|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Ngày đầu năm thời tiết bỗng trở nên ấm áp lạ thường. Sự thay đổi quá chùng đột ngột. Hôm qua 30 độ F, thì hôm nay, nhiệt độ bỗng tăng vọt lên cao điểm là 60 độ. Trời rất trong, dù không thấy những cành mai hay chùm bông cúc dại như ở quê nhà vào mùa Tết… Rừng vẫn còn trơ trụi. Nhưng mà lòng bỗng dưng nẩy nở một niềm vui rất đổi kỳ diệu. Hoan lạc này đến từ đất trời. Và cũng đến từ truyền thống. Cái chữ Tết như một âm thanh tiền kiếp đồng vọng về. Nó không hề có ở đây, chẳng một ai biết hôm nay là ngày Tết của Việt Nam tôi, vậy mà tôi cứ nhủ lòng: Hôm nay ngày đầu năm, hôm nay đất trời vô lượng, hôm nay có người thêm một tuổi…
Buổi trưa lái xe đến Nursing home với một bị thức ăn như thường lệ. Cả một tháng nay, Y. ăn uống rất khó khăn. Hễ đút đồ ăn vào thì cứ ọc ra, như con nít ọc sữa. Bất cứ món gì cũng vậy. Y. sụt ký thấy rõ. Tôi thì hết cách. Mỗi lần cho Y. ăn, tôi phải ráo cả nước miếng.
Những ngày gần Tết, bạn bè chúc tôi với những điều hết sức tốt đẹp, chúc tôi được thanh thản, an lạc,,. Tôi cảm ơn, nhưng mà lòng tôi không thể thanh thản được. Làm sao tôi có thể nhăm mắt làm ngơ trước những khổ nạn quá sức khủng khiếp này. Từ tay chân liệt bại, giờ lên trên óc não, chạm xẹt lung tung này.
Nhưng mà, hôm nay, đầu năm nguyên đán, tôi phải vui mới được. Vui như con diều hâu già bỗng nhiên mọc thêm lông mới.
Người lâng lâng như kẻ bị ma túy hay rượu nhập vào người. Mới bước vào cửa Viện, tôi đã la lớn Happy New Year, khiên cô receptionist phải mở mắt kinh ngạc. Oh, Vietnamese new year, Year of Pig,,, Nàng chắc hiểu, cũng chúc mừng lại…. Tôi vào hành lang, luồn giữa hai dãy, gặp ai cũng la: Happy new year… Khiến ai ai cũng trố mắt, Chắc họ nghĩ tôi điên rồi chăng. Tôi đến chỗ làm việc của y tá yêu cầu họ mang Y, vào xe lăn. Tôi nói với họ là hôm nay là ngày đầu năm, là ngày Tết Việt Nam, không thể để cho bả nằm hoài… Tôi muốn đưa bả ra ngoài sân vì thời tiết quá ấm… Họ nghe lời. Và hai người nurse aid vào phòng giúp mang Y. lên ngồi trong xe lăn. Họ thay áo quần mới, chải tóc cho Y…
Đưa mình đi, tôi đẩy xe lăn
Hôm nay, chúng ta cùng du xuân
Hành lang tấp nập người qua lại
Ai cũng “Hi” mình, chúc đầu năm
Tôi vui khi thấy Y, đưa tay lên chào những người chúc tụng. Tôi đẩy xe vào nhà ăn, đến từng bàn… Họ bắt tay Y.
Đưa mình bằng chiếc xe lăn
Gạch bông mới lót hân hoan đón mình
Đưa mình bằng một trái tim
Mai vàng nở thắm trong lòng đó em
Sau đó tôi đưa Y trở lại phòng để giúp phần ăn uống cho Y. Y vẫn không chịu ăn. Tôi bảo bà phải ăn. Dù một chút thôi. Hôm nay đầu năm bà phải ăn, gắng mà ăn…. Để cả năm bà ăn được. Y. nghe lời nếm chút chút. Tôi canh chừng có ộc ra không với bàn tay sẵn sàng để dưới cằm Y.
Buổi ăn trưa kết thúc bằng nỗi vui buồn lẫn lộn. Vui là Y, vẫn còn tỉnh để nhận ra những người quen trong viện. Vui là bánh xe lăn, không phải chỉ cho Y. mà cả cho tôi, vì nó lăn những vòng lăn hạnh phúc, khó có thể tìm trong một đời người.
Tôi phải giúp Y và cả cho tôi để tạo ra như vòng lăn ấy.
Và vòng lăn của tôi ngày đầu năm là đây:
Một giai phẩm của tạp chí Văn Học vào năm 1970, mà một người bạn đã dùng iphone để chụp khi anh về VN. Từng trang một được tẩy xóa, điều chỉnh độ lệch, tăng độ sáng, chỗ nào mờ thì cho đậm hơn. Chúng “lăn” bằng hai ngón tay gõ của tôi. Dĩ nhiên bản chụp bằng camera dù là digital không thể nào bì bằng bản scan. Chúng tôi không thể nào layout ngay hàng thẳng lối hay xóa tẩy những đốm đen in trên chữ được. Vì vậy mong quí bạn hoan hỉ bỏ qua những khuyết điểm này. Xin cám ơn các bạn trước.
Chúc bình an về các bạn.
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |