|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Trần Hoài Thư
Lão ngồi khâu di sản
Kim đâm mà không hay (THT)
Vịn Vào Lục Bát. Đây là tập thơ hoàn toàn lục bát, không có thể loại thơ nào khác trong thi tập này, mà anh đã viết trước đây. Nhận được tập thơ, tôi đọc ngay và có vài cảm nghĩ về tập thơ mà anh đã nói với tôi trước đó. Lục Bát. Một thể loại thơ hoàn toàn Việt Nam. Rất dễ làm. Nhưng cũng rất khó làm về thế loại thơ này. Dễ làm, nhưng không ít có người làm hay để lôi cuốn người đọc. Không khéo lục bát sẽ trở thành những bài vè hay ca dao. Cho nên lâm một bài lục bát hay, rất hiếm. Chứ đừng nói đến chuẩn của loại thơ "thuần việt" này.
Tôi thích đọc những bàí thơ hay. Đã lã thơ không hay, thì đừng nên làm. Bẩn tai người đọc. Do đó, khi đọc được những bài thơ hay nó dễ cảm nhận với nhà thơ. Để tự mình thấy "khoai" khi đọc được bài thơ hay của một tác giả nào đó. Từ xa lạ, tự nó dẫn đến gần gũi hơn qua những con chữ. Khoái lắm. Sướng lắm. Mê lắm... khi đọc được một bài thơ hay là vậy. Đối với tôi.
Còn bây giờ thì sao? Trước mặt tôi là tập thơ của một người bạn. Một người bạn tự gắn bó trên 50 năm vui, buồn, gian khó có nhau khi còn trong quân ngũ. Và, cũng đã đọc thơ và truyện của anh nhiều. Cho nên, khi viết về những tác phẩm của anh, với tôi: dễ mà khó. Dễ: tình bạn. Khó: không khéo người ta bảo lại khen nhau.
Tuy nhiên, với tập thơ: Vịn Vào Lục Bát này của anh. Tôi chấp nhận: không khéo lại khen nhau. Quả thật như vậy. Thơ hay, tôi nói hay. Thơ dở tôi nói dở. Với tập thơ khoảng 100 trang trở lại, gồm toàn lục bát. Tôi đọc gây cho tôi một ấn tượng. Một cảm xúc. Một cảm xúc thật sự. Vi đơn giản là hay. Nhiêu người bạn làm thơ của tôi cũng nói như thế khi đọc thơ lục bát của anh.
Nhưng lạ, tại sao với tập thơ này, anh lại chọn cho cái tựa là: VỊN VÀO LỤC BÁT? Thế nào cũng có người hỏi: quái, sao lại là Vịn vào Lục bát? Tôi nghĩ anh có lý của riêng anh. Tôi lại nghĩ (cũng lại nghĩ), qua cảm nhận của riêng tôi: VỊN là động từ. Có nghĩa là đưa tay tựa vào chỗ nào đó để đi, để đứng cho vững. Ví dụ: thuở còn nhỏ, mới đi chập chững, phải vịn vào tay mẹ bước từng bước. Lan can mẹ, mẹ khom lưng/ Đễ con được vịn, khỏi cần nhón chân / Đứng bên mẹ, bé vô cùng/ Thấy như tay mẹ sẵn sàng dẫn con. Khi lớn tới trường, Vịn vào thầy . Thầy dạy cho ta ba chữ a, b, c để vào đời. Trong quân ngũ chúng tôi cũng vậy. Vịn vào đồng đội để chiến đấu có nhau...
Như vậy: Vịn Vào Lục Bát có nghĩa là anh dã đi vào lục bát bằng dôi tay, bằng bộ não, cho nên lục bát của anh phải... hay. Ví dụ như hai câu đầu trong bài lục bát Một nửa vầng ngọc lan thôi: Em xa nhà. Tôi xa quê / Em bỏ đi, tôi cũng đi, chẳng về. Anh dã phá thể loại thơ này trong hai câu đầu mà chúng ta đã học thời côn trung học: nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh. Nhưng theo tôi, sự phá thể của anh rất tuyệt vời. Chỉ với hai câu đầu thôi: Em xa nhà, Tôi xa quê (thanh bằng / phá thể) nhưng lại đối nhau một cách chặt chẽ. Tạo cho người đọc một cảm xúc rất mãnh liệt. Buồn não lòng. Nhưng, ở bài viết này, tôi không phải là nhà phê bình văn học, chỉ "múa rìu qua mắt thợ" một chút thôi, để nói lên thơ lục bát của người bạn tôi thật tuyệt vời xuyên suốt hết cả tập. Có nhiều bài cũng phá thể. Vượt ra ngoài cái khung luật của thơ. Nhưng tuyệt vời lắm: như trong bài Điếu Thu chỉ có 12 câu, mà đã phá thể luật bằng trắc hết 4 câu. Hai câu đầu và hai câu cuối:
Tôi đi, thì tôi đi đây
Đi đâu, đường vẫn rụng đầy lá thu
hay:
Chỉ tôi, không ai tiễn đưa
Khi đời đã rụng cuối mùa thanh niên
Ông bạn nhà thơ của tôi. Anh Tô Thẩm Huy khoái quá, đập bàn. Tuyệt. Đọc lên thấy nao nao cõi lòng. Như vậy, lục bát, một thể loại thơ thuần Việt mà chắc chắn tay anh đã chạm đến nó. Mà đã chạm đến nó thì phải vững. Những bài thơ phải hay. Lôi cuốn người đọc. Trong đó có tôi.
Vâng. Đúng vậy. Với vỏn vẹn 100 trang. Những bài thơ thật ngắn đã thật sự lôi cuốn tôi phải đọc. Và, tự nó, lôi cuốn tôi phải viết. Viết về tập thơ của người bạn trên 50 năm. VỊN VÀO LỤC BÁT tôi chia ra làm ba phân đoạn.
Đoạn một: Hiện tại.
Đoạn hai: Một thời trong quân ngũ.
Đoạn ba: Nhớ về bạn bè trong khu sáu (Quy Nhơn).
Với đoạn một. Thời hiện tại cửa anh hôm nay. Tôi đọc những bài thơ anh làm mà thấy xót xa. Một người lính trận năm nào, chúng tôi dã "phung phí" tuổi trẻ cho một lý tưởng, thì hôm nay ở cái tuổi thất thập cổ lai hy này, anh vẫn miệt mài, chăm sóc người vợ bịnh đau trong nursing home mà anh đã từng viết những bài dài trên trang báo TQBT. Anh vẫn miệt mài trên từng con chữ. Anh vẫn miệt mài in ấn dưới basement để cho ra những đầu sách, những tạp chí văn học mà anh đã làm. Chữ nghĩa văn chương hình như không xa lìa khỏi cuộc sống bình thường của anh ở trên xứ người. Ở cái tuổi già và bịnh đau (gout) như anh, đáng lẽ hôm nay anh phải thụ hưởng. Nghỉ ngơi. Nhưng không, người lính trận năm nào đó vẫn:
Bến kia, lạnh nến đôi hàng
Phố kia, và nhũng con đường lặng im
Nhà kia, đóng cửa im lìm
Sao tôi không đóng nỗi niềm muội mê
(Hỏi Lòng)
Đúng vậy. Nêu không qua thăm anh, tôi chẳng bao giờ thấy được: nhà kia đóng cửa im lìm. Sao tôi không đóng nỗi niềm muội mê.
Còn hơn thế nữa. Nỗi buồn nào hơn khi về lại ngôi nhà mà trước đó đầy ắp tiếng cười tiếng nói của người vợ. Nay sao im ắng quá. Tôi dọc những đoạn lục bát này mà sao nghe não lòng:
Bên ngoài bãi đậu xe vơi
Với rừng phong lạnh xám trời tịch liêu
Mênh mông trời đất buồn hiu
Chưa tàn thu mà ngậm ngùi ủ ê
Bên ngoài cây lạnh tê tê
Tôi vào cánh cửa não nề áo cơm
(Bãi Lạnh )
Hay:
Đi về biết chở gì theo
Chở theo vạt nắng bên đèo vào xe
(Đi Về)
Nỗi cô đơn của người lính trận năm nào, khi mà ngày nào cũng vào nursing home nuôi vợ. Ngày nào cũng mang cơm, mang nước... Ngày nào cũng thay đổi món ăn để cho vợ vui. Người lính trận năm xưa ở cái tuổi xế chiều này, anh phải làm những công việc mà theo tôi nghĩ ít có người nào chịu khó, chịu thương:
Bước lên bước xuống bực thềm
Chân lê tay vịn bù đền trúc mai
Bước lên tay vịn lê giày
Bước xuống nhăn mặt
mồ cha mày đồ Gout
Muốn ký phép, nghỉ xả hơi
Nhung thương bà xã không người nấu ăn
(Tam Cấp Ở Ashbrook Nursing Home)
Còn nữa, qua những bài lục bát trong đoạn một. Anh làm, tôi mới thấy hết tình cảm của người lính năm xưa dành cho người vợ đáng thương đang nằm một chỗ. Tôi mới thấm cái tình của anh dành cho vợ, chẳng những thế mà còn dành cho đồng đội và bạn bè trong tập lục bát này.
(Ảnh Tô Thẩm Huy)
Hôm nay lạnh. Buồn Tàn thu
Tay ôm tay xách tôi vào với em
Bước lên ba cấp bậc thềm
Buồn lên bảy cấp khắp miền scotch plains
Hôm nay lạnh, buồn tàn thu
Em nằm tôi hạ tôi hầu à ơi
À ơi bồ kết rụng rồi
Sao không rụng trái khổ đời nghiệt oan
(Bồ Kết Rụng Rồi)
Bài lục bát. Bồ Kết Rụng Rồi sao nghe buồn quá vậy. Cái hương bồ kết thơm nồng anh gội đầu cho vợ ở miệt vườn năm nào nay rụng đâu rồi trên mái tóc dài của người con gái Nam bộ? Đễ anh thốt lên hai chữ à ơi. Thử hỏi không não lòng sao được
Với những bài lục bát ngắn trong đoạn một, nói lên hết nỗi lòng và nỗi cô đơn cửa anh khi hằng ngày vào với vợ trong nursing home. Để đến khi về nhà, tôi mới thấy hết nỗi cô đơn của anh trong ngôi nhà đầy ắp tình thương hôm nào. Nay sao. Tôi nghe anh nói lên nỗi buồn trống vắng mà tôi đã nhìn thấy sự trống vắng trong ngôi nhà anh chị ở:
Còn đây, một chỗ bên trời
Còn đây chìa khóa mở đời cưu mang
Còn đây với tủ với bàn
Xếp trăm nỗi nhớ ủ ngàn nỗi quên
Còn đây tấc dạ thước mền
Giường dưng, gối lạ, ngọn đèn vàng hiu
Còn đây, còn đêm tịch liêu
Trong tôi con sóng thủy triều trở trăn...
(Về Lại Phông Ngủ)
Có qua thăm bạn, tôi mới biết hết cái nỗi trống vắng dễ sợ đó. Thế mà bao năm rồi bạn nhỉ? Ba năm hơn có lẽ. Ba năm bạn sống trong âm thâm lủi thủi: Giường dưng, gối lạ, ngọn đèn vàng hiu.
Qua đoạn hai: Một thời trong quân ngũ của người lính trận năm xưa. Gợi nhớ trong anh nỗi nhớ về một chiến trường xưa. Đồng đội xưa. Ai rồi cũng có những kỷ niệm trong đời quân ngũ. Với những dỏng lục bát nghe gần gũi với tôi, cũng là người lính như anh trên một chiến trường. Nhũng con chữ trong những bài lục bát đó, đọc lên nghe ray rứt làm sao. Khi tôi và anh cùng thế hệ. Khi tôi và anh cùng một chiến trường. Khi tôi và anh cũng có những đêm:
Nửa đêm kẻng dục liên hồi
Đồi khuya kinh động bóng người bóng ma
Bóng người súng đạn ba lô
Bóng ma: từ nhhững huyệt mồ thành chiêm
(Đêm Xuống Đồi)
Còn nữa, như trong bài Nước Lên, người lính trận làm sao không có những lần vượt sông. Nhưng với người lính bình thường có nhớ chăng là nhớ những lần vượt sông tấn công mục tiêu như một kỷ niệm. Nhớ thôi. Nhưng với anh lại khác. Thơ đã đi vào đời sống cửa một người lính năm xưa mà tôi biết. Nhưng qua những câu thơ lục bát trong bài Nước Lên, nó không phải là một bài vè để tuyên truyền, mà là nhũng câu thơ rất ư là lãng mạng của một người lính làm thơ. Trong nguy khốn thơ vẫn mang tính lãng mạn. Đó là tính nhân văn mà hầu hết những bài anh đã viết. Tôi thích những câu lục bát này quá đỗi:
Nước lên, trời thổ mật vàng
Nửa lan mây núi
Nửa tràn bãi sông
Nước lên kéo mặt trời gần
Khanh vàng lại láng một giòng vàng khanh
Nước lên, quân lội qua sông
Đầu thì đội súng, mình trần tay bơi
Khúc sông vang tiếng nói cười
Hồn thanh niên bỗng một thời ấu thơ
Rõ ràng là như thế. Bên kia sông là những bất trắc có thể xảy ra. Chưa biết chừng. Nhưng, những tiếng cười, tiếng nói: Hồn thanh niên bỗng một thời ấu thơ vang trên sông nước. Chết tính sau. Vui cái đã. Vô tư.
Mười bốn bài thơ anh viết về chiến trường xưa dưới thể loại lục bát ghi lại những địa danh nơi anh hành quân. Ít nhiều gợi lại trong tôi bao nỗi nhớ. Nhiều khi tôi muốn quên đi những địa danh buồn nhiều hơn vui ấy. Nhưng sao hôm nay, dọc lại thấy nhớ vô cùng qua những con chữ. Thật quái dị. Chỉ là những con chữ thôi mà. Nhưng sao đánh động lòng tôi ghê gớm. Như ngày nào thật xa. Gặp nhau nơi phố thị (Qui Nhơn). Anh, đôi kính dầy cộm của người lính lúc nào cũng có sợi dây thun cột hai gọng kính lại với nhau để sau gáy, cho nên chỉ thấy:
Người ta đeo kính gọng vàng
Tôi đây đeo kinh cột bằng dây thun
Đúng. Đó thật là Trần Hoài Thư. Chỉ thiếu cái nón rừng. Không bao giờ dội nón lưỡi trai.
Về đoạn ba: Nhớ về bạn bè trong khu Sáu. Quy Nhơn. Qua những bài lục bát, dù ngắn, nhưng rất thành thật và chân tình. Những câu thơ viết về bạn bè rất gần gũi và thân thương qua bao năm tháng.
Qui Nhơn, đối với tôi và anh có nhiều bạn bè lắm. Nhiều kỷ niệm lắm. Hầu hết là những người lính cầm bút. Có những người bạn cầm bút không phải là lính. Thân nhau. Nhưng ít ai nhớ đến ngôi nhà trong Khu Sáu. Nhưng sao, trong khu nhà ấy, rỗng tuếch, chẳng có bàn có ghế, cửa thì chẳng khóa, then cài. Nhưng lạ, những bạn bè vẫn còn có nhau, nhớ nhau. Trên 50 năm rồi mà sao vẫn nhớ về căn nhà ấy. Những người hôm nay đã nằm xuống, như: Nguyễn Phương Loan, Nguyễn Thị Thùy Mỵ (Đặng Hòa), Thái Ngọc San. Còn lại những ai trong căn nhà ma đó. Phạm Cao Hoàng. Trần Hoài Thư. Phạm Văn hàn, ba người định cư tại Mỹ. Còn Lê Văn Trung vẫn miệt mài nơi quê nhà.
Những bài lục bát anh viết dành cho từng người. Như nói lên nỗi lòng của anh dành cho bạn bè. Rõ nét. Nào Phạm Cao Hoàng với bài: Hành Phương Đông
Bạn tôi trẻ tuổi tài danh
Làm sao quên được bài hành phương đông (*)
Người ta hô hào chiến chinh
Còn hạn, đi giũa chiến tranh (*) để buồn!
Câu thơ năm cũ vẫn còn
Trái tim Khu Sáu vẫn đỏ hồng trong tôi
Nào Phạm Văn Nhàn với ngôi nhà ma, chẳng ai dám thuê. Thế mà anh em vẫn về trong căn nhà ma đó. Ma sợ. Ma bỏ đi chỉ có mấy người bạn. Hơn 50 năm qua rồi. Một hôm, Nguyễn Lệ Uyên cô dịp ra Qui Nhơn. Anh đón xe ôm chạy vào Khu Sáu, tìm lại căn nhà ma ấy mà chúng tôi thuê để ở. Không côn nữa. Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên nói với tôi như thế. Cho nên, hôm nay, đọc những bài thơ lục bát anh làm cho bạn bè từ ngôi nhà ma ấy trong khu Sáu. Như một kỷ niệm khó quên. Nhớ mãi. Cảm ơn anh đã cho tôi đọc một tác phẩm viết theo thể loại thơ lục bát thật tuyệt vời của một người bạn gắn bó với nhau trên 50 năm. Thăng trầm trong cuộc chiến. Khổ đau trong tù tội. Kiếm sống trên xứ người. Còn nhớ nhau là quý. Phải không Trần Hoài Thư?
Houston, ngày 9/7/2017. Viết xong vào lúc 1 giờ 40 phút sáng.
(*) tựa hai bài thơ rất quen thuộc trước 1975 của PCH
- Một Vài Ý Nghĩ Phạm Văn Nhàn Tạp bút
- Vùng Đồi Phạm Văn Nhàn Truyện ngắn
- Nguyễn Dương Quang, Đêm Ôm Đàn Uống Rượu Một Mình Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển của Cái Trọng Ty Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Về một tập thơ được tái bản sau 54 năm Phạm Văn Nhàn Giới thiệu
- Một Tập Thơ sau 54 năm tìm lại (Tiếng Thơ Miền Trung) Phạm Văn Nhàn Tạp bút
- Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Một chuyến đi (Trăm lần vui. Vạn lần buồn) Phạm Văn Nhàn Phóng sự
- Gặp anh Đặng Tiến và đi thăm Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Ký sự
- Chuyến Đi Về Quê Qua Những Chẳng Đường Với Bạn Bè Phạm Văn Nhàn Ký sự
• Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)
• Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)
• Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)
• Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)
• Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)
• Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)
• Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)
• Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)
• Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
• Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)
• Nghiệp Hành (Nguyên Minh)
• Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)
• Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)
• Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)
• Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)
• Trần Hoài Thư (Học Xá)
• Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)
• Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)
• Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)
• Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)
- Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)
- Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I, II
(Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)
- Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)
- Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
- Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)
- Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)
- Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)
- Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)
- Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)
- Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)
- Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)
• Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết
(Trần Hoài Thư)
• Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)
- Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,
- Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,
- Trần Phong Giao và những người viết trẻ,
- Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,
- Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)
- Thám Báo,
- Ngày cuối cùng của một cổ trắng
Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.
Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.
Email: tranhoaithu@verizon.net
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |