1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đôi dòng về Thư khố Văn Học (Nhóm thực hiện: Hồ Như, Trần Mộng Tú, ...) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-07-2015 | VĂN HỌC

      Đôi dòng về Thư khố Văn Học *

        NHÓM THỰC HIỆN
      Share File.php Share File
          

       

      Hơn hai trăm mấy chục tập Văn Học Nghệ ThuậtVăn Học trên trang mạng này đã hân hạnh được hiện diện trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Việt hải ngoại từ tháng 4 năm 1978.


      Nuôi dưỡng hai nguyệt san này từ năm đó cho đến tháng 4 năm 2008 là độc giả sống tự do khắp năm châu.


      Thổi sinh khí vào mỗi số là văn, thơ, biên khảo trong nhiều lĩnh vực, cùng tranh bìa, tranh minh họa của các tác giả nam nữ cư ngụ rải rác nhiều nơi trên thế giới.


       

      Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật từ số 1 (tháng 4/1978) đến số 13 (?/1979)

      Nói rằng độc giả sống tự do khắp thế giới đã vun xới cho thửa đất Văn Học Nghệ ThuậtVăn Học tức là nói rằng khi lần giở từng trang trong mỗi số báo, không một ai phải mắt trước mắt sau, lấm la lấm lét. Ai muốn đọc chi thì đọc.


      Nói rằng sáng tác của hàng trăm trợ bút đã nhồi chất sống vào hơn hai trăm ấn phẩm trên trang mạng này tức là nói rằng các tác giả, khi vận dụng trí lực thì mỗi người riêng một phong cách, nhưng cơ sở chung trước sau vẫn là tự do ngôn luận. Viết gì, vẽ gì và viết thế nào, vẽ thế nào là quyền tự do sáng tác tuyệt đối của mỗi cá nhân. Ai muốn viết chi thì viết, vẽ chi thì vẽ.


      Đây là chuyện đương nhiên ở những nước mà quyền tự do ngôn luận được bảo đảm và tôn trọng: không một chính phủ nào nghĩ đến chuyện thay một cái chấm, đổi một chữ của tờ The Economist bên Anh, tờ Die Welt bên Đức, tờ L’Express bên Pháp hoặc tờ Asahi Shimbun bên Nhật.


      Tại Việt Nam, sau ngày Ba Mươi Tháng Tư Năm Bảy Mươi Lăm, sau ngày “giải phóng”, sau một thời gian cắn răng chịu đựng kềm kẹp của chế độ mới, cái lương tri của người Miền Nam, từng quen với nếp sống thời Việt Nam Cọng Hòa, cái lương tri ấy vốn không liên hệ chi đến một trình độ học vấn hoặc học lực nào, đã chua chát kết luận:

      Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý

      Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do

      Nghĩa đen thì đây chỉ là chuyện đổi tên hai con đường lớn ở Sài Gòn: Tự Do và Công Lý. Nghĩa bóng riêng trong lãnh vực báo chí, văn nghệ, là sự xuất hiện của một hiện tượng quái đản: chất xám sáng tạo bị giam hãm, vây bủa. Sách bị cấm, đốt, tịch thu. Hàng trăm văn nghệ sĩ trong nhiều bộ môn đã bị bắt, giam cầm, giải đi “cải tạo.” Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn chết trong ngục. Vũ Hoàng Chương hấp hối mới được thả, về nhà được mấy hôm thì ông qua đời. Chưa kể hàng trăm nghìn quân nhân, cảnh sát, công chức thời Cọng Hòa, số người cầm bút bị đày đọa đếm không hết.


      Quả có vậy. Sau Tháng Tư Bảy Mươi Lăm chúng ta thấy một nỗ lực có qui mô, có hệ thống nhắm vào mục tiêu dày xéo, bứng, đốn mọi cây cỏ hoa lá trong khu vườn văn nghệ Miền Nam. Thay vào đó, người ta muốn trồng rặt một loại cúc vạn thọ, nói như ông Phan Khôi, một tay cự phách trong làng báo từ thập niên 30 thế kỷ XX. Bản thân ông, cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác ở Hà Nội, cũng là người từng là nạn nhân khốn khổ của kềm kẹp, của lăng mạ, của quyền uy và búa rìu trong tay các tên đồ tể văn nghệ hồi xẩy ra vụ Nhân Văn Giai Phẩm ngoài Bắc.


      Trong nước đã vậy. Ở bên ngoài thì cộng đồng người Việt, lớn nhỏ đủ cỡ, mọc nhan nhản tại nhiều nơi. Họ là ai?


      Họ là những người cùng đường, đứng trước những chính sách nghiệt ngã như kinh tế mới, hộ khẩu, kỳ thị con em gia đình “ngụy”, đã liều rủ nhau đem mạng sống gối lên sóng cả giữa trùng dương, phó hình hài cho cuồng phong ngoài biển rộng, tạo thành một cuộc chối bỏ bạo quyền dứt khoát chưa từng thấy trong lịch sử nước nhà.


      Đến năm 1978, chuyện cơm áo của lớp người thoát được ra ngoài dần dà tương đối đã ổn định. Tiếp theo đó dĩ nhiên là nhu cầu đọc, viết bằng tiếng Việt đòi phải được thỏa mãn.


      Đọc là thói quen sẵn có của mọi giới trong Nam. Từ cuối thập niên 40 thế kỷ trước, người dân Sài Gòn đã quá quen thuộc với hình ảnh một bác xích-lô vắt chân chữ ngũ trên xe của chính mình, trong tay là tờ Thần Chung hoặc Ánh Sáng, thoải mái nghỉ trưa ở một góc đường nào đó. Cho đến tháng 2, tháng 3 năm 1975, hai nhà sách Khai Trí và Xuân Thu ở Sài Gòn vẫn luôn tấp nập khách đến mua, nếu có tiền, hoặc đến la cà qua mấy dãy kệ dài mà “xem cọp” nếu trong túi không xu.


      Người viết không thiếu diễn đàn đã đành. Nhà xuất bản cũng không hiếm. Chỉ cần có khả năng. Cho nên:

      Khó quan niệm một cọng đồng sống đầy đủ mà lại ngưng cảm nghĩ, mà bị cưỡng chế, mà bị cưỡng bức vào sự câm nín, không có được những thể hiện nghệ thuật tư tưởng. Do đó, rốt cuộc chúng tôi cố gắng cho xuất bản tờ tạp chí này. Cố gắng có phần liều lĩnh, xét về khả năng của mình cũng như về tình hình phương tiện.

      Trên đây là một đoạn trích trang Thay Lời Phi Lộ trong Văn Học Nghệ Thuật, số ra mắt tháng 4 năm 1978. Đó là nguyệt san văn nghệ đầu tiên của người Việt hải ngoại. Người sáng lập là Võ Phiến, nhà văn lão thành của Miền Nam. Tên tuổi và uy tín của Võ Phiến có ngay được sự hưởng ứng của đông đảo người đọc cũng như người viết. Vậy mà chỉ được 13 số thì đình bản. Lý do?



          Văn Học: số 1 (tháng 2/1986)
         số cuối 236 (tháng 3&4/2008)

      Trong bài Lời Giã Biệt (VHNT, Bộ Cũ, số13), tác giả Võ Phiến, cây bút nòng cốt của Văn Học Nghệ Thuật đã cho biết rằng đình bản không phải vì sự sống của tờ báo mà sự sống của người làm báo. Thật vậy, độc giả không thiếu, văn hữu gửi khá nhiều bài về tòa soạn. Nhưng mà chính thì giờ dành cho báo thì người làm báo lại không có.


      Dạo ấy, chưa có máy vi tính, bài vở bạn văn gửi đến phải được đánh máy lại, phải được bỏ dấu, xong còn đem đi in, chứ không phải “bấm một cái là xong” như ngày nay. Chưa nói chi đến việc phát hành bằng cách đem báo đi “bỏ” tại các hiệu tạp hóa ở những khu đông người Việt, không khác chi bỏ mối chả giò, gỏi cuốn vậy! Báo chí chưa có được một chỗ đứng, một kệ riêng. Chúng ngồi chung với bánh phở khô, với mì gói! Trong khi đó thì người làm báo ngày ngày vẫn phải đi làm nuôi thân, nuôi gia đình. Báo mới ra, tiền đâu mà thuê người này làm việc kia, mướn kẻ này lo việc nọ. Đúng là:

      “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt

      Cơm áo không đùa với khách thơ”

      Bảy năm sau báo tục bản (VHNT, Bộ Mới) nhưng chỉ được có 7 số rồi lại đình bản vì người chủ trương là Võ Phiến lâm bệnh, giải phẫu tim, sức khỏe suy đồi. Tưởng câu chuyện “sinh mạng” của Văn Học Nghệ Thuật đến đây là hết. Nhưng không phải vậy.


      Đời sống của một tờ báo, một tạp chí cũng tợ như một kiếp người vậy: có thọ có yểu, buổi cùng buổi thông, lúc thăng lúc trầm không thể tránh được. Khó khăn đủ loại (tài chính, nhân sự, sức khỏe, kỹ thuật v.v…) vẫn không khiến cho người mang nghiệp viết lách sờn lòng mà chồn bước. Thành thử “loay hoay” một thời gian, báo lại xuất hiện với cái tên mới: Văn Học.


      Lần này, Võ Phiến không trực tiếp đảm nhiệm việc chọn lựa bài vở nhưng anh em trong ban biên tập không ai quên rằng ông là người đi tiên phong trong lai lịch Văn Học Nghệ Thuật. Ông là linh hồn của hai bộ Văn Học Nghệ Thuật Cũ Và Mới.


      Riêng về Văn Học, từ số đầu (tháng 2 năm 1986) cho đến số cuối (tháng 4, năm 2008) đã có nhiều đổi thay trong nhóm chủ biên, nhiều người làm chủ bút. Nhưng tựu trung, Nguyễn Mộng Giác là người thủ vai chủ bút lâu nhất. Nguyễn Mộng Giác vốn là người thận trọng trong giao tế, thành thật hòa nhã lúc chuyện trò, điềm đạm tỉnh táo khi thảo luận và tranh luận, tác phong ấy chắc chắn đã thu hút được nhiều người viết cho Văn Học. Chính tác phong ấy cũng giúp Nguyễn Mộng Giác lèo lái Văn Học ngót 20 năm qua nhiều khó khăn, thử thách.


      Võ Phiến và Nguyễn Mộng Giác là cột sống của Văn Học Nghệ ThuậtVăn Học. Không phải số nào cũng có sáng tác của hai tác giả này, nhưng từ 1978 đến 2008 sự hiện diện trực tiếp và gián tiếp của Võ Phiến và Nguyễn Mộng Giác đã góp phần không nhỏ vào sức sống dai dẳng của Văn Học Nghệ Thuật và Văn Học: tuy có khi đứt quãng, nhưng tổng cọng, hai diễn đàn này góp mặt với cọng đồng người Việt được hai mươi mấy năm, có thể nói đây là nguyệt san văn nghệ dài hơi nhứt của người Việt hải ngoại cho đến năm 2015.


      Nhóm Thực Hiện


      Hồ Như, Trần Mộng Tú, Hoàng Hưng

      Huy Văn, Nguyễn Vũ, Ngự Thuyết

      Phạm Phú Minh, Phùng Nguyễn, Tràm Cà Mau

      Trịnh Y Thư, Trúc Chi


      Nguồn: tapchivanhoc.org

      (*) Mục Lục Thư Khố Văn Học.

      - Tạp chí ở hải ngoại đã được số hoá còn có Thế Kỷ 21 lưu ở thư viện Người Việt.

      - Độc giả có thể xem mục Tạp Chí ở cuối cột bên trái của Học Xá.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)

      Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)