1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-5-2016 | VĂN HỌC

      Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến

        LÊ TẠO
      Share File.php Share File
          

       

      Lời chủ Blog: Bài nhận định này được viết cách đây khoảng 20 năm, trong thời gian nhóm Ô Thước và tuần báo văn học nghệ thuật Liên Mạng đầu tiên xuất hiện, càng ngày càng lớn mạnh, qui tụ những người viết đủ thành phần, khuynh hướng và tuổi tác. Số lượng người đọc rất đông đảon có khi số người ghi danh lên đến 10,000 người! Chúng tôi xin được đăng lại để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về một tác phẩm dưới cái nhìn của người phê bình trẻ không thuộc thế hệ chiến tranh.

      Tưởng cần ghi chú Lê Tạo là tên thật của nhà phê bình Đoàn Nhã Văn.

      Tập truyện Ra Biển Gọi Thầm của Trần Hoài Thư gồm hai mươi truyện ngắn. Trong đó có bốn truyện ngắn viết trước 1975 và được sửa chữa viết lại ở hải ngoại. Lớn lên trong thời loạn ly của đất nước, ông cũng như phần lớn những người cùng thế hệ đều là những người lính, những người lính thực sự, sống chết từng giây từng phút ở chiến trường. Là người lính, sống và đổ máu cho quê hương, mang trên mình những vết tích của chiến tranh, những nổi đau nghiệt ngã của đất nước nên những truyện ngắn của ông phần lớn mang những hình ảnh, tâm sự của người lính lúc còn cầm súng hay những vết sẹo ngàn đời, những ám ảnh khôn nguôi, những quá khứ tang thương sau cuộc chiến.


      Chiến tranh là lò hủy diệt con người, là nơi người lính đối diện với cái chết từng phút từng giây. Mới vài tiếng đồng hồ trước, họ có thể nói cười nghiêng ngửa, tán phét tứ tung, thì vài tiếng sau có thể họ phải để lại một phần thịt xương của chính mình trên trận địa hay ra đi mắt còn chưa kịp nhắm. Và thật may mắn, bên cạnh người lính, Trần Hoài Thư còn là nhà b áo, nhà văn. Cho nên khi viết về cuộc chiến vừa qua, ông luôn bày tỏ lòng mình một cách rõ ràng, minh bạch. Hơn thế nữa, ông luôn chờ đợi những nhà văn, và cũng là người lính bên kia chiến tuyến viết trung thực về một cuộc chiến mà ông và họ đã cùng tham dự. Ông viết, “Từ lâu, người ta chờ đợi những tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam bằng ngòi bút trung thật, vượt khỏi định kiến, guồng máy, lập trường, từ những nhà văn miền Bắc…” (Đối thoại với một nhà văn trong hàng ngũ thắng trận, trang nhà của Trần Hoài Thư tại Saigonline.com). Chiến tranh đã đi qua. Còn gì để giấu diếm. Sao không nói sự thật! Nói thật để thế hệ đi sau khỏi xa vào vết đổ của người đi trước. Nói thật để giảm thiểu những khổ đau chồng chất, để học quá khứ sau lưng mà bước về tương lai trước mặt. Trong tinh thần đó, chữ nghĩa của ông được viết ra từ những rung động thực của con tim. Vì thế, theo tôi, những truyện ngắn trong Ra Biển Gọi Thầm được ghi lại từ đời sống thực của ông, của bằng hữu, của những cảnh tai nghe mắt thấy. Lối viết này là lối viết người thật việc thật.


      Viết theo hướng người thật việc thật dễ mà khó. Bởi đã thật thì không cần màu mè mây nước. Không màn đến hoa lá xum xoe. Lối viết này dựa vào cốt lõi của con người, của sự việc. Bút pháp mà họ xử dụng phải là bút pháp thật trần trụi và giản dị mới làm nổi bật câu chuyện. Đây là một loại viết văn ngắn, gọn, không dùng nhiều tính từ để tô vẽ… Chữ nghĩa làm bật lên sự chuyển động chứ không phải phơi bày, mô tả sự chuyển động. Chữ nghĩa đưa cảnh thật vào cõi lòng và ở lại với người đọc chứ không phải xếp thành từng hàng, vô hồn như bức tranh chụp vụng. Nó đòi hỏi người sáng tác một sự nhạy bén cần thiết và chữ nghĩa phải tôi luyện đúng mức mới làm sáng vấn đề. Nếu không, câu cú sẽ chỗ này chênh vênh, chỗ kia khập khễnh, khi đứt khúc, lúc gãy đoạn khó thu hút người đọc. Do đó, càng dùng nhiều tính từ, chữ nghĩa dễ làm mờ đi điểm trọng yếu. Càng dùng nhiều tính từ người viết càng dễ trở thành người thuyết minh. Mà nghệ thuật thì không cần thuyết minh, giải thích. Bởi độc giả ngày nay rất nhạy bén trong khi thưởng ngoạn. Họ là những người trọng chữ nghĩa, yêu nghệ thuật. Do đó cái hay của tác giả họ sẽ nhận thấy ngay. Còn người không yêu nghệ thuật thì khó mà nuốt nổi những tác phẩm nghệ thuật. Vì thế, dù tác giả có cố công giải thích thì cũng bằng thừa.


      Khi viết về người lính trong cuộc chiến, Trần Hoài Thư đã xử dụng lối viết sắc cạnh này.


      Tôi vùng dậy chạy. Đạn rít dưới chân. Đạn xẹt trên đầu. Tôi nhào lộn. Lê lết. Bò trườn. Tôi nhào xuống bờ suối. Đạn đuổi theo. Nó canh kỹ. Ló đầu ra. Tắc bùm. Thụt đầu vào. Chạy. Lăn. (Nhật ký hành quân, trang 135). Không diễn tả đậm đặt. Không thuyết minh dài dòng. Không tính từ để tô vẽ lòe loẹt. Câu văn ngắn củn, bật lên sự chuyển dịch trong từng tích tắc đồng hồ, ga y cấn, nghẹt thở.


      Nói đến chiến tranh, phải nói đến tổn thất, thương vong, chết chóc. Dù không muốn nghĩ đến nhưng sự thật vẫn là sự thật.


      Họ nằm đấy, mỗi người có kiểu thế riêng. Người thì nằm ngửa, người nằm sấp. Người co quắp lại như con tôm. Người nằm giang hai tay hai chân thanh thản. (Thư về người đồng đội cũ sau 25 năm thất lạc, trang 75). Những cái chết rõ mồn một giữa thanh thiên bạch nhật. Những cái chết không hề định trước. Hậu quả trận chiến bị lột trần, gây nên cái nhờn nhợn trong lòng người đọc.


      Cái đau thể xác của người lính trong chiến tranh được ông diễn tả một cách sống động và đầy khốc liệt.


      Hắn vùng vẫy, rên xiết, thét gào. Tiếng la dội cả một không gian hừng hực khói lửa và nắng mặt trời tháng năm. (Thư về người đồng đội cũ sau 25 năm thất lạc, trang 80).


      Cả chân tôi bị dập bởi một trái lựu đạn nào đó được quăng lên từ dưới hang đá. Và cả bả vai, cánh tay tôi nữa. Tôi nằm yên không cựa quậy, tênh hênh trên bãi trống trải. Tôi la gào, tru tréo. (Vết thương không rời, trang 119).


      Là người lính, không phải ai cũng anh hùng! Dĩ nhiên ai cũng sợ cái chết. Có những cái chết đi vào lịch sử, cũng có những cái chết đi vào quên lãng. Có những cái hèn, chết. Cũng có những cái chết, hèn. Và cũng có những cái chết vì cái hèn của đồng đội. Trong truyện “Vết thương không rời”, nhân vật xưng tôi bị thương, chiến hữu của ông, Minh, cũng bị thương, mặt đỏ hồng, dính cả máu. Giữa trận địa, chết với sống không còn biên giới. Nước rặt mới biết cỏ thúi. Ai anh hùng, ai hèn hạ cũng được đánh giá ở những giây phút tử sinh. “Tôi van lơn hắn: Minh, tao không thể bò được. Rán cứu tao. Minh trườn tới bên tôi. Hắn tiếp tục cầu khẩn tôi, Tân mày rán đưa tay mày cho tao kéo tiếp… Mày xem, làm sao tao có thể cõng mày được. Rán đưa tay tới tao… mày thương tao gắng trườn tới một thước…” Hoàn cảnh của bạn đáng thương như vậy. Tấm lòng hắn đáng phục như vậy. Thế mà “tôi” chỉ biết có tôi. Tôi chỉ sợ tôi chết, “Tôi chửi hắn. Đ.M mày. Mày hèn lắm. Đối với Việt Cộng mày dám cởi quần nó, còn đối với bạn mày, mày lại hèn, hèn lắm.” Chính cái chửi như tát nước vào mặt đó, là nguyên nhân đưa đến cái chết của bạn “tôi”.


      Ai hèn? câu hỏi không cần câu trả lời. Tàn cuộc chiến, “tôi” còn sống, bạn “tôi” đã gởi lại xác thân, đi vào miền miên viễn. “Tôi đã xúc phạm danh dự của anh. Và tôi biết anh đã chết vì tiếng chửi này. Tôi biết tôi phải ân hận suốt một đời.” “Tôi” là ai? Là thiếu úy Tân, là “Ba cận thị”, là Năm Râu — những nhân vật trong tác phẩm, hay là một người lính nào đó trong muôn vàn những người lính trong chiến tranh? Mà cần gì phải truy nguyên, cần gì phải tìm kiếm. Trong hàng ngũ nào mà chẳng có người anh hùng, kẻ hèn hạ, mà nhất là trong chiến tranh. Điều quan trọng là có thấy mình “hèn” hay không. Ở đây, cái “hèn” được nhìn nhận một cách trễ tràng, nhưng trễ vẫn hơn là… không bao giờ. Dù sao đi nữa cũng là lời kinh sám hối, lời thống khổ trong tận cùng tim can của người còn lại. Còn bao nhiêu người nữa chưa nhận biết được cái “hèn” của mình trước vong linh những chiến hữu đã ra đi? Chỉ có những người tham gia cuộc chiến vừa qua như Trần Hoài Thư và những người cùng thế hệ mới có câu trả lời. Viết được cái hùng đã khó. Làm bật được cái “hèn” còn khó gấp đôi.


      Là người lính, Trần Hoài Thư thấm được cái đau của chính ông, của đồng đội ông. Một cái đau khởi từ thịt da rồi dần dà ăn sâu vào tận xương tủy, thấm đến tâm can. Nỗi đau đó còn bị tác động mạnh bởi bao nhiêu kẻ buôn xương bán máu người lính. Họ là những kẻ đứng ngoài chiến tranh, hay nói cách khác họ chỉ là những kẻ chỉ biết “mượn áo lính để tiến thân, chưa bao giờ ra trận một ngày mà hùng hổ la gào.” (Ra biển gọi thầm, trang 77). Vì thế, làm gì họ biết đến cái đau của người lính. Có khi chỉ cần nghe tiếng súng thì són đái, ỉa trong quần. Chỉ một tiếng nổ thảng thốt là đã thấy chúng nằm rẹp xuống đất hay chạy ẩn sau bờ mương, bờ đất tự lúc nào. (Vết thương không rời, trang 106).


      Trần Hoài Thư viết về nổi đau của chính ông và của những bạn bè cùng thế hệ trong cuộc chiến với một trái tim rung động. Chính vì thế, chuyện của ông lôi cuốn. Người đọc cùng thế hệ của ông nhìn thấy đâu đó hình ảnh của chính mình. Ông đưa họ đi từ địa danh này đến địa danh khác, từ mặt trận này đến mặt trận kia. Chuyện của ông trải dài theo nổi khốc liệt của chiến tranh, của tàn phá, của đạn bom, của kinh hoàng, của khiếp sợ, của máu, của nước mắt.


      Còn hằng hà sa số những nổi đau của người lính, những mất mát của chiến tranh mà Trần Hoài Thư đã dùng ngòi bút đưa đến cái tận cùng bằng một lối viết hết sức giản dị nhưng rất lôi cuốn. Đây là sự thành công của ông.


      Chiến tranh đã qua đi. Tàn cuộc chiến, người lính còn lại được gì?


      Sau cuộc chiến, người lính mang nổi đau của kẻ có Tổ quốc nhưng không có quê hương, có đồng bào nhưng lại thiếu tình thương. Họ mang thương tích đầy người. Họ bị xã hội ruồng bỏ. Hoàn cảnh của họ là hoàn cảnh bi đát, ngõ họ đi về gần như là ngõ cụt, bước đến của họ là bước đường cùng. Bàng bạc trong truyện của ông là những cảnh rất tang thương này.


      Là người lính bại trận, trở thành kẻ điên trong nhà tù, sống trong cảnh thối tha mà những người bạn tù không thể chịu nổi. Chỉ cần vài nét, ông làm người đọc có cảm tưởng như mình đang sống trong không khí đó, cái không khí nồng nặc, nhờm tởm đến ghê sợ.


      Bây giờ các người tù binh trong phòng đã trốn chạy ra khỏi khu nhà tôn. Họ bịt mũi, bịt miệng. Họ nhổ hoài nước miếng. Lưỡi họ lợm. (Người và Quỉ, trang 64).


      Sau những đắng cay, tủi nhục, sau những năm tháng đọa đày, cuối cùng, họ cũng trở về. Ngày trở về. Ôi, cái ngày trở về từ những ngục tù đen tối, xác thân họ rách nát một, tâm hồn họ sưng tấy lên đến mười. Họ phải bắt đầu từ đâu, và làm gì để sống? Đây, gia tài của họ sau cuộc chiến.Chiếc xe đạp. Thùng cà rem. Chiếc chuông đồng. Chiếc mủ rơm và chiếc áo lính cũ. (Người bán cà rem dạo, trang 34). Cái đau của họ là cái đau dội ngược từ trong tâm khảm len lỏi giữa các tế bào, rồi tóe tung từng mảng da thịt vì không thể là công dân của một nước, dù rằng nơi đó họ từng oe oe cất tiếng khóc chào đời. Tay chân họ không bị đạn bom cắt nát mà bị chế độ bẻ quặt trong tức tưởi. Họ là những kẻ phải ăn bám vào người thân dù chân tay còn lành lặn. Họ là những kẻ bất lực trước đời thường.


      Bên cạnh những người lính, đó đây, ông có nhắc đến cái tủi nhục, khổ đau của những người vợ lính — những người phụ nữ cùng thế hệ với ông — suốt đời hy sinh cho chồng cho con. Và cũng suốt đời hứng chịu những chia ly nghiệt ngã. Chồng họ đối diện với cái chết từng giây thì tim họ cũng quặn thắt từng phút. Đau đớn nhất là khi nghe tin chồng mình tử trận. Còn cái đau nào đau hơn cảnh “Chiều nay đi nhận xác chồng / Say đi để thấy mình không là mình.” Hình ảnh đó được ghi lại qua nỗi nhớ của một cậu bé tuy mới lên sáu nhưng cũng rất rõ nét.


      “Mẹ hét lên rồi ngã nhào trên nền nhà. Cả nhà đỡ mẹ dậy. Bóp tay chân mẹ. Thoa dầu người mẹ. Một lát mẹ tỉnh dậy. Mẹ tiếp tục gào khóc. Mẹ nói mẹ đi tìm xác bố.” (Bãi chiến, trang 19).


      Còn biết bao phụ nữ chịu đựng chia ly trong chiến tranh. Và họ càng đau khổ sau chiến tranh. Đất nước thống nhất không có nghĩa rằng nhà nhà được xum họp, người người được yên vui. Tại sao? Dễ hiểu thôi, bởi “Ở đâu cũng là nhà tù. Và ai cũng chui vào địa ngục.” (Ra biển gọi thầm, trang 144). Vì thế, cái đau của người phụ nữ lớn lên trong thời chiến là cái đau triền miên. Sự chịu đựng của họ quả là quá lớn để gánh vác những oan khiên trùng điệp này.

      Ngày đầu tiên em ra ngoài Bắc, anh thấy em gầy guộc, mắt trũng và những đường nhăn trên tráng. Chiếc áo bà ba ngày nào bó thân em, nay như rộng thùng thình. Đôi dép ngày nào thấy bàn chân yếu mềm, nay thấy những gót chân dày dạn, khô nẽ. (Đà nẵng quê em, trang 219)


      Ngày em đi thăm nuôi anh, anh đã bắt gặp những sợi tóc trắng lẽ loi trên mái tóc mà ngày xưa như một dòng suối…. Nhưng bây giờ – không những em ở trong hàng ngũ bại trận mà còn có thêm một tên chồng vượt thoát – thì chắc chắn em phải đau khổ đến dường nào. (Những ngày ở đảo, trang 207)

      Bàng bạc trong Ra biển gọi thầm, ông có vẽ lại những cảnh đoạn trường này, nhưng hình ảnh chưa đủ đậm. Chữ nghĩa chưa lột tả hết cái đau của thể xác, cái ung mủ của tâm hồn, và vì thế chưa đẩy đến cái xót xa tận cùng của người phụ nữ sau cuộc chiến. Tại sao? Có rất nhiều câu trả lời. Qua lối viết của Trần Hoài Thư, lối viết người thật việc thật, người đọc có thể thấy được một trong những câu trả lời đó. Có thể Trần Hoài Thư chưa chứng kiến những nổi đau nghiệt ngã của họ như ông từng đối diện, từng dựa lưng nỗi chết trong chiến tranh. Hoặc nếu có, cũng chỉ là hình ảnh của một vài người thân quen. Và những hình ảnh này chưa đủ nóng đến độ tạo nên sự “gặm nhắm” tâm hồn ông hay nói cách khác, nó chưa tạo được một chất xúc tác mãnh liệt để giúp ông đẩy vào lòng người đọc những tang thương của thời cuộc, những rát buốt của con người.


      Lối viết này, đòi hỏi người viết phải có một vốn sống dồi dào, phải cảm nhận được cái rát của người khác cũng là cái rát cháy da cháy thịt của mình. Với Trần Hoài Thư, bốn năm sau chiến tranh, sống trên quê hương, là bốn năm tù đày. Sau thờ i gian tù đày không lâu, ông vượt biên. Vì thế cái đau của người phụ nữ cùng thế hệ mà ông “thấy”, ông “cảm” chỉ mới lưng lửng, nửa vời chứ chưa tràn trề, ngập ngụa, do đó chưa đủ để tạo nên một thứ vết thương không rời, một thứ ám ảnh không nguôi như ông đã từng trong chiến tranh. Do đó ông chưa gọt dũa đến cái cốt lõi của vấn đề. Nên, cảnh co ù phơi bày nhưng thiếu cái hồn cần thiết. Và cũng chính vì thế, ông chưa tạo được những hình ảnh nổi bật, hay đi xa hơn, ông chưa tạo được sự cân bằng trong lối viết này.


      Bên cạnh khói lửa, chết chóc, đau khổ của chiến tranh, Trần Hoài Thư còn viết về tình yêu. Đó là những mảnh tình vụn vỡ, đó là những chia lìa tan thương. Viết về tình yêu, ông rất tha thiết, ân tình. Rất nhiều đoạn văn ngọt ngào, xuôi chảy.

      Đôi khi, con người chỉ sống cho một thời và cũng chỉ chết cho một thời. Ai biết những trang giấy cứ tô hoài cho một giòng suối tóc. Ai biết, gót chân người nào, đẫm lên lối cuội, tà áo vạt trước vạt sau, mắt nhìn thẳng, tấm thân yểu điệu thon mềm thục nữ, để mình và Tân, Tân và mình. Ai biết con đường đã thấy bao nhiêu lá vàng, lá rụng cuống quít, lá đậu lại dưới gót chân người. (Người về Trăm năm, trang 11)


      Tôi đang mềm yếu để nghĩ dến một nụ hôn, một lần gục đầu, một lần cắn bầm da thịt. Tại sao gặp mặt rồi lại chia tay? Tại sao gót chân ai một hôm nào đạp lên khu vườn già nua cũ mục? (Bên này dòng Hudson, trang 30)


      Chao ơi, lòng tôi cứa đau, đau đến khùng điên như một vầng trăng tưới xuống quả địa cầu những cơn mưa máu. Con tim tôi nức nở cùng một mảnh trời không đủ màu xanh. Tôi ứa mắt nhìn những người con gái biết nổi buồn rất sớm. Những sợi tóc mai kia không có tôi chim ngưỡng làm sao em cảm nhận tuổi ngọc tuổi hồng. (Cánh bướm của mùa luân lạc, trang 193)

      Những đoạn văn trên là những đoạn văn đẹp.


      Một nét riêng của ông trong Ra Biển gọi Thầm là đã đưa rất nhiều thơ vào truyện. Trong dòng văn chương ở hải ngoại, có hai nhà văn đã làm điều này. Đó là Kiệt Tấn, người được độc giả biết nhiều qua tác phẩm Nụ cười tre trúc, Em điên xỏa tóc, và nhà văn Trần Hoài Thư. Kiệt Tấn đi tiên phong trong lối viết này nhưng lại trích dẫn quá nhiều thơ của nhiều tác giả, nên cốt truyện của ông đôi lúc bị loãng. Trái lại, Trần Hoài Thư dùng nhiều thơ của chính ông, trừ truyện ngắn cuối cùng, điều này sẽ được nhắc đến phần sau. Trong hầu hết các truyện ngắn, ông dùng thơ để nói lên điều ông muốn nói, để diễn đạt đủ cái ông cần diễn đạt. Cho dù đôi khi hình ảnh hay ngôn từ chưa đủ sắc cạnh nhưng được đặt đúng chỗ, đúng lúc làm thư g iản tâm hồn người đọc khi cùng tác giả bước vào những thực tế nóng bỏng của chiến tranh. Tôi xin đơn cử vài đoạn thơ ngắn sau đây.

      Một buổi quân dừng qua xóm nhỏ

      Mẹ run run mời một bát canh đầy

      Bát canh hẹ cho ngọt ngào gạo đỏ

      Con chan vào từng muỗng nhỏ mà say

      (Vết thương không rời, trang 115)


      Dù ngại một lần rồi sẽ ngã.

      Ta dắt đàn con nhỏ chắt chiu.

      Về thăm gò mã, thăm kênh rạch.

      Thăm những oan hồn đang hẩm hiu.

      (Nhật ký hành quân, trang 132)

      hay

      Ngày cuối anh tìm nơi quán nhớ.

      Ngồi thật lâu và thật lặng yên.

      Cô hàng ơi thành này mấy cửa.

      Có cửa nào cất giữ con tim?

      (Tháng bảy mưa ngâu, trang 181).

      Và còn rất nhiều những khổ thơ ngắn như vậy đó, đây trong truyện của ông. Vì thế, khi viết về chiến tranh, viết về người lính, viết về những mối tình chớm nở, vội tan trong thời chiến, truyện của Trần Hoài Thư khó mà lẫn lộn với những nhà văn khác.


      Bên cạnh những điểm mạnh, người đọc thấy có đôi chỗ chưa đạt, hay nói rõ hơn là chưa cân xứng trong lối viết của ông khi sử dụng thi ca trong vác truyện ngắn. Vì thể đã làm mờ đi phần nào cái sắc xảo mà ông đã tạo được cho mình trong suốt tác phẩm. Có thể đơn cử bằng truyện ngắn cuối cùng. Trong truyện này ông đi lại nguyên bài thơ của một tác giả khác. Đây là con dao hai lưỡi trong nghệ thuật. Bởi nghệ thuật có qui luật riêng của nghệ thuật. Qui luật của nó là sáng tạo, sáng tạo và luôn luôn sáng tạo. Tác giả là người tìm tòi cái mới để hiến dâng cho độc giả. Nghĩa là cái trước chỉ là điểm tựa để đi đến cái sau, và cái sau lại là điểm khởi hành để đi đến cái sau nữa. Nghệ thuật không chấp nhận sự dừng lại, bởi dừng lại đồng nghĩa với thụt lùi, hay xa hơn là đi vào con đường dẫy chết. Do đó nghệ thuật đòi hỏi phải mới mẻ. Vậy mà Trần Hoài Thư để lọt chi tiết này vào truyện cuối cùng. Điều này chẳng khác nào ông vô tình cho độc giả thấy ông đang cắt một phần của bứt tranh cũ, mà ông ưng ý, rồi dán lên một bức tranh mới. Trong khi đó, bức tranh mới, Ra Biển Gọi Thầm, không cần một phần bức tranh cũ vẫn đẹp, nếu không muốn nói là đẹp hơn. Lổ hổng do chính tác giả tạo ra lại nằm ngay vào truyện cuối cùng, trang cuối cùng, trước khi gấp sách, làm cho người đọc có cảm tưởng là ông bị… hụt hơi. Điều này, theo tôi, đã làm cho bản văn có phần giảm đi giá trị của nó. Tuy nhiên, cũng chính điểm này, người đọc thấy ở Trần Hoài Thư một điều rằng: ông không hề kềm hãm, cân nhắc, mà ngược lại cứ thân tình dàn trải mọi rung động dưới ngòi bút của mình.


      Tóm lại, trong những truyện ngắn viết về những cảnh tượng trong cuộc chiến, Trần Hoài Thư đã thành công với lối viết gẫy gọn, trần trụi và sắc cạnh. Rất nhiều người đã viết theo lối nầy nhưng rất ít người thành công. Tuy vậy, khi viết về người và việc sau cuộc chiến, hay hậu quả của cuộc chiến, tuy lời văn có thiết tha nhưng chữ nghĩa thiếu cái gân guốc cần thiết, do đó chưa mổ xẻ đế n cái tận cùng của mất mát, đớn đau, hay cái nghiệt ngã trùng trùng mà những người phụ nữ cùng thời phải gánh chịu. Đôi chỗ, người đọc thấy ông như bị…đuối! Trần Hoài Thư bị khựng lại, bị hụt hơi? Với sức sáng tác sung mãn như hiện nay của ông, tôi không nghĩ vậy. Tuy nhiên bản văn đã cho thấy điều đó, trong một vài chỗ. Vậy câu trả lời là gì? Tôi chưa có câu trả lời. Tôi tiếc cho ông. Tôi tìm kiếm, tôi xục xạo đó đây mong tìm ra một lời giải đáp thỏa đáng. Nhưng làm sao người đọc có thể tìm ra được ngọn nguồn. Chỉ có tác giả mới có câu trả lời bởi họ là người tạo ra tác phẩm bằng lối đi riêng của mình bởi chữ nghĩa, bởi văn phong. Lời tâm sự của ông có thể giải thích một phần nhỏ nào cho vấn đề. “Mỗi lần đặt bút lên là lòng tôi lại quặn đau. Tôi không dám kể hết những gì mà chiến tranh đã gây nên. Tôi không thể không quằn quại khi khui lại, mở lại những sợi gân đã buộc chặc vết thương.” (Đối thoại với một nhà văn trong hàng ngũ thắng trận, trang nhà của Trần Hoài Thư tại Saigonline.com)


      Ngắn gọn, qua tập truyện ngắn Ra Biển Gọi Thầm, người đọc sẽ thất vọng nếu chỉ chủ tâm đi tìm những từ ngữ mới mẽ, những tiếng lấp láy lạ lẫm, hay lối dựng truyện lắt léo, cầu kỳ. Tuy nhiên người đọc hiểu được tấm lòng của ông đối với đất nước, với thời cuộc, với bạn hữu, với văn chương, và nhất là muốn gởi cho thế hệ sau những sự thật của chiến tranh, chứ không phải những dựng đứng, những tô hồng, những bôi đen bởi chủ nghĩa, bởi lãnh tụ. Người đọc thấy được trái tim mẫn cảm với người, với đời của ông xuyên suốt tác phẩm.


      Hơn hai mươi năm đã đi qua, vết thương thể xác đã khép miệng nhưng vết thương của tâm hồn biết đến bao giờ mới lành lặn. Mà dù cho vết thương có lành thì muôn đời chỗ cắt vẫn còn đau. Niềm đau của ông cũng là niềm đau của cả một thế hệ lớn lên trong thời buổi ngặt nghèo của đất nước.


      Lê Tạo

      tranhoaithux.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến Lê Tạo Nhận định

    3. Link (Tran Hoai Thu) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)

      Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)

      Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)

      Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)

      Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)

      Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)

      Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)

      Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)

      Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)

      Nghiệp Hành (Nguyên Minh)

      Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)

      Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)

      Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)

      Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)

      Trần Hoài Thư (Học Xá)

      Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)

      Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)

      Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)

      Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)

      - Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)

      - Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)

      - Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I,   II

        (Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)

      - Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)

      - Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)

      - Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      - Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)

      - Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)

      - Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)

      - Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)

      - Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)

      - Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)

      - Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)

      - Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo

      - Facebook Tranhoaithu

      - Facebook Hoài Thư Trần

       

      Tác phẩm của Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)

      Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết

      (Trần Hoài Thư)

      Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)

      - Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,

      - Nhà Văn Trẻ Ấy Bị Thương,

      - Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,

      - Trần Phong Giao và những người viết trẻ,

      - Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,

      - Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)

       

      - Gò Bồi Bên Kia Sông,

      - Ra Biển Gọi Thầm,

      - Thủ Đức Gọi Ta Về,

      - Thám Báo,

      - Ngày cuối cùng của một cổ trắng

       

      Thư Quán Bản Thảo

      Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.

      Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.

      Email: tranhoaithu@verizon.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)