1. Head_

    Dương Quảng Hàm

    (14.7.1898 - 19.12.1946)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hành trình của một tạp chí đi vào lịch sử văn học miền Nam (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-1-2016 | VĂN HỌC

      Hành trình của một tạp chí đi vào lịch sử văn học miền Nam

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       

      DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM


      GIỚI THIỆU TẠP CHÍ THỜI TẬP (1973-1975)


      Chủ trương: Viên Linh

      Thực hiện: Lê Tài Điển . Minh họa: Chóe

      Biên tập Cao Huy Khanh, Dương Nghiễm Mậu, Đặng Phùng Quân, Đỗ Khánh Hoan, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Nhật Duật, Thạch Trung Giả, Trần Phong Giao, Hoàng Trúc Ly, Trùng Dương, Tuệ Sỹ.

      Số 1 phát hành vào ngày 14-12-1973

      Số 23 (Số cuối cùng) ngày 15-4-1975

      Tổng cộng 23 số

      Tổng số ấn bản phát hành mỗi kỳ: 5000 ấn bản

      Thời Tập số đầu tiên ra mắt vào tháng 12-1973 mang chủ đề Nhìn Lại Một Năm Văn Học gồm bài vở của Võ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, Túy Hồng, Sơn Nam, Nguyễn Đức Sơn, Cao Huy Khanh, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Sỹ Tế, Bình Nguyên Lộc, Cung Trầm Tưởng, Vũ Thành An, Mặc Đổ, và số cuối cùng phát hành trước ngày miền Nam bị mất được nửa tháng (ngày 15-4-1975) chủ đề Văn chương trước tình thế mới gồm bài vở của Lê Tràng Kiều, Thích Đức Nhuận, Mặc Đỗ, Tuệ Mai, Bình Nguyên Lộc, Viên Linh, Thạch Trung Giả, Huy Tưởng, Nguyễn Đạt, Lệ Hằng, Phạm Thiên Thư, Xuân Vũ, Ngụy Ngữ, Trần Hoài Thư, Võ Phiến, Nguyễn Nguyên Phương, Hồ Minh Dũng, Nguyễn Mộng Giác, Trúc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền, Trần Quang Thiếu.


      Đây là một số báo lịch sử.



          Thời Tập số cuối cùng 15-4-75 (bìa trước),
         Chủ nhiệm, chủ bút: Viên Linh

      Lịch sử bởi vì nó được phát hành sau khi Tây nguyên bị mất. Và chỉ nửa tháng sau là 30/4/1975. Lịch sử bởi vì nó là một pháo đài văn học cuối cùng trong 20 năm văn học miền Nam.


      Đọc số này ta thấy rõ những ý nghĩ của các nhà văn nhà thơ quen thuộc trước tình thế mới. Từ cực kỳ lo lắng hốt hoảng như Võ Phiến đến bình thản chọn một thái độ như Dương Nghiễm Mậu. Hay tự rủa xả mình vì từ lâu đứng ngoài thực tế, viết theo thị hiếu của độc giả và tiền bạc như Lệ Hằng... Hay bổn phận của nhà văn là ghi nhận lịch sử như Nguyễn Mộng Giác...


      Có thể nói hầu hết những người viết bài trên Thời Tập đều từng viết trên Khởi Hành - tuần báo do Viên Linh làm thư ký tòa soạn trước đó. Số lượng phát hành ghi ở trang bìa sau là 5000 số cho mỗi kỳ. Số lượng người gởi bài quá đông, chứng tỏ Thời Tập là một tạp chí văn học nhận được nhiều sự đón nhận. Tuy nhiên nội dung bài vở không "nặng ký", "dữ dội" bằng Khởi Hành.

      Có lẽ vì nó không còn núp bóng của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội như tờ Khởi Hành nữa chăng?


      Thời Tập chú trọng phần Khảo Luận văn học. Những tác giả tiền chiến như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Thụy An, Ngọc Giao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Bính, Khái Hưng, Quang Dũng v.v. Đặc biệt có thiên khảo luận nhiều kỳ của Cao Huy Khanh đề cập đến hành trình văn chương miền Nam như "Các Thế hệ tiểu thuyết gia miền Nam hiện đại" (TT số 3), "Vấn đề khuynh hướng trong tiểu thuyết miền Nam" (số 4), "nhà văn miền Nam: vấn đề khuynh hướng" (số 8).


      Thời Tập cũng đặc biệt chú trọng về lãnh vực : Ý kiến, phỏng vấn và phê bình. Trong tổng số 23 kỳ báo có đến 14 kỳ có bài liên quan đến Ý kiến, phỏng vấn và phê bình. Về bộ môn này, Thời Tập mở thêm hai mục mới và lạ. Đó là Tay ĐôiNgười Khách Chót. Cả hai mục này đều do Viên Linh phụ trách. Mặt khác có mục "Tiếp xúc với người đọc về kinh nghiệm sáng tác" do chính các nhà văn / thơ mà độc giả đặt những câu hỏi trả lời ngay trên Thời Tập...


      Ngoài ra, chúng ta còn đọc thường xuyên mục Quanh Bàn Viết do nhà văn Dương Nghiễm Mậu phụ trách, và mục Giải đáp thác mắc do Thư Trung phụ trách.

      Bắt đầu từ số 17, Khởi Hành mở thêm một mục mới là Thời bút do Nguyễn Kim Phượng phụ trách. Mục Nơi tôi đang sống từ Khởi Hành vẫn còn tiếp tục duy trì trên Thời Tập.


      Đây là một số "Tay Đôi" trên Thời Tập, chúng tôi ghi nhận:


      Võ Phiến/Túy Hồng (số l)

      Sơn Nam/Nhật Tiến (số 2)

      Bình Nguyên Lộc/Nguyễn Mạnh Côn (số 5)

      Cung Tích Biền/Trần Hoài Thư (số 8)

      Kiên Giang/Hoàng Trúc Ly (số 9)


      Đây là một số "Người khách chót":

      - Phạm Thiên Thư (số 13)

      - Trần thị NGH. (số 14)

      - Xuân Vũ (số 15)

      - Ngụy Ngữ (số 21)


      Lý do tại sao Thời Tập lại sống vững


      Thời Tập ra đời vào cuối năm 1973 là một chuyện lạ. Lạ bởi vì ít ai tin có một tờ báo văn học ra đời trong lúc chiến tranh leo thang, vật giá mắc mỏ, ngay cả tờ Khởi Hành vẫn còn bị đình bản dù nó là tờ báo bán rất chạy.


      Nhà thơ Viên Linh kể lại việc ra đời này trong bài "Qua 16 kỳ báo" đăng trên Thời Tập ra ngày 17-12-1974:

      "... Một tháng trước khi Thời Tập ra mặt, tôi đi thu bài nhũng người có liên lạc được. Ba trong năm ngươi đó ngạc nhiên hỏi lại tôi: Báo anh ra thế nào được mà lấy bài. Một nhà văn tên tuổi lớn đã cả quyết tuyên bố như thế trước nhiều đồng nghiệp. Sau này tôi hỏi lại nhiều người và được xác nhận anh X có nói như thế.

      ... Một người khác cũng là đồng nghiệp của tôi đã tới tận nhà tổng phát hành tuyên bố rằng nếu Thời Tập sống được, anh sẽ giải nghệ"...

      Vậy thì yếu tố nào giúp tờ Thời Tập càng ngày càng được đón nhận mặc dù chiến cuộc càng lúc càng khốc liệt và tình trạng sinh kế người dân càng lúc càng khó khăn? Nhìn vào số lượng phát hành mỗi kỳ là 5000, và những trang nhận bài vở tràn ngập người gởi bài, ta mới nhận ra sự đón nhận rất tích cực này.


      Yếu tố ấy, theo nhà thơ Viên Linh, trong một lá thư gởi một người trẻ là:


      "Từ đó, tôi nghĩ được điều này: trước khi làm một việc gì hãy đi hỏi ý những người trẻ tuổi như anh."


      Lời thú nhân này giúp chúng ta càng hiểu vị thế quan trọng của lớp người trẻ trong việc bồi dựng tạp chí Thời Tập nói riêng và sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam nói chung.


      Nhà thơ Viên Linh chê trách những người mà ông đề cập là chủ bại, làm cản đường những người bút trẻ: "Chính những người nhiều tuổi nghề nhất lại là những người bi quan chủ bại nhất. Và chính đó là những người - trên một khía cạnh nào đó - đã góp sự có mặt của họ trong số những kẻ đã vô tình cản đường anh em cầm bút trẻ tuổi".


      Ông xác nhận về sự có mặt của đội ngũ trẻ:

      "(Họ...) có mặt từ vài năm trước trên các diễn đàn văn học, cho tới ngày hôm nay, một số nhũng người bút trẻ tuổi của chúng ta đã xác định được sự có mặt ấy, tuy không rầm rộ, những rõ ràng là đều đặn và thường xuyên, là còn đều đặn và thường xuyên hơn nữa, như nắng phải lên lúc hừng đông, mưa sẽ đổ đúng mùa dù cho hừng đông kia và mùa mưa này chưa biết hứa hẹn gì cho một thời của Văn chương miền Nam mưa hay nắng.

      ...

      Không tuyên ngôn, việc ấy đã rõ - nhưng có điều này: cầm bút, chuyện bình thường, cầm bút viết, không có sứ mệnh gì cả, nhưng viết, và viết, và làm việc, không có gì để đập phá ngoài bản thân mình, không có gì để hô hào canh tân ngoài con tim và bộ óc minh..."

      *


      Lá thư tòa soạn này được viết vào cuối năm 1974. Nhà thơ Viên Linh vẫn chưa biết tương lai văn chương miền Nam mưa hay nắng, hứa hẹn gì cho lớp trẻ mà ông đề cập. Ông làm sao biết chỉ 4 tháng sau là cả miền Nam bị mất, không phải mưa hay nắng như ông nghĩ, trái lại là một trận đại hồng thủy quét sạch, cuốn sạch cả một nền văn học miền Nam không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ.


      Để rồi đa số những người viết trẻ - lúc ngòi viết của họ trong thời kỳ sung mãn nhất - thì họ đành phải vất bút, tẩu tán chữ nghĩa sách vở bản thảo của mình.


      Chỉ có một số ít là lộ nguyên hình như Ngụy Ngữ - người khách chót của Thời Tập là cán bộ CS. Còn lại, hầu hết vào tù, mang thân trâu ngựa hay may mắn chạy được ra nước ngoài.


      Nếu còn lại chăng là những trang giấy, thấy càng đau lòng thêm. Giống như tờ cáo phó phân ưu ghi lại những giờ phút "huy hoàng rồi chợt tắt" như dưới đây:



      Trần Hoài Thư

      TQBT số 65, Tháng 7-2015
      Giới thiệu tạp chí Thời Tập (1973-1975)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài viết về các Tạp Chí Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)