|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Tuyển Tập Phượng Trong Thành Nội, Số 132 ngày 15.6.1969
Thư Ấn Quán in lại
Cùng với phần tham khảo ý kiến bạn đọc, chúng tôi đã gửi hai câu hỏi dưới đây tới phỏng vấn mười một nhà văn nhà thơ đã hoặc đang hợp tác với Văn trong tám năm qua. Thấy Văn và muốn Văn như thế nào, đó là phần trả lời nằm trong những bài nhận định và đề nghị ngắn mà chúng tôi đã nhận được.
• Ông (bà) thấy tạp chí Văn như thế nào, từ số đầu đến giờ?
• Chiều hướng nào trong tương lai mà ông (bà) thấy Văn nên theo đuổi để xứng đáng là một diễn đàn văn học nghệ thuật đúng với danh nghĩa của nó?
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Tương lai ư? Nhắm thẳng con đường trước mắt
1. Vũ Hoàng Chương đã hợp tác với tạp chí Văn ngay từ số đầu, tất nhiên phải có nhiều cảm tình với chủ nhiệm và ban biên tập lắm chứ. Còn phải "nghĩ" gì nữa! Trải qua 8 năm trời, biết bao cố gắng, và tương đối đã thành công. Đủ tỏ rằng chiều hướng lựa chọn không thể sai lầm được.
2. Còn tương lai ư? Tất nhiên phải nhắm thẳng con đường trước mặt, và tùy thời sửa lại chiều hướng đôi chút. Ngoài cả triệu ngàn dặm, các chuyên viên từ Trái Đất còn sửa được chiều hướng của phi-thuyền-đang-bay cho mười phần thích nghi nữa là! Chủ nhiệm đồng ý chăng?
BÌNH NGUYÊN LỘC
In đẹp. Ít lỗi nhất nước Việt Nam Cộng Hòa
Tạp chí Văn là tờ tạp chí in đẹp nhất và ít lỗi nhất nước VNCH. Và đó là một tờ tạp chí rất cần. Sử có tạp chí, chánh trị có tạp chí, xi-nê-ma có tạp chí thì Văn cũng phải có tạp chí.
Tạp chí Văn chỉ đăng văn chương mà ít văn học. Văn học quá buồn ngủ nên tờ Tân Văn mới khó sống. Những tưởng nên để dành mỗi kỳ lối 5 trang cho văn học, không thiệt thòi cho đa số bạn đọc, nhưng rất cần cho thiểu số, tức là thu tờ Tân Văn lại thanh 5 trang, cho nhập vào tờ Văn. Những bài giới thiệu các nhà văn thế giới là văn học đấy, nhưng chỉ có tánh cách phổ thông. Tạp chí phải đăng cái gì dữ dội hơn là phổ thông nữa, chẳng hạn các dân tộc gốc Mã Lai như Nhựt, Thái, Nam Dương, Việt, sáng tạo các thể thơ nào, và thơ ấy có mang tánh cách Mã Lai hay không, mặc dầu đó là thơ Nhựt, thơ Việt, thơ Thái Lan. Hễ đồng chủng thì phải có cái gì giống nhau, mà cái ấy là cái gì? Bao nhiêu dân tộc ấy có đồng tâm hồn với nhau hay không vì họ đều là Mã Lai. Và nếu có thì tâm hồn ấy có thể hiện trong văn thơ của họ hay không. Tưởng nên có một bài so sánh các thể thơ ta với các thể thơ Nhựt, dân ca ta với dân ca Anh-Đô-Nê-Xia.
NGUYÊN SỸ TẾ
Ứớc mong tờ báo có thêm tranh đấu tính
1. Sau các tờ Sáng Tạo, Văn Nghệ, cơ quan văn học và nghệ thuật nửa tháng Văn đã đánh dấu sự hiện diện của nó trong văn học miền Nam. Trong cái thời của những biến động vô thường và đổi thay chớp loáng này, tám năm góp mặt của tờ báo đã phải kể là một kỷ lục. Những bước đi ít ồn ào nhưng dấu chân thì vững chãi. Những sáng tác phẩm, dịch phẩm, biên khảo, luận thuyết có lợi ích và những giá trị văn học mới, tôi muốn nói những ngòi bút mới. Một thị hiếu hiền lành nhưng chững chạc. Những người viết trong Văn ít nhất có một điểm gặp gỡ tốt đẹp là yêu văn và coi trọng sự viết.
2. Tám năm qua bảo đảm cho những ngày tới của Văn. Ước mong tờ báo có thêm tranh đấu tính, và thời sự tính nhiều hơn nữa. Muốn thế có lẽ phải thay đổi chút ít thể tài của tờ báo là ra hàng tuần và theo khổ lớn. Những cây viết trẻ cần làm công tác tiền phong cho tờ báo. Một cuộc gặp gỡ chung có lẽ tốt hơn cho việc tìm đường hướng. Riêng tôi, đề nghị khai thông tờ báo qua đủ mọi miền đất đai văn học không phân chia địa lý hay chính trị. Phá bức màn sắt không mặc cảm và thiên vị cho những chân trời mới, nghệ thuật mới và nhân loại mới.
TRÙNG DƯƠNG
Nên mở rộng nội dung ra các ngành nghệ thuật khác
1. Một tờ tạp chí, nhất là đó lại là một tạp chí văn nghệ, sống được tới 8 năm, Ở VN, như thế được kể là một thành công - dĩ nhiên nội dung của Văn trong suốt tám năm qua cần phải xét lại (tôi sẽ xin trình bày ở phần 2 khi đề cập tới "chiều hướng tương lai" của Văn). Có thể nói là chưa có tờ báo nào ở đây tôi cộng tác lại làm tôi hài lòng về phần ấn loát như tờ Văn - trang nhã, sáng sủa, rất ít lỗi, đó là những đặc điểm của Văn. Về hình thức, kể như không có gì cần thay đổi hết. Tuy nhiên, nếu có thể làm cho Văn vui tươi lên được, dù vẫn không thiếu vẻ nghiêm trang đứng đắn, thì vẫn hơn.
2. Trước khi nói đến "chiều hướng tương lai" mà Văn nên theo đuổi, thiết tưởng phải đề cập tới những thiếu sót về nội dung của Văn từ tám năm qua. Thành thực mà nói, những lúc về sau này, tôi ít đọc Văn, nếu không là chỉ đọc những mục phỏng vấn, giới thiệu nhân vật văn nghệ, tin tức sinh hoạt, điểm sách (rất ít có trên Văn vì dường như người chủ trương cho là không cần thiết) v.v... mà theo tôi nghĩ đấy mới chính là những mục làm cho tờ báo bớt khô khan, thêm sinh khí, hấp dẫn người đọc. Một người chuyên viết truyện như tôi nói vậy, nghe không được, phải không? Nhưng tôi cũng còn là độc giả nữa mà. Đăng nhiều truyện ngắn quá (như Văn đã làm từ trước tới giờ) chẳng những làm người đọc chán, mà còn khiến cho những truyện đặc sắc bị chìm khuất đi.
Vì vậy, đề nghị của tôi là nên thêm những mục Văn thiếu ở trên. Ngoài ra, để xứng đáng là một "cơ quan văn học nghệ thuật" đúng với danh nghĩa của nó, nên mở rộng nội dung ra các ngành nghệ thuật khác như Hội Họa, Điêu Khắc, Âm Nhạc, Kiến Trúc, Sân Khấu, Điện Ảnh v.v... cộng với nhiều hình ảnh. Đồng ý những sinh hoạt này có thể hiện nay chưa có gì, nhưng sứ mạng của một tơ báo ngoài việc tường trình lại, còn có bổn phận khơi động thúc đẩy (cách thức nào sẽ bàn sau nếu định thực hiện). Tôi có tham lam ôm đồm quá không? Nhưng không phải chính quý vị đã có ước vọng biến tờ Văn thành một cơ quan văn học nghệ thuật đấy sao? Mà Văn nên và phải lãnh lấy cơ hội đó.
Để kết luận, tôi rất vui mừng khi nhận được bản phỏng vấn, bởi với tôi, lẽ ra vấn đề này phải được thực hiện từ lâu rồi mới phải. Dầu sao thì trễ cũng còn hơn không...
NGUYỄN THỊ HOÀNG
Văn thiếu những bài có tính cách suy nghĩ
1. Sau 8 năm hoạt động, với một cái nhìn khái quát, có thể nhận xét các ưu điểm sau đây của Văn:
Với tình trạng khó khăn về sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Nam Việt Nam, Văn đã đứng vững liên tục trong một thời gian dài 8 năm là một điểm đáng kể.
Từ số đầu cho đến nay, mỗi ngày Văn một tiến bộ rõ về trình bày hình thức (mỹ thuật, nhiều sáng kiến biến đổi thích hợp với nội dung và cái nhìn của mỗi thời) và kỹ thuật ấn loát (sáng, rõ, công phu, mới lạ...)
Luôn luôn có sự hợp tác của những cây bút phong phú tên tuổi làm nội dung nòng cốt cho tờ báo, nhưng đồng thời cũng can đảm khám phá và tiếp đón những tài năng mới.
Hai điểm sau chứng tỏ người chủ trương không theo thị hiếu quần chúng và sinh hoạt tờ báo không vì mục đích thương mãi.
2. Tuy nhiên, nếu nhìn về tương lai, Văn vẫn có vài khuyết điểm nhỏ cần được bổ túc để chiếm địa vị xứng đáng trong sinh hoạt văn học của Nam Việt Nam.
Văn thiếu những bài có tính cách suy nghĩ, (chỉ về lãnh vực văn học, không nói đến xã hội hay chính trị). Mỗi người viết cho Văn giữ tính cách riêng tư độc lập của mình và Văn vì thế thiếu hẳn không khí sôi động của một cuộc thảo luận, một nơi quy tụ cho những trào lưu, khuynh hướng tiêu biểu cho một thời đại, làm tài liệu cho mai sau.
Văn chỉ phổ biến những sáng tác của những người đã thành danh hay chưa tên tuổi, nhưng không giúp cho người muốn tìm hiểu văn học nhận định được tình hình văn hóa miền Nam vì thiếu những bài thảo luận, những tập họp khuynh hướng văn học tiêu biểu.
Thiếu những bài đã thảo luận trong các hội nghị văn chương trong cũng như ngoài nước để với Văn, người ta có thể biết sinh hoạt của những nhà văn thế nào.
DOÃN QUỐC SỸ
Rất có công với nền văn học Việt Nam
TQBT Số 53 Tháng 8-2012
Chủ đề tạp chí VĂN
Bao giờ tôi cũng nghĩ là các anh thật rất có công với nền văn học Việt Nam với chủ trương mà các anh đã thực hiện ở bán nguyệt san Văn. Các anh đã đạt được sự dung hòa khéo léo ở chỗ:
- một mặt khám phá những tài năng mới.
- một mặt khác các anh lần lượt giới thiệu với độc giả những tác giả thời danh trên văn đàn thế giới.
Về đường lối của Văn như vậy xin cứ giữ vững, còn về kỹ thuật trình bày, càng cải tiến thêm được phần nào càng hay.
DUYÊN ANH
Cái làm tôi khó chịu nhất là ban tuyển đọc
Tôi đọc Văn từ tám năm nay. Nếu không được biếu, tôi sẽ mua vì rất đáng mua. Điều tôi nghĩ đầu tiên là Văn in đẹp, bán rẻ. Cho đến hôm nay, hơn một trăm trang báo (đẹp hơn cả sách giáo khoa, nhất là giáo khoa tiểu học) vẫn đề giá 50 đồng thì rẻ thật. Sự rẻ đó nói lên tinh thần phục vụ văn chương của ông chủ nhiệm Nguyễn Đình Vượng. Xin thành thật ca ngợi.
Văn đã có tuổi. Số tuổi đó cho phép nó tự hào. Vàng thau đã phân loại rõ rệt sau tám năm thử lửa. Nhưng nói thật, tôi thấy Văn gọi là "cơ quan văn học nghệ thuật" mà mới chỉ chú ý nặng về thơ, văn. Họa cũng được nhắc nhở đấy. Ít thôi. Còn nhạc và điện ảnh, nhiếp ảnh kể như bị bỏ quên. Hơn một năm cựa mình của nghệ thuật điện ảnh Việt Nam, Văn vẫn ngó lơ. Những sinh hoạt sân khấu như Hát Bội, Hát Chèo... Văn chẳng thèm đoái hoài dù chỉ là một mẩu tin văn vắn.
Cái mà tôi khó chịu nhất là "Ban Tuyển Đọc Tác Phẩm" của Văn. Dĩ nhiên, với tôi, đưa bài cho Văn là Văn phải đăng miễn bài của tôi không khiêu dâm, phản chiến, "Ban Tuyển Đọc Tác Phẩm" chẳng là cái gì cả đối với tôi. Khốn nỗi, đưa bài đăng ở Văn cứ bị cái BTĐTP nó ám ảnh. Làm như bị BTĐTP phê phán, cho điểm rồi mới đăng bài mình. Nên chê viết cho Văn. Tôi chắc nhiều bạn đọc cũng khó chịu cái BTĐTP. Giải tán nó đi là vừa! Cứ lải nhải một điệu "Bài của bạn phải qua BTĐTP và BTĐTP rất vô tư..." chán mớ đời. Thế nào là vô tư? Mà đã chắc gì BTĐTP không loại đi nhiều sáng tác giá trị. Văn, do đó, mất khối truyện ngắn hay. Tôi không thích lối xưng tụng hết lời của Văn đối với các tác giả ngoại quốc. Tưởng tượng các tạp chí văn học Nga, Mỹ, Nhật, Tây... chẳng thèm biết đến một "nhà" văn học nào của mình, trong khi mình làm cái công việc khen phò mã tốt áo, ngợi ca các tác giả giải Nobel văn chương thì hơi kỳ.
Văn cũng ngợi ca các tác giả Việt Nam đấy nhưng chỉ ngợi ca khi họ đã chết. Mặc cảm gì? Đố kỵ chăng? Sống không dám khen, chết "tưởng niệm" mang tiếng đấy. Đông Hồ chết rồi mới "tưởng niệm" hai ba số báo. Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc còn sống sao không suy tôn? Tôi mới thấy Văn dành riêng số báo viết về Vũ Hoàng Chương. Thế thôi à? Sao không viết về Tô Thùy Yên, Đỗ Quý Toàn, Viên Linh, Trần Tuấn Kiệt, Tạ Ký nhỉ? Những người viết mới xuất hiện đã khá đông, sao chưa giới thiệu họ? Ngụy Ngữ đó. Cung Tích Biền đó. Cứ "tưởng niệm" Y Uyên, làm như sau Y Uyên những người trẻ bỏ đi hết. Bây giờ không suy tôn Võ Hồng, đợi tới bao giờ. Bộ chết mới được "tưởng niệm" còn sống thì... khó suy tôn! Tôi trả lời Văn câu hỏi I mà cũng là trả lời câu hỏi II luôn.
TÚY HỒNG
Nên mở mục phỏng vấn thường xuyên các nhà văn nhà thơ
1. Theo tôi, Văn là một tờ báo lớn (lớn vì nó chịu làm văn nghệ và không hạ mình làm tiền). Những số báo Văn đầu tiên đối với độc giả là một ngạc nhiên hoan hỉ, những số Văn đó đăng nhiều truyện ngắn rất dễ thương. Đến bây giờ, Văn cũng là diễn đàn thân mật của những người viết mới. Tôi nhận thấy đó là một điểm rất tốt.
2. Theo tôi nhận xét, hình như mỗi số Văn là một chủ đề. Điều đó, hình như tờ báo có vẻ khó xoay trở. Theo tôi, bài nào hay ta cứ nên đăng đại. Tôi cũng nghĩ rằng Văn nên mở mục phỏng vấn thường xuyên các văn thi sĩ, mục phê bình tác phẩm, truyện dịch... Những mục đó tôi thấy thật dễ thương...
Ui! Tôi đang mệt, đang bận! Tôi trả lời không được nữa...!
MẶC ĐỖ
Tĩnh quá, nặng về mặt phản ánh
1. Đã sống tám năm và còn đang sống, đó là dấu hiệu của thành công trong tình trạng thường non yểu của báo chí văn học tại miền Nam. Một dấu hiệu thứ hai đáng khích lệ là sự kiện Văn đóng thành tập được nhiều ngươi giữ và bây giờ còn những người muốn tìm mua những số cũ, những tập cũ. Sự kiện đó chứng tỏ "Văn" ở Việt Nam bây giờ thuộc vào loại báo chí mà người ngoại quốc gọi là loại báo "référence", đọc rồi còn cất đó, đôi khi dùng đến để tra cứu. Có lẽ muốn tìm những bước đầu của nhiều nhà văn nhà thơ người tìm kiếm dễ thấy trong những tập "Văn" vì "Văn" có đăng hầu hết những tác giả có mặt. Đó cũng là một dấu hiệu khích lệ nữa.
Tại sao "Văn" sống dai như vậy? Lý do thứ nhất phải là bán được. Bán được tức là đáp ứng đúng ý muốn của số đông độc giả và biết giữ độc giả bằng cái phẩm đều đặn trong nội dung. Lý do thứ hai phải chăng là quản trị khéo? Thiếu gì những tờ báo đã ra được ít lâu rồi chết chỉ vì dở trong việc quản trị. Căn cứ ở một điểm có ông thư ký tòa soạn to con và khỏe mạnh như thế mà lo cho tờ báo gần tám năm đã mệt nhoài phải xin nghỉ để dưỡng bịnh thì đủ biết quản trị tờ báo cũng đổ nhiều mồ hôi lắm cho tờ báo.
2. Trong tương lai nên thế nào? Tôi nghĩ đã thành công như vậy thì cứ thế mà tiến. Giữ cho đúng cái mức chiết trung đã quy tụ về tờ báo được nhiều độc giả trung thành. Giữ cho cái giá bán vừa với túi tiền của số đông, cầm tờ "Văn" độc giả không cần phải "lấy làm hãnh diện" như có báo từng quảng cáo, làm sao cho độc giả vui lòng, tờ báo mua về đáng với đồng tiền bỏ ra.
Đề nghị:
1. Cứ giữ khuôn khổ (vì đã là một thứ đóng tập để dành) nhưng cũng nên thường thay đổi trình bày (báo ngoại quốc đổi hoài không thôi, dù trong những chi tiết nhỏ) để độc giả cảm thấy tờ báo của mình có thay đổi; người bạn gái quý yêu đến đâu những lần nào gặp cũng thấy như thế dễ chán, đổi một tí để thấy đáng quý yêu hơn thì nên, báo giống như người.
2. Nên có một phần có thể coi như diễn đàn, để độc giả thấy gần với sinh hoạt văn học quốc gia và quốc tế qua những phát biểu trái ngược. Cho đến nay Văn có vẻ tĩnh quá, nặng về mặt phản ánh. Nhưng có phát biểu cũng cần định lượng để đừng phạm phải một trong những đặc tính cố hữu của tờ báo là chiết trung, không cao, không thấp không già, không trẻ, cứ vừa vừa mà thôi. Báo của tôi chưa chắc tôi đã làm thế, nhưng Văn đã có con đường của nó và là con đường đúng.
VÕ PHIẾN
Không một tạp chí nào sống lâu mà không sửa đổi, cải tiến
Sự có mặt trong tám năm liên tiếp của Văn, một cách đều đặn, chứng tỏ nó có đời sống, nó sống một đời sống thực, nó chống chọi nổi với thời gian.
Sự thành công rõ rệt không chối cãi được trong những số báo đầu tiên cho thấy khuynh hướng của Văn nặng về phần giới thiệu tư tưởng và trào lưu văn học Âu Tây, đặc biệt là nước Pháp.
Về sau, dần dần nó trở nên như một diễn đàn tập hợp nhiều quan điểm xu hướng văn học khác nhau. Khác nhau không có nghĩa như là một hỗn hợp nhằm dung hòa hai hay nhiều lập trường dị biệt mà sự tập hợp này được hiểu như là một quan điểm không quan điểm.
Nếu có thể chia các tạp chí văn học đứng đầu ra làm hai loại :
- một loại nhằm đề ra một đường hướng nghệ thuật, một cách thế biểu lộ quan niệm văn chương, bằng cách kết hợp những nhà văn, nhà thơ, người làm hội họa... trong một tinh thần trách nhiệm chung, cùng chia sẻ một chí hướng, đưa ra một tuyên ngôn và biện minh bằng những sáng tác và lý luận chung.
- một loại nhằm giới thiệu những người làm công tác văn học nghệ thuật, mà không đòi hỏi những sáng tác và lập luận đó có nằm trong ý tưởng hay đường lối của mình hay không?
Loại thứ nhất ở Việt Nam có thể nói đến là tờ Sáng Tạo, và tạp chí Văn có thể nằm trong nhóm thứ hai này như những tạp chí Figaro Littéraire, hay Nouvelles Littéraires của Pháp. Chính trong loại thứ hai này, Văn thỏa mãn và thích ứng cho từng thời kỳ văn học nghệ thuật.
Nhưng những tạp chí văn học cho dù có ở loại thứ hai như các tờ F.L. hay N.L. thì ngày nay nó cũng đã cải tiến rõ rệt từ hình thức cho đến nội dung. Cầm tờ báo N.L. ngày nay thật là khác xa biết bao nhiêu với tờ N.L. trước đây 2 năm.
Có lẽ Văn nên bớt chú trọng về số lượng bài vở mà nên quan tâm nhiều hơn nữa về phẩm. Chọn một hai bài hay nhất trong một số báo, rồi có thể trình bày thật trang trọng bằng cách trình bày mới lạ, mới lạ từ khổ chữ (chẳng hạn in chữ 12 thay vì chữ 8), minh họa bằng những hình vẽ thật đẹp và đập mắt, tựa truyện không cần phải đặt theo công thức cũ, nghĩa là ở ngay trên đầu câu chuyện, mà có thể xếp ở dưới hay ngay trên đầu trang số lẻ, trong khi những dòng chữ đầu của truyện chạy ở mút đầu trang số chẵn.
• Bất cứ một biến cố văn nghệ nào đều nên có những bài nói chuyện và đi đến tận ngọn ngành và khai thác biến cố đó như một thời sự.
• Trong phần giới thiệu sách báo nên để cho một người phụ trách tóm lược mỗi cuốn sách và đưa ra một vài nhân xét vào khoảng mười hay mười lăm dòng.
• Trong mỗi tháng nên có một quyển sách rút ngắn giúp cho người đọc khỏi vất vả trong việc chọn sách, đồng thời giản dị hóa, dễ hiểu hóa những vấn đề khúc mắc có tính cách chuyên môn và đòi hỏi thời gian. Chẳng hạn nhờ một người nào khác, hay chính tác giả đã soạn thảo một cuốn sách dày từ 500 trang trở lên, rút gọn một cách sáng sủa quyển sách đó trong vòng 5 hoặc 10 trang thì càng tốt.
VIÊN LINH
Ưu điểm đầu tiên là tài liệu
1. Tôi có mặt trên tờ tạp chí này từ số 3, thế nhưng trong 8 năm rồi, có những khoảng thời gian cả năm - có một lần tới hai năm liền - tôi không đọc nó. Dường như sự ngắt quãng này cũng không xảy ra điều gì quan trọng. Tờ Văn trong quá khứ luôn luôn là một khu vườn muôn hoa, để thưởng lãm; nhưng không phải là vườn trái cây mà mỗi vụ mất mùa có thể làm người ta thấy thiếu.
Văn có nhiều ưu điểm. Ưu điểm đầu tiên là tài liệu, nhất là những tài liệu thư tịch.
2. Đề nghị với tư cách một độc giả, tôi muốn Văn trở nên một tờ bán nguyệt san đúng nghĩa: nửa tháng không đọc nó là phải thấy mình kém sinh hoạt. Một tờ báo nửa tháng có thể khai thác sinh hoạt nhiều hơn một tờ báo tuần, và dĩ nhiên, lẹ hơn tờ báo tháng. Để không là những tuyển tập đều đặn.
Thư Quán Bản Thảo số 53 Tháng 8-2012
- Tạp Chí Văn Nói Chuyện Về Các Nhà Văn Nữ Nhiều tác giả Thảo luận
- Thơ trích từ tạp chí THẾ ĐỨNG số 2 - Xuân Canh Tuất (1970) Nhiều tác giả Thơ
- Những vần thơ cho người đã khuất Nhiều tác giả Thơ
- Thơ Về Mẹ Nhiều tác giả Thơ
- Bán Nguyệt San Văn Dưới Mắt Mười Một Tác Giả Nhiều tác giả Phỏng vấn
- Thơ Tưởng Niệm Ngày 30 Tháng Tư Nhiều tác giả Thơ
- Thơ Tình Ngày Valentine Nhiều tác giả Thơ
- Thơ và Câu Đối Mừng Xuân Nhiều tác giả Thơ
- Thơ Tưởng Niệm Các Anh Hùng Tử Sĩ ở Hoàng Sa Nhiều tác giả Thơ
- Thơ Tiền Chiến Nhiều tác giả Thơ
- Tạp Chí Văn Số Cuối Cùng Trước Tháng 4-1975 (Vũ Trọng Quang)
- Văn và Tôi, Một Thời (Nguyễn Đăng Trình)
- Tạp Chí Văn Từ Lòng Đất (Ban Mai)
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |