|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Trần Hoài Thư
... "Chưa lúc nào như lúc này, ông Nguyễn lại phải chạm trán vào một mặt trận mà chỉ có mỗi một mình ông là một tên lính cô đơn. Cái mặt trận không có súng nổ, đạn bay, không người chết, kẻ bị thương, anh trở về với đôi nạn gỗ, lá cờ phủ trên quan tài. Mà trái lại, nó là những gì ông viết trên computer, những gì ông suy nghĩ, những cuộc thảo luận triền miên giữa ông và một người có thẩm quyền của công ty đề tìm ra lời giải hầu biến thành khí giới giải quyết chiến trường giúp cho chủ thắng và thợ thua ..." trang 91, trong: Trận Chiến Buồn Bã.
Một đêm khó ngủ, cơn mưa đang tơi rả rích bên ngoài. Một nỗi buồn từ đâu kẻo đến. Những cuốn sách của bạn bè gởi đến tặng, đọc lại để tìm giấc ngủ. Tôi đọc HTCMCT của Trần Hoài Thư để tìm lại những ngày tháng đã qua. Mặt trận không có súng nổ, đạn bay. Này, bạn ơi. Phải chi ngày xưa bọn mình tìm được cái mặt trận ấy để được yên thân. Khó quá, phải không! Hơn mười năm có đêm nào được yên đâu trong cái "mặt trận" mà bọn mình tham dự. Mưa vẫn rơi, vẫn rơi. Sao đêm nay nghe thấy cái gì đó buồn buồn. Tôi lại nghĩ vớ vẫn: mưa buồn cho ai, mưa vui cho ai. Chắc chắn là buồn cho những người nghèo đang lao động, mất một ngày công. Và, vui cho những ông chủ đang ở trong những ngôi nhà cao cửa rộng, có kẻ hầu người hạ. Có rượu Whisky và gái ( ở VN)...và, có nhiều suy nghĩ để làm giàu thêm trên mồ hôi xương máu của người lao động. Và, với Hành Trình Của Một Cổ Trắng của anh gởi đến đã giúp tôi trong đêm mưa khó ngủ này. Tại sao: chủ thắng và thợ thua?
Đoạn văn trên, trong trang 91, ắt phải đủ để tôi đọc tiếp và ... viết về nhân vật Nguyễn. Có phải đây là nhân vật chính "đại diện" cho tác giả; và qua đó, ta nghe tác giả vừa tâm sự, vừa gióng lên tiếng chuông cảnh báo để chế tôi, cho độc giả đã đọc tác phẩm này - dù với một tỷ lệ nhỏ - để thấy việc làm của cái gọi là: Cổ Trắng.
Đọc xong, tôi thấy. Buồn ư? Vâng, buồn nhiều lắm. Vui ư? Chắc là không vui. Tuy nhiên cũng có một thoáng một chút vui cho những người làm công cho chủ - dù trí thức hay lao động chân tay - khi anh viết: "Đầu năm, thêm một nhân viên mới nữa được tuyển. Như vậy tình trạng tài chánh của hãng chắc phải khả quan lắm và mọi người hy vọng trong tương lai sẽ không còn bị ám ảnh bởi cái búa layoff hay giảm người như họ đã từng nghe từ những tin đồn đại..." (Cuối đường, trang 33)
Đấy! Tâm trạng của một người "có bằng cấp - chất xám" mà còn như vậy. Còn tôi, những người lao động bằng chân tay, lãnh lương công nhật thì cũng không thoát ra ngoài cái ý nghĩ "thê thảm" ấy. Cứ "hy vọng" rồi lại "mất hy vọng". Cứ lo sợ cái job của mình... đội nón ra đi lúc nào không biết. Đó là mặt trận đời sống của Nguyễn, và cũng của tôi nữa. Bán trí não hay bán mồ hôi cũng đều có một mẫu số chung là: sợ mất job.
Trở về, quay lại quá khứ một chút vì đoạn văn ở trang 91 với những con chữ. Nào là: người lính cô đơn. Mặt trận không có súng nổ, đạn bay. Không người chết, kẻ bị thương... Như vậy, trước đó, trong những năm còn trong quân ngũ, ông Nguyễn chiến đấu và không thấy ... cô đơn; vì bên cạnh còn có đồng đội. Dù biết rằng mặt trận ngày xưa có súng nổ thật, có đạn bay thật, có người chết thật, có kẻ bị thương thật. Như trong bài thơ "eo chết" mà tôi đã đọc trong tập thơ của anh:
Địch cho trung đội qua eo chết.
Hai bên sườn đại liên đan nhau
Nổ. Nổ dòn. Đất đá kêu đau.
Sủi bọt,
Khói bốc lên,
Bốn bề dội vào vách xám.
...
Cao điểm chiếm rồi
Vui mừng quá độ
Mà sao, người truyền tin rơi lệ
Báo cáo trong tiếng mất tiếng còn
Về những thằng
bị kiến cắn ngủ yên.
(trang 307-308. Ô Cửa)
Những dòng thơ ngắn trên diễn tả thật cho những ai mang màu áo lính - phải là lính ở ngoài mặt trận - năm nào. Vậy đó, thế mà có gì cũng còn an ủi nhau trong mọi tình huống, còn giúp nhau trong tình huynh đệ. Còn bây giờ thì sao? Một đoạn văn khác, trong Trận Chiến Buồn Bã, trang 94, anh viết: "... Bây giờ thì khác. Một người của số tuổi sắp về chiều chiến đấu. Chiến đấu cho ai, vì ai. Một trăm phần trăm là cho chủ. Bởi vì ông lãnh lương của chủ, hưởng bổng lộc của chủ, thuốc men, nằm bịnh hiện cũng từ chủ..." Rõ ràng cuộc chiến đấu sau này của Nguyễn - nhân vật trong truyện - phải lệ thuộc vào chủ: bổng lộc. Còn cuộc chiến khi xưa ở quê nhà thì sao? Khi ông Nguyễn, và tôi, và tuổi trẻ VN tham dự. Nghĩ cho cùng mẫu số cũng giống nhau giữa hai ông tư bản "xanh và đỏ" đã gây nên cuộc chiến tương tàn Bắc Nam, với những danh xưng tùy theo mỗi bên gọi. Để rồi cuối cùng ông Nguyễn, tôi và những bạn bè của tôi đành phải trả một cái giá rất đắt cho bản thân mình là: phải gánh chịu bao hậu quả cho bản thân còn lại trong kiếp sống này.
Lạ, một tập truyện chỉ vỏn vẹn có 137 trang. Đã lôi cuốn tôi đọc cho hết trong đêm mưa và khó ngủ.
Theo tôi, đây là một tập truyện mà tác giả viết với cái nhìn của nhà điện toán. Nếu anh viết trên phương diện của một nhà điện toán chuyên nghiệp, với những con chữ chuyên môn trong ngành tin học thì tập truyện sẽ trở nên buồn chán, khô khan. Không hấp dẫn người đọc. Mà còn ngược lại những câu viết trên. Và, khi vào truyện, chẳng thấy tác giả ghi rõ mục lục, như những tập truyện khác của anh. Mà, chỉ tạo nên những "tiêu đề" để cho người đọc dễ phân định được: thế nào là lúc "bắt đầu" cuộc đời của một "cổ trắng".
Phải nhìn nhận như thế. Do đó với Hành Trình Của Một Cổ Trắng, với lối hành văn của một người viết văn. Tác giả tạo cho tập truyện trở nên "nhẹ nhàng" dù cho với những con chữ " chuyên môn" trong ngành, như: ngôn ngữ C, hay COBOL, C++, JAVA, UNIX, SAP, WEB, SHELL, IMS, rồi CICS, ISAM, rồi Easytrieve, rồi lại ABAP/4... Hình như trong suốt những trang, những chữ chuyên môn này đều xuất hiện, nhưng mỗi vẻ mỗi khác. Như tôi nói lúc đầu. Là không khô cứng với những tế bào - con chữ, kỷ thuật, chuyên môn - đã được hình thành nên tập truyện. Mà, ngược lại rất dễ lôi cuốn người đọc.
Và, cũng vì khác với những tập truyện trước đây cho nên anh không ghi "mục lục". Có phải thế không THT? Có lẽ, là để cho độc giả phải đọc liên tục. Không thể đọc truyện này trước truyện kia sau được. Một lối viết mới chăng? Tôi không nghĩ như thế. Khi anh chọn cho cái tên: Hành Trình... có nghĩa là độc giả phải đọc theo thứ tự từ điểm "xuất phát" cho đến điểm cuối cùng. Hay, chính anh, "phải hay đã" dẫn dắt độc giả đi từ trang đầu đến trang cuối mới thấy rõ cái "mục đích" mà tác giả muốn gióng lên tiếng nói của một người lính "đơn độc" trong "cái job mới" của người lính cũ miền Nam nơi xứ người. Như vậy, theo tôi, Hành Trình Của Một Cổ Trắng không phải là một tập truyện ngắn mà là một quần thể các truyện viết theo lối liên hoàn từ điểm khởi đầu cho đến khi chấm dứt: Hành Trình ...
Trước đây tôi không nghĩ đến những cái job trong hãng tôi - một hãng lớn, có khoảng trên dưới 300 cửa hàng, có mặt trên 14 tiểu bang, mà bản doanh đặt tại thành phố tôi đang ở - khi có hội họp - tôi đọc trên giấy mời họp. Tôi thấy có tên: Department IT. Tôi chẳng hiểu IT là gì; Về sau, bản thân tôi là một người công nhân tầm thường - cu li- cho nên chẳng cần để ý chi ba cái từ ngữ viết tắt ấy làm gì cho mệt trí. Kệ nó. Nhưng hôm nay thì tôi mới biết IT là tên viết tắt của (Information Technology). Tên viết tắt của những người làm công việc trong ngành điện toán hay tin học. Mà xã hội Mỹ phong cho họ một cái tên: đối với tôi nghe thật lạ lẫm: Cổ Trắng (white collar). Hèn chi, khi chúng tôi đi ngang qua những "phòng làm việc này" được ngăn chia gọn ghẽ, thứ tự và sạch sẽ rất im ắng, chỉ nghe tiếng gõ những con chữ trên bàn phiếm. Và, ngay như những người Mỹ cu li làm chung với tôi cũng không dám đi mạnh trên nền nhà. Mới biết IT là như thế đó!
Nhưng IT hay là gì đi nữa, mặc kệ nó. Vì không phải là job của tôi. Job của tôi dưới phân xưởng phải ăn tục nói phét, phải cười, phải giỡn và mùa hè nóng ơi là nóng... Nhưng, ở đây, cái mà hôm nay tôi muốn nói đến là tập truyện này: Hành Trình Của Một Cổ Trắng của một tác giả mà một thời cũng là bạn tôi. Bạn trong quân ngũ. Hay nói khác hơn: đồng đội cũ.
Đồng đội cũ của tôi viết gì? Ta hãy nghe một đoạn văn trong trang 17. Cõi Đời Ân Lượng. Anh viết :... "Rõ ràng ông đang chiến đấu và tự chiến đấu trong nỗi cô đơn đầy buồn bã. Bốn mươi hai tuổi. Đã quá nữa đời người. Đã chết lên chết xuống bao nhiêu lần trên chiến trường. Đã ngỡ như nhắm mắt buông tay trong trại khổ sai. Đã ngỡ như nằm trong lòng biển sâu. Bốn mươi hai. Ông đã sống còn đây, để có thể dừng mà nhìn lại cuộc đời của mình. Nhưng bây giờ, ông lại bắt đầu bằng tất cả, khởi đi từ một số zéro. Người ta đang phán xét ông. Khả năng ông đang được đo lường đánh giá. Tiếng Mỹ, tiếng Anh cha ông đang bị thử dò. Ngày xưa, ông ngạo mạng. Thì bây giờ, trái lại ông đang luống cuống đến tội tình..."
Hay: ..."Buổi sáng hôm ấy , bà Kathy ngồi đối diện với ông trong căn phòng đóng kín cửa. Bà nhìn tờ resumé, hỏi gia cảnh.
Ông trả lời ông có một vợ một con. Vượt biển qua Mỹ năm 1980. Vừa làm vừa học.
"Ông làm gì"
"Vệ sinh phòng ốc. Janitor. Mỗi ngày làm 4 tiếng. Từ 6PM đến 10PM. Phụ trách hai tầng ngôi lầu. Chùi bàn chùi ghế, vệ sinh cầu tiêu nam nữ, đổ rác, hút bụi..."
Bà Kathy chăm chú viết trên tờ giấy.
"Ông đến từ Việt Nam" Bà hỏi.
"Thưa bà, phải"
"Ông làm nghề gì ở Việt Nam?"
"Đi dạy học rồi bị động viên vào quân đội miền Nam VN. Trung đội trưởng bộ binh. Bị thương trận ba lần. Sau năm 1975, vào trại cải tạo 4 năm... sau khi ra tù, làm nghề bán cà rem dạo..." trang 6 cũng trong: Cõi Đời Ân Lượng.
Đấy! Người lính cũ miền Nam sau ngày tan hàng, bạn bè đồng đội tan tác. Bản thân phải chịu bao điều khổ lụy cho mình mà còn hệ lụy đến cả vợ và con. Để rồi, vượt biển tìm cuộc sống mới nơi xứ người. Làm gì ở nơi chốn mới? Khi mà, ta hãy đọc tiếp anh viết cũng trong Cõi Đời Ân Lượng: (Có lẽ ở CĐÂL là một lần để tác giả tỏ rõ tấm lòng của một người lính cũ biết ơn với những gì đã cưu mang anh)
..."Phải. Ông xem đây là bài học. Khi đứa con nít ra đời, nó chỉ khóc vài ba tiếng, và sau đó, xã hội dậy dỗ. Ông đã được dậy dỗ, nhưng từ một quê hương khác. Bây giờ qua xứ người, ông phải bắt đầu từ con số không. Ông phải học tất cả. Tiếng người. Công việc người. Truyền thống người. Xã hội người. Phong tục người. Và giờ đây, ông đang học một bài học giá trị qua thực tế..." trang 7: CĐÂL.
Thực tế? Vâng. Đúng vậy. Phải học thực tế mới hoà nhập được vào cuộc sống nơi xứ người. Phải học lại tất cả. Học đủ 24 chữ cái (ESL), như ngày nào anh mới cắp sách đến trường trong dù hôm nay tuổi đời gần hết nửa. Học thực tế: khi mà lưới đã cứng, đầu óc cứ còn nghĩ đến nỗi ám ảnh: sẽ làm gì đây sau những ngày còn lại trong cuộc sống của đời người. Bỏ cuộc ư? Bỏ mặc cho đời đưa đẩy. Cứ tới tháng ngửa tay nhận lấy chút ít tiền còm của xã hội "bố thí" chăng???
Không. Người lính cũ miền Nam phải vươn lên; ví như một đóa sen. Vâng. Như một đóa sen vươn lên từ một lớp bùn (hạ tầng của xã hội) vượt qua khỏi lớp nước trong đầm để vươn lên thở không khí, và nở hoa thơm ngát cho đời. Sen đã là như thế, thì người lính cũ miền Nam ít ra cũng phải "gần như thế", cho dù lưỡi đã cứng khi phải phát âm, uốn nắn cho đúng âm giọng của từ ngữ nước người. Và, người lính cũ ấy, đã thành công.
Đến Mỹ năm 1980. Năm đó, tôi còn trong trại cải tạo. Còn mò mẫm từng bước chân mệt mỏi ra lao động. Năm đó, tôi chẳng có ý nghĩ gì cho một ngày trở về nhìn lại vợ con. Mặc xác cái thân Tứ Đại này. Tới đâu từ từ. Hành hạ ư? Cũng mặc. Đói khác ư? Đã đành. Chỉ có một ý nghĩ là giữ cho thân tự tại trong cuộc sống... Nào ngờ đến năm 2003 đọc Hành Trình Của Một Cổ Trắng, tôi thấy anh với những ngày đầu:.... Ông Nguyễn ngủ không được. Niềm vui chưa hết thì nổi lo lại bắt đầu. Hồi chiều, vợ ông phải tìm người quen mượn đở $50 cho ông làm lộ phí. Ông không có xe nên ông phải nhờ một người bạn trẻ chở giùm. Từ chỗ ông đến địa điểm phỏng vấn ít nhất phải hai tiếng đồng hồ...
Rồi nữa, ta đọc thêm:
... Vợ ông đề nghị ra tiệm mua một bộ đồ.
"phải có một bộ đồ đàng hoàng. Trước sau gì mình cũng mua".
Nàng bảo. Nàng nghĩ làm như chiếc áo sẽ làm tăng xác suất của sự thành công. Tất cả số tiền dành dụm nàng vét hết. Rồi thì giầy da, rồi thì cà vạt.
Ông soi gương, thấy mình khác nào chú rễ mới.
Ông đã thay đổi lốt dạng. Ông đang đóng kịch. Ông đang chuẩn bị hóa trang để bước vào một thế giới khác.
Không còn quần bao cát.
Không còn áo vá,
Không còn đi chân không.
Không còn đêm đêm rảo từ phòng này sang phòng khác để lau chùi hút bụi, lau ống điện thoại, dọn nhà cầu nam nữ, đổ giấy đi cầu, băng vệ sinh phụ nữ...
Vợ ông hít hà, trầm trồ.
Tội nghiệp người vợ đáng thương.
Rồi anh sẽ quan trạng về làng, võng anh đi trước võng nàng theo sau. Trang 12: CĐÂL.
Những giòng chữ trên, anh viết để gây nên một ấn tượng dễ làm "nhạy cảm" cho độc giả chăng? Không. Tôi hiểu anh từ lâu. Những gì anh viết là có thật trong đời. Chính anh qua nhân vật Nguyễn mà trong Hành Trình... anh đã dựng - hay ngược lại-. Nhân vật trong truyện đã phản ánh thật trong anh. Một tấm gương soi của người lính cũ phải vươn lên từ một chỗ nào đó trên xứ người. Và, chính anh cũng đã nói ngày ấy nơi trang đầu của tập truyện: ...
"Lúc ấy, thời thịnh trị, dân điện toán được hưởng an lạc thái bình. Cuộc đời của họ chỉ quanh quẩn với một ngày 8 tiếng, với những dự án, những chương trình (program) qua những ngôn ngữ như Cobol, Pascal, C và những hệ thống điện toán với cở hoạt động trung bình như Unix hoặc lớn hơn như VM, MVS chạy trên mainframe...>
Và:
Lúc ấy nghề nghiệp như programmer, hay database administrator hay system analyst được xem là nghề nóng hổi, ăn khách, lương hậu...
Để rồi:
Mở một tờ báo, thấy mục cần dân điện toán dầy đặc ê hề. Nhất là tờ báo phát hành vào ngày chủ nhật. Nhìn đến chớp mắt... trang 5: CDÂL.
Và, cuộc đời của Nguyễn bắt đầu đi lên từ đó. Nhưng... sau đó, ta nghe anh tâm sự:
... "Từ những ngày huy hoàng đến những ngày ảm đạm của giới IT (Information Technology). Từ việc binh đoàn Ấn Độ chiếm ngự đến việc chuyển công việc "cổ trắng" qua các xứ ngoài Mỹ... Những vui buồn tủi hận, không phải riêng của một người gốc VN, mà còn chung cho những người đã vắt trí não của mình, để cuối cùng nhận phần thưởng là sự ra đi âm thầm, không kèn không trống. Đây là tiếng kêu trầm thống của một tầng lớp xã hội...
Đọc đoạn văn trên (trang bìa sau) có trái nghịch với trang 5 khi mà: lúc ấy nghề nghiệp như programmer... được xem là nghề nóng hổi, ăn khách, lương hậu... và vui buồn tủi hận, không phải chỉ dành riêng một người gốc VN như anh, mà còn chung cho những người đã vắt trí não của mình...
Tại sao lại phải "vui buồn tủi hận". Tại sao lại phải "không chỉ riêng cho người gốc VN". Tại sao lại phải "ra đi không kèn không trống". Những chữ tại sao ấy nó cứ "ám ảnh" tôi, sau khi đọc xong những dòng chữ ngắn mà anh đã đưa vào trang cuối của bìa tập truyện "Hành Trình của Cổ Trắng". Tôi đọc. Và những con chữ tại sao ấy, đã một lần. Và chỉ một lần thôi, tôi, anh và còn nhiều người khác nữa phải ra đi trong nỗi buồn tủi hận sau tháng 4 năm 1975. Ông Nguyễn, hay tác giả, hay những người bạn tôi một thời chiến đấu với nhau cũng đã ra đi và nuốt hận sau khi ông chủ "tư bản xanh" chơi trò bom đạn, thấy quê hương tôi không còn gì nữa để chơi và xách cặp đến xứ khác mở một cuộc chơi mới. Tôi nghĩ, cũng vì lợi nhuận "vũ khí - chiến trường" thì rõ ràng tôi, ô Nguyễn và còn trăm ngàn người khác nữa cũng phải...ra đi vì những ông chủ tư bản đó. Mà oái ăm thay, sự ra đi của tôi phải trả một cái giá cũng đắt lắm. Gần tám năm trong tủi nhục đủ để suy nghĩ về những ông chủ tư bản này.
Cho nên khi đọc đến: từ việc binh đoàn Ấn Độ chiếm ngự đến việc chuyển công việc "cổ trắng" qua các xứ ngoài Mỹ... cũng vì hai chữ lợi nhuận.
Tuy nhiên, với 137 trang, Hành Trình Của Một Cổ Trắng đã cho tôi thấy được từ việc làm lúc đầu của một người lính cũ miền Nam -tác giả- khó khăn đủ mọi thứ khi mới đến định cư nơi xứ người cho đến sự thành đạt, vươn lên từ hai bàn tay trắng; mà tôi đã ví như một đóa sen tinh khiết. Để cuối cùng vì lợi nhuận mà những ông chủ nghiệp đoàn tư bản loại trừ chứ không phải ông Nguyễn "bỏ cuộc" chơi.
Qua tập truyện tôi thấy có bốn điểm nổi:
1. Tập truyện như một thông tin mới trong việc làm (job) của những người "cổ trắng" mà một thời được các hãng lớn "ưu ái" để rồi đến một lúc nào đó vì lợi nhuận của "tập đoàn tư bản" mà "sa thải" người làm không nương tay. Theo tôi, không vì sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 ở New York như ta tưởng.
2. Vì những mẫu truyện không dài làm mất thời giờ người đọc. Có những truyện thật ngắn khoảng 2 tờ (4 trang). Có truyện dài hơn một chút. Nhưng không có truyện nào quá dài làm người đọc dễ chán nản. Mỗi truyện, có thể gọi như thế, đều có một tiêu đề riêng, khởi đi từ con số zéro cho đến "được xem là cái nghề nóng hổi, ăn khách" rồi thì âm thầm đội nón ra đi...
3. Tác giả biết vận dụng những tình tiết, qua chính công việc làm của anh và - chính anh - một người Việt Nam "tị nạn" trên xứ người đã cố vươn lên để đạt lấy cho mình, cho gia đình mình một "chỗ đứng trong xã hội Mỹ ".
4. Những từ chuyên môn trong ngành tin học, mà anh đưa lên trong những mẫu truyện để người đọc hiểu thêm về những "ngữ từ chuyên môn" ấy trong ngành khoa học điện toán. Cái lý thú là người đọc không thấy chán nản mà còn thích thú, bởi tác giả "thận trọng" giải thích thêm những ngữ từ ấy ở trang sau của tập truyện.
Vâng. Thời buổi công nghiệp tin học chạy đua với thời gian không có thời giờ "rì rầm" tiểu thuyết dài hơi. Nhanh gọn trên xa lộ siêu tốc của ngành điện toán hôm nay, con người cũng bị ảnh hưởng theo trong việc làm. Email vừa viết xong, nhấn con chuột một cái trên vi tính bên trời Tây chỉ một sát na thôi, trời Đông nhận được. Thời buổi của khoa học "công nghiệp tin học "siêu tốc" đang lấn chiếm trong cuộc sống quanh ta và giúp cho con người hiểu biết nhiều hơn. Từ: môi sinh, văn hóa, khoa học, ăn mặc, và ngay cả chiến tranh... trên mạng.
Thật không ngờ, với anh hôm nay anh đã viết đến tập truyện thứ 16 sau tập truyện đầu tay của anh. Mà, trong 137 trang cũng đủ cho ta thấy: hỉ, nộ, ái, ố đều có trong đó.
Tôi nhớ, mới đó mà đã mấy mươi năm. Từ năm 1969, tập truyện đầu tay được in bởi cơ sở Ý Thức: Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang viết về chiến tranh, về thân phận con người trong cuộc chiến với những ngày phép ngắn ngủi về Nha Trang, gợi nhớ những kỷ niệm với vài người bạn thân, ví như những con "ngựa hoang" trên những ngọn đồi còn hằn lên dấu vết đạn bom. Và, sau tác phẩm đầu tay đó là những: Ngọn Cỏ Gió Lùa. Những Vì Sao Vĩnh Biệt. Một Nơi Nào Để Nhớ....Bốn tác phẩm trong nước trước 1975 bây giờ chỉ là những "dư âm ngày cũ"... Còn chăng là những lần gặp lại nhau, nhắc lại những kỷ niệm xưa (trong cũng như ngoài nước). Còn chăng là nhung giây phút "ngậm ngùi" khi một mình ngồi trầm ngâm nơi góc phòng trong thư viện Hoa Kỳ, để chính mình lật lại những trang báo cũ để nhìn lại mình và nhìn bạn bè qua những trang viết cũ bạc màu năm tháng, cũng như bạc màu mái tóc điểm sương trên đầu hôm nay.
Năm anh định cư ở Mỹ (1980) là những năm tôi đang trả "món nợ ?? - người ta gọi như thế" trong các trại cải tạo. Thế mà anh vẫn nhớ đến Nguyễn Sa Mạc và tôi trong cái truyện viết về: Nha Trang. Bây giờ, tôi đang ở đây. Đọc truyện của anh. Còn Nguyễn Sa Mạc ở đâu? Hồn muôn năm cũ, người ở đâu bây giờ, hỡi Nguyễn Sa Mạc!
Để rồi:
Rồi cuối cùng người cũng bỏ đi
Còn ta, một bóng quạnh hiu này
Như ngôi nhà gió nhìn ra biển
Không thấy người, mà bảo biệt ly
Người một nơi, và tôi một nơi
Bao năm xa cách người xa xôi
Tôi qua Nữu Ước trời mưa bụi
Uống cốc cà phê để nhớ người
(Khi Qua Nữu Ước - thơ THT)
Cái trăn trở trong Ra Biển Gọi Thầm mà anh viết về một quá khứ khi tới được bờ tự do, mười năm với một khoảng thời gian, không gian đã sống lại trong tiềm thức đủ để anh nghĩ đến thân phận mình nơi xứ người mà buồn nghĩ đến anh em bầu bạn cũ, nghĩ đến đồng đội cũ, nghĩ đến nơi chốn cũ.... mới ngày nào đó, nay đã tan tác. Và, anh hối hả viết, viết hăng say, viết không mệt mỏi như ngày nào còn ở Qui nhơn, Komtum, Pleiku, Ban Mê Thuột... hay dưới Vùng 4. Viết cái gì? Và nghĩ cái gì? Nó đã thể hiện hết trong những tác phẩm "vừa truyện, vừa thơ" mà anh đã phát hành.
Cổ trắng (white collar) là từ ngữ mà xã hội dành riêng để gọi cho những dân IT (Information Technology). Dù có đạt đến danh hiệu nào trong xã hội mới, ông Nguyễn với cái tuổi 40, tiếng Anh, tiếng Mỹ ông phải học lại, cho dù lưỡi ông chỉ quen với từ ngữ nơi bờ ao, rộc rau muống, hay từ một bụi tre làng, hay từ những tiếng kẻng nghe quen với ngọn đèn bão đưa qua đưa lại làm hiệu cho những chuyến xe lửa đêm nơi nhà ga nhỏ ở Đơn Dương... thuở mới lọt lòng, còn nằm nôi: cho nên: "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời"
Ta đọc tiếp:
..." Đâu có gì để phải kể lại cái bóng ông một trưa nào trong nhà thờ Mỹ trong khu, khi ông phải nương cậy vào Ơn Trên để ban cho ông có đủ nghị lực. Lần đầu tiên ông đến nhà thờ, dù ông chưa bao giờ thuộc ngay cả một lời kinh căn bản nhất. Ông nhắm mắt. Cầu gì. Con ông thơ ngây nói về tên giáo viên người Đại hàn tình dục bịnh hoạn phụ trách lớp ESL. Làm sao cho con ông được học một ngôi trường tốt hơn. Không ai hướng dẫn. Không ai chỉ bày. Không ai biết tiếng Anh, tiếng Mỹ lưu loát. Những người như thế đã không bao giờ ở nơi này. Cầu gì. Cho ông được một chút thông minh, để tiếp tục làm học trò già. Chiến tranh, tù tội, vượt biển, bao nhiêu ám ảnh, thảm kịch chất chồng đã cướp đi hết mớ kiến thức học vấn xa xưa rồi. Cho đôi mắt mờ yếu của ông được thấy rõ những giòng chữ thầy viết. Cho những lời giảng ông còn theo kịp, dù một đôi phần. Cầu ai bây giờ. Lấy ai an ủi, khuyến khích? Hay chỉ là những cơn mơ mà vợ ông thêu dệt. Mơ ngày. Mơ đêm. Mơ một ngày gia đình có một chiếc xe..." (trang 23)
Như thế đó. Khởi đầu cho cuộc sống mới. Ông (Nguyễn) cố học, cố vươn lên để thực hiện một giấc mơ cho gia đình, mà vợ ông mơ ngày, mơ đêm. Một giấc mơ tầm thường. Nhưng, muốn thực hiện giấc mơ đó, ông phải: làm bất cứ việc gì, chùi nhà, rửa chén bát, lau cầu tiêu, đổ giấy vệ sinh và băng cá nhân của phụ nữ, dọn dẹp văn phòng sau khi đám mỹ trắng, mỹ đen ra về.... tất cả đều là "job". Những cái "job" xa lạ với thời ông còn ở quê, bây giờ trở thành thân quen, gần gũi với ông trong cuộc sống để có ngày hôm nay, mà xã hội Mỹ gọi ông là: cổ trắng.
Nhưng cho dù là cổ trắng mà xã hội Mỹ đương đại đang gọi ông, thì bản chất của ông vẫn là người Việt, vẫn nhớ quê trên hết. Cho nên, xuyên suốt 137 trang, có đoạn anh viết về người đồng hương, tôi thấy ở nơi anh hiện lên rất rõ. Đó là "bản chất" của anh, mà ít nhiều tôi đã biết. Biết từ năm nào. Năm 1967.
... "Khi vừa bước ra khỏi thang máy, ông thấy cô. Ông thấy cô hiu hắt buồn so, đôi mắt cô đỏ hoe. Có tẽ cô đã khóc. Ông hoảng. Không biết cô ra sao. Ông đến bên cô hỏi: cháu có chuyện gì ? Cô ngước đôi mắt ràng lụa: cháu không có chuyện gì hết. Ông cầm lấy tay cô, xiết chặc. Ở đây chỉ có chú và cháu. Cháu cử nói đi. Có gì không. Cháu có cần chú giúp đở gì không? Cô bật khóc. Rồi cô mếu máo: con Madi nó làm nhục cháu. Cháu muốn nghỉ việc, chú ơi..." ( trang 73)
Đọc đoạn văn ngắn trên. Tương tự, tôi đã đọc một đoạn văn khác của anh, khi những người lính thám kích tấn công vào một ngôi làng - chiến trường VN là như thế đó. Đứa bé khoảng 12, 13 tuổi sợ hãi bỏ chạy. Khi có tiếng súng giữa hai bên đang nổ. Có thể bên này bắn lầm. Bên kia bắn lộn. Khi thằng bé trở về, anh đã cầm tay nó và nói: sao em dại quá, chạy như thế lính của anh bắn lầm làm sao? Nói mà nước mắt trào ra. Đó là chiến tranh trên quê tôi Còn bây giờ: Ông cũng hiểu được thế nào là nỗi cô đơn của một người bị hất hủi, bị tủi nhục giữa chợ người.Đó là những thử thách cay đắng nhất của một kẻ mất đất nước quê hương, tiếng nói..."
Vâng! với anh đã ít nhiều chai sạn trong cuộc chiến vừa qua, thế mà anh đã ràng rụa nước mắt khi thấy thằng bé quê vì sợ cuộc chiến mà chạy giữa hai lằn đạn. Còn bây giờ anh lại thấy đau một lần nữa trên quê người, khi mà anh nhìn thấy nỗi đau của cô bé "người đồng hương" với anh bị người - ngoại quốc - làm nhục. Quê hương. Tiếng nói. Và: tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời. Mẹ hiền ru những câu xa vời...
Có lẽ đoạn văn này để tôi kết thúc bài viết về một "Cổ Trắng" của anh. Mà, đã hơn 18 năm trong
nghề, hết làm cho AT&T lại qua IBM, những hãng lớn không hẳn ở trong nước Mỹ mà còn trải dài ra
khắp lục địa hôm nay. Có dẫn giải thêm cũng thế. Có buồn phiền thêm cho một người bạn cũng thế;
Vì: đã ra đi rồi. Có điều, đọc đoạn văn này, ta hiểu rõ thêm:
..."Có phải người cổ trắng là người cô thế nhất. Phải không? Không có nghiệp đoàn để cổ trắng chúng ta đoàn kết lại. Lực lượng thì đông, nhưng mỗi thân phận dường như chỉ biết lấy mình. Những năm đầu tiên như chưa có cuộc cách mạng về internet hay outsourcing có lẽ ngày tháng của họ được tô màu. Chủ hãnh diện. Khách hàng bằng lòng. Họ không làm việc theo giờ , không có overtime phụ trội, nhưng khi cần họ làm việc chết bỏ. Họ bị dựng đầu vào giữa đêm. Đôi khi họ phải ứng trực ngày cuối tuần. Và để bù lại, chủ vinh danh bằng cái bằng tuyên dương công trạng, và dĩ nhiên, lương sẽ được tăng, chức vụ sẽ được đề bạt. Họ mua nhà lớn, nhiều phòng. Con họ học trường tư hay trường công. Ôi đời sống quá đẹp. Tương lai quá huy hoàng. Để bù lại những năm thánh đau khổ nơi trường ốc hay những số tiền nợ mà họ đã vay từ nhà băng để trả học phí.
Họ không chuẩn bị một ngày đại bàng gãy cánh, đời là vô thường nay còn mai mất. Họ cứ đinh ninh việc làm của họ sẽ vững bền mãi mãi. Họ cứ nghĩ rằng hãng họ làm là hãng danh tiếng nhất nhì, chừng nào hãng vỡ nợ, họ mới ra đi. Dù không có nghiệp đoàn để bênh vực quyền lợi, nhưng họ cũng chẳng cần bận tâm. Hơn nữa, còn có mớ kinh nghiệm phòng thân, họ sẽ dễ dàng kiếm việc tương xứng.
Có phải không?
Họ lầm.
Hai chữ "họ lầm" tôi xếp tập truyện Hành Trình Của Một Cổ Trắng lại. Và, hình ảnh của người lính năm xưa, và của cả tôi nữa, dù qua đây, hai đứa làm mỗi phần việc có khác nhau: một bên bán trí não, một bên bán mồ hôi để kiếm sống. Thì hai chữ "họ lầm" đã đánh mạnh vào "tâm thức" tôi. Cũng vì hai chữ ấy: họ lầm. Hay trong đó có cả anh. Một nhân viên "Cổ Trắng" trong suốt 18 năm làm việc cho chủ. Để rồi: chủ thắng và thợ thua?!
Oái ăm thay. Từ trên một chiến trường thật sự cách đây 30 năm, chúng tôi thua vì "lầm", và hôm nay, sau ba mươi năm, người bạn tôi thua, cũng vì "họ lầm".
- Một Vài Ý Nghĩ Phạm Văn Nhàn Tạp bút
- Vùng Đồi Phạm Văn Nhàn Truyện ngắn
- Nguyễn Dương Quang, Đêm Ôm Đàn Uống Rượu Một Mình Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển của Cái Trọng Ty Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Về một tập thơ được tái bản sau 54 năm Phạm Văn Nhàn Giới thiệu
- Một Tập Thơ sau 54 năm tìm lại (Tiếng Thơ Miền Trung) Phạm Văn Nhàn Tạp bút
- Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Một chuyến đi (Trăm lần vui. Vạn lần buồn) Phạm Văn Nhàn Phóng sự
- Gặp anh Đặng Tiến và đi thăm Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Ký sự
- Chuyến Đi Về Quê Qua Những Chẳng Đường Với Bạn Bè Phạm Văn Nhàn Ký sự
• Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)
• Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)
• Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)
• Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)
• Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)
• Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)
• Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)
• Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)
• Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
• Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)
• Nghiệp Hành (Nguyên Minh)
• Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)
• Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)
• Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)
• Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)
• Trần Hoài Thư (Học Xá)
• Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)
• Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)
• Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)
• Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)
- Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)
- Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I, II
(Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)
- Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)
- Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
- Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)
- Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)
- Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)
- Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)
- Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)
- Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)
- Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)
• Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết
(Trần Hoài Thư)
• Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)
- Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,
- Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,
- Trần Phong Giao và những người viết trẻ,
- Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,
- Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)
- Thám Báo,
- Ngày cuối cùng của một cổ trắng
Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.
Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.
Email: tranhoaithu@verizon.net
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |