1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lá thư chủ biên Ấn Bản Nov 1, 2020 - Tập San Việt Học (Đàm Trung Pháp) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-11-2020 | VĂN HỌC

      Lá thư chủ biên Ấn Bản Nov 1, 2020 - Tập San Việt Học

        ĐÀM TRUNG PHÁP
      Share File.php Share File
          

       


      Thưa quý tác giả và độc giả:


      Mới đây bỗng thấy xuất hiện bên dưới link dẫn vào TSVH là cái link dẫn tới homepage của CuteStat.com – web analysis for Viethocjournal • Mỗ tôi hết sức ngạc nhiên vì mình có “đặt mua” gì đâu mà lại được người ta “cho không” nguyên một trang đầy chi tiết kỹ thuật cho website TSVH? Xin copy cái chi tiết thích thú nhất dưới đây để quý vị kính tường. Đó là sự gia tăng ngoạn mục của con số độc giả cá nhân (daily unique visitors) vào thăm mỗi ngày đã lên tới 295 và tổng số lượt họ vào thăm mỗi ngày (daily pageviews) đã lên tới 590:

      Web Analysis for Viethocjournal.com

      Traffic Report

      Daily Unique Visitors: 295

      Daily Pageviews:       590

      1. Để giúp các độc giả đang trau giồi Anh ngữ, TSVH mở thêm tiểu mục “Thành ngữ Anh cho người Việt” và tiểu mục “Cú pháp Anh cho người Việt” trong phạm vi mục “Giáo dục.” Mỗ tôi xin khai trương tiểu mục Thành ngữ Anh với mini-lesson English idioms 001-025 cho người Việt và tiểu mục Cú pháp Anh với mini-lesson Tại sao người Việt ưa phạm lỗi khi sử dụng động từ tiếng Anh • Tuy hai tiểu mục này nhắm vào người Việt, chúng cũng hữu ích cho người ngoại quốc nói tiếng Anh muốn tìm hiểu thêm về tiếng Việt. Như thể “killing two birds with one stone” đó mà, thưa quý vị.


      2. Thử giải mã bài thơ “Nguyệt cầm” của Xuân Diệu là bài viết mới nhất mà tác giả Vĩnh Đào gửi cho TSVH. “Giải mã” một thi phẩm “bí hiểm” là một thách đố gắt gao cho một số hiếm hoi người yêu thơ, trong đó có văn hữu Vĩnh Đào của chúng ta. Ông đã thành công trong nỗ lực làm sáng tỏ ý nghĩa bài thơ rất huyền bí của Xuân Diệu bằng cách áp dụng kiến thức về nền tảng thuyết “giao ứng” (“correspondances”) của nhà thơ tượng trưng Charles Baudelaire – trong đó vũ trụ huyền bí chỉ có thể cảm nhận nhờ sự giao thoa của nhiều giác quan, và thi sĩ là người có khả năng nắm bắt được các bí mật của thiên nhiên và có sứ mạng giải thích bí mật đó cho người trần gian • Trước khi được đọc bài viết uyên bác này, mỗ tôi cứ đinh ninh thi sĩ Đinh Hùng là người duy nhất chịu ảnh hưởng sâu đậm của Charles Baudelaire – không những về nền tảng “correspondances” (Đinh Hùng dịch là “mạch nguồn giao cảm” ) mà còn về lối sống khác lạ trong một cõi tâm linh huyền bí để thoát khỏi nỗi nghiệt ngã quá đáng mà cuộc sống trần gian đã gán cho mình. Vì cũng ngưỡng mộ nhà thơ tượng trưng Baudelaire, mỗ tôi mời quý độc giả thưởng lãm bài Niềm riêng nghiệt ngã trong thơ Đinh Hùng mà mỗ tôi đóng góp, để thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của Charles Baudelaire như thế nào đến hai nhà thơ lẫy lừng Xuân Diệu và Đinh Hùng của dân tộc Việt.


      3. Chế ngự sự kích ứng bằng chú tâm tỉnh giác là một bài viết cô đọng (không dư thừa một chữ nào), dễ hiểu, và khả thi về một cách “hành thiền” để giảm bớt các tác hại tinh thần và thể chất của “stress” (“kích ứng”) mà bác sĩ Nguyễn Tối Thiện mới đóng góp cho TSVH. Để làm sáng tỏ hơn cái nỗ lực “chú tâm tỉnh giác” này, tác giả còn chu đáo đính kèm Sơ đồ hành thiền để hướng dẫn, qua một lăng kính tâm lý sinh học, thứ tự hành động chú tâm dẫn đến tỉnh giác • Mỗ tôi rất an tâm với lời kết của Nguyễn tiên sinh: “Trong cuộc trăm năm con người khổ nhiều hơn vui … Có khoái cảm nào kéo dài được lâu đâu! May thay ta có thể ngăn ngừa hay chữa trị nó, để cho Sức khỏe là sự im lặng của nhân thể, Hạnh phúc là sự vắng bóng của đam mê và Tự do là sự đốt cháy mọi phiền não khổ đau.”


      4. Vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên: Đặc tính địa lý và đa dạng sinh học là một bài nghiên cứu giáo sư thổ nhưỡng học Thái Công Tụng muốn chia xẻ với độc giả TSVH nhân mùa lụt lũ kinh hoàng đang tàn phá các vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều 18-10-2020, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to. Dự báo trong đêm nay 18-10-2020 và rạng sáng mai 19-10-2020, lượng mưa các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 200mm; lượng mưa các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 80mm • Mỗ tôi xin cùng quý vị cầu xin cho thiên tai mau đi qua để đồng bào Bình Trị Thiên trở lại đời sống bình thường; mỗ tôi cũng xin thâm tạ Thái tiên sinh về bài viết khoa học đầy thi tính này.


      5. Hàn Mặc Tử: The period of suffering (1936-1938) của tác giả Thomas Lê là một món quà văn học Việt Nam dành cho những người ngoại quốc muốn có một kiến thức vững vàng về cuộc đời và thi phẩm của Hàn Mặc Tử, đặc biệt là trong giai đoạn đau đớn nhất về tinh thần và thể xác (nhưng cũng sung mãn nhất về sáng tác) của nhà thơ mắc bệnh trầm kha này. Sử dụng một Anh ngữ hàn lâm và một khả năng dịch thuật thượng đẳng, giáo sư văn học thế giới họ Lê sẽ soi sáng thi tài của Hàn Mặc Tử trong chủ đề quan trọng về ánh trăng – ẩn dụ của tình yêu và tình dục mà nhà thơ vui đùa với, ngủ với, say sưa với, uống vào rồi nhổ ra – qua bản dịch sang Anh ngữ các tuyệt tác “Bẽn lẽn”, “Anh điên”, “Say trăng”, “Ngủ với trăng”, “Rướm máu”, và “Cô gái đồng trinh.”


      6. Mỗ tôi thích bài viết công phu dài 17 trang tựa đề Huyền thoại, tình yêu và lòng hoài cổ trong “Ngày xưa” của Nguyễn Nhược Pháp (do giáo sư văn chương Phạm Trọng Lệ đóng góp) đến nỗi không muốn nó chấm dứt. Trước khi đọc bài này thì mỗ tôi chỉ biết đại khái nhà thơ yểu tử Nguyễn Nhược Pháp là con trai nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, là tác giả bài thơ “Chùa Hương” ai cũng khen hay, và thầm yêu trộm nhớ một cô gái đẹp nổi tiếng Hà Thành thuở ấy. Nhưng bây giờ thì tôi “giỏi” hơn nhiều rồi, và còn được xem hình người đẹp ấy mang tên Đỗ Thị Bính nữa. Chàng trai Nguyễn Nhược Pháp mê cô Bính là phải rồi. Mỗ tôi biết chắc quý vị sẽ không thất vọng khi đọc xong.


      7. Bài viết Niềm riêng nghiệt ngã trong thơ Đinh Hùng của mỗ tôi có thể coi như một “tiểu giải mã” lý do tại sao trong cõi thi ca rực rỡ và quý phái của Đinh Hùng cũng có vài bài thơ quái dị, nhất là bài Gửi người dưới mộ: “Trời cuối thu rồi, Em ở đâu / Nằm bên đất lạnh chắc em sầu / Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy / Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu / Ta gửi bài thơ anh linh / Hỏi người trong mộ có rùng mình / Nắm xương khô lạnh còn ân ái / Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình” • Mỗ tôi đã tìm ra câu trả lời sau khi đọc các tài liệu tham khảo sau đây: Trung Tâm VBVN (1969) Câu Chuyện Văn Chương. Hoa Kỳ: Xuân Thu. Đinh Hùng (1971) Đốt Lò Hương Cũ. Saigon: Lửa Thiêng. Michel Quesnel (1987) Baudelaire, Solaire et Clandestin. Paris: Presses Universitaires de France. Thi Vũ (1993) Bốn Mươi Năm Thơ Việt Nam. Paris: Quê Mẹ.


      Mỗ chủ biên xin mời quý vị thưởng lãm các bài viết được giới thiệu bên trên, sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của chúng, trong mục lục dưới đây:


      Đàm Trung Pháp MỤC LỤC

      English idioms 001-025


      Tác giả: Đàm Trung Pháp

      Tại sao người Việt ưa phạm lỗi khi sử dụng động từ tiếng Anh?


      Tác giả: Vĩnh Đào

      Thử giải mã bài thơ “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu


      Tác giả: Nguyễn Tối Thiện

      Chế ngự sự kích ứng bằng chú tâm tỉnh giác


      Tác giả: Nguyễn Tối Thiện

      Sơ đồ hành thiền


      Tác giả: Thái Công Tụng

      Vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên: Đặc tính địa lý và đa dạng sinh học


      Tác giả: Thomas D. Le

      Hàn Mặc Tử: The period of suffering (1936-1938)


      Tác giả: Phạm Trọng Lệ

      Huyền thoại, tình yêu và lòng hoài cổ trong “Ngày Xưa” của Nguyễn Nhược Pháp


      Tác giả: Đàm Trung Pháp

      Niềm riêng nghiệt ngã trong thơ Đinh Hùng


      Đàm Trung Pháp

      Nguồn: viethocjournal.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc 'Tình Thơm Mấy Nhánh' Đàm Trung Pháp Điểm sách

      - Điểm sách: Một Thời Áo Trận của Đỗ Văn Phúc Đàm Trung Pháp Điểm sách

      - Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Bài Thơ Xuân Nhuốm Màu Xung Khắc Văn Hóa Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Tháng 12, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Nov 1, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Sept 15, 2020 Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943) Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Tâm huyết Tản Đà trong “Thề non nước” Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Hiệu Lực Của Ví Von Trong Thi Ca Đàm Trung Pháp Nhận định

    3. Bài viết về Tập san Việt Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tập san Việt Học

       
      Bài viết về các Tạp Chí

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)