|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Tô Thùy Yên
(1938 - 21.5.2019)
"Lúc nào em cũng lỡ
như tình nhân mải vui đến muộn
kịp thấy ngôi sao tỏa sáng một khoảng trời"
Hình như mỗi lần tôi định gác bút thì nợ duyên lại đến. Lần nấy, Người vẫn là thi nhân Tô Thùy Yên. Chắc chắn nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình đã viết về TRƯỜNG SA HÀNH của Tô Thùy Yến rồi, tôi chỉ là "tình nhân đến muộn". Nhưng tôi vẫn yêu Người. không rõ nơi xa xôi nào đó, thi sĩ có biết bài thơ TRƯỜNG SA HÀNH của ông làm tôi rơi nước mắt.
Những người đến với TRƯỜNG SA HÀNH trước tôi, họ đều yêu chân thành, sâu sắc. Bất kể khác biệt về quan điểm chính trị hay nghệ thuật, ai cũng khẳng định, cho đến nay TRƯỜNG SA HÀNH là bài thơ hay nhất về hải đảo, bởi giá trị lịch sử cao và giá trị nghệ thuật thì chưa tác phẩm nào sánh kịp. Tôi cũng nghĩ thế và tôi yêu bài thơ theo cách riêng của mình.
Lời thơ chênh vênh, thực mà siêu thực, khiến người đọc cũng "chuếnh choáng", bởi những đợt sóng ngôn từ của nhà thơ cuốn đi, nhưng ai cũng cảm nhận được không khí tang thương còn bao trùm lên các đảo. Thật vậy, TRƯỜNG SA HÀNH được sáng tác vào tháng 3 năm 1974, cách 2 tháng ngay sau khi Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa.
Những người lính từ đất liền ra đảo, nhất là dân Gò Vấp (nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Gò Vấp) lần đầu tiên sao không say:
Trường Sa! Trường Sa! Đảo chuếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi
"Đảo trôi đi", là liên tưởng độc đáo và chính xác, trạng thái của người say sóng, cảm giác cảnh vật đang trôi. Trong lòng tác giả thì đang "rách tựa":
Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ
Hiu Quạnh Lớn được lặp lại 2 lần và viết hoa như tên một đảo lớn trên quần đảo, hay tên một kẻ Lớn nào đó, hay tên một nỗi cô đơn, ưu uất? Dù là ai, là gì, thì Hiu Quạnh Lớn cũng là một kẻ vô tình, một kẻ phản bội, trở mặt. Một hiện thực khốc liệt:
Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
Gió đã xoay chiều, "Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi". Hoàng Sa thất thủ, người lính có nhiệm vụ đến trấn giữ Trường Sa (Hy vọng đến đây không có ai phấn khởi như thể Hoàng Sa mất là niềm vui của họ). Không ai chọn cho mình nơi hoang vu hiểm địa. Nhưng tác giả không khẳng định, ông đặt câu hỏi:
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?
Cây và người trên đảo có thể "tan xác" bất cứ lúc nào. Nhưng dường như cây đáng thương hơn vì nó vô tội khi sinh ra nơi đảo vắng bị kẻ xâm lăng dòm ngó. Còn người, người có quyền chọn lựa và họ đã đến đây, vì bốn trăm hải lý của Tổ Quốc linh thiêng. Họ "tự bạo hành", tự "Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục". Vì sao ưu uất thế?
Hình như Tô Thùy Yên là chỉ huy, gánh một trách nhiệm vô cùng hệ trọng. Nhưng họ không còn được hỗ trợ về quân lực, mà hoàn cảnh hiện tại đảo với đất liền là "khoảng cách đặc" không lưu thông, không liên lạc được. Ưu uất đến muốn khóc:
Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời
Họ đâu "xuống thuyền nước mắt như mưa" như lính thủ ngày xưa. Bởi có còn "bao nhiêu lệ". Khóc đây là biển khóc, tang chế còn chưa đầy hai tháng! Vậy mà có nhà văn nào đó nỡ bảo rằng nhà thơ sáng tác bài thơ trong "một chuyến du hành thăm Trường Sa". Trời, họ đến đây để trấn giữ biên cương hải đảo, họ hiểu rõ cái "hữu hạn" của con người trong "thiên cổ", đâu có thời giờ và tâm trí để du ngoạn chiêm ngưỡng ca ngợi thiên nhiên, dù biển đảo có nên thơ, mơ mộng chăng nữa:
Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh
Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân
Ta ngồi bên đống lửa man rợ
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tới
Cũng có ai đó nói rằng bài thơ thiếu tính chiến đấu. Bởi tác giả bài phê bình đó lại bỏ dở những phần sau, lại là những phần quyết định tư tưởng của toàn bài thơ. Trong khi những câu thơ trên chỉ là độc thoại nội tâm, là những phân tích nhân định nhìn thẳng vào thực tế, Trường Sa là chiến địa chứ không phải resort. Còn với lính của mình, nhà thơ nói:
Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu
Đó là tình đồng đội, là lời động viên vượt qua thử thách, không cúi đầu trong cuộc chơi không cân sức. Dù người chỉ huy nắm rất rõ họ đang trong tình thế bị "bức tử canh khuya" :
Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê
Nhưng trước những hiện thực thê thảm đó, ý chí vụt "sáng trưng", ông tuyên bố với "từng tinh tú một":
Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm, tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng
Tôi chợt nhớ HỊCH TƯỚNG SĨ của Trần Quốc Tuấn: Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa... Còn trong TRƯỜNG SA HÀNH, xuyên suốt bài thơ cũng là nỗi dằn vặt, lo âu, trăn trở. Chẳng nói ra nhưng giấc ngủ hằng đêm, đến cả giấc ăn, vị chỉ huy cũng vẫn trấn trở đau vận nước. Những người lính trên đảo trong khi chờ viên binh vẫn tiếp tục "tồn sinh" quyết trụ vững Trường Sa cho đến ngày "trôi ngã" hay đến ngày "tái tạo xanh".
Ôi! Lũ cây gầy ven bãi sụp,
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh,
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh.
Khổ cuối là niềm tin, hi vọng, cũng là lời tri ân. "Người" ở đây là đảo Trường Sa, là những chiến sĩ đã và sẽ ngã xuống vì biển đảo Tổ Quốc:
San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
Không thể diễn tả hết sự sáng tạo uyên thâm và sức gợi của hình ảnh, ngôn từ trong TRƯỜNG SA HÀNH, vừa phảng phất cổ thi vừa hiện đại: đảo chuếnh choáng, đảo trôi đi, nỗi rách tựa, nỗi tả tơi, tảng đá u tịch, những cụm rong óng ả bập bềnh như những tầng buồn lay động... Thể thơ bảy chữ nhưng rất tự do. Có người cho là thơ cổ phong. Có người nói từ "hành" trong TRƯỜNG SA HÀNH là thể hành như "Tống Biệt hành" của Thâm Tâm, là hành trình, là du hành. Có thể như vậy, nhưng không loại trừ hành là hành quân và cũng có thể là hành hạ, là nỗi lo cho biển đảo, nỗi lo cho vận nước đang dằn vặt trong lòng tác giả.
Cả bài thơ là những cảm xúc chân thật, không tô vẽ kiểu như "Đường ra trận mùa này đẹp lắm", mà vẫn lay động lòng người! Chả thế, mỗi khi biển Đông dậy sóng, người ta lại nhắc đến TRƯỜNG SA HÀNH để mà ghi khắc trong tim.
SG 22-09-2023
Đoàn Phương
- Đọc lại Trường Sa Hành của Tô Thùy Yên Đoàn Phương Nhận định
• Đọc lại Trường Sa Hành của Tô Thùy Yên (Đoàn Phương)
• Tô Thùy Yên và những bài thơ viết trong tù (Phạm Tín An Ninh)
• Hai Con Hạc Vàng Vỗ Cánh (Trần-Vấn Lệ)
• Tâm Thức Hòa Giải Trong Bài Thơ "Ta Về" (Nguyễn Cẩn)
• Một Người, Một Người... (V. Phiến)
• Tưởng nhớ 5 khuôn mặt văn chương (Trần D. Nho)
• Ta về Một Bóng Trên Đường Lớn... (Thảo Dân)
• Tô Thùy Yên. Thi Sĩ Lạ (Trần Yên Hòa)
• Tô Thùy Yên (Võ Phiến)
• Tô Thùy Yên: thơ, như một vinh dự lầm than của kiếp người (Bùi Vĩnh Phúc)
• Trường Sa hành của Tô Thùy Yên (Nguyễn Hưng Quốc)
• Đãng Tử (Nguyễn Hưng Quốc)
• Con đường bè bạn (Phan Lạc Phúc)
• Ngựa phi đường xa (Đặng Tiến)
• Tô Thùy Yên,thời gian, tồn tại, cô đơn và đá (Thụy Khuê)
• Giấc Mơ Không Dứt Đó Của Thần Linh (Nguyễn Tà Cúc)
- Vài hình ảnh Tô Thùy Yên với bạn bè (diendantheky.net)
- Tô Thùy Yên, chân dung muôn đời thi sĩ (Nguyễn Mạnh Trinh, sangtao.org)
- Đêm qua Bắc Vàm Cống (Ngự Thuyết, sangtao.org)
- Thắp tạ (Hồ Đình Nghiêm, sangtao.org)
- Nói chuyện với nhà thơ Tô Thùy Yên (Nguyễn Mạnh An Dân, sangtao.org)
- Tô Thùy Yên (1938-2019) nhà thơ Việt Nam (Đặng Tiến, diendantheky.net)
- Nhớ Tô Thùy Yên (Trần Doãn Nho, diendantheky.net)
- Tô Thùy Yên, Chia Xẻ Chút Tình Cay Mặn Cũ (Nguyễn Đức Tùng, diendantheky.net)
- Hãy Cài Bài Thơ Lên Ngực Mới (Trần Mộng Tú, diendantheky.net)
- Thơ Tô Thùy Yên, chênh vênh siêu hình/hiện thực (Trần Hữu Thục, diendantheky.net)
- Nhà thơ Tô Thùy Yên, truớc và sau Sáng Tạo (Trần Hoài Thư, tranhoaithux.com)
- Nghĩ Về Thơ Tô Thùy Yên, thơ bảy chữ có uy thế hơn thơ tự do (Trần Văn Nam, luanhoan.net)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Hoa Từ Bi Độ Lượng (Tô Thùy Yên)
• Nói Về Thơ, Người Làm Thơ và Người Đọc Thơ (Tô Thùy Yên)
• Trường Sa Hành (Tô Thùy Yên)
• Ta Về (Tô Thùy Yên)
- Tuyển Tập Thơ Thơ Tô Thùy Yên (tranhoaithu42.com/)
- Thơ Tô Thùy Yên (Talawas)
- Thơ Tô Thùy Yên (dactrung)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |