1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lá thư chủ biên Ấn Bản Sept 15, 2020 - Tập San Việt Học (Đàm Trung Pháp) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-9-2020 | VĂN HỌC

      Lá thư chủ biên Ấn Bản Sept 15, 2020 - Tập San Việt Học

        ĐÀM TRUNG PHÁP
      Share File.php Share File
          

       


      Thưa quý độc giả:


      Mỗ chủ biên sẽ mãi mãi ghi nhớ và biết ơn quý vị về những lời khen tặng rộng lượng, những điện thư động viên tinh thần mạnh mẽ, những nỗ lực đóng góp bài vở thường xuyên, và nhất là quyết tâm tiếp tay thăng hoa giá trị hàn lâm cho TSVH và Viện Việt Học. Thậm chí một số tác giả và độc giả còn coi hai thực thể giáo dục này như một “thư viện chọn lọc trực tuyến” hoặc một “virtual college of Vietnamese humanities”!


      Để cải tiến việc sắp xếp nội dung ngày càng đa dạng, “menu” TSVH nay mở thêm tiểu mục “Diễn đàn tuổi trẻ gốc Việt” (thuộc mục “Văn học”) và tiểu mục “Địa danh lịch sử thế giới” (thuộc mục “Giáo dục”). Homepage TSVH cũng đã được sắp xếp lại giản dị hơn để tăng gia tối đa mức “user-friendliness” cho độc giả.


      Trong ấn bản này, TSVH hân hạnh được đăng tải các bài viết gửi đến mỗ tôi từ quý tác giả Trần Huy Bích, Nguyễn Lương Duyên, Sóng Việt Đàm Giang, Nguyễn Tuấn Huy, và Đàm Trung Phán. Tiến sĩ Trần Huy Bích từng nhiều năm đặc trách Á châu học tại thư viện của đại học UCLA và đại học USC tại Nam California. Tác giả Nguyễn Lương Duyên một thời là hiệu trưởng Trường Nông Lâm Súc Pleiku trước 1975. Tác giả Sóng Việt Đàm Giang đã du lịch nhiều nơi để viết lên những du ký thế giới thật hấp dẫn và mãn nhãn với những tấm hình bà chụp. Tác giả Nguyễn Tuấn Huy (cựu môn sinh Việt ngữ của Thầy Nguyễn Văn Sâm) là một nhà văn trẻ tuổi đầy hứa hẹn. Sau hết, bào đệ Đàm Trung Pháncủa mỗ tôi đã về hưu sau hơn 30 năm dạy đại học, nhưng đang còn hăng say phục vụ cộng đồng người Việt tỵ nạn tại thành phố Mississauga, Canada.


      Một vị Thầy được sinh viên quý trọng của Đại học Văn khoa Saigon: Giáo sư Nguyễn Đăng Thục (1908-1999) (mục Văn học Việt) là một tiểu sử biên niên soạn thảo rất công phu về một học giả lỗi lạc bởi tác giả Trần Huy Bích. Đây là một tài liệu tôn vinh một nhà giáo tài đức vẹn toàn từng làm Khoa trưởng Đại học Văn khoa Saigon trước 1975. Truyền thống tôn sư trọng đạo – tỏa sáng trong tang lễ ngày 2 tháng 6 năm 1999 tại Saigon – được Trần quân kể lại: “Trong những ngày linh cữu quàn tại gia, hàng ngàn sinh viên Đại học Văn khoa và Đại học Vạn hạnh tấp nập tới viếng […] Sinh viên Văn khoa để tang tập thể: nam mặc sơ-mi trắng, quần đen, thắt cà-vạt đen; nữ mặc áo dài trắng; tất cả đều thắt khăn tang” • Trong niên học 1970-1971, lúc thỉnh giảng văn chương Anh tại Đại học Vạn hạnh, mỗ tôi có dịp được hầu chuyện Thầy Khoa trưởng Nguyễn Đăng Thục, và đến nay còn nhớ phong cách rất nhã nhặn và thân thiết của Thầy.


      Bài viết Hồ Biểu Chánh và thế hệ Việt-Mỹ của tác giả Nguyễn Tuấn Huy khai trương cho tiểu mục “Diễn đàn tuổi trẻ gốc Việt” mới được thêm vào mục “Văn học.” Đây là một thanh niên Mỹ gốc Việt năm 9 tuổi vượt biên qua Mỹ, được giáo dục thành tài và có nghề nghiệp chuyên môn ở quê hương mới. Anh thích đọc tiểu thuyết để tìm hiểu về nếp sống người Việt thời xưa, và thích nhất nhà văn Hồ Biểu Chánh. Qua các tác phẩm xuất bản cả thế kỷ nay của cụ, thanh niên họ Nguyễn nhận ra là người Việt cũng có những đức tính mà người Mỹ ngày nay trọng vọng như tinh thần đạo đức, tài năng lãnh đạo, khả năng sáng tạo, vân vân. Từ đó anh đưa ra những gợi ý chí lý rất có lợi cho cách tiến thân của người Mỹ gốc Việt • Mỗ tôi xin mời quý vị thưởng lãm một bài viết chín chắn, hướng thượng, và có một sức thuyết phục đáng kể.


      Tiểu mục tân lập “Địa danh lịch sử thế giới” (thuộc mục “Giáo dục”) đã được khai trương bằng hai bài viết công phu đầy ắp dữ kiện và hình ảnh liên hệ đi kèm về hai địa danh lịch sử bởi hai cây viết mà mỗ tôi rất thích tìm đọc • Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội và những di tịch lịch sử ở chung quanh Hồ Hoàn Kiếm của tác giả Sóng Việt Đàm Giang là một bài du khảo rất công phu, nhắc lại nhiều dữ kiện lịch sử và địa lý cho người đọc, như truyền thuyết vua Lê Thái Tổ (trị vì 1428-1443) trả lại gươm báu cho Rùa Thần sau khi đánh đuổi quân nhà Minh ra khỏi nước Đại Việt; đền thờ Lê Thái Tổ; tượng đài Lý Thái Tổ. Và đây là một thí dụ cho thấy mức chu đáo của bài du khảo là kích thước Tháp Rùa hình chữ nhật 4 tầng ở giữa Hồ Hoàn Kiếm: tầng 1 (dài 6,28 m; rộng 4,50 m); tầng 2 (dài 4,80 m; rộng 3,60 m), vân vân • Vietnamese Boat People Memorial Monument in Mississauga, Canada của tác giả Đàm Trung Phán là một tóm lược chi tiết bằng Anh ngữ về sự hoàn tất của một tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân người Việt đặt tại một công viên khang trang trong thành phố Mississauga, kế bên đại đô thị Toronto. Mục đích chính của công trình là để “tỏ lòng tri ân của dân Canada gốc Việt đối với chính phủ và nhân dân Canada đã cho định cư hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn tại Canada.” Được biết ủy ban thành lập tượng đài (gồm 9 hội viên) đã bỏ ra 2 năm để xin chính quyền thành phố Mississauga cho phép thiết lập tượng đài và cung cấp miếng đất thích hợp trong một công viên cho công trình này. Khi được thành phố chấp thuận cả hai yêu cầu, ủy ban thành lập đã bỏ ra thêm 3 năm để gây quỹ được 450 ngàn Gia kim, vừa đủ để xây nền móng, khắc và đúc tượng bằng đồng, và các khoản chi tiêu khác để hoàn tất công trình lịch sử này vào cuối năm 2019. Xin ngả mũ ngưỡng mộ công đức của ủy ban thành lập tượng đài.


      Thi hào Nguyễn Du đã mang hương trầm ngào ngạt và lưu luyến vào thơ để thêm phần trang trọng cho những dịp Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau trong một tiếng sét ái tình, tương tư nhau mãnh liệt, và sau cùng “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ” khi họ tái ngộ sau 15 năm trầm luân của nàng Kiều. Chúng ta hãy đọc lại những câu thơ trác tuyệt phảng phất hương trầm ấy của Tố Như tiên sinh: - “Liền tay ngắm nghía biếng nằm / Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai” - “Có khi vắng vẻ thư phòng / Đốt lò hương giở phím đồng ngày xưa / Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ / Trầm bay nhạt khói gió đưa lay rèm” - “Phím đàn dìu dặt tay tiên / Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa.” Để tìm hiểu “hương trầm” hoặc “trầm hương” ở đâu mà ra, chúng ta có thể trông cậy vào một tài liệu khoa học chứa đựng khá nhiều ngạc nhiên thích thú. Đó chính là bài viết Trầm hương: Một phó sản giá trị cao từ rừng (mục Môi trường) của kỹ sư thủy lâm Nguyễn Lương Duyên • Mỗ tôi bây giờ mới biết loài cây chính hiếm quý cho trầm hương Việt có một tên cúng cơm khá khiêm tốn là “Dó bầu” trong khi tên trong thương mại quốc tế của nó là “Agarwood.” Dó bầu mọc trong rừng ẩm từ Quảng Bình tới Phú Quốc, và thương hiệu nước hoa khét tiếng thế giới Yves Saint Laurent lấy trầm hương làm hương liệu chính.


      Sau cùng, “Thề non nước”: Tâm huyết Tản Đà dành cho quê hương (mục Văn học Việt) là đóng góp của mỗ chủ biên Đàm Trung Pháp. Tuyệt tác “Thề non nước” được dân chúng yêu mến vì nó tượng trưng cho tâm huyết của Tản Đà dành cho đất nước, một chủ đề mà ông cũng tỏ bầy trong những tác phẩm khác. Bài thơ là một phần của câu chuyện (cùng mang tên) viết về cuộc tình lãng mạn giữa Tản Đà và một ca nhi, trong đó thi sĩ ví mình như dòng nước sông trôi đi mãi, khiến cho cô ca nhi mỏi mắt trông chờ ngày chàng trở lại. Tuy vậy, nhà thơ không quên lời thề giữa hai người mà còn hứa sẽ một ngày tái ngộ. Lời thề ấy hàm ý lòng trung trinh của Tản Đà đối với quê hương – rằng ông sẽ trở về để vá lại “bức dư đồ rách tả tơi” và phục hưng một đất nước đang phai lạt “dưới ánh tà dương” • Mỗ tôi nghe kể lại rằng trong tang lễ Tản Đà năm 1939, một người tên là Thùy Thiên đã đọc bài thơ “Khóc bạn Tản Đà” trước lúc hạ huyệt. Bài thơ ấy có hai câu mộc mạc nhưng chí lý để ca ngợi thi tài của Tản Đà: “Văn chương đâu khéo ly kỳ / Đọc lên sướng miệng, nghe thì sướng tai.” Lời ca ngợi ấy mỗ tôi có thể làm chứng bằng 4 câu diễm lệ dưới đây trích từ bài thơ “Thề Non Nước” của Tản Đà, khi hòn non xót xa chờ mong lời thề trở về của dòng nước sông: “Non cao những ngóng cùng trông / Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày / Xương mai một nắm hao gầy / Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.”


      Trân trọng giới thiệu và mời đọc.


      Đàm Trung Pháp

      Nguồn: viethocjournal.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc 'Tình Thơm Mấy Nhánh' Đàm Trung Pháp Điểm sách

      - Điểm sách: Một Thời Áo Trận của Đỗ Văn Phúc Đàm Trung Pháp Điểm sách

      - Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Bài Thơ Xuân Nhuốm Màu Xung Khắc Văn Hóa Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Tháng 12, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Nov 1, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Sept 15, 2020 Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943) Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Tâm huyết Tản Đà trong “Thề non nước” Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Hiệu Lực Của Ví Von Trong Thi Ca Đàm Trung Pháp Nhận định

    3. Bài viết về Tập san Việt Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tập san Việt Học

       
      Bài viết về các Tạp Chí

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)