|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Lý do nào Sáng Tạo (ST) phải chết? Vì phương tiện tài chánh, vì Phòng Thông tin Hoa kỳ ngưng tài trợ, hay vì bị cô lập, bủa vây, hay vì độc giả không đông ý con đường ST theo đuổi?
Theo luật sư Trần Thanh Hiệp - một thành viên nòng cốt trong nhóm chủ trương:
"Vào đầu năm 1960, Sáng Tạo tự ý ngưng lại vì xét thấy tình hình và hoàn cảnh không còn thích hợp, vì không khí tự do đang bị bao vây bằng hàng rào quyền lục mới. Chính quyền đã dùng những tên hề văn nghệ thay cho những người làm văn học nghệ thuật chân chính." (l)
Tuy nhiên, trong bài viết Con đường trở thành và tiến nói của nghệ thuật hôm nay, đăng trên số ST 6 Bộ mới (chúng tôi đánh máy và đăng lại ở số này), Mai Thảo đã nói rõ về một nhóm dưới tên "Mặt trận văn hóa" tìm cách đánh phá ST mà ông gọi bằng một cụm từ "bọn bảo thủ phản tiến hóa":
"... Trước mọi khuynh hướng tiến bộ của một trào lưu nghệ thuật tiến bộ ở Việt Nam, những lực lượng thoái hóa suy tàn ở đây, để chống lại nguy cơ tiêu diệt đã cố kết thành một "mặt trận văn hóa" (3) phản động, bằng cách xuyên tạc, vu khống, khủng bố, xin chính quyền trừng phạt những người làm nghệ thuật mới. Nấp sau những chiêu bài luân lý đạo đức, thuần phong mỹ tục, những khẩu hiệu truyền thống, bốn nghìn năm văn hiến, những lập luận nghệ thuật sơ đẳng, những quan niệm phê bình rẻ tiền, những loạt bài bút chiến hạ cấp, chúng kết án nhũng khuynh hướng mới, những người chủ trương những khuynh hướng mới nghệ thuật hôm nay là vô trách nhiệm, vong bản, suy đồi, lập dị, chống đối chính thể, phản loạn nghệ thuật, phản luân lý đạo đức." (2)
Theo ý kiến cá nhân của chúng tôi, những nguyên nhân sau đây dẫn đến cái chết của Sáng Tạo:
TQBT Số 60 Tháng 7-2014
(Đặc Biệt Tạp Chí Sáng Tạo)
1. Quá cao ngạo, tự phụ
Cao ngạo trong việc phê bình sách, dạy các vị tiền bối như Bàng Bá Lân, hay Nguyễn Vỹ làm văn học nghệ thuật, trong khi đó thì hòa nhã khi phê bình tác phẩm của các tác giả trong nhóm mình. Ví dụ Thanh Tâm Tuyền phê bình Siu Cô Nương của Mặc Đỗ. (Xin đọc những đoạn trích dẫn ở phần trên). Cao ngạo trong việc chối bỏ văn nghệ tiền chiến, qua hai tiếng "thanh toán" đầy anh chị giang hồ như đoạn kết ghi lại cuộc thảo luận về văn học tiền chiến.
Chúng ta đã làm một cuộc thanh toán với thế hệ trước qua việc xác đinh lại giá trị đích thực của văn chương nghệ thuật tiền chiến.
Cao ngạo khi xem vụ án Nhân Văn Giai phẩm ở ngoài Bắc chỉ là một hiện tượng không đáng kể, như qua bài điểm sách "Đem tâm tình viết lịch sử" của Nguyễn Kiên Trung (tức nhà văn Nguyễn Mạnh Côn) mà chúng tôi trích đăng lại trong số báo này.
2. Quay mặt với Nhân Văn Giai phẩm
Chắc có người bênh vực ST, cho là ST đứng ngoài ảnh hưởng chính trị, thời thế. Tuy nhiên, vụ án Nhân Văn Giai phẩm không phải là vụ án chính trị. Đó là vụ án về quyền đòi được tự do viết, tự do nghĩ, mà ST từng hô hào cổ xúy.
Một điều rất ngạc nhiên là sự kiện này (việc ST lơ là với vụ án Nhân Văn Giai Phẩm) từ trước đến nay không có ai đề cập. Mà họ chỉ đề cập đến việc ST nhận tiền Mỹ, có thái độ trịch thượng bất kính với tiền nhân, hay vong bản, hiện sinh, ngoại lai, một công cụ của Mỹ trong chính sách thực dân kiểu mới... Cho mãi đến năm 2013, lần đầu tiên nhà văn Dương Nghiễm Mậu mới đề cập đến "Mặt trận văn hóa" (3) mà Mai Thảo đã dữ dội kết án:
"... Từ Sáng Tạo số 1 tháng 10 năm 1956 cho tới số 7 bộ mới tháng 9 năm 1961 , trong suốt thời gian ấy không thiếu những sự kiện đã diễn ra, ngay cả những sự kiện liên quan tới văn nghệ và tự do sáng tác. Như sự kiện xẩy ra tại Hà Nội: Giai Phẩm Mùa Xuân vì đăng bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần đã bị tịch thu; Hội Văn Nghệ tổ chức phê bình, lên án; Trân Dần bị bắt giam. Sau đó báo Nhân Văn ra đời với những tên tuổi như: Phan Khôi, Trần Duy, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Cung, Phùng Quán... ra được 5 số thì có lệnh đình bản, một số tên tuổi bị bắt giam và truy tố... Những sự kiện này đã được báo chí thông tin."
.....
"Trên Đặc San Bút Việt số mùa xuân 1958 của Nhóm Bút Việt (P.E.N Việt-Nam) xuất bản tại Sài-gòn, Nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã viết một bài tùy bút: Sao lại thế được? (4) Trước khi viết về những kỷ niệm với Phan Khôi, tác giả ghi ở trên bài viết: "Nhân dịp nhà văn lão thành Phan Khôi bị Cộng Sản đàn áp. Và đế góp vào cuộc tranh đấu cho lý tưởng "tự do".
Về sự kiện vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, tác giả Hoàng Văn Chí đã ghi lại diễn biến của sự việc và giới thiệu những tác phẩm và tác giả đã tham dự vào sự kiện này trong cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, do Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa (3) xuất bản tại Sài gòn năm 1959.
Sự kiện vụ án Nhân Văn Giai Phẩm không có ghi thuật nào trên tạp chí Sáng Tạo." (5)
Sự thật thì Sáng Tạo có ghi nhận với hai dòng ngắn ngủi về vụ án này trong bài đọc sách "Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử" của Nguyễn Kiên Trung (một bút danh của Nguyễn Mạnh Côn). Người điểm sách dưới bút hiệu Mặc San - đã phê bình về sự khô cạn tâm tình của tác giả khi cho rằng tác giả mang hiện tượng Nhân Văn Giai phẩm vào trong tác phẩm mà ông cho là "một hiện tượng không co gì đáng kể lắm":
"Sự khô cạn của tâm tình ông thấy rõ ở phần mở đầu giới thiệu - phần tôi cho là hỏng nhất - mà ông viết sau cùng và phải bắt nguồn vào một hiện tượng không có gì đáng kể lắm: Hiện tượng Nhân Văn Giai Phẩm ở ngoài Hà Nội." (6)
Trong khi đó, lại có một số tác giả trong nhóm chủ trương ca tụng hết mình cuộc nổi dậy tại Budapest:
... Anh uống những sợi kim xanh cho linh hồn đỏ lửa - cào cấu nhũng vòng gai tâm can - đau một niềm đau của Budapest.
(Duy Thanh, Khung cửa - Giòng sông Sáng Tạo số 12 tháng 9-57)
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong giây xích chiến xa tội nghiệp...
(Thanh Tâm Tuyền: Hãy cho anh khóc bằng mắt em, những cuộc tình duyên Budapest - Sáng Tạo số 4 tháng 1 năm 1957)
"Một dòng chữ nguệch ngoạc viết vội trên một mảnh giấy dài, vắt ngang một thây người nằm co bên hè phố, giữa cảnh hoang tàn: Nem hiaba haltak még! Hắn không chết uống (hình của một hãng thông tấn, có in trên nhiều báo). Đành rằng thế. Bất kỳ một thanh niên Hung nào vơ lấy một mẩu khí giới và lao mình xuống phố mà không nghĩ rằng mình không đi vào một cái chết uổng. Nhưng, khi tiếng súng đã êm, những người chết đã chết, dòng đời lại điềm nhiên chảy, thế giới lại tíu tít với nhũng vấn đề, chúng ta nghĩ gì về cái chết của những chàng trai Budapest? Nem hiaba hallak még? Có thật như vậy không?
Những ngày tháng Mười, tháng Một, tháng Chạp 1956, chúng ta đã làm gì? Trong khi những người tuổi trẻ, những bậc lão niên, những phụ nữ, và cả những em thiếu nhi Budapest vùng lên đem đức tin ở lẽ phải của mình ra chống chọi với súng đạn và thiết giáp..."
(Mặc Đỗ: Nem Hiaba Haltak Meg. Sáng Tạo số 6 tháng 3 năm 1957)
3. Bị hai gọng kìm: Chánh quyền và Mặt trận giải phóng miền Nam/ CS ngoài Bắc.
Số 4 Bộ mới đăng toàn bản hiệu triệu quốc dân về ngày Thánh đản Khổng Tử của Tổng thống Ngô Đình Diệm chứng tỏ có sự nhúng tay của chánh quyền. Một chánh quyền trọng Nho, thủ cựu mà Sáng Tạo đã từng đòi thanh toán. Điều này được chứng tỏ qua bài viết phản công của Mai Thảo, khi tố cáo "bọn bảo thủ phản tiến hóa" "đã cố kết thành một "mặt vận văn hóa" phản động, bằng cách xuyên tạc, vu khống, khủng bố, xin chính quyền trừng phạt nhũng người làm nghệ thuật mới." (2).
Một điều cần ghi nhận là Mai Thảo chỉ nhắc đến “bọn bảo thủ phản tiến hóa". Sau này, qua tài liệu lịch sử, chúng tôi còn biết thêm có một "mặt trận" khác tiếp trợ. Đó là Mặt trận giải phóng miền Nam.
Ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận giải phóng miền Nam được thành lập, Vũ Hạnh là một đặc công về văn hóa len lỏi vào trong hàng ngũ văn nghệ sĩ ở thủ đô. Dưới bút hiệu Cô Phương Thảo và Nguyên Phủ, Vũ Hạnh đã dùng tạp chí Bách Khoa để đánh tơi bời Sáng Tạo và những người trong nhóm như Trần Thanh Hiệp, Mai Thảo. Ngay cả một người đã chết là nhà thơ Quách Thoại cũng bị quật lên mà đánh. Lý do nhà thơ này có những bài thơ ca ngợi đường Tự do, cờ Dân chủ hay nói lên cái tàn bạo của CS qua bài Khẩu cung (xin xem bài viết của Nguyễn Sỹ Tế trong số này)...
... Chưa có năm nào - trong khoảng thời gian 6 năm lại đây - nhiều báo văn nghệ ra đời như thế. Một tờ sáng Tạo cố gượng ngoi lên sau lần ngã quỵ, đem cái cầu kỳ và sự lập dị làm nền giá trị của mình. Ngoài những cuộc mạn đàm trong nhóm về các vấn đề văn nghệ không dẫn đến đâu - trừ dẫn đến cái giả tạo của sự sáng tạo - tờ báo còn tự tố cáo một sự bế tắc bằng cách phí công phủ nhận văn nghệ tiền chiến và suy tôn quá đáng một nhà thơ trẻ tầm thường thỉnh thoảng mới tỏ xuất sắc trong một đôi câu, nhưng nhờ cái chết làm cho tự ái của những người khen không bị thương tổn và nhờ cái chết mà chóng... hiển thánh trong một tôn giáo chưa tìm đâu ra thần tượng.” (7)
Chính mũi dùi của Cộng Sản mới thật sự là khủng khiếp. Nếu mũi dùi của chánh quyền chỉ làm tờ báo đóng cửa, thì mũi dùì của Cộng Sản miền Bắc và Mặt trận GPMN đã đường đường chính chính xâm nhập vào “thủ đô văn hóa", vào các tòa soạn mà không cần AK, hay xe tăng, đại pháo, hỏa tiển, B 40, hay đường mòn HCM. Chỉ cần lợi dụng việc Sáng Tạo nhận tiền Mỹ, để đánh miền Nam về mặt trận văn hóa, bằng những quả mìn, lựu đạn văn hóa mang những nhãn hiệu “nọc độc văn hóa", “chính sách thực dân kiểu mới” “Văn học ngoại lai”, “văn học nô dịch”, “văn chương hiện sinh" (mà thật sự Sáng Tạo có bao giờ đăng một bài nào về J. Paul Sartre hay dịch bất cứ một tác phẩm nào của Sartre đâu!)
KẾT LUẬN:
Qua những lý do vừa nêu, ta thấy trước sau gì ST cũng phải bị bức tử.
Thật vậy, sau số 6 Bộ mới, với bài viết hằn học nhất trong đời viết văn của Mai Thảo như một phản biện trước tòa lịch sử để biện hộ cho chủ trương của tờ báo do ông chủ trương, ST chỉ còn sống thêm một số nữa rồi nằm xuống vĩnh viễn.
(1) www.nguoi-viet.com/
(2) Mai Thảo: con đường trở thành và tiến tới của nghệ thuật hôm nay (Xem phần trước, chúng tôi đăng trọn bài)
(3) Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa ở Việt Nam là một chi nhánh của một tổ chức quốc tế, tên là Congress for Cultural Freedom, trụ sở Trung ương ở 104 Boulevard Haussmann, Paris. Bác sĩ Lý Trung Dung làm Chủ tịch. Tội nghiệp, chỉ vì làm Chủ tịch Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa mà phải đi cải tạo đến nay [1986] chưa được thả. (nguồn: Intemet)
(4) Nguyên văn: "Không thể được! Sao lại thế được? Văn nghệ phải là văn nghệ! Thiếu tự do, thà ném bút đi! Cầm lấy mũi nhọn khác!”
(5) Dương Nghiễm Mậu: Thanh Tâm Tuyền và những người bạn văn nghệ của Sáng Tạo.
(6) Xin xem phần điểm sách "với Nguyễn Kiên Trung" chúng tôi trích đăng ở số này.
(7) CÔ Phương Thảo: Tình hình văn nghệ trong năm 1960, Bách Khoa số 97, 15-1-1961
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |