Thursday, Apr 3, 2025 (6 tháng 3 năm Ất Tỵ) |
Vũ Hữu Định(.0.1942 - 3.4.1981) |
|
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền
Tú Xương chết năm 37 tuổi. Vào mùa xuân * [Tên thật Trần Tế Xương, (1870-1907) người Nam Định, đậu tú tài năm 1894.]
Cái chết của thi sĩ ngưng ngang một tiếng hát. Tiếng hát không tính tuổi. Chết năm 37 tuổi như Tú Xương hay 24 tuổi như Keats hay 32 tuổi như Dylan Thomas hay ngoài 50 tuổi như Nguyễn Du hay ngoài 80 như Goethe cũng thế thôi. Thi sĩ có thể tự tử mà vẫn sống như Rimbaud sau Một Mùa Địa Ngục, như Holderlin sau năm 37 tuổi, như Nguyễn Gia Thiều hay Cung Oán Ngâm Khúc. Chỉ việc nín bặt. Chết là nín bặt. Buông phóng tiếng hát khỏi mặt đất, thả nổi theo số mệnh của mặt đất. Tiếng hát thôi không còn bị đẩy đưa lôi cuốn trong chính nó.
Tiếng hát không tuổi nhưng có mùa. Mùa của người, mùa của trời đất. Lịch sử kia cũng kể như mùa. Thi sĩ hát qua những mùa đời, chẳng chọn - như chẳng chọn sinh, như cây mọc trên đất khua lá trong không - Tiếng hát của chàng nổi trên nền những vang động khác. Bởi có mùa đời, tiếng hát bập bồng theo nhịp nên hạn tuổi cũng có thể là nhịp tiết của chàng khi chàng quá khốn đốn vì những hệ lụy; khi chàng cất tiếng hát dọc theo đời chàng. Tiếng hát bay theo mùa, giọng âm sắc, cường độ rung ngân có thể biến nhưng mãi mãi mối hàm hồ tàng ẩn còn nguyên.
Như Tú Xương, ta có thể tự hỏi tại sao chết năm 37 tuổi? Câu hỏi đặt những giả thuyết ngớ ngẩn, nhưng lại phát lộ mối hàm hồ náu kín của thơ, của thi sĩ. Tại sao lại chết năm từng ấy tuổi đầu? Câu hỏi có thể đặt chơi. Xem cái chết như thể bạo động.
Thật sự mọi cái chết của thi sĩ đều dịu dàng, vừa vặn. Chừng đó đủ rồi. Tiếng hát của thi sĩ khi nào cũng là tiếng hát thừa thãi trên mặt đất, khi nào cũng muốn nín bặt. Gởi vào thiên cổ hay vùi trong thời khắc cũng thừa thãi như bóng sắc giữa vô vàn bóng sắc. Thi sĩ là kẻ hát, hát đợi chết và tiếng hát của chàng - dù thế nào mặc tình - đã chính là nỗi chết của chàng.
Tú Xương không khác. Ông chết êm nhẹ, lặng lẽ giữa từ đường. Một buổi sáng mùa xuân. Chết như một giấc ngủ quên. Cái chết khiến tưởng tượng.
Buổi sáng ấy, còn trong tháng giêng. Ông thức giấc từ đầu canh năm trong một gian nhà không phải nhà của ông, bên cạnh một người đàn bà không phải là vợ ông. Trời đất còn tối mem. Trong nhà lập lờ một ngọn đèn xanh lem luốc. Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng. Ông đã lắng nghe bao nhiêu lần tiếng trống ấy, những tiếng trống sang canh (1) Ông nhìn lại rất mau đêm vừa qua cũng như bao nhiêu đêm ông đã trải qua. Hôm qua anh đến chơi đây, giầy "dôn" anh diện ô tây anh cầm. Ông nhìn người đàn bà ngủ say sau đêm truy hoan và ông nhớ:
Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa có nhớ ta không?
Đã từng vui lắm nên buồn bã
Vừa mới quen nhau hóa lạ lùng (2)
Từ xóm chị em ông đi ra, ngơ ngác. Ngày chưa rạng hẳn. Bây giờ thượng tuần hay trung tuần? Dù sao trăng đã chết. Trời nhọ nhem, gợn lạnh. Buổi sáng chắc có mưa phùn? Không mưa thì trời cũng lả tả sương. Ông đứng lại nghe tóc nghe da vừa khô vừa ướt nhờn.
Mais vrai, j'ai pleuré! Toutes aubes sont navrantes
Toute lune est atroce et tout soleil est amer (3)
Ông Tú Xương buổi sáng ấy, lặng lẽ không cười. Không cười, trời đất nào hiểu nổi lúc ấy. Nhưng quả thật ông không cười, chắc trông tức cười lắm, ông cũng không "quắc mắt khinh đời" Pull down thy vanity! Pull down thy vanity! (4). Ông đứng trong u tịch, chỉ còn chiếc bóng mờ chênh vênh:
Một mình đứng giữa quãng trơ vơ
Có gặp ai không để đợi chờ
Nước biếc non xanh coi vắng vẻ
Kẻ đi người lại dáng bơ vơ
. . . . . . . . . . . . . . (5)
Rồi ông bắt đầu cất bước trong thành phố, đi qua thành phố, đi ra ngoài thành phố.
Em nhìn thấy gì không? Em có nhìn thấy gì qua hình bóng ấy - hình bóng người đàn ông sơ xác, tiều tụy, không còn chút khí phách (kẻ sĩ cuối mùa) (6) đi giữa một thành phố đang nhô mọc, thành phố thuộc địa, vào buổi tảng sáng, bẩn thỉu, rác rưởi với những con chuột con chó, con mèo thả rông?
Ôi đó là một hình tượng theo ám anh ráo riết bao năm. Đâu đâu anh cũng thấy. Trốn không thoát. Còn đầu thiên cổ nữa? Còn làm sao M'illumino, d'immensio? (7) Nói xem anh phải nói với em thế nào cho đúng, cho phải?
Có một hồi anh cố ngước mắt lên cao ngó chừng bóng trâu tía, thân làm kẻ không nơi trú (cái gì lui tới "vô sở cư" em?) Anh thả đắm mình trong mộng tưởng làm thi nhân chân chính sống ngoài cả vòng thiên cổ. Khuất lấp đi, lả tả bay, trầm biến. Thôi, hãy thôi ngầm sát hại kẻ tử vong . . . (8). Nào được. Anh cứ bị ông Tú Xương ổng ám hoài không tha.
Tú Xương đó, Tú Xương trên nền trời một sớm mai thành phố.
Hình ảnh các thi sĩ thường đều đứng ngoài không gian bát ngát.
Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi am mây trắng. Nguyễn Gia Thiều bên hồ sương đục. Nguyễn Du trên Ngàn Hống, bên sông Lam. Cái nền của thi sĩ cổ kim mở rộng đến vô cùng. Tiếng hát thả trên ấy.
Còn Tú Xương, Tú Xương tất tả quanh quẩn trong thành phố. Không chân trời, nhìn như thế đó, sẽ thấu tận tiếng hát tót vời của người thi sĩ đầu tiên của thế kỷ này (9), Tiếng cười đơn, khuất tất, giống như nanh vuốt quỷ dữ, nhìn thường. Nghe kỹ, đó thật là tiếng hát giật giong, kích động - saccato - của ban ngày và bao giờ kết thúc cũng là một bùng vỡ lạ lùng - Coda. Và rồi tiếng hát ủ ê, rời rã của đêm. Đêm và ngày trong tiếng hát không mỏi mòn ấy hợp lại như một sự đối chọi, chia lìa, thảng thốt của mê hoặc bất tận (10)
Những buổi sáng mùa xuân ấy đang tan cơn mê hoặc. Tú Xương bải hoải.
Ông đi giữa đồng. Ông đi trên đường làng. Những quãng rộng lùa qua làm ông mệt. Ông nghiêm trang vào ngôi từ đường. Ông sửa sang lại khăn áo trước khi lễ bàn thờ. Có lẽ ông đã đứng lại trước gương.
O Miroir,
Eau froide par l'ennui dans ton cadre gelée
Que de fois et pendant les heures, désolée
Des songes et cherchant mes souvenirs qui sont
Comme des feuilles sous ta glace au trou profond,
Je m'apparus en toi comme ombre lointaine,
Mais, horreur! Des soirs, dans ta sévère fontaine,
J'ai de mon rêve épars connu la nudité! (11)
Ông mệt. Bắt mệt. Ông ngả lưng trên tấm phản lim, bắt đầu lơ mơ. Gian nhà trên êm tĩnh trong một buổi sáng không có nắng. Trời rét ngọt đìu hiu. Mùi vị của ngày Tết còn tỏa đầy trong không khí. Mùi hương trầm, hoa quả, cỗ bàn. Dáng hình những đồ đạc tươm tất, sạch sẽ. Ông nhìn những rui, những kèo, những cột của mái nhà cao, kín đáo che đậy. Đâu đây văng vẳng tiếng trò chuyện, dưới nhà ngang, dưới sân.
Bây giờ ông nghe gần gũi mọi người và cũng nghe lủi thủi. Ông không có bạn. Ông không say. Ông cười một mình. Ông chẳng có ai để nhớ. Ông nhớ đoạn đường dài ông đã đi qua. Thành phố xám xịt. Những xóm nhà leo lét đèn lửa. Những quãng phố mấp mô với hai bên hàng phố giống nhau. Những dinh thự lạ mặt. Những nhà máy dơ bẩn. Và cánh đồng. Cánh đồng mở ra trong mùa xuân với những bờ ruộng, những lũy tre những ngọn cau. Những cánh đồng chiêm nước đục ngầu. Và làng mạc mơn mởn giữa tháng giêng hội hè đình đám.
Ông nhắm mắt, nhớ như gió bay trên cánh đồng quên lãng.
Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt
Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay
Rằng hay thì thật là hay
Không hay sao lại đỗ ngay tủ tài
Xưa nay tôi vẫn chịu ngài.
Ông mỉm cười. Đó nụ cười hiền hậu, bần thần. "Nụ cười dưới chân thang" của chàng hề, chàng thi sĩ của thời đại chúng ta - như H. Miller tưởng tượng. Nụ cười riêng lẻ, thoái thác, phải không?
2.12.1973
CHÚ THÍCH
(1) Thơ Tú Xương thật hiếm tiếng động. Đêm của ông tịch mịch ghê rợn. Một tiếng ếch vang biến thành tiếng gọi đò. Tiếng trống cầm canh rồi cũng mất. Tiếng còi tầm sẽ thay thế. Tiếng còi sẽ nổi cả giữa ban ngày, tuôn ra từ những ống khói đen.
(2) Những câu này còn vang xa mãi. Huy Cận đã nghe thấy khi viết Vạn Lý Tình. Cũng có thể - ngoa hơn - một nguồn của Lửa Thiêng khởi từ bài Nhớ Người của Tú Xương. Kiến trúc, tiết tấu, âm điệu toàn bộ đã ở ngoài thơ luật.
(3) Le Bâteau Ivre của Rimbaud.
(4) Cantos của Ezra Pound.
(5) Hãy lắng nghe tiếng hát cô đơn hơn là mải tìm kiếm tâm sự. Hãy nghe thơ, đừng đọc thơ.
(6) Kẻ Sĩ! Intelligentsia! Kẻ tin vào chữ nghĩa, vào lời nói đã chết! Tú Xương hiểu rõ, ông chẳng bao giờ thèm làm kẻ sĩ. Sĩ khi rụt rè gà phải cáo. Chi bằng đi học làm thầy phán, tối rượu sâm banh sáng sữa bò. Tú Xương hiểu rõ chữ nghĩa đã chết, lời nói là những cô đơn (Words are loneliness - H. Miller). Nên nhà thơ chẳng còn "thông điệp" nào gửi cho ai. Đã hết thời của message, đã sang thời của massage do truyền thông đại chúng đảm trách. Kẻ sĩ là cục phân, thua cục phân. Tú Xương chẳng bao giờ còn muốn làm nhà nho. Ông đi thi để mong làm quan, thế thôi. Bởi thời bấy giờ chưa có báo chí và nhà xuất bản nuôi sống ông.
(7) và (8) Thơ Ungaretti. Ta lòa trước vô biên.
(9) Trong giáo khoa, căn cứ vào năm sinh tháng đẻ, vào hình thức kỹ thuật chữ viết Tú Xương bị xếp là nhà thơ cuối cùng thế kỷ XIX. Thực chất, ông là nhà thơ mở đầu thế kỷ XX. Ngôn ngữ của ông là ngôn ngữ của thế kỷ này. Vô luân, phi luân là Tú Xương. Dấy loạn, tuyệt vọng là Tú Xương. Hiện thực xã hội, hiện sinh chủ nghĩa và cả mối lặng lẽ thâm nghiêm cùng cực nhất cũng đã ở Tú Xương. Trong cả những hình thức kỹ thuật ông xử [sử mới đúng] dụng đã khác xa với Nguyễn Khuyến, khác xa với Tản Đà.
(10) Hãy nghe lại bất kỳ một bài nào của Tú Xương, kể cả những bài chỉ có bốn câu. Nhân ngày Tết nên chọn mấy bài như: Khách hỏi nhà ông đến, Nhà ông đã bán rồi. . . Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau. Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Nhịp bao giờ cũng đột biến và tận cùng bằng sự phô phang tàn độc. Hãy nghe và sau đó sẽ thấy sự hàm hồ tàng ẩn trong lời. Đúng như câu lấy làm đề đặt trên đầu bài viết này: Mùa xuân đến ta lóa nở nụ cười dị dạng thật khùng.
(11) Hérodiade của Mallarme.
Ghi chú tổng quát:
Bài này được viết dựa vào các chất liệu của phần thứ ba bài "Thơ Mừng Năm Tuổi" có tiểu đề "Gọi Hồn Người Chết". Các câu thơ ngoại quốc thấy vứt bên cạnh các câu thơ chưa thành hình, trong bản thảo, như những ghi nhớ nhắc nhở trợ hứng và được dùng trong bài như tiếng vang lạ hoắc bao quanh chàng thi sĩ bất hạnh, như những sự thể được trồng bầy làm nên quang cảnh sống của chàng. Buổi sáng, buổi chiều, ban đêm của chàng bị chế ngự, bị hiếp đáp và chàng buột tung tiếng hát độc địa, mơ màng.
Còn một câu nữa được ghi quanh Tú Xương, không dùng ở đây:
- What do they know about love, and what can they understand? If they don't understand poetry, if they don't feel music, what can they understand of this passion in comparaison with which the rose is gross and the odor of violets is a thunderclap? - EZRA POUND.
- Quelques êtres ne sont ni dans la société ni dans une rêverie. Ils appartiennent à un destin isolé, à une espérance inconnue. Leurs actes apparents semblent antérieurs à la première inculpation du temps et à l'insouciance des cieux. Nul ne s'offre à les appointer. L'avenir fond devant leur regard. Ce sont les plus nobles et les plus inquiétants. RENÉ CHAR.
- Xuân Nhớ Tú Xương Thanh Tâm Tuyền Hồi ức
- Nhân Nghĩ Về Hội Họa Thanh Tâm Tuyền Tạp luận
• Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên ngày vây hãm trong Thơ ở đâu xa của Thanh Tâm Tuyền (Bùi Vĩnh Phúc)
• Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền (Bùi Vĩnh Phúc)
• Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền: Một Phía Khác (Phan Thanh Tâm)
• Thanh Tâm Tuyền, Nhà Thơ Tiên Phong (Ngự Thuyết)
• Tháng ba Thanh Tâm Tuyền Rũ Bỏ Ký Ức Không Thể Khác (Ngô Thế Vinh)
• Thanh Tâm Tuyền, người khởi xướng thơ tự do tại Việt Nam (T. V. Phê)
- Đọc lại Thơ Thanh Tâm Tuyền (13/3/1936-22/3/2006) (diendantheky.net)
- Thanh Tâm Tuyền Và Những Người Bạn ...
(Dương Nghiễm Mậu, Hợp Lưu)
- Văn, số đặc biệt về TTT (Thư Quán Bản Thảo)
• Xuân Nhớ Tú Xương (Thanh Tâm Tuyền)
• Nhân Nghĩ Về Hội Họa (Thanh Tâm Tuyền)
- Tôi không còn cô độc, Liên Đêm Mặt trời tìm thấy,
- Bếp lửa, Mù khơi, Tiếng động, Khuôn mặt,
- Nghệ thuật đen, Tiếng nói một người (Talawas)
- Thơ Thanh Tâm Tuyền (Đặc Trưng)
Tính “văn học” trong văn học Miền Nam (Trần Doãn Nho)
Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam (Phần tiếp theo vào ngày 7/12/14) (Đặng Phú Phong)
Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam
(Đặng Phú Phong)
Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954 – 1975): Phẩm Tính và Ý Nghĩa (Bùi Vĩnh Phúc)
Trang Chuyên Ðề: Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam 1954-1975 (diendantheky.net)
Ai bất hạnh hơn ai? (Nguyễn Hưng Quốc)
Về nhận định của nhà phê bình Vương Trí Nhàn (Bùi Vĩnh Phúc)
Nhân một cuộc hội thảo về văn học miền Nam 1954-75 (Vương Trí Nhàn)
• Mấy Suy Nghĩ Thơ (Bùi Vĩnh Phúc)
• Từ phụ bếp trở thành giáo sư (Lê Ngọc Sơn)
• Về ảnh hưởng của văn hóa VNCH (tên khác là văn hóa miền Nam) sau 1975 (Hoàng Hưng)
• Nhà báo Phạm Trần vừa từ biệt gia đình (Võ Thành Nhân)
• Xuân Nhớ Tú Xương (Thanh Tâm Tuyền)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |