|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Tạp chí Văn Hóa Nguyệt San (VHNS) được xuất bản do nghị định ngày 23 tháng 5 năm 1952. Ngoài bìa số 1 có hàng chữ: Cơ quan truyền bá giáo dục, khoa học và văn hóa. Tạp chí do Bộ quốc gia giáo dục xuất bản. số đầu tiên phát hành vào tháng 5 năm 1952.
Thời gian này, vua Bảo Đại là Quốc trưởng.
VHNS chia làm 2 thời kỳ. Từ năm 1952 đến năm 1954, với 17 số, gọi là Bộ Cũ.
Từ năm 1955 đến năm 1974, gọi là Bộ Mới.
Là một công cụ của Bộ Quốc gia Giáo dục, chủ trương không hề thay đổi, lấy việc giáo dục văn hóa lên làm hàng đầu, áp dụng ba nguyện tắc:
... Về nội dung cũng như về thể tài, tập “văn hóa nguyệt san” áp dụng ba nguyên tắc: đại chúng hóa, dân tộc hóa và khoa học hóa...
(trích Lời nói đầu số 1 tháng 5-1952)
Sau 1954, tạp chí cùng vận nước nổi trôi di cư vào miền Nam. Vào năm 1955, tạp chí tục bản tại Saigon. Trong lá thư “Cùng bạn đọc thân mến”, đăng trên VHNS số 1 bộ mới phát hành tháng 4-1955, tòa soạn viết:
CÙNG BẠN BỌC THÂN-MẾN
Đề liên-lạc một cách sâu xa với toàn thể quốc-dán từ Nam chí Bắc và đề góp phần xây dựng một nền văn-hóa mới, hoàn tcàn Việt-Nam, Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục đã cho xuất-bản tại Hà-nội tập VĂN-HÓA NGUYệT-SAN từ tháng 5 năm 1952.
Từ ngày đó, tạp-chí V.H.N.S. hàng tháng vẫn ra đều đều. Đến hồi tháng 7 năm 1954, vi cuộc biến-chuyển ở Bắc-Việt, Bộ Q.G.G.D. di-chuyển sở Văn-Hóa vào Sài-gòn, nên tập V.H.N.S. phải tạm đình-bản trong một thời gian.
Nay mọi công việc đã tạm ổn-định, nên Bộ Q.G.G.D. lại cho tục-bản tạp-chí đó và trước sau vẫn theo đuổi mục-đícb nói trên.
Ước mong các độc-giả thân mến thể lượng điều này và tiếp-tục sốt-sắng đọc và cổ-động giúp tạp-chí V.H.N.S. Có thế, ban biên tập V.H.N.S. càng thêm phấn-khởi để phụng-sự VĂN-HÓA trong việc bảo-vệ CHÍNH-NGHĨA.
BAN BIÊN-TẬP
V.H.N.S. KÍNH-CÁO
Kể từ đó, mặc dù bao biến cố của lịch sử chụp xuống đất nước; trong khi đó càng lúc chiến tranh càng khốc liệt, thì tạp chí VHNS vẫn tiếp tục mang cái tư tưởng Khổng Mạnh làm nề nếp được biểu hiện bằng mấy chữ Nho đăng ở ngoài bìa, hay thỉnh thoảng đăng lời hiệu triệu thông điệp của các vị lảnh đạo nhân ngày đản sinh của Khổng Tử, lấy nền đạo đức luân lý Khổng Mạnh làm kim chỉ nam soi đường chỉ lối. Ngay cả một người được tiếng là “mới” như Nguyễn Cao Kỳ, khi giữ Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương cũng gởi thông điệp nhân ngày đản sinh của Khổng Tử (VHNS tháng 8 &9, 1965).
THÔNG-ĐIỆP
của
Thiếu Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương gởi Quốc
dân Đồng-bào nhân ngày Lễ Thánh-Đản Đức Khổng-Tử
(ngày 28-9-1965)
Đồng bào thân mến,
Hôm nay, ngày kỷ-niệm Thánh-Đản đức Khổng-Tử, chúng ta cùng nhau tò lòng thành kính tri-ân một bực Đại Thánh-Hiền Á-Châu đã từng gây ảnh-hưởng sâu xa trong đời sống tinh-thần và cơ-cấu xã-hội Việt-Nam từ ngàn xưa.
Đạo-lý đo Ngài đề-xướng đã là nền móng của nền văn-hóa truyền thống hầu hết các dân-tộc Á-châu. Đó chính là đạo làm người, lấy đức Nhân làm căn-bản.
Điều này chứng tỏ về ưu thế của nhóm bảo thủ trong bộ phận văn hóa của chính quyền.
Nội dung tạp chí
Nội dung VHNS thường dựa vào mục đề như sau:
II. Văn chương
III. Khảo cứu
IV. Khoa học
V. Mỹ thuật
VI. Văn hóa các nước
VII. Phê bình thời sự
VIII. Tin tức văn hóa
Sau 1955, mặc dù chính thể thay đổi, nhưng nội dung không mấy thay đổi. Chỉ có thêm mục mới là đăng những bài vở hay tài liệu viết bằng tiếng ngoại quốc.
Những mục đề này có thể được tóm lược thành bốn phần:
Phần I: Thỉnh thoảng đăng những bài hiệu triệu quốc dân đồng bào, thông điệp của các vị lãnh đạo chính quyền trong ngày Tết, ngày đản sinh Khổng Tử, ngày sinh của Nguyễn Du, ngày Giáo chức, ngày Phụ nữ v.v... Phần này không ghi số trang.
Phần II: Bài vở nghiên cứu, khảo luận, biên khảo.
Phần III: Thi ca đăng hầu hết là thơ cổ điển như vịnh, họa, hành, Đường thi... Phần này không có gì đặc sắc trừ một số bài của Vũ Hoàng Chương, Đông Hồ, Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội...
Phần IV: Phụ trương. Gồm những bài viết bằng tiếng Anh, hay tiếng Pháp có liên quan đến văn hóa VN...
Văn Hóa Nguyệt San và NET
Văn hóa nguyệt san là một tạp chí với nhiều bài vở về nghiên cứu văn hóa giá trị nhưng ít người biết.
Trước 1975, nó không hề thấy bày trên sạp báo như các tạp chí khác.
Bởi vậy, rất khó khăn cho chúng tôi khi đi tìm những tài liệu để tham khảo hoặc trích dẫn.
Chúng tôi không thể tin cậy một số bài được phổ biến trên NET. Tại sao?
Đây là những bài chúng tôi tìm thấy trên NET:
- Bài Văn hóa đình làng của giáo sư Nguyễn Đăng Thục (đăng trong số này). Tuy nhiên bài chỉ post một nửa, còn nửa kia có dính dáng đến chế độ VNCH thì không thấy!
- Bài “Lịch sử và giai thoại buu trạm Việt Nam” của Hương Giàng (VHNS số tháng" 9-1964) thì trên NET đăng lại 100% nhưng không thấy tên Hương Giang, chẳng thấy trích dẫn hay nguồn từ đâu.
- Bài Giá trị triết học tôn giáo trong truyện Kiều của Thượng Tọa Thích Thiên Ân đăng trên Văn Hóa Nguyệt San số đặc biệt kỷ niệm Đệ nhị bách chu niên thi hào Nguyễn Du tháng 10&11 năm 1965 nhưng hầu như 90 % kể cả nhan đề của bài lại được ký bởi Thích nữ Huệ Nguyệt!
Bạn có thể đọc bản gốc của Thượng tọa Thích Thiên Ân trên trang nhà hocxa.com
http://www.hocxa.com/TieuLuan/ThichThienAn_GiaTriTrietHocTonGiaoTrongTruyenKieu.php
Và bản của ni sinh Huệ Nguyệt đăng trên trang nhàTuvienQuangDuc:
http://www.tuvienquangduc.com.au/tho/208triethoc-kieu.html
Để biết rõ bao nhiêu phần trăm “chôm” hay là chúng tôi đặt điều!!!
- Bài “Những nhà xưa ở Quảng Nam” của Nguyễn Bạt Tụy (VHNS số 59&60). Tuy nhiên, bài post bỏ nhiều đoạn, nhất là không đăng những hình vẽ, trong khi người viết viện dẫn hình vẽ rất nhiều lần!
Tại sao Sáng Tạo lại bị bức tử
“Vào đầu năm 1960, Sáng Tạo tự ý ngưng lại vì xét thấy tình hình và hoàn cảnh không còn thích hợp, vì không khí tự do đang bị bao vây bằng hàng rào quyền lực mới. Chính quyền đã dùng những tên hề văn nghệ thay cho những người làm văn học nghệ thuật chân chính.”
Luật sư Trần Thanh Hiệp cho biết cái hàng rào quyền lực mới do từ những kẻ được chính quyền ưu đãi. Chúng ta hiểu ngay là ông nhắm vào những vị ngồi trong Nha văn hóa, với tờ báo là Văn Hóa Nguyệt San trong tay.
Cuối cùng, mặt trận ngã ngũ. Sáng Tạo bị knock-out và địch thủ Văn Hóa Nguyệt San vẫn ung dung tiến khỏe tiến mạnh với mấy chữ Nho in đậm trên bìa báo. (Thú thật tôi không hiểu là chữ gì) Và mỗi kỳ những bài thơ mà Mai Thảo gọi là “chơi chữ, thù tạc, diễm tình” vẫn tiếp tục “nở bề bộn như nấm dại cỏ độc”.
Vậy mà Sáng Tạo lại chết, và Văn Hóa Nguyệt San lại sống dài dài. Có người sẽ bảo: “Văn Hóa Nguyệt san là tờ báo của chính quyền. Chính quyền bỏ vốn và nuôi dưỡng.”
Nhưng Sáng Tạo không được tài trợ hay sao? Nhất là được tài trợ bởi Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, ê hề dư dật. Hay như Hiện Đại của Nguyên Sa từ Phủ Tình báo trung ương của bác sĩ Trần Kim Tuyến hay như Nghệ Thuật của Mai Thảo do chính Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ giúp cả triệu đồng... vậy mà trước sau các tạp chí này lại không sống nổi...
Điều này chứng tỏ về giá trị của tạp chí. Chúng tôi xin mượn nhận định của tác giả Nguyễn Tuấn Cường trong bài Giới thiệu về tạp chí Văn Hóa Nguyệt San mà chúng tôi đăng lại ở trang sau. Tác giả Nguyễn Tuấn Cường sinh năm 1980 hiện là giảng sư đại học tại Hà Nội:
... Trong lịch sử báo chí Saigon giai đoạn 1955 - 1975, có lẽ VHNS chính là tờ báo thành công trên cả ba bình diện: tính đa dạng về nội dung; giá trị khoa học cao; thời gian tồn tại lâu dài. Với tư cách là cơ quan ngôn luận cùa Nha văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục, VHNS đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cùa nó là nghiên cứu, giới thiệu và truyền bá những kiến thức văn hóa và giáo dục cùa Việt Nam và thế giới.
Đó là lý do thôi thúc chúng tôi phải thực hiện cho bằng được số báo này.
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |