1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tạp chí Văn Học Mới ra đời: Biên khảo, truyện, thơ… (Phan Tấn Hải) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      29-10-2018 | VĂN HỌC

      Tạp chí Văn Học Mới ra đời: Biên khảo, truyện, thơ…

        PHAN TẤN HẢI
      Share File.php Share File
          

       

       

      Nhà thơ Hà Nguyên Du và tạp chí Văn Học Mới số 1. (Photo PTH)

      WESTMINSTER, Calif. (PTH/VB) - Văn Học Mới, một tạp chí văn học nghệ thuật với tham dự của hàng chục nhà văn, nhà thơ vừa phát hành trên toàn cầu qua mạng Amazon.


      Trong ấn bản số 1 — tạp chí này phát hành mỗi năm 3 số — người ta thấy có bài lý luận, truyện, bút ký, thơ và sáng tác của những khuôn mặt lớn văn học nghệ thuật hải ngoại: Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Vĩnh Long, Đức Phổ, Phan Ni Tấn, Nguyễn Trung Hối, Hoàng Ngọc-Tuấn, Biển Bắc, Nguyễn Minh Triết, Trần Việt Hải, Hà Nguyên Du, Đặng Phú Phong, Khế Iêm, Quan Dương, Thanh Thương Hoàng, Xuân Thủy, Hạ Du, Nguyễn Văn Sâm, Ngô Tịnh Yên, Phạm Quốc Bảo, Khánh Trường, Phan Tấn Hải, Hạ Quốc Huy, Nguyễn Đức Tùng, Ngã Phương Huyền, Nguyễn Lương Ba, Hải Phương, Phạm Xuân Đài, Trần Yên Hòa, Du Tử Lê, Hà Bạch Quyên, Nguyễn Thị Thảo An, Thành Tôn…


      Nhà thơ Hà Nguyên Du phụ trách việc điều hành tạp chí Văn Học Mới, trong khi phụ tá là Vương Thư Sinh, phần kỹ thuật nhà xuất bản VHM do Phạm Hồng Thái trách nhiệm.


      Tại sao ấn hành một tạp chí văn học nghệ thuật trong thời này? Câu trả lời ghi trong Thư Tòa Soạn, trích như sau:

      THƯ TÒA SOẠN


      Quí tác giả và bạn đọc thân mến…


      Ra báo lúc này tưởng chừng như một việc làm nghịch lý hay một sự liều mình!!!


      Nhưng, nhớ lại khoảng hai tháng trước, khi tôi gởi tin vui đến quí Thi Văn Hữu, và số anh chị em từng cộng tác trước kia với tạp chí (Giai Phẩm Chủ Đề do Nhà Văn Nguyển Trung Hối điều hành): Là, tôi sẽ mở ra một tạp chí VHNT, lấy tên là Văn Học Mới …

       

      Cùng lúc, có hai điều làm tôi ngạc nhiên trong một nỗi hân hoan:


      – Mọi người rất ưng ý mà không hỏi han hay thắc mắc chi… Và cùng hăng hái gởi bài vở đến, một cách vui tươi…


      Với sự tương tác đầy khích lệ trên, gợi tôi nghĩ ngay vì mình đã có một quá trình tương đối hay hay về “cái nghiệp làm báo”, nên quí anh chị em không chút nghi ngờ gì…


      Chợt nhớ đến câu chuyện từ bài học giáo huấn trong cổ học tinh hoa:


      “Trông thấy vậy mà không phải vậy”


      1. Trông thấy vậy:


      A/ Trông thấy chúng ta là những người con xa xứ, ly hương hay là tị nạn…


      Ai cũng có lúc như muốn đuối lả sức, khi phải chạy đua với cây kim giây ”nhỏ xíu” của cái đồng hồ, vì phải cày sâu cuốc bẫm trên quê người..!!


      Nhất là cái nghịch lý khiến nhiều lúc làm chúng ta tưởng đã bất lực với ngôn ngữ diễn đạt, bởi những quá đổi ngã nghiệt và oan khiên như thể tang tóc, đang từng phút diễn ra nơi quê nhà..!! Một quê nhà luôn thách đố với những thứ vận mệnh rất ư bất hạnh..!! Tạo chuỗi hệ quả khôn lường, kích mạnh bão sóng cảm xúc với mức độ vút cao, trong thể trạng mỗi người, trong và ngoài nước. Như vậy, thử hởi trong sáng tác của chúng ta, nắm bắt, sao chụp hay thể hiện được gì cho VHNT??


      B/ Trông thấy vậy: Hơn chục năm qua các tạp chí văn học hải ngoại lần lượt đình bản.!!


      (Khi thời đại cực hay của công nghệ truyền thông bùng nổ… Internet mở rộng toàn cầu, với đa phương tiện tuyệt vời như Website, Blog, Facebook, Twitter..v..v.. Tất cà từ thượng vàng, hạ cám đến những thứ quí giá đều tung tỏa lên mạng lưới thông tin…


      2. Mà không phải vậy:


      A/ Việc mở Tạp Chí Văn Học Mới, rõ ràng là một cơ duyên kỳ diệu. Như một khai thông đưa máu về tim. Một thích nghi không thể lý giải… Bởi, vốn của động từ thích nghi là một sức mạnh nội lực mà Trời ban cho muôn loài.!!


      B/ Không thích nghi sao được, khi mở ra được một Nhà Xuất Bản để in ấn sách báo, thì tại sao không mở ra một tờ báo, một tạp chí văn học.??


      – Mở ra thì dễ dàng, việc đáng quan tâm là thời gian sống còn..!! – Qua những dẫn giải hơi dong dài trên, hẳn quí vị đã rõ…


      Nên từ nay cơ hội có đất dụng võ, có vườn trồng hoa, hay có sân cỏ cho những đôi chân vàng, dưới mảnh đất của thế giới hiện “THỰC”… (Dĩ nhiên chúng ta luôn bị bao phủ bởi thế giới “ẢO” trùng vây.) Điều thích thú nhất là có lại tờ báo Văn Học bằng giấy, trong cõi thực, được cầm đọc trên tay, còn được xếp trên kệ sách…(Làm chúng ta nhớ lại thời huy hoàng của các tạp chí văn học hải ngoại, với những sinh hoạt thật lý tưởng)


      Về nội dung của tạp chí Văn Học Mới, không nhất thiết, hay không phải là chủ trương của tờ báo “Thuần Tính Văn Học Nghệ Thuật” này…


      Văn Học Mới chân thành cảm ơn tất cả quí vị và chúc sức khỏe, an lành, với nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào …


      Trân trọng


      Văn Học Mới

      Trong tạp chí Văn Học Mới, nếu độc giả quan tâm về lý luận, sẽ tìm thấy một số bài nghiên cứu rất công phu, thí dụ như:


      — Văn-chương Việt nam: Tương lai (biên khảo của Nguyễn Vy Khanh);

      — Mỹ học Hiện đại: Vai trò và nghi vấn (biên khảo của Nguyễn Vĩnh Long);

      — Vấn đề hình thức và nội dung, cái mới và cái đẹp (Một cuộc đối thoại giả tưởng) (biên khảo của Hoàng Ngọc Tuấn);

      — Mỹ học và sự thẩm thức nghệ phẩm (biên khảo của Nguyễn Minh Triết);

      — Ngôn ngữ đời thường (tiểu luận của Khế Iêm);

      — Ta muốn thì thầm bằng ngôn ngữ riêng (Viết lời bạt của Nguyễn Đức Tùng) cho tập thơ “vầng thơ trên đóa quỳ vàng” của Hà Nguyên Du / Thuở làm thơ yêu em (Nguyễn Đức Tùng nhận định về thơ thi sĩ Trần Dạ Từ).


      Những độc giả có nhiều hoài niệm, sẽ thấy xúc động với các tác phẩm:


      — Một chút Văn khoa Sàigòn năm 60 (tùy bút Nguyễn Văn Sâm);

      — Bản giao hưởng mùa xuân (tùy bút Phạm Xuân Đài).


      Trong khi đó, nhiều sáng tác bất hủ về truyện ngắn, thơ rất mực lôi cuốn cũng tìm thấy trong Văn Học Mới của: Đức Phổ, Phan Ni Tấn, Nguyễn Trung Hối, Biển Bắc, Trần Việt Hải, Hà Nguyên Du, Đặng Phú Phong, Khế Iêm, Quan Dương, Thanh Thương Hoàng, Xuân Thủy, Hạ Du, Ngô Tịnh Yên, Phạm Quốc Bảo, Khánh Trường, Phan Tấn Hải, Hạ Quốc Huy, Nguyễn Đức Tùng, Ngã Phương Huyền, Nguyễn Lương Ba, Hải Phương, Phạm Xuân Đài, Trần Yên Hòa, Du Tử Lê, Hà Bạch Quyên, Nguyễn Thị Thảo An, Thành Tôn…


      Tìm mua, gửi bài, có thể liên lạc về: vanhocmoi68@gmail.com; hanguyendu@gmail.com (Tel: 714 – 723-9652)


      hoặc qua mạng amazon.com hoặc vào: https://vanhocmoi.com

      Phan Tấn Hải

      Nguồn: sangtao.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” Phan Tấn Hải Phan Tấn Hải

      - Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển Phan Tấn Hải Nhận định

      - Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời Phan Tấn Hải Nhận định

      - Tuyển Tập Trúc Giang MN: Biên Khảo Công Phu, Giá Trị Phan Tấn Hải Điểm sách

      - Mùa Xuân Di Lặc Phan Tấn Hải Biên khảo

      - Thi tập mới Lê Giang Trần: Pha Thơ Vào Biển Gió Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022) Phan Tấn Hải Tạp luận

      - Đọc “Lênh Đênh” Của Lưu Na: Thơ Mộng Và Đau Đớn Phan Tấn Hải Nhận định

    3. Bài viết về các Tạp Chí Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)