1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-12-2014 | VĂN HỌC

      Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh

        ĐỖ XUÂN TÊ
      Share File.php Share File
          

       

      Nhân đọc lại “Truyện từ Bách khoa”



          Nhà văn Trần Hoài Thư
      (Đinh Cường vẽ)

      Chẳng phải bây giờ tôi mới đọc truyện của Trần Hoài Thư qua mấy tác phẩm anh góp nhặt và in lại từ VănBách Khoa. Mà do nhu cầu công tác tôi được kể là ‘chuyên viên đọc’ khi phụ trách về điểm báo và chủ biên tin tức chiến sự cho một cơ quan tư tưởng đầu não của quân đội vào thời cao điểm của cuộc chiến, thì một nhà văn trẻ đầy triển vọng kiêm phóng viên chiến trường chịu lặn lội vùng đồng bằng sông Cửu có bút danh Trần Hoài Thư không thể ra ngoài ‘tầm ngắm’ của chúng tôi.


      Tình cờ khi viết bài cảm nghĩ về Những tháng năm cuồng nộ của Khuất Đẩu (đăng trên Da Màu), tôi ước mong tác phẩm được xuất bản ở hải ngoại để quần chúng cùng thưởng thức, thì không ngờ trong một lời bình của độc giả, nhà văn Trần Hoài Thư cho biết Thư Quán Bản Thảo đã làm việc này. Tôi mau mắn gửi mua và được anh tặng thêm cho hai cuốn trong đó có Truyện từ Bách Khoa anh vừa xuất bản (2011). Tôi cứ băn khoăn vì được tặng chứ không mất tiền, dù anh nói chưa quen nhưng có đọc một số bài của tôi.


      Đọc xong cứ để đó, thỉnh thoảng tôi lại xem. Định viết cảm nghĩ nhưng thấy nhiều cây bút uy tín trong đó có cả bạn anh đã viết nhiều về anh và khi nhìn lại khối lượng đồ sộ về những tác phẩm anh viết và xuất bản sau thời Bách Khoa cùng công việc anh miệt mài cho sinh hoạt văn học nghệ thuật tại hải ngoại mấy thập niên gần đây mới thấy công trình này đã ‘phủ bóng’ lên những tác phẩm đầu tay của người viết văn kiêm người lính trận năm xưa.


      Suy nghĩ như vậy có vẻ lô-gích, nhưng hình như không phải cách nhìn của Trần Hoài Thư, thực sự anh vẫn trân trọng những tác phẩm đầu đời, được viết bằng tâm tư giằng xé và trải nghiệm sinh tử của người lính trẻ, được chắt lọc và hình thành từ những chất liệu sống pha đầy máu, mồ hôi và nước mắt của nhiều số phận trong một thời đất nước điêu linh, được lưu lại bằng những trang giấy học trò nhòe nhoẹt nhàu nát ghi vội trên đường hành quân mà nhiều khi bản thảo chưa đến tay chủ biên thì người viết đã được tản thương về một trạm quân y hay một nhà quàn dã chiến một nơi heo hút (trích ý viết trong Lời mở của sách).


      Những vốn quí này không thể mua mà có, không thể có rồi dễ quên, không thể quên rồi chối bỏ, mà đã trở thành tư liệu vật thể trong văn học khi những người lính vừa chiến đấu vừa cầm bút để thuật lại những gì họ thấy, họ cảm nhận như những nhân chứng sống để rồi viết lại, chia sẻ với người cùng thời và các thế hệ sau.


      Dù cho lịch sử có sang trang, quân đội có tan hàng, lòng người có ly tán, nhưng mãi mãi các tác phẩm văn học trong thời chiến vẫn là những đóng góp và ảnh hưởng nhất định cho ‘hai mươi năm văn học miền Nam 1954-1975’ vốn bị nhà cầm quyền trong nước tìm mọi cách cấm đoán và triệt tiêu từ sau biến cố 30-4 nhưng may mắn thay những người sống sót sau cuộc chiến ở hải ngoại mới đây đã tập hợp, nhìn lại và đánh giá đúng mức qua một cuộc hội thảo văn học vừa qui mô vừa tầm vóc do hai tờ nhật báo lớn của quận Cam và hai diễn đàn văn học mạng uy tín phối hợp tổ chức.


      Cũng phải kể những tờ như Bách Khoa, như tờ Văn của một thời Sài gòn vang bóng đã có công tạo sân chơi cho các cây viết triển vọng và các chủ biên giàu lương tâm nghề nghiệp (như Lê Ngộ Châu) đã khích lệ văn nghệ sĩ hãy sống và viết như họ đang sống. Nhiều bài viết nhiều câu chuyện đã thực, sống động đến nỗi lưỡi hái kiểm duyệt của cơ quan thông tin miền Nam phải cắt xén để khỏi dao động tinh thần chiến đấu của binh sĩ.


      Môt số truyện ngắn của Trần Hoài Thư cũng nằm trong trường hợp này, tôi hiểu và không lấy làm lạ ngay trong truyện ngắn đầu tay của anh đăng trên Bách Khoa ‘đã bị kiểm duyệt bỏ trắng nhiều đoạn’ ngoài ý muốn của tác giả và chủ biên tòa soạn. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, các nhà văn nhà báo họ có một giác quan thứ sáu rất bén nhạy, họ biết chỗ nào sẽ bị cắt và họ vẫn né tránh được lưỡi hái làm hại chữ nghĩa để rồi cuối cùng những gì họ muốn gởi gấm vẫn đến tay bạn đọc.


      Quay lại chủ điểm của bài viết, mấy tháng gần đây người ta hay viết và nhắc nhiều đến Trần Hoài Thư, một cây bút được nhiều cảm tình của những người lính cựu, một nhà văn được vị nể của những bạn văn và độc giả yêu văn chương. Tôi phục chị Hải Hà đã mở miệng được anh để có một cuộc trò chuyện khá thú vị. Qua đó tôi mới hiểu về anh nhiều hơn, mới biết một con người vốn chiến đấu can trường chưa đầy ba tháng thương tích hai lần trong đơn vị thám kích của một sư đoàn bộ binh đóng dọc phía đông Trường Sơn lại là người sĩ quan tự đào ngũ để vào quân lao tỏ thái độ phản kháng những phi lý của cuộc chiến tranh mà trước đó dù bị đẩy đưa vào chỗ chết anh vẫn chiến đấu hết mình trong tác phong và trách nhiệm của người lính.


      Cũng may là tôi chưa viết về anh vào thời điểm khi đọc xong cuốn sách, chứ chỉ dựa vào văn phong, vào nội dung của từng cốt chuyện, vào nhân vật không gian và thời điểm, vào những gì tác giả muốn gởi gấm, qua cách nhìn bình thường của người điểm sách thì quả là hời hợt khi chưa nắm bắt được tâm tư tác giả, quá trình bản thân, hoàn cảnh sống, môi trường được đào luyện, động cơ sáng tác, những quan hệ bạn bè, những mối tình lớn nhỏ, những vùng đất đi qua, những dấn thân, hy sinh, những thử thách, thành công và thất bại của cuộc đời, nói chung là những chi tiết mà bạn bè bạn văn của anh tình cờ hé lộ qua chân dung đích thực của một nhà văn. Chẳng vậy mà khi muốn phê bình hoặc quảng bá cho một cuốn sách mới ra mắt người ta có thói quen tìm và trò chuyện với tác giả, nhưng chẳng phải dễ khi tiếp cận được những tác giả vừa có tài vừa quá khiêm tốn.


      Tôi chưa có dịp gặp anh, nhưng cứ nhìn hình ảnh từ thời áo lính thư sinh qua tấm bìa của sách so với hình hài mai một qua những ký họa lúc về chiều, rồi liên hệ với thực tế cuộc đời, Trần Hoài Thư quả là một con người ‘thép’. Có ai trong chúng ta từ thơ ấu đến tuổi lập thân do tình cờ của số phận đã trải qua trại mồ côi, rồi nhà trường, quân trường, chiến trường, quân lao trước chiến tranh, rồi trại tù cộng sản, nhà tù lớn, trại tỵ nạn trên Biển Đông sau chiến tranh, rồi làm lại từ đầu nơi xứ người cũng bắt đầu từ nhà trường trở thành kỹ sư thảo chương, miệt mài lao động suốt 25 năm cho một công ty hàng đầu của Mỹ. Vừa lao động trí óc vừa lao động chân tay, vừa sáng tác vừa in ấn, vừa biên tập vừa phát hành, bảy mươi vẫn chưa nghỉ, vẫn chẳng hưu và lo cho bản thân, dù thân xác đã ghim đạn của VC và những chứng bệnh kinh niên không hẹn mà gặp lúc tuổi về già.


      Tôi cũng có thời mặc áo lính và trải qua 12 năm trong trại tù cộng sản nhưng vẫn ‘chóng mặt’ khi đọc những trải nghiệm của anh, một người lẽ ra phải được thư nhàn thanh thản như cái tên Trần Quí Sách cha mẹ đặt cho rồi Trần Hoài Thư do tự chọn vì yêu và trăn trở với chữ nghĩa.


      Tôi đoán là anh cũng muốn yên thân khi chọn cho mình nghiệp nhà giáo (giáo sư toán của một trường trung học đất Tam kỳ, quê của các bạn văn Trần Yên Hòa, Nguyễn Lương Vỵ). Nhưng họ đưa anh vào lính, mà lẽ ra độ mắt cận thị của anh theo luật thì được miễn hoặc hoãn. Anh bị thương hai lần không chết, anh đã sống và tồn tại theo cách riêng của anh.


      Đọc những bút ký chiến trường của anh trong Bách Khoa bỗng dưng tôi thấy thương hại anh khi cứ phải mầy mò tìm kính lau kính vì chiếc poncho không đủ kín để che những giọt mưa của của một thời tiết sáng nắng chiều mưa đêm về lội ruộng khi anh đi theo những cánh quân của các đơn vị vùng đồng bằng sông Cửu Long.


      Có lúc người cầm máy cho anh khi chỉ huy chết trên tay anh, toán quân tản lạc vì bị phục kích, anh vẫn mang vết thương rỉ máu băng rừng về được nơi tải thương và các câu chuyện nằm trong quân y viện trở thành những trải nghiệm sống mà ít nhà văn viết được khi chính tác giả là thương binh và đối mặt với những cái phi lý khi các đồng đội của anh phải mất đi một phần thân thể, phế tật hay chuyển xuống nhà xác trước dòng nước mắt tiếc thương của những người vợ trẻ và ánh mắt thơ ngây vô tội của các trẻ thơ. Nỗi buồn chiến tranh làm anh trăn trở từ đây.


      Càng thấy những bất công phi lý của chiến tranh anh quay sang tỏ thái độ phản kháng, dù tiêu cực và hệ lụy cho bản thân. Anh muốn làm Hà Thúc Nhơn, người bác sĩ quân y chống tham nhũng cùng vào quân lao với anh. Nhơn chết, Thư sống. Còn may cho anh lẽ ra từ quân lao phải ra đơn vị tác chiến dưới dạng ‘lao công chiến trường’ nhưng nhờ sự duyệt lại hồ sơ của con ngựa chứng và biết khiếu viết lách của anh, cơ quan tôi đã ‘bốc’ anh về Vùng 4 chiến thuật để làm… ‘phóng viên chiến trường’ hết lội suối giờ lội sình để tường thuật và gởi các bản tin sốt dẻo cho các cơ quan báo chí quân đội cấp quân đoàn và trung ương.


      Có điều thú vị khi đọc mấy chuyện của anh từ cuốn sách này, ta thấy lẽ ra trong tư cách phóng viên và nhu cầu công tác anh phải tường thuật các cuộc hành quân theo tiến trình (xin phép dùng tiếng Anh) Who, What (and) Where, nhưng vì là nhà văn anh lại đặt nặng theo cảm tính và luôn đào sâu khía cạnh How (and) Why. Anh ghét các con số báo cáo tổn thất địch ta, số vũ khí tịch thu vô tri vô giác, những buổi thuyết trình hành quân buồn tẻ mà lại hay ‘chạy đầu, đi đầu để săn nhặt những hình ảnh sống động’ và quan sát những tình huống bên lề, từ trên trực thăng nhìn xuống, có khi là em bé đang thả diều trong cảnh yên bình của một đồng cỏ xanh chỉ ít giờ sau chỉ còn con diều và cuộn chỉ.


      Ngày hôm nay, tôi lại bay qua cánh đồng cỏ cũ. Trời vào hè, nắng vàng rực rỡ, chói lòa cả những áng mây xa. Con tàu như quen thuộc hạ xuống 100 bộ. Tôi không còn thấy em bé thả diều nữa. Chỉ còn cánh đồng cỏ màu vàng sậm mênh mông bát ngát. Tôi nghe một nỗi buồn đến đắng cay đầu lưỡi. Một nỗi buồn tê tái như khi nhớ lại chiếc cặp với trái soài non, những chiếc nắp ken, và con diều, cuộn chỉ vấy máu trên sân trường… (trích bút ký chiến trường Cánh Diều trên đồng cỏ tháng 3/74).


      Còn rất nhiều chuyện hay và cảm động, có dịp bạn đọc xin tìm sách của anh để đọc lại như một hoài niệm, để cùng suy nghĩ về trải nghiệm của một nhà văn kiêm phóng viên, do tình cờ của lịch sử và đưa đẩy của số phận trở thành cây viết tài tử trong chiến tranh rồi thành cây bút chuyên nghiệp tài hoa sau chiến tranh.


      Tiện đây người viết cũng xin tỏ lòng khâm phục người lính Trần Hoài Thư, chúc anh chân cứng đá mềm lo cho văn học, quên đi nỗi buồn chiến tranh một thời trăn trở. Cũng không quên gởi lời thăm hỏi đến hiền thê của anh, một cái bóng phụ nữ nếu không có chị chắc khó đoán cuộc đời ‘con ngựa chứng’ sẽ trôi về đâu. (Trần Hoài Thư tuổi Ngọ)


      Cali, tháng 12-2014

      Đỗ Xuân Tê

      sangtao.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Viết về Duyên Đỗ Xuân Tê Tạp luận

      - Nhớ Bùi Bảo Trúc – Cựu phát ngôn viên chánh phủ VNCH Đỗ Xuân Tê Tạp luận

      - Đọc “Sấp Ngửa” của Trần Yên Hòa Đỗ Xuân Tê Nhận định

      - Đinh Cường – Vĩnh viễn đi vào cõi tạo hình Đỗ Xuân Tê Tạp luận

      - Đọc thơ Phạm Cao Hoàng, nghe mùi hương của đất Đỗ Xuân Tê Giới thiệu

      - Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh Đỗ Xuân Tê Tạp luận

      - Nhân Đọc Ba Bài Thơ Của Trần Nhân Tông Đỗ Xuân Tê Tản mạn

    3. Link (Tran Hoai Thu) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)

      Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)

      Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)

      Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)

      Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)

      Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)

      Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)

      Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)

      Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)

      Nghiệp Hành (Nguyên Minh)

      Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)

      Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)

      Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)

      Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)

      Trần Hoài Thư (Học Xá)

      Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)

      Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)

      Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)

      Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)

      - Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)

      - Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)

      - Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I,   II

        (Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)

      - Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)

      - Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)

      - Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      - Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)

      - Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)

      - Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)

      - Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)

      - Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)

      - Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)

      - Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)

      - Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo

      - Facebook Tranhoaithu

      - Facebook Hoài Thư Trần

       

      Tác phẩm của Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)

      Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết

      (Trần Hoài Thư)

      Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)

      - Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,

      - Nhà Văn Trẻ Ấy Bị Thương,

      - Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,

      - Trần Phong Giao và những người viết trẻ,

      - Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,

      - Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)

       

      - Gò Bồi Bên Kia Sông,

      - Ra Biển Gọi Thầm,

      - Thủ Đức Gọi Ta Về,

      - Thám Báo,

      - Ngày cuối cùng của một cổ trắng

       

      Thư Quán Bản Thảo

      Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.

      Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.

      Email: tranhoaithu@verizon.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)