1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Chúc mừng Thư Quán Bản Thảo 17 tuổi (Trần thị Nguyệt Mai) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-9-2018 | VĂN HỌC

      Chúc mừng Thư Quán Bản Thảo 17 tuổi

        TRẦN THỊ NGUYỆT MAI
      Share File.php Share File
          

       

       

      Bìa trước và sau TQBT số 81

      Thư Quán Bản Thảo chào đời vào tháng 9/2001, cùng năm và tháng với sự kiện khủng bố 911. Dịp này bọn khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda đã cướp tổng cộng 4 máy bay: hai chiếc đâm vào hai ngọn tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York, chiếc máy bay thứ ba nhằm vào Ngũ Giác Đài ngay bên ngoài Washington D.C., và chiếc máy bay thứ tư bị rơi trên một cánh đồng ở Pennsylvania. Sự kiện này đã làm rúng động toàn thể nước Mỹ cũng như thế giới.


      Tôi tin rằng Thư Quán Bản Thảo (TQBT) cũng đã làm rúng động giới văn chương Việt Nam trong nước và hải ngoại khi hai anh Trần Hoài Thư và Phạm Văn Nhàn đã ráng trụ và lèo lái tờ tạp chí này trong suốt 17 năm qua để ngày một thêm khởi sắc và vẫn giữ được chủ trương từ những ngày đầu. Từ bấy đến nay thoáng chốc đã 17 năm trôi qua và bây giờ TQBT đang bước vào năm thứ 18.


      Ngày ấy hai anh đã tập họp một số thân hữu “cùng một lứa bên trời lận đận” để cho ra đời TQBT, mà trong số tháng 11/2001 có nhắc đến:

      “Mục đích là giữ gìn và phổ biến những sáng tác của bạn bè thân hữu và những người làm văn học nghệ thuật của miền Nam trước 1975. Họ đã bị quên lãng. 25 năm qua, quá lâu, quá dài, để nói một lời tạ lỗi và cám ơn của chúng tôi. Về những giữ gìn của họ, về khí phách của họ, nhọc nhằn của họ, để văn chương miền Nam ngày nào không bị đồng hóa và lai hóa.” (*)

      Ngoài những thành quả của những năm trước như đã giới thiệu các tạp chí văn học nghệ thuật cũng như các tác giả của văn chương miền Nam trước năm 1975. Như các tạp chí Ý Thức, Trước Mặt, Bách Khoa, Văn, Sáng Tạo, Khởi Hành, Trình Bầy, Hiện Đại, Nghệ Thuật, Mai, Văn Học, Văn Hóa Nguyệt San, Tình Thương. Về các tác giả có thể kể: Y Uyên, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Nguyễn Bắc Sơn, Võ Hồng, Vũ Hữu Định, Hoài Khanh, Nguyễn Nho Sa Mạc, Phan Nhự Thức, Từ Thế Mộng, Trần Dzạ Lữ, Lê Văn Trung, Khuất Đẩu, Thảo Trường, Doãn Dân, Luân Hoán, Lâm Vị Thủy, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Thị Thanh Sâm, Khoa Hữu, Nh Tay Ngàn, Dương Nghiễm Mậu, Phạm Ngọc Lư, Phùng Thăng, Hoàng Ngọc Hiển…


      Trong năm vừa qua, TQBT đã giới thiệu thêm 4 tác giả: Lữ Quỳnh, Triều Sơn, Trần Hoài Thư và Cao Đông Khánh cùng tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ. Đặc biệt là tác giả Triều Sơn cùng tác phẩm Nuôi Sẹo và tác giả Cao Đông Khánh. Nhà văn Triều Sơn đã qua đời từ khi còn rất trẻ – 33 tuổi – và tiểu thuyết Nuôi Sẹo của ông còn ở dạng bản thảo đã được đăng từng kỳ trên báo Tình Thương (TT) của sinh viên Đại Học Y Khoa Saigon. Nhưng đăng chưa hết thì báo TT đã bị đình bản và bản thảo duy nhất viết tay ấy nay đã bị thất lạc. Nhờ một thân hữu giúp mượn 29 số báo TT từ thư viện đại học Cornell qua interloan library mà TQBT đã đánh máy lại và giới thiệu được phần tác phẩm đã đi trên TT. Còn nhà thơ Cao Đông Khánh đã mất từ năm 2000. Năm 2001 tạp chí Văn Học kêu gọi bạn bè đóng góp bài vở để thực hiện số chủ đề “Tưởng Niệm Cao Đông Khánh” nhưng không thành công. Với sự giúp đỡ của anh Tô Thẩm Huy cùng những thân hữu khác, hai anh Trần Hoài Thư và Phạm Văn Nhàn đã thực hiện được một số báo kể là rất "gai góc", như trường hợp số báo chủ đề về nữ sĩ Phùng Thăng. Còn hạnh phúc nào hơn?


      Nhắc đến TQBT, không thể không nhắc tới chị Nguyễn Ngọc Yến, hiền thê của anh Trần Hoài Thư, người đã cùng anh lặn lội đến những thư viện Cornelle và Yale của Hoa Kỳ để sưu tầm di sản văn chương miền Nam đã bị ngọn lửa lịch sử oan khiên đốt sạch tại quê nhà.

      Chỉ là yêu một bài văn

      Mà tay chị lật một trang sử đời

      Đến khi yêu dấu một người

      Là yêu người của một thời chiến chinh

      Là bao gian khổ hy sinh

      Chia ly, tù ngục, điêu linh, nhọc nhằn

      Là năm và tháng gian nan

      Âm thầm, son sắt, tảo tần, thủy chung

      Nắng mưa bão tuyết chia cùng

      Chị - người chiến hữu của Trần Hoài Thư

      (Lãm Thúy - Đau lòng lắm chị Yến ơi!)

      Hai bộ văn thơ miền Nam dày mấy ngàn trang là hai bộ sách rất quý đã được giới trẻ trong nước dùng làm tài liệu để viết những luận án về Văn chương miền Nam trước 1975. Chị cũng là người ngoài việc nội trợ trong gia đình, đã giúp anh khâu bằng chỉ những cuốn sách dày cả ngàn trang, phụ khiêng những thùng giấy, viết địa chỉ, bỏ sách báo vào phong bì, dán tem... Một cánh tay mặt rất đắc lực của anh. Vậy mà sau cơn đột quỵ vào cuối năm 2012, nghĩa là đã gần 6 năm, một mình anh phải cáng đáng mọi việc, từ việc nhà, săn sóc và nấu ăn cho chị Yến cũng như lo cho TQBT.

      Vậy mà em bỏ đi xa

      Bỏ ngôi nhà, bỏ buồng thờ, đèn nhang

      Em đi để nhận đoạn trường

      Xe lăn định mệnh, chiếc giường nghiệp oan


      Hay là em chuộc giùm chồng

      Như xưa Chúa đã chuộc giùm thế gian?

      (Trích từ tập thơ VỊN VÀO LỤC BÁT của Trần Hoài Thư Thư Ấn Quán xuất bản, tháng 7-2017)

      Năm vừa qua, sức khỏe của chị ngày một xấu hơn. Đầu óc chị không còn minh mẫn như xưa. Nhưng may mắn là chị vẫn còn nhận ra anh. Những món ăn anh nấu chị thích thì có khi bây giờ chị không đụng tới. Thương lắm! Anh cứ phải lên mạng để tìm kiếm nấu những món ăn thích hợp với khẩu vị của chị. Hôm nào chị ăn hết anh vui mừng như đứa trẻ được quà. Còn những hôm chị không chịu ăn anh lại buồn rười rượi... Ngoài ra, bệnh Gout thỉnh thoảng lại hành hạ khiến anh có khi không “lết” nổi. Vậy mà TQBT vẫn ra đều đều cứ mỗi 2 hoặc 3 tháng. Chưa kể những cuốn văn thơ phụ bản anh làm giúp thân hữu. Có thể nói tập thơ "Thu Hoang Đường" của Lê Văn Trung với bìa in nổi tuyệt đẹp, ai cũng phải trầm trồ.


      Anh Phạm văn Nhàn cũng thế. Anh bị đau chân và hiện giờ cũng đang chăm sóc chị Thu, vợ anh, bị bệnh.


      Tình cảnh của hai người trụ cột như thế nên TQBT còn sống được đến hôm nay là một phép mầu.


      Cầu mong mọi sự an lành sẽ đến với hai anh cùng hai chị để hai anh có thể tiếp tục con đường mà hai anh đã chọn. Mong TQBT sẽ mãi là một mái nhà để anh em cầm bút chia sẻ những sáng tác mới, là nơi gìn giữ di sản văn chương miền Nam và luôn được bạn đọc yêu thương, ủng hộ.


      Trần thị Nguyệt Mai

      12.8.2018


      (*) trích từ tạp bút “Có một thời như vậy” của Cao Vị Khanh


      ----


      Kính viếng hương linh nhà thơ Phạm văn Bình *


      Giờ anh đã đi thật xa

      Mười hai tháng, chẳng tháng nào còn anh

      Ngày ấy từ thuở chiến tranh

      Bốn vùng chiến thuật bước chân chẳng ngừng

      Anh đi gìn giữ quê hương

      Cho hoa tự do nở trên đường thắm tươi

      Một ngày vật đổi sao dời

      Anh vào tù gánh nặng đời gian nan

      Qua rồi khổ ải lầm than

      Đến vùng đất mới ủi an tuổi già

      Giờ thì anh đã thật xa

      Mong anh yên nghỉ hiền hòa trời mây…


      Trần thị Nguyệt Mai

      12.8.2018


      (*) Tác giả bài thơ “Mười hai tháng anh đi”

      Trần Thị Nguyệt Mai

      Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương Trần Thị Nguyệt Mai Bút ký

      - Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi Trần Thị Nguyệt Mai Thay lời tựa

      - Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ Trần Thị Nguyệt Mai Hồi ức

      - Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn Trần Thị Nguyệt Mai Nhận định

      - Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu

      - Duyên Hạnh Ngộ Trần Thị Nguyệt Mai Hồ ức

      - Nhà văn Hồ Đình Nghiêm Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu

      - Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu

      - Vua Phiếm Trần Thị Nguyệt Mai Thơ

      - Nhớ Một Mùa Xuân Trần Thị Nguyệt Mai Thơ

    3. Bài viết về Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thư Quán Bản Thảo

       

      Vài số TQBT đặc biệt

       

      Số 55 Tháng 1-2013 (Đọc và viết về Dương Nghiễm Mậu)

      Số 54 Tháng 10-2012 (Ba Lô Mang Theo Hồn Thơ Văn)

      Số 53 Tháng 8-2012 (Tạp chí VĂN)

      Số 52 Tháng 6-2012 (Khoa Hữu, Nh. Tay Ngàn)

      Số 51 Tháng 4-2012 (Cõi Đá Vàng-Nguyễn Thị Thanh Sâm, Giang Hữu Tuyên)

      Số 50 Tháng 2-2012 (Nguyễn Đức Sơn)

      Số 49 Tháng 12-2011 (Thơ Giáng Sinh, Lâm Vị Thủy)

      Số 48 Tháng 10-2011 (Tạo chí Bách Khoa)

      Số 47 Tháng 10-2011 (Luân Hoán)


      Bài viết về các Tạp Chí

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)