Tuy Hoà lại chen ngồi giữa đám "quan văn" ở Sài Gòn. Đâu phải dễ gì những nhà xuất bản đứng đắn và có uy tín như Thời Mới Giao điểm, Trình Bày, Tân Văn lại chịu xuất bản sách cửa những người không phải là "nhà" của họ, ngoại trừ biệt lệ là tác giả phải là một hiện tượng.


Nhưng ở anh, không phải một mà đến năm tác phẩm trước khi anh nằm xuống (26 tuổi).


Phải. Thời ấy, văn học miền Nam đã ít nhiều bị "thống trị" bởi một số nhà văn mang thông điệp... Họ đã bỏ quê nhà của họ và giao quê nhà của họ cho tuổi trẻ đàn em họ bảo vệ và gìn giữ. Thời ấy, thời những năm 60, nói đến văn học miền Nam là nói đến nhóm, là phải nhắc đến Sáng Tạo, Hiện Đại, Thế Kỷ 20 v.v... Những đề tài thì quanh quẩn nhũng hiện sinh, nôn mữa, làm mới văn học, hay viết về những kinh nghiệm bản thân về một chủ nghĩa là Cộng Sản mà họ đã trải qua... Họ sống ở thủ đô, ít hiểu, ít chất liệu để nói về con quái vật chiến tranh và những hệ lụy cửa nó. Và nếu có viết thì chỉ đứng ở ngoài nhìn vào, chứ không phải đứng trong lòng cuộc chiến như những kẻ trực tiếp ở trong lòng hoả ngục mà tổng thống thứ 31 của Mỹ là Hoover đã từng nói "tuyên chiến thì dành cho những ông già còn phần đánh và chết thì dành cho đám trẻ" (Herbert Hoover: The old men declare war. But it is the youth who must fight and die).


Riêng, những người trẻ viết văn thì không những lảnh phần đánh, chết mà còn lảnh thêm những sấp giấy có khi dính đầy máu. Và khác với những quan chức văn nghệ phòng trà, mang bộ đồng phục mà viết về ca sĩ, vũ nữ v.v... thì các người viết trẻ phải viết trong điều kiện: "Viết thư thăm ông sau cuộc hành quân biên phòng, kéo dài suốt 20 ngày trong rừng đầy muỗi, lạnh và vắt rừng. Ở đây thiếu thốn về nhiều phương diện. Ngay như báo chí. Đôi khi tờ báo hàng ngày xuất bản ngày 10 thì đến 20 chúng tôi mới được đọc. Còn nói gì đến những tập san văn học nghệ thuật?" (t.l, thư từ Dakto ngày 12-12-1970, Vấn Đề số 45 tháng 4-71)


3. May mắn trong thế giới ấy chúng ta có những Trần Phong Giao của Văn hay Lê Ngộ Châu của Bách Khoa... Họ đã ở ngoài phe nhóm. Và họ đã có công trong việc kiếm tìm. Một Lê Ngộ Châu đã chịu khó dùng kính lúp để nhìn và đọc cho rõ những trang bản thảo gởi về từ mặt trận nhoà nhạt mồ hôi và bùn đất. Một Trần Phong Giao đã liên tục làm những số Văn có chủ đề tuyển tập những cây bút trẻ. Họ trân trọng sự có mặt của tuổi trẻ, chẳng những bằng tình mà bằng tiền nhuận bút hậu hĩnh. Hơn nữa, họ còn tìm cách cứu những cộng tác viên này, bằng hình thức này hay hình thức khác. Trên những trang sinh hoạt văn học nghệ thuật của Văn bấy giờ, bên cạnh tin thời sự văn học như cái chết của một nhà văn lớn ngoại quốc hay giải thưởng văn học thế giới v.v..., chúng ta còn thấy những tin liên quan đến nhà văn trẻ này bị thương lần thứ hai, nhà thơ trẻ khác bị tử trận...

 

Sau này, chúng tôi mới hiểu tại sao vị thư ký toà soạn Văn lại dành cảm tình đặc biệt cho chúng tôi như thế. Có lẽ anh muốn quan chức SG đọc và "rủ lòng thương hại" chăng. Đó là cách để anh cứu chúng tôi. Nhưng thưa hai anh, dù các anh có đi những lời cầu cứu cả ngàn lần, dù các anh quan niệm mất một nhà văn thì vô phương thay thế, nhưng lời cầu của của các anh cũng như ngọn lửa đốt trong đêm vượt biển!


Bởi người ta cần lính hơn cần nhà văn. Và cũng bởi vì chúng ta phải sống trong một thời đại đầy những bi kịch và hài kịch như bức tranh hí hoạ dưới đây xuất hiện trên tạp chí Vấn Đề vào năm l967: (xin để ý đến một hàng bụng phệ)


4. Cám ơn anh TPG, LNC của một thời văn học thời chiến. Nhưng chúng tôi không cần ai thương hại. Ngược lại là đàng khác. Ít ra lưng chúng tôi còn đứng thẳng khi cầm ngòi bút. Ít ra chúng tôi không nhận chỉ thị bất cứ một ai.


Là nhà văn, có nghĩa là hắn thay mặt hàng ngũ, hay đám đông để nói lên cái ý nghĩ và định mệnh chung của thế hệ hắn. Và muốn vậy, hắn phải phải chấp nhận định mệnh. Có nghĩa là dửng dưng với định mệnh.


Và cũng vì chấp nhận, nên anh đã từ Saigon, ra tận ngoài Trung lạ lẩm để làm nghề thầy giáo. Và cũng vì chấp nhận nên anh đã từ Thủ Đức, mang áo trận ra Nora.


5. Tôi đang nói với người đã khuất. Có nghĩa là nói với khối lặng im. Mà lặng im cũng là một cách thể hiện suy nghĩ của mình.


Anh có nghe lời tôi?

Vâng, tôi có linh cảm là anh nghe và anh đã độ trì việc làm của anh em chúng tôi trong cũng như ngoài nước. Nhất là trong nước. Cám ơn bạn, cám ơn chị đã thức bao đêm đánh máy, đã lục lạo các ngõ ngách trần gian, để mang lại Y Uyên cho dời sau. Cám ơn cô, người em gái út của Y Uyên ở trong nước đã cho TQBT một bài viết về người anh trước khi cô nhắm mắt.


Sự ra đi quá đột ngột mới đây của cô đã làm anh em chúng tôi sững sờ. Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình như niềm tin cậy mà cô đã đặt vào TQBT trước khi cô về cùng anh Y Uyên.


Chúng tôi xin dâng tập 18 này về anh. Để anh hiểu rằng, dù đã 36 năm trôi qua, dù bao nhiêu biến cố xảy ra cho đất nước, và dù chúng tôi, bạn bè, độc giả của Y Uyên, có tan tác khắp cả địa cầu, nhưng lòng vẫn cùng chung một nỗi. Nỗi thương nhớ về một nhà văn của thế hệ chúng tôi đã nằm xuống trong chiến tranh.


Trần Hoài Thư

(Thư Quán Bản Thảo, tập 18 tháng 2/2005)

Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


Cùng Tác Giả

Cùng Tác Giả:

 

- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

 

 

Link (Tran Hoai Thu) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

 

Bài viết về Trần Hoài Thư

  Cùng Tác Giả (Link-1)

Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)

Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)

Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)

Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)

Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)

Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)

Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)

Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)

Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)

Nghiệp Hành (Nguyên Minh)

Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)

Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)

Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)

Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)

Trần Hoài Thư (Học Xá)

Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)

Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)

Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)

Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)

- Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)

- Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)

- Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I,   II

  (Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)

- Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)

- Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)

- Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

- Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)

- Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)

- Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)

- Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)

- Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)

- Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)

- Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)

- Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo

- Facebook Tranhoaithu

- Facebook Hoài Thư Trần

 

Tác phẩm của Trần Hoài Thư

  Cùng Tác Giả (Link-2)

Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)

Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết

(Trần Hoài Thư)

Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)

Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)

- Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,

- Nhà Văn Trẻ Ấy Bị Thương,

- Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,

- Trần Phong Giao và những người viết trẻ,

- Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,

- Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)

 

- Gò Bồi Bên Kia Sông,

- Ra Biển Gọi Thầm,

- Thủ Đức Gọi Ta Về,

- Thám Báo,

- Ngày cuối cùng của một cổ trắng

 

Thư Quán Bản Thảo

Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.

Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.

Email: tranhoaithu@verizon.net

 

Văn Học (Học Xá)

 

Tác Giả

 

Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

  Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

  Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

  Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

  Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

  Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

 (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

 

 

© Hoc Xá 2002

© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)