|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Bạn xa:
Bạn hỏi tôi, vậy thì “10 khuôn mặt văn nghệ hy sinh trong chiến trận” chủ đề của số báo 83 này có gì đặc biệt?
Tôi xin trả lời: Có chứ.
Một Nghiêm Sỹ Tuấn, người y sĩ tiểu đoàn 6 Nhảy Dù, với ba bài tiêu biểu 3 lãnh vực khác nhau. Một thuộc lãnh vực sáng tác. Một thuộc nhận định biên khảo. Và một thuộc dịch thuật. Ông thông thạo Đức Ngữ, dù trẻ nhưng bảo thủ.
Có một chuyện bên lề là khi sưu tập về tác giả Nghiêm Sỹ Tuấn, tôi may mắn có một người bạn đồng hành. Đó là nhà văn/ bác sĩ Ngô Thế Vinh. Chúng tôi đã chia nhau đánh máy bài vở. Cả hai chúng tôi đều chỉ gõ bằng hai ngón. Và tôi nói đùa là 4 ngón chúng ta họp lại gõ đại hồng chung để kêu cố bác sĩ Tuấn về hầu giúp chúng ta có được hình ảnh bài vở tư liệu về ông!
Nghiêm Sỹ Tuấn năm 1963, lúc còn sinh viên y khoa (nguồn: Tập San Y Sĩ số 184, chủ đề Tình Thương Một Thời Nhân Bản, tr.101)
Và đây là một tấm hình quý giá của Nghiêm Sỹ Tuấn, chụp lúc ông là sinh viên y khoa năm cuối, để chúng ta thấy hình ảnh một ông đồ hơn là một sinh viên y khoa và sau này là trung úy y sĩ nhảy dù.
Rồi đến nhà thơ Trầm Kha – bút hiệu của cố đại úy hải quân Nguyễn văn Đồng, người nằm xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa. Chỉ có tạp chí này mới đăng tất cả 6 bài thơ quý hiếm của Trầm Kha – trong số có hai bài lục bát. Bạn sẽ có dịp đọc những câu mà hồn phách của Lục Bát và của ngôn ngữ như nhập vào từng chữ một cách diệu kỳ! Ví dụ 2 câu sau đây của Trầm Kha tôi rất tâm đắc:
Lưng ngàn tóc có xanh mây?
Em ơi! Áo phủ cho gầy thời gian!
Rồi đến Nguyễn Phương Loan, người pháo thủ chết ở Pleime, thơ làm nhiều nhưng thơ bay vào cát bụi và hư vô. Tôi quen NPL, và từng ngưỡng mộ NPL qua những bài thơ mà tôi được đọc trước đây. Tôi muốn NPL có mặt trong số báo này. Vì NPL là một thi sĩ. Nhưng biết tìm thơ NPL ở đâu? Lục thư mục Cornell thấy họ có lưu trữ tạp chí Sóng số 1 xuất bản lúc NPL làm thơ ký tòa soạn. Mừng quá, vội làm thủ tục mượn qua Interlibrary loan, nhưng thư viện cho biết là có người khác đã mượn trước rồi! Nhưng may mắn tôi tìm được hai bài đăng trên báo Tình Thương!
Rồi một Doãn Dân, với giấc mơ tập truyện Bàn tay cho Yến. Anh mong được mấy ngày phép để về Saigon nhìn mặt mũi đứa con tinh thần của mình, nhưng giấc mơ ấy đã bị vụn vỡ tan tành cùng với thịt da banh ra như xác pháo trên đường Huế- Quảng Trị vào mùa hè năm 1972. Thêm một lần Bàn tay cho Yến có mặt, để bạn thấy ngòi bút của người cựu sĩ quan sư đoàn 22 BB, được đổi về Saigon nhưng sau đó bị đày ra sư đoàn 3 ngoài Quảng Trị.
Một Song Linh, một sĩ quan của tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến. Tôi đã tìm được bài đầu tiên trong đời viết văn của anh và bài cuối cùng trước khi anh nằm xuống. Bài đầu đăng trên Sáng Tạo và bài cuối đăng trên Khởi Hành. Mặt khác có một bài viết của Tuấn Huy về cái chết của Song Linh rất cảm động. Tôi đã đánh máy bài này. Vừa gõ vừa rưng rưng.
Một Hoàng Yên Trang/ Trần Như Liên Phượng, một thầy giáo gầy guộc như lau sậy, vậy mà vẫn chấp nhận vào nơi gió cát, đầu quân vào đơn vị tác chiến. Không phải vì muốn trở thành người hùng, nhưng vì cái tiết tháo của kẻ sĩ! Và truyện “Lên Đường” chỉ gởi đến tòa soạn Văn Học hai ngày trước khi anh nằm xuống!
Rồi Hoài Lữ, Phan Huy Mộng, Dzũng Chinh, rồi Y Uyên…
Hằng năm ở Huế có truyền thống ngày lễ “Cúng âm hồn” hay “Cúng cô hồn”.
Ít ra người sống vẫn còn nhớ đến những cô hồn vất vưởng, không nấm mố, bị bỏ quên, xiêu lạc...
Câu hỏi: Còn những người làm văn nghệ của miền Nam hy sinh trong chiến tranh thì sao? Có liệt họ vào hàng ngũ “cô hồn” không?
Câu trả lời là KHÔNG!
Họ hữu danh chứ không phải vô danh. Họ đã có một thời mà tên tuổi, thơ, văn, nhạc của họ thấm đậm vào trái tim người. Thơ họ vẫn còn đó, văn họ vẫn còn đó. Tên tuổi họ vẫn còn đó mà.
Câu hỏi: Họ có xứng đáng là khuôn mặt văn nghệ không?
Câu trả lời: XỨNG ĐÁNG !
Giả dụ nếu Doãn Dân được bình an sống ở Saigon không bị đày đi sư đoàn 3 ở Quảng Trị. Giả dụ Song Linh về làm bên cạnh Du Tử Lê, Tô Thùy Yên, Văn Quang v..v... vì anh nổi tiếng ngay từ thời Sáng Tạo. Giả dụ Hoàng Yến Trang/ Trần Như Liên Phượng nhịn đói vài ngày để lúc khám nhập ngũ được hoãn dịch vì quá ốm. Giã dụ Nghiêm Sỹ Tuấn sau hai lần bị thương có đầy đủ điều kiện để từ giả chiến trường trận mạc và đồng đội tiểu đoàn 6 nhảy dù... Giả dù Hoài Lữ Lữ Đắc Quảng - em ruột của tướng Lữ Lan – nhờ vào bóng của anh. Mới 19 tuổi đã xuất bản tập thơ. Thơ đựoc báo Mai dành chỗ hết sức trang trọng. Giả dụ Nguyễn Phương Loan còn sống chịu làm thơ đăng báo, giả dụ Phan Huy Mộng không tình nguyện vào biệt động quân... thì có lẽ chúng ta sẽ có thêm tác phẩm, có thêm những áng thơ văn hay nhạc bất hủ lưu danh đến bây giờ!
Vậy thì, họ không thể liệt vào cô hồn được.
Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện số báo này.
Bạn có đồng ý không?
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
Số 55 Tháng 1-2013 (Đọc và viết về Dương Nghiễm Mậu)
Số 54 Tháng 10-2012 (Ba Lô Mang Theo Hồn Thơ Văn)
Số 53 Tháng 8-2012 (Tạp chí VĂN)
Số 52 Tháng 6-2012 (Khoa Hữu, Nh. Tay Ngàn)
Số 51 Tháng 4-2012 (Cõi Đá Vàng-Nguyễn Thị Thanh Sâm, Giang Hữu Tuyên)
Số 50 Tháng 2-2012 (Nguyễn Đức Sơn)
Số 49 Tháng 12-2011 (Thơ Giáng Sinh, Lâm Vị Thủy)
Số 48 Tháng 10-2011 (Tạo chí Bách Khoa)
Số 47 Tháng 10-2011 (Luân Hoán)
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |