|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Mời các bạn đọc bài viết của tác giả Nguyễn Cẩn: TÂM THỨC HÓA GIẢI TRONG BÀI THƠ "TA VỀ" (Quán Văn 81, trang 72-82)
Kỷ niệm 2 năm ngày mất của thi sĩ TÔ THUỲ YÊN (21.5.2019-21.5.2021)
Thơ Tô Thùy Yên (TTY) là sự pha trộn giữa những hình ảnh cổ điển và những ý tưởng tân kỳ, đặc sắc. Những từ rất cũ dưới bàn tay tài hoa của ông trở thành những hình tượng mới đến bất ngờ. Bài thơ "Ta Về" là một ví dụ cho phong cách thơ TTY.
Chủ từ xưng TA, nói như nhà phê bình Tạo Ân:
“Đại danh từ ta trong bài thơ là cái tôi khách thể, đóng vai ngôi thứ ba (được/bị nói về); và người kể chuyện (đang nói) là cái tôi chủ thể, nói về cái tôi tổng thể. Còn một cái tôi nữa vô hình nhưng hữu thức (đang lắng nghe). Hiện tượng này loài người vẫn thường làm và gọi đó là tự thoại. Gọi mình là ta để khái quát cái tôi – gồm cả thể, tâm, thức. Dĩ nhiên độc thoại cũng là một thói quen khó bỏ của mười năm tù. Vì là độc thoại cho nên không có nhân vật thứ hai, chỉ có thân ta in bóng giữa đất trời trong nét cô quạnh, tang thương tận cùng.”
Nói vậy cũng không hẳn chính xác vì những nhà thơ trước đây vẫn dùng đại từ ta khi thay mặt cho chính mình, đối thoại với tha nhân, với trời đất, với hoàn cảnh xung quanh, ta nghe Nguyễn Bính trong Hành Phương Nam
Ta đi nhưng biết về đâu chứ
Đã dấy phong yên lộng bốn trời ..”
hay Thâm Tâm trong Tống Biệt Hành
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Hay Đinh Hùng
Hỡi Thành đô với linh hồn bách thảo
Còn nhớ ta chàng tuổi trẻ tóc bay
Thụy Khuê khoác cho TTY cụm từ “hành giả của cô đơn.” Trong bài Ta Về, sự cô tịch là bối cảnh chung, là bối cảnh chung cho thi nhân bày tỏ cảm xúc. Chỉ bốn câu đầu thôi đủ để nói lên sự cô đơn bao trùm không gian.
Ta về - một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay
Người chiến binh sau 10 năm giam cầm khi trở lại thấy ngỡ ngàng trước bao đổi thay thế sự. Từ hình tượng “thơ đề vạt áo“ đến nỗi đau “mềm phế phủ" khiến đá cũng ngậm ngùi. Tưởng chừng lòng người cũng cảm thán với nỗi đau bên ngoài. Vì khoảng thời gian trong tù ngục, dài tưởng chừng vô tận “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại“ Ta đã tưởng “thoái hóa” thành người vượn mất rồi vì thiếu giao tiếp, vì đối diện sự im lặng đáng sợ của thời gian, gặm mòn tất cả…
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hoá thân thành vượn cổ sơ
Đối diện hoang tàn, thi nhân không khỏi ngẩn ngơ trước những truông cùng phá, đất trời cũng câm như chính ta mười năm qua tưởng chừng khép lại cả thế giới sau lưng, “đời đóng váng thế giới gìà nua…”
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu...
Chúng ta nhớ đến Albert Camus , trong “Lưu đày và quê nhà“ Albert Camus không mong đợi để được trở về mà chỉ mong được về với như nhiên trong cái trống không vô cùng. Hiểu được thì đó là cuộc đời vô vị vô lai –Aware that life is futile. Và; rồi Camus cảm thấy ở chính ông là con người xa lạ nơi đây, con người cảm thấy như một kẻ ngoài hành tinh này (alien), Ly thân giữa con người và cuộc đời. Và trong một cảm thức sa mạc gió thổi, bụi bay hỏa mù là cả một thế giới hư ảo. Kẻ xa lạ hay lưu đày là con người ngu dốt (theo ý chúng tôi là con người phi lý thì đúng hơn. NC) absurd-man giữa vòng vây vũ trụ. Đó là nỗi đau của con người ngu dốt. Camus tuồng như nhận ra tinh thần hoài hương nhưng không thể thực thi được mà chỉ là giấc mơ của cái sự mất quê hương và không thể trở về nơi cố quốc…. Trái lại; Camus không phải là kẻ tha hương quá nhiều như một thi nhân sầu muộn; trong cảm thức Huyền Thoại của Sisyphus là một bài ai điếu cho niềm tin –In other words; he is not a nostalgist so much as an elegist, in a sense; The Myth of Sisyphus is an elegy for belief. … Những gì trầm tư trong tư duy Camus chính là nỗi đau xuẩn ngốc của kẻ tha phương.
TTY thì ngược lại, trong trái tim nồng ấm bất ngờ vẫn nghe nhịp đập của quê hương, một quê hương tưởng chừng đã lãng quên trong sương khói của thời gian bỗng trở lại. Hình ảnh quê hương mở ra với những nỗi vui theo tiếng trống trong trí tưởng tượng của kẻ sĩ, thi sĩ hay chiến sĩ, thuộc về “bên thua cuộc":
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta, ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta nhớ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xưa và con ngựa đá để ở bên này bờ sông Vĩnh Lại. Trên lưng con ngựa ông cho khắc 2 câu thơ chữ Nho: “Hà thời thạch mã độ giang/Thứ thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu” (Dịch nghĩa: Bao giờ ngựa đá sang sông, thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng). Ngày tháng trôi qua, con sông Vĩnh Lại mỗi ngày một lở thêm để bồi sang bên kia. Đến cuối đời Hậu Lê, con ngựa đá không biết chạy lại sang sông được. Dân làng Vĩnh Lại chờ đón tin mừng.
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm, người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm, bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài quãng vắng?
Phải, ôi vàng đá nhắn quan san?
Quê hương của TTY hiện ra với bao chân tình và thân tình không phải như Camus trước khúc bi thương của con người ngu ngơ trước cuộc đời, một con người mất nước hóa ra quẫn, lạc lối đường trần, mất luôn niềm tin ở chính mình để biến mình thành ‘kẻ xa lạ’, tự thân là ‘lưu đày và quê nhà’ mất gốc, mất chí hướng, mất tất cả ngồi lại khóc đời, khóc mình. TTY hiểu trong tâm trạng kẻ trở về, bình yên nhìn lại đoạn đời đã qua
Một đời được mấy điều mong ước?
Núi lở sông bồi đã lắm khi...
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?
Người trở về tự hài lòng và hiểu không có giấc mơ nào thành hiện thực mà không trải qua khổ đau và bao nỗi đoạn trường. Thi nhân cảm thấy mừng vì còn đó nhà xưa dù thời gian làm hoang phế đi nhiều, bạn bè xa vắng vì người xưa cũng đã hoặc ra đi hoặc không còn lui tới…
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ, mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương khó quá, sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa
Nếu có buồn chăng là khi nhớ đến mẹ cha, cảm thấy ăn năn vì không tròn đạo hiếu. Nhưng ai trách được giọt lệ tuôn rơi vì hận cho mình, cho sự thế biến đổi quá mau, cảm thấy “thất bát, khánh kiệt" trong nỗi đau chung của một thế hệ lao mình trong chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa. Một cuộc chiến mà Nguyễn Bắc Sơn tự nhận xét “Ta vốn hiền khô ta là lính cậu / Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo / Mang trong đầu những ý nghĩa trong veo / Xem chiến cuộc như tai trời ách nước". Một cuộc chiến mà Trịnh Công Sơn từng cảm thán “Hãy mở mắt ra lật xác quân thù? Mặt người Việt Nam trên đó" Để rồi TTY ngậm ngùi:
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già như vậy
Huống mẹ cha, đèn sắp cạn dầu...
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều, một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Hạt lệ sương thầm khóc biến thiên
Nhưng TTY tự hứa với mình, sẽ tìm niềm vui mới quanh những hình ảnh cũ, thân thuộc
Chiều nay, ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Như kẻ lưu đày trở về quê nhà sau thời gian luân lạc xa cách, mọi thứ dường như “mới mà cũ" lạ lùng và thân quen. Tất cả đều hiện ra trong những cảm thức nửa mừng vui nửa ngỡ ngàng. Ký ức tuổi thơ vẫn là những gì đánh thức trí nhớ của ta mãnh liệt nhất. Khu vườn tuổi thơ vẫn hiện ra êm đềm như chiếc cầu nối quá khứ và hiện tại
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Bởi vì
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen.
Và quan trọng nhất vẫn còn những thân tình đang chờ người về, tình cảm vẫn thắm thiết như xưa, thương yêu vẫn nồng đượm.
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát...
Hè nhà, bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ trắng hoa
Đêm chưa khuya lắm, hỡi trăng tà!
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Bước chạm khua từng nỗi xót xa
Chính tình yêu ấy khiến TTY nhìn cuộc đời nhẹ nhàng hơn không còn nuôi dưỡng trong lòng những oán thù, “Sống sót trở về, tên cường đạo lau kiếm, xé áo giang hồ, xin chèo đò trên bến… Sống sót trở về, tôi tạ từ vũ khí, sống sót trở về tôi trở lại nhỏ bé, sống sót trở về, đeo một bầu rượu quý, vui một mình, tôi đi“ (Phạm Duy) Mọi thứ như khai giải, lòng bình an khi nhìn thấy ánh trăng tà, thấy nổi đau của tha nhân cũng là nỗi đau của chính mình
Khóc người, ta khóc ta rơi rụng Tuổi hạc, ôi ngày một một hao
Thi nhân tìm lại chính mình, cái Tôi đã chìm trong bão táp thời cuộc, bị va đập, vùi dập đến nỗi phải tự hỏi
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian, kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Đất nước những năm cuối thập niên 80 đầy xáo trộn, người người vượt biển ra đi, những người ở lại sống rất chật vật cơ cực. Cả nước quằn quại lao mình trong những cuộc đấu tranh để sinh tồn, để vượt lên và giải thoát. Nhưng TTY vẫn tìm ra một thái độ sống, rất “người", an nhiên và hóa giải (không phải hòa giải) vì không cần phía bên kia tha thứ hay ngồi lại. Anh tự tìm ra sự bình yên trong tâm thế của mình khi đối diện cuộc đời .
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Chiến tranh đã qua đi. Mọi thứ đều thay đổi. Trong cơn bể dâu ấy, phải giữ lại chút tình sưởi ấm đêm nay khi chúng ta ngồi lại, bình tĩnh và sáng suốt xem hận thù như gió bay, nhưng oan khiên xin thôi trút xuống thân phận người Việt Nam, dù ở bên nào chiến tuyến ngày xưa.
Ấy chính là tâm hồn của hành giả. Chưa thể đạt đến đáo bỉ ngạn của nhà Phật, hay vô vi của Lão Trang. Nhưng người đã nếm trải tận cùng đau khổ như bài hát của Vũ Thành An “Qua dầm dể mưa tuyết mới vui ngày nắng về, Có một đời khóc than mới hiểu đời đá vàng” (Đời đá vàng), vì phải đi tới tận cùng của nỗi buồn mới cảm thấy được chân hạnh phúc. Giống như niềm hạnh phúc của người leo núi, sau khi lên tới đỉnh cao, nhìn xuống dưới, mới ngộ ra những sinh vật dưới kia thật nhỏ bé so với những gì ta đang thấy.
Bài thơ Ta Về ra đời sau khi tác giả ra tù, trong giai đoạn điêu linh của dân tộc, giai đoạn khó khăn nhất trong đời tác giả , nhưng không hề có oán thù. TTY không biết có ảnh hưởng triết lý nhà Phật không, khi hiểu “lấy oán mà báo oán, oán thù càng chống chất nên chọn một tâm thế khác, quên đi thù hận, sống hỷ xả để cộng sinh. Triết lý vị tha, lời thơ bi tráng như tiếng kinh hòa bình, giữa một bối cảnh không-thời gian đầy oán hờn, âm khí
Vui thay chúng ta sống
Không hận giữa hận thù
Giữa những người thù hận
Ta sống không hận thù
(kinh Pháp cú 15)
Trong tâm trạng ấy, TTY tự sự:
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi.
Vậy đó, kể lại một lần rôi thôi, quên đi, thế mới sống hỷ xả được! Rồi hãy vui cùng trời đất. Con người và vũ trụ hòa nhập và hiểu nhau hơn.
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.
Luận về Đạo có trong có đục, có động có tĩnh. Thanh tịnh đến cực điểm thì sẽ đục; đục đến cực điểm thì sẽ trong lại. Đạo có một tính chất tự nhiên giống như điện lực, vừa có động vừa có tĩnh. Động chính là dương, tĩnh chính là âm. Một âm một dương gọi là Đạo. Lão Tử nói: “Trời trong đất đục”. Trời thì trong trẻo còn đất thì ô trọc.Trời động đất tĩnh trời thì luôn biến động còn đất thì luôn yên tĩnh. Thực ra khoa học hiện nay đã chứng minh cho thấy, đất là luôn ở trong trạng thái biến động, mà trời thì yên tĩnh. Trên thực tế trời cũng động. Khi lòng ta từ bi ta thấy đất trời cũng chuyển dịch theo hướng đó.
Hoa dường như cũng động tâm theo người mà nở như bài thơ Xuân Diệu
Xuân của đất trời nay mớí đến;
Trong tôi, xuân đến đã lâu rồi;
Từ lúc yêu nhau, hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.
Phật giáo nói vũ trụ vạn vật là nhất thể tức chỉ là một tâm mà thôi, nhưng không thể chấp vào một, cũng không thể chấp vào nhiều, tạm gọi là bất nhị. Phật giáo có thể giải thích một cách rõ ràng và khoa học về việc tại sao vũ trụ vạn vật thiên hình vạn trạng, mềm cứng khác nhau, không không, có có, lại đồng nhất cùng một thể tánh gọi là Phật tánh. Thiên nhiên hòa làm một với chính mình. Thế nên thi nhân cảm ơn hoa vì đã trang điểm cho cuộc sống này, dù mong manh vô thường.
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa, người ơi!
Đức Đạt lai lạt ma dạy rằng: Từ bi yêu thương không những mang lại lợi ích cho tinh thần mà làm cho thân thể khỏe mạnh hơn. Một trong những mục tiêu của nười thực hành theo giáo lý nhà Phật là tích lũy duyên lành cho đời sống tiếp theo.
Chúng ta cần biết trái tim nhân ái đặt nền móng cho sự thành công trên đời này và hạnh nguyện cao quý của chúng ta là không những cần lòng từ bi để tồn tại mà còn cần một nguồn sinh lực thù thắng cho sự thành công trong cuộc sống. Để rồi thi nhân thấy lòng nhẹ nhàng:
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
Ta về mà cũng như đi, tích tụ cái tinh hoa, rồi lại thả nó tiêu dao trong trời đất!
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
(Hoàng hạc lâu)
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay (Tản Đà)
Đọc thơ TTY trong tổng thể thế giới tính thần của ông trải dài đến 40 năm ấy. ”40 năm đầy những biến cố khôn lường của đời sống, của thân phận con người mà theo ông gia tốc của lịch sử thật khắc nghiệt và nghiêm cẩn biết nhường nào đối với thân phận ấy. Tôi đi giữa thế giới tinh thần Tô Thùy Yên, cái thế giới thống nhất một tâm trạng nặng lòng với đất nước quê hương mà ẩn chứa bao điều thương yêu và trắc ẩn, day dứt của tình người. … Điều khó tránh khỏi của một người như Tô Thùy Yên và cả bao người khác nữa mà gia tốc lịch sử đã cuốn vào trong nó không sao cưỡng lại được những năm nửa sau thế kỷ 20. Nhưng cảm hứng chủ đạo trong thơ Tô Thùy Yên không phải sự mặc dầu đó. Cảm hứng chủ đạo cả một đời thơ ông là sự trở về trong yêu thương đầy nhân tính và dạt dào chủ nghĩa nhân văn. Một sự trở về với muôn sắc thái tình cảm đáng yêu, đáng trân trọng và cũng thật day dứt biết bao nhiêu. Cả một thân phận. Cả một đời thơ, Cả yêu thương và cay đắng. Cho sự trở về ấy.
Bài thơ Ta về diễn tả tâm thức bình yên của thi nhân khi trở về chứng kiến bao đổi thay mất mát hụt hẫng nhưng vẫn lấp lánh chút hạnh phúc và sự bình yên trong tâm thức mong muốn hòa giải và nếu không được thì ông tự hóa giải mọi dị biệt: khai giải bùa thiêng yểm. Một bài thơ mang không khí cổ thi với những hình ảnh ca dao, thành ngữ quen thuộc như: thơ đề vạt áo, truông cùng phá, ngựa đá qua sông, lá rơi về cội, máu chảy ruột mềm, thất bát, chớp bể mưa nguồn, bèo mây, vàng đá, hè nhà bụi chuối, tào khê. Nhưng như một nhà phê bình viết “Độc giả sẽ thích thú như được nhấp rượu mới rót ra từ cái bình cũ” Cái mới mẻ được cân bằng với cái quen thuộc,với những nét chấm phá tân kỳ. Làm được điều ấy không ai ngoài TTY...
TTY có làm qua những thể loại thơ khác, nhưng tâm đắc nhất phải nói là thơ bảy chữ. Với hình thức này, TTY ung dung làm chủ ngôn ngữ, điệu thơ hùng tráng tung hoành, âm thơ sóng vỗ, sét gầm, và ý thơ u trầm sâu sắc. Ngoài bài Ta Về phải kể thêm Trường Sa Hành, Cánh đồng, Chuyến tàu đáng gọi là tiêu biểu cho phong cách TTY.
Rõ ràng văn học dù trong hoàn cảnh nào, tình huống nào, vẫn có cách tồn tại riêng của nó và vẫn âm thầm đi trên con đường hẹp, con đường định mệnh gian khó dành riêng cho nó.
Văn học đích thực bao giờ cũng đề cao hòa bình và nhân bản. Một xã hội không có những tác phẩm viết về sự hy sinh, lòng trắc ẩn, tình yêu thương nghĩa là thiếu nhân tính. Trách nhiệm đó thuộc về toàn xã hội. Còn thi nhân luôn nghe tiếng gọi thao thức:
Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang (TTY)
NC
Bài nói chuyện của Tô Thùy Yên trong buổi ra mắt Thơ Tuyển tại Houston, 9-3-1996.
- Tâm Thức Hòa Giải Trong Bài Thơ "Ta Về" Nguyễn Cẩn Nhận định
• Đọc lại Trường Sa Hành của Tô Thùy Yên (Đoàn Phương)
• Tô Thùy Yên và những bài thơ viết trong tù (Phạm Tín An Ninh)
• Hai Con Hạc Vàng Vỗ Cánh (Trần-Vấn Lệ)
• Tâm Thức Hòa Giải Trong Bài Thơ "Ta Về" (Nguyễn Cẩn)
• Một Người, Một Người... (V. Phiến)
• Tưởng nhớ 5 khuôn mặt văn chương (Trần D. Nho)
• Ta về Một Bóng Trên Đường Lớn... (Thảo Dân)
• Tô Thùy Yên. Thi Sĩ Lạ (Trần Yên Hòa)
• Tô Thùy Yên (Võ Phiến)
• Tô Thùy Yên: thơ, như một vinh dự lầm than của kiếp người (Bùi Vĩnh Phúc)
• Trường Sa hành của Tô Thùy Yên (Nguyễn Hưng Quốc)
• Đãng Tử (Nguyễn Hưng Quốc)
• Con đường bè bạn (Phan Lạc Phúc)
• Ngựa phi đường xa (Đặng Tiến)
• Tô Thùy Yên,thời gian, tồn tại, cô đơn và đá (Thụy Khuê)
• Giấc Mơ Không Dứt Đó Của Thần Linh (Nguyễn Tà Cúc)
- Vài hình ảnh Tô Thùy Yên với bạn bè (diendantheky.net)
- Tô Thùy Yên, chân dung muôn đời thi sĩ (Nguyễn Mạnh Trinh, sangtao.org)
- Đêm qua Bắc Vàm Cống (Ngự Thuyết, sangtao.org)
- Thắp tạ (Hồ Đình Nghiêm, sangtao.org)
- Nói chuyện với nhà thơ Tô Thùy Yên (Nguyễn Mạnh An Dân, sangtao.org)
- Tô Thùy Yên (1938-2019) nhà thơ Việt Nam (Đặng Tiến, diendantheky.net)
- Nhớ Tô Thùy Yên (Trần Doãn Nho, diendantheky.net)
- Tô Thùy Yên, Chia Xẻ Chút Tình Cay Mặn Cũ (Nguyễn Đức Tùng, diendantheky.net)
- Hãy Cài Bài Thơ Lên Ngực Mới (Trần Mộng Tú, diendantheky.net)
- Thơ Tô Thùy Yên, chênh vênh siêu hình/hiện thực (Trần Hữu Thục, diendantheky.net)
- Nhà thơ Tô Thùy Yên, truớc và sau Sáng Tạo (Trần Hoài Thư, tranhoaithux.com)
- Nghĩ Về Thơ Tô Thùy Yên, thơ bảy chữ có uy thế hơn thơ tự do (Trần Văn Nam, luanhoan.net)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Hoa Từ Bi Độ Lượng (Tô Thùy Yên)
• Nói Về Thơ, Người Làm Thơ và Người Đọc Thơ (Tô Thùy Yên)
• Trường Sa Hành (Tô Thùy Yên)
• Ta Về (Tô Thùy Yên)
- Tuyển Tập Thơ Thơ Tô Thùy Yên (tranhoaithu42.com/)
- Thơ Tô Thùy Yên (Talawas)
- Thơ Tô Thùy Yên (dactrung)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |