1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tuần báo Nghệ Thuật & Mai Thảo cùng bạn hữu (Viên Linh) Ad-21-old Ad-21-old

      20-11-2013 | VĂN HỌC

      Tuần báo Nghệ Thuật & Mai Thảo cùng bạn hữu

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       

      Trong 20 năm Văn học Miền Nam, có một tờ báo một mình đứng riêng một thể loại, đó là Tuần báo Nghệ Thuật, phát hành số 1 vào ngày 1 tháng 10, 1965. Khi những dòng chữ này hiện lên trên màn hình, người viết mới nhận ra: hôm nay là mồng 1 tháng 10. 2010, vừa đúng 45 năm sau, sai chạy chỉ vài tiếng đồng hồ.


          Tuần báo Nghệ Thuật số 1 (1.10.1965)


      Khoảng 45 năm qua, người làm tờ báo ấy không nhìn thấy mặt mũi nó, cho đến tháng trước, sau nhiều năm dò tìm, chịu mua với giá đắt, (525 mk), một gói hàng bọc kín trong bao nylon, gồm 50 cuốn Nghệ Thuật đã từ một tỉnh nhỏ ở miền Trung Việt Nam, vượt qua nhiều chặng đường, bay qua bể, và từ San Jose bằng đường bưu điện Hoa Kỳ, vào đứng thanh thản như kẻ trở về nhà cũ, trên giá sách thư viện Khởi Hành.


      (Đây chưa phải là nguyên bộ, song chỉ thiểu 7 số.) Nói Tuần báo Nghệ Thuật một mình đứng riêng một thể loại, trước hết là ở phần hình thức: đó là tờ tuần báo văn chương in "offset bốn màu!" (1)


      Báo văn học vốn không có nhiều độc giả bằng báo văn nghệ, in không màu còn khó thu đủ vốn nữa là nhiều màu. (2)

      Tuần báo Nghệ Thuật in nhiều màu, lại ra khổ lớn (9.50x12.50 phân Anh hay 20x27 cm), đó là một biến cố trong làng báo văn học Việt Nam. Và lại là "tuần báo văn học ra vào ngày thứ bảy" như tiêu ngữ in ngay dưới tên báo. Câu hỏi đương nhiên bật ra là "Giàu tbế! Tiền ở đâu ra?"


      Nhìn vào tên tuổi các nhà văn in trên trang bìa của Tuần báo Nghệ Thuật số ra mắt và bài vở trong phần mục lục (xem ảnh chụp bên trên) không thể hùng hậu hơn:


      PHẦN 1, Biên khảo, nhận định có:

      - Ý nghĩa một họp mặt (Lời phi lộ)

      - Văn học nghệ thuật trong chiến tranh hiện tại và hòa bình tương lai: Mai Thảo.

      - Nghệ thuật Việt Nam đi đâu, đi đến đâu: Nguyễn Mạnh Côn.

      - Đi tìm một ý thức tuyệt đối: Trần Thanh Hiệp.


      PHẦN 2, sáng tác có:

      - Dọc Đường, truyện ngắn Thanh Tâm Tuyền.

      - Chiêu Hồn, kịch Doãn Quốc Sỹ.

      - Chơi cờ ca rô, truyện Thạch Chương (Cung Tiến).

      - Con nai vàng, truyện ngắn Bình Nguyên Lộc.

      - Vô đề, tạp ghi Thanh Nam.

      - Khoảng cách, truyện ngắn Tạ Tỵ.


      PHẦN 3 là 3 truyện dài:

      - Vạch một chân trời của Sơn Nam.

      - Viên đạn đồng chữ nổi của Mai Thảo.

      - Anh Meaules cửa Alain Fournier do Mặc Đỗ dịch.


      PHẦN 4 là mục thường xuyên:

      - Văn nghệ và cuộc sống của Vũ Khắc Khoan.

      - Đoản văn nhiều người viết: Viên Linh phụ trách.

      - Phê bình sách, Bộ Biên Tập.

      - Vừa xảy ra đang nói tới, Nguyễn Đăng (Mai Thảo) phụ trách.


      THƠ trong số ra mắt của Trần Thanh Hiệp, Cung Trầm Tưởng, Viên Linh, Nhã Ca, Trần Đức Uyển, Kiệt Tấn, Chinh Yên, Trần Tuấn Kiệt.


      Chủ nhiệm chủ bút: Mai Thảo.

      Tổng thư ký: Thanh Nam, Trị sự, quản lý: Từ Ngọc Toản (ca sĩ Anh Ngọc). Trình bày offset: Đằng Giao và Viên Linh.


      Số báo được sửa soạn trong vòng hai tháng, tất cả những ai trong Tòa soạn đều phải có bài, từ ông "tiên chỉ" Vũ Khắc Khoan, 48 tuổi, tới các ông chủ trì đền tạ, văn miếu trong làng, Mai Thảo, 38 tuổi, Thanh Nam 34 tuổi, Viên Linh, 27 tuổi, người nào cũng phải viết một hay hai mục thường xuyên, sáng tác thơ văn không kể. Trừ ông Tiên chỉ ra, ba người trên đây còn phải phụ trách việc đi mời các tác giả cộng tác, ngươi nào mời ai thì phải mang bài của người đó về.


      Với bài vở và tác giả như thế cho một số báo, tưởng không có một tờ tuần báo nào khác phong phú hơn, đông đảo hơn. Sau này nhà phê bình Huỳnh Hữu Ủy cho biết lúc ấy anh ở Huế, độc giả xếp hàng trước một tiệm sách quen thuộc vào buổi sáng cuối tuần để chờ mua Nghệ Thuật, đến chậm là hết. Giá bán mỗi số báo là 7 đồng. Ở Sài gòn, và các nơi, báo bán chạy khả quan.


      Qui tụ hầu hết các tác giả hàng đầu của Miền Nam như thế, chi phí riêng cho nhuận bút không phải nhỏ. Chỉ tính đổ đồng thôi, cứ một ngàn cho một bài, mỗi số báo cần 15.000 cho nhuận bút; thật sự là có người lãnh nhiều hơn, nhiều gấp đôi người khác, không kể lương chủ nhiệm chủ bút, lương tổng thư ký, lương thư ký, lương quản lý, v.v...


      Có thể nói Nghệ Thuật thành công ngay từ số ra mắt. Dộc giả đông là do nhiều lý do,điều quan trọng là tờ báo còn thành công về mặt tính thần: những gì Nghệ Thuật gửi tới độc giả và văn hữu qua lời phi lộ (bài Ý nghĩa một họp mặt) đã được đáp ứng nồng nhiệt:


      "Trong suốt thời gian sửa soạn cho tờ Nghệ Thuật số đầu, được dùng ngày 1 tháng 10. 1965, đến tay bạn đọc toàn quốc, những người nhận trách nhiệm xây dựng và hình thành diễn đàn này đều cùng một dự tưởng, chung một nhận thức: Nghệ Thuật phải là một nơi chốn họp mặt thân ái và đông vui chưa từng thấy giữa tất cả những tác giả, nhà văn, nhà thơ hiện đang làm nên linh hồn, tiếng nói, đời sống và sức mạnh của văn học nghệ thuật miền Nam.


      Họp mặt trước đã. Bởi chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc những khả năng sáng tạo chói lọi nhất, những cá nhân ý thức tiến bộ nhất, những đại diện cho từng thế hệ tiêu biểu nhất của đất nước này phải liên kết lại, trước đòi hỏi của xã hội và lịch sử ta về vai trò văn học nghệ thuật chúng ta."


      Trong bài luận thuyết đầu tiên của tờ báo, với kinh nghiệm từ thời kháng chiến và câu hỏi "văn nghệ phục vụ cho ai," và với quá khứ "làm mới, viết mới" từ thời Sáng Tạo còn nóng hổi, Mai Thảo kêu gọi nhà văn phải vào đời, phải nói ra sự phản bội 10 năm kháng chiến để rồi đất nước chia cắt (1945-l954); phải nêu cao sự thực vĩ đại 10 năm dựng nước kế tiếp (1955- 1965), Miền Nam dũng cảm thực hiện dân chủ tự do ra sao:


      "Việt Nam đi, thương tích đầy thân. Tự 10 năm gian khổ trường kỳ [1945- 1954] chỉ đem lại đau buồn chia cắt, tới 10 năm chiến tranh hiện tại [1955- 1965], đã 20 năm đường trường lửa đạn, Việt Nam đi. ... Bài học của thế kỷ. Tiền tuyến của dân chủ. Địa bàn và chứng tích cụ thể nhất của con người chiến đấu cho Tự Do. ...Văn học nghệ thuật chúng ta phải nói lên bằng được sự thực vĩ đại hiện hình trên Việt Nam quằn quại." (Mai Thảo, Văn học Nghệ thuật trong chiến tranh hiện tại và hòa bình tương lai, nt, trang 5)


      [Mai Thảo tên thật Nguyễn Đăng Quí, sinh năm 1927 ở Nam Định, thời kháng chiến đã từng tham dự Đại hội Văn nghệ kháng chiến do Tướng Nguyễn Sơn chủ trì ở Liên khu Tư, Thanh Hóa. Nhiều truyện ngắn của ông nói về quang cảnh và nhân vật thời tiêu thổ. Năm 1954 vào Nam, xuất hiện trên các báo Lửa Việt, Người Việt của sinh viên di cư, lúc "tòa soạn" báo này đặt tại Trại sinh viên học sinh di cư ở đường Gia Long, khu Khám Lớn Sài gòn cũ (bên kia đường là khu Tòa Án Sài gòn). Cuối năm 1956, Sáng Tạo số 1 ra đời, tòa soạn chỉ có "Thư từ và bài vở gửi cho: Mai Thảo, Tiền bạc và ngân phiếu gửi cho: Đặng Lê Kim, tòa soạn: 133B Ký Con, Sài gòn." Tới số 31, Sáng Tạo ngưng bặt, không giải thích gì. Tháng 7.1960, cùng ngày cùng tháng với số 1 của Tạp chí Thế Kỷ Hai Mươi của Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch. Sáng Tạo tục bản, đánh số 1 trở lại; ra được 7 số thì ngưng hẳn. Ngay đó, Mai Thảo qua làm thư ký tòa soạn Tuần báo Kịch Ảnh của Quốc Phong Nguyễn Văn Hanh, bạn học từ thời Nam Định, cùng với những Thanh Nam, Văn Quang, Hoàng Anh Tuấn, Viên Linh, ... Năm 1965, do một cái duyên bằng hữu với nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bạn thời trung học với ông Nguyễn Cao Kỳ ở Thanh Hóa, lúc này đã trở thành Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, một nhóm đâu năm người vào Tân Sơn Nhất thăm người bạn đang đầy quyền lực. Năm người này là Vũ Khắc Khoan, thầy dạy ông Kỳ ở Chu Văn An Hà Nội, Mai Thảo, Anh Ngọc, Thanh Nam, không kể Phạm Đình Chương đã nói ở trên. Chính từ buổi gặp gỡ này mà tờ Tuần báo Nghệ Thuật được khai sinh, Mai Thảo được cả nhóm đề nghị đứng tên chủ nhiệm chủ bút.]


      Mở đầu cho mục "những ghi nhận hàng ngày," Vũ Khắc Khoan viết:

      "Tấn kịch đòi hỏi giải quyết, lập tức, tấn kịch là: cầm bút hay cầm súng?

      Còn nhớ, trong một buổi họp mặt đêm Vạn Thái, Nguyễn Tuân, giữa hai tợp rượu đã ngậm ngùi đặt câu hỏi trên, với mình, với bạn. Cầm súng, gọn lắm, nhưng còn bút? Cầm bút, hợp lý, nhưng sử dụng cán bút ra sao giữa cơn sốt rét của toàn thể nhân dân ấy?..."

      (VKK, Văn nghệ và Cuộc sống, Nghệ Thuật số 1, tr.9)


      Còn Tổng thư ký tòa soạn, người trăn trở nhiều nhất, vật lộn với mình từ lúc bắt tay vào việc, tới lúc tàu chuyển bánh vẫn không kịp nhảy lên, nhưng vẫn làm được một cái gì:


      "9 giờ.

      Để cuối cùng vào giờ này ngồi ở đây: Tòa soạn 233 Phạm Ngũ Lão. Có bảng hiệu đàng hoàng. Phía ngoài, tiếng máy chữ đánh lạch cạch. Phía trong, tiếng máy [in] chạy ì ạch, ì ạch. Đều đều. Anh xếp typo Năm đứng cạnh, nụ cười chịu đựng vẫn nở trên môi. Biết là anh em nhà chữ cực nhọc, vất vả rất nhiều trong số ra mắt này. Vì lối trình bày của từng trang, từng chữ, tòa soạn đã nhất định phải làrn cho mới, cho lạ. Vì tai nạn cúp điện đe dọa hàng ngày. Anh em phải thắp nến lên mà xắp chữ, những giòng chữ đen đúa, nhỏ xíu như những con kiến chạy dài làm mờ mắt mọi người... Thưa ông ngày mai không có điện. Ông cố gắng đưa đủ bài... Biết rồi. Biết quá rồi. Tôi đang viết đây...


      Mà tôi viết cái gì nhỉ? ... Một trang, hai trang rồi ba trang... Rồi xé, rồi viết lại. Không được. Không thể được. Sự kiên nhẫn không làm thành tác phẩm. Phải cần đến một cái gì ở trong đầu này... Nhớ đến hai câu thơ của Viên Linh:


      Bàng hoàng một kiếp chim dơi,

      Lưng khom dáng thú, bụng phơi hình người. (Bài Hình Nhân)


      Mình cảm thấy mình cằn cỗi, mình lạc lõng giữa những người bạn trẻ đang họp mặt trên tờ báo này nhiều quá mất rồi!...

      12 giờ. Thôi, đừng cố ép mình làm cho xong chuyện nữa. Viết lại đi. Mình tự nhủ như vậy và cười trừ với Mai Thảo. Nhường chỗ cho người khác kỳ này vậy. Số 2 xin có mặt."

      (Thanh Nam, Vô đề, nt, tr 27)


      Tờ báo kể cả bìa là 36 trang, trình bày "không giống bất cứ tờ báo nào cùng khuôn khổ" như Thanh Nam viết. Trang bìa của tờ báo in trong bài này là một chứng minh. Tranh của họa sĩ Chagall. Tên tác giả không cần đánh dấu. Đằng Giao và tôi xoay trần chung quanh hai chiếc bàn kính kê chụm lại tại nhà làm bản kẽm Cliché Dầu. (3)


      Tuy nhiên vì một bản kẽm 4 trang có thể in một lúc hai bìa, nên Nghệ Thuật làm số 1 thì in luôn bìa cả hai số 1 và 2; làm số 3 thì in luôn cả hai bìa 3 và 4, làm số này còn chưa xong đã in "tên bài của số chưa làm," [áng chừng] nên có khi sai trật mà không thể sửa. Ví dụ trong loạt bài "một tác giả viết về một tác giả," ngoài bìa in sẵn: Mai Thảo viết về Bùi Giáng, nhưng khi phải có bài, Mai Thảo gặp tai nạn không viết được, Viên Linh phải viết thay nhưng bìa đã in rồi, bài viết bên trong đành để như là của Mai Thảo viết! Chuyện này nhiều người biết. Sinh thời Mai Thảo, tôi đã kể cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng nghe, muốn thì có thể kiểm lại. Một dịp khác tôi sẽ có bài riêng cho chuyện này.


      Về phần trình bày offset, Đằng Giao và tôi cùng làm việc với nhau nhiều năm cho tờ tuần báo chuyên về xi-nê là tờ Kịch ảnh, tuần nào cũng phải làm 8 trang offset hình ảnh các phim chiếu ở Sài gòn, Chợ lớn, và các tài tử diễn viên điện ảnh Hollywood, nên không lạ gì kỹ thuật offset. Vài tháng sau vì lý do tài chính, một đầu lương phải làm hai việc, nên tôi phải kiêm cả việc trình bày tờ báo vì không còn Đằng Giao nữa. Ngoài phần offset, phần nặng nề khác là phần typo, (xắp chữ), và in, làm tại Thư Lâm Ấn Thư quán, 233 đường Phạm Ngũ Lão Sài gòn. ông Thư Lâm là con rể của thi sĩ Đông Hồ, ông là một người phong độ, hoà nhã, ở giai đoạn hai của tờ báo, đã giúp tôi gìn giữ tờ báo lâu hơn là định mệnh của nó. Bởi thế Nghệ Thuật năm thứ nhất không giống Nghệ Thuật năm thứ hai. Vào nửa sau của năm thứ nhất, tờ báo chỉ còn hai người, Chủ nhiệm Mai Thảo và Tổng thư ký tòa soạn Viên Linh.


      Phần Dịch Thuật Trên Tuần Báo NGHỆ THUẬT


      Một trong những chủ trương của tờ Nghệ Thuật là báo luôn luôn phải dành nhiều trang cho phần dịch thuật. Số 4 có chủ đề: "Tâm hồn và đất nước người qua văn thơ thế giới." "Lực lượng" dịch thuật xuất hiện trên Nghệ Thuật rất hùng hậu: dẫn đầu bởi nhà văn Mặc Đỗ, và các tác giả dịch giả tên tuổi như Lê Huy Oanh, Nguyễn Hữu Hiệu, Thạch Chương, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Nhật Duật, Phạm Kiều Tùng, Kim Vũ, Khuất Lãm (hiện nay là Cổ Lũy của Người Việt). Trong số Khởi Hành này chúng tôi trích đăng lại một đoản văn và những bài thợ dịch từng đăng trên Nghệ Thuật để độc giả thưởng lãm. [Cũng nhân đó, Khởi Hành làm chủ đề dịch thuật với các sáng tác ngoại quốc dịch bởi Lê Huy Oanh, Huỳnh Hữu Ủy, Phạm Xuân Hy. Ngoài "một câu chuyện rất ngắn của Hemingway" đăng trên trang này, do Nguyễn Đăng (Mai Thảo) dịch, phần thơ sẽ đăng nơi những trang sau.]


      Viên Linh

      (Khởi Hành số 168, Tháng 10.2010)

      1. Chữ này quen dùng cả chục năm qua, mà thật sự không đúng; phái nói là in offset đủ màu (full colors), bao nhiêu màu cũng được, song căn bản là có 4 màu chính: YMCK (Y: yellow, M: magenta (đỏ nguyên), C: Cyan: xanh dương và K: black, đen). Từ 4 màu gốc này, tùy theo độ pha trộn, người ta có thể làm ra khoảng 1000 màu khác nhau.

      2. Không màu: Trong ngành in ở Mỹ, nếu chỉ in mực đen, họ gọi là không màu. Báo một màu: ví dụ tên báo in màu đỏ và thân bài chữ in mực đen, họ gọi là báo có 1 màu, chứ không gọi là 2 màu như ta!

      3. Bàn kính, light table, là thứ bàn có chân sắt cứng mạnh, mặt bàn là một tấm kính mờ rất dầy phía dưới có hai bóng đèn néon chiếu ngược lên. Hình ảnh, và ngay cả chữ in, được chụp thành âm bản phim. Cắt dán phim âm bản tùy ý mình đặt ngang dọc tùy ý,... Cứ 4 trang cắt dán làm thành 1 bản kẽm, hai bản kẽm chạy ra được 8 trang. Báo 32 trang cần làm 4 bản kẽm, 4 trang bìa vì làm 4 màu, cần 4 bản kẽm nữa, vị chi là 8 bản kẽm...


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

      - Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo

    3. Bài viết về các Tạp Chí Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)