1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam (Nguyễn Văn Lục) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      31-03-2013 | VĂN HỌC

      Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam

        NGUYỄN VĂN LỤC
      Share File.php Share File
          

       

      Tác động báo chí vào diễn hoá dân sinh là một sự thực hiển nhiên. Vì thế, mỗi tờ báo từ nhật báo đến tạp chí định kỳ thường lưu lại dấu vết ngay trong cuộc sống xã hội với độ đậm nhạt tuỳ theo tầm mức ảnh hường và thời gian tồn tại.


      Việt Nam khởi sự có báo từ tháng 4/1865 với tờ Gia Định Báo của Trương Vĩnh Ký là tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc Ngữ. Tháng 5/1888, Trương Vĩnh Ký xuất bản thêm tờ nguyệt san Thông Loại Khoá Trình cũng với mục đích truyền bá chữ Quốc Ngữ. Ngày 1/8/1901, tờ Nông Cổ Mín Đàm (theo âm Hán Việt là Nông Cổ Minh Đàm = Trà Đàm Về Nông Thương Nghiệp) ra mắt, mở đầu cho giai đoạn sinh hoạt báo chí mờ rộng.


      Tờ báo do Paul Canavaggio, người gốc đảo Corse làm chủ nhiệm nhưng chủ bút lần lượt là Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt và tồn tại tới tháng 4/1921. Chính tờ báo này đã đưa vào văn đàn Việt Nam các nhà văn đầu tiên viết chữ Quốc Ngữ như Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh...


      Cũng qua tờ báo này, việc công khai đàm luận về các vấn đề quốc kế dân sinh đã xuất hiện và trở thành quen thuộc qua mục Thương Cổ Luận do Lương Khắc Ninh với bút danh Dũ Thúc phụ trách. Dù khuôn hạn trong phạm vi bàn luận về buôn bán như tên gọi, mục Thương Cổ Luận với hơn 100 bài báo liên tục trong một thời gian dài đã gợi nhắc nhiều hướng suy nghĩ trên căn bản "ỷ Pháp cầu tiến bộ" của người chủ trương.


      Có thể bảo Lương Khắc Ninh đã đưa vào thực tế tinh thần Duy Tân của Phan Chu Trinh cổ võ việc học hỏi, khai thác các ưu điểm văn minh khoa học Tây Phương mà người Pháp đang là đại diện tại Việt Nam đề nỗ lực vươn lên về mọi mặt tư xây dựng kinh tế đến thăng tiến giáo dục, tổ chức xã hội.


      Chắc chắn vào thời điểm đó, Lương Khắc Ninh đã gặp nhiều chống đối khi bài bác tinh thần tự tôn thiển cận của Nho học, nhất là khi chỉ trích các thói xấu của người Việt Nam trong cả tư duy lẫn hành xử như thiếu tinh thần tương thân tương trợ, không đồng tâm nhất trí, suy nghĩ cạn cợt tới mức phải trái lẫn lộn, đặc biệt là tự đắc, vị kỷ một cách u tối nên thường bị cái lợi nhỏ nhen che mắt khiến tự đánh mất cơ hội tung bay trên vùng trời rộng... Thêm nữa, miền Nam lúc đó là vùng đất thuộc địa nên gần như cách biệt với hai miền Trung - Bắc.


      Do đó, ảnh hưởng của báo Nông Cổ Mìn Đàm không thể vươn xa và phải chờ tới khi nguyệt san Nam Phong tạp chí của Phạm Quỳnh ra mắt tại Hà Nội ngày 1/7/1917.


      Phạm Quỳnh chỉ vừa 10 tuổi khi Lương Khắc Ninh đắc cử vào Hội Đồng Thuộc Địa Nam Kỳ, nhung 15 năm sau, chính là người gióng lại hồi chuông gần như bị quên lãng của người đi trước.


      Chủ trương của báo Nam Phong là cổ võ việc học và viết chữ Quốc Ngữ như vẫn được nhắc nhở, nhưng đây chỉ là phương tiện mở mang trí tuệ. Đích nhắm thực sự của người chủ trương hoàn toàn tương hợp với đề xuất của Lương Khắc Ninh từ ngót hai mươi năm trước là dựa vào ánh sáng văn minh của người Pháp để tiến bộ.


      Thé mạnh của Nam Phong tạp chí so với người di trước là quy tụ đlpợc một đám đông cộng tác viên tâm huyết và thực sự có khả năng như Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Mạnh Bổng, Nguyễn Tiến Lãng, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật... và hiện diện cả ở vùng đất thuộc địa Nam Kỳ.


      Chính từ ưu thế nhân sự mà trong tác phẩm Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan, Nam Phong tạp chí đã được đánh giá cao về tác dụng giáo dục: "Một người chỉ biết đọc quấc ngữ mà có khiếu thông minh có thế dùng tạp chí Nam Phong để mở mang học thúc của mình. Trang lịch sử văn học hiện đại, người ta sẽ không thể nào quên được tạp chí Nam Phong, vì nếu ai đọc toàn bộ tạp chí này cũng phải nhận là rất đầy đủ, có thể giúp cho người học giả một phần to tát trong việc soạn một bộ Bách Khoa Toàn Thư bằng Quốc Văn"


      Tạp chí Nam Phong có mặt liên tục suốt 15 năm với bộ biên tập hùng hậu nên tạo một anh hưởng khá lớn về nhiều mặt trong đời sống xã hội Việt Nam.

      Thành quả đầu tiên là đã thực sự truyền bá rộng rãi việc dùng chữ Quốc Ngữ và tạo dựng các chuẩn mực căn bản cho tiếng Việt.


      Kế tiếp, Nam Phong tạp chí dã đưa các trào lưu tư tưởng Tây Phương tới gần với nhiều thế hệ trẻ qua việc giới thiệu các học thuyết về dân chủ của các tư tưởng gia Pháp như Montesquieu, Voltaire, Rousseau... đồng thời giúp mở rộng thêm tầm nhìn về Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, các học thuyết cổ Đông Phương.


      Khó thể phủ nhận là lớp trẻ trưởng thành vào đầu thế kỷ 20 sau đó lao vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước đã nhận chịu phần nào tác động từ Nam Phong tạp chí. Cũng khó thể phủ nhận trong bước tiến vượt bực của Tự Lực Văn Đoàn chắc chắn có phần đóng góp của Nam Phong tạp chí với ý hướng phong phú hoá và hệ thống hoá ngôn từ tiếng Việt. Bởi dù nhìn ra sao về toàn bộ bài viết trên Nam Phong tạp chí thì tất cả vẫn đương nhiên khơi gợi một cách suy tư rời xa những khuôn nếp cũ đề xoay về một chân trời mới. Nếu cho rằng những chân trời mới đó đang trở thành cũ tại Tây Phương thì cũng phải nhìn nhận vẫn rất cần cho Việt Nam vươn tới.


      Nhược điểm duy nhất của Phạm Quỳnh cũng như Nam Phong tạp chí là có vẻ lơ là với môn lịch sử và không mấy tha thiết với công việc sáng tác văn nghệ thi ca. Tuy nhiên, Phạm Quỳnh đã có thể thoả mãn về giấc mơ đưa tiếng Việt và chữ Quốc Ngữ trở thành thứ ngôn ngữ phong phú, có chuẩn mực, đặc biệt là đóng vai chuyển ngữ chính tại các cấp học đường tên khắp Việt Nam.


      Điều cần nhắc thêm là Phạm Quỳnh gần như bao quát phần lớn công việc của tờ báo quy tụ một đám đông nhân tài nhiệt huyết. Không những ông viết nhiều mà còn viết nhiều để tài nhiều thể loại khác nhau. Nếu coi Nam Phong tạp chí như một bộ Bách Khoa Tự Điển thì Phạm Quỳnh không chỉ tạo cái khung mà còn lấp đầy nhiều khoảng trống để hoàn thành bộ tự điển ấy. Phạm Quỳnh không những năng nổ nhiệt tình, đa năng đa tài mà còn thực sự quảng bác. Ông đóng góp xuất sắc trong lãnh vực dịch thuật, biên khảo đồng thời cũng mở đầu cho thể loại ký sự, tuỳ bút còn xa lạ vào thời điểm đó. Công việc chỉ riêng mình ông làm với Nam Phong tạp chí là công việc mà tạp chí Bách Khoa sau này phải cần rắt nhiều người mới làm nổi.


      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Tạp chí Bách Khoa ra đời vào năm 1957 tức tròn 40 năm sau Nam Phong tạp chí. Đây là thời điểm mà chữ Quốc Ngữ đã trở thành thứ chữ viết chính thức đương nhiên trên toàn cõi Việt Nam đồng thời tiếng Việt đã đạt tới những chuẩn mực vững vàng như mọi thứ ngôn ngữ của các dân tộc khác. Nếu không quên rằng vào thời Trương Vĩnh Ký, tức khoảng 80 năm trước, việc học chữ Quốc Ngữ phải có lệnh ép buộc vì người Việt Nam tới trường chỉ để học chữ Nho hoặc chữ Pháp sẽ thấy đây là một bước tiến phi thường.


      Vì thế, tạp chí Bách Khoa đã có thể thoải mái trút khỏi vai mình cái gánh nặng truyền bá chữ Quốc Ngữ của Nam Phong tạp chí. Tuy nhiên giữa Nam Phong tạp chí và Bách Khoa tạp chí lại có nhiều điều khá tương hợp về chọn lựa hướng đi.


      Qua bài viết, sự tương hợp đầu tiên là nỗ lục truyền tải tới người đọc mọi xu hướng tư tưởng đang hoặc đã ngự trị tại các phương trời khác. Có thể nói nội dung chủ yếu của Bách Khoa cũng như Nam Phong tạp chí, bao gồm trong phần biên khảo dịch thuật với chủ ý tăng triển kiến thức về nhiều phương diện cho mọi người.


      Giữa Bách Khoa và Nam Phong tạp chí chỉ có một điểm khác là phạm vi giới thiệu của Bách Khoa mở rộng gấp nhiều lần. Điều này không có gì ngạc nhiên vì khoảng cách thời gian giữa hai tờ báo với những điều kiện khác biệt về lịch sử và con người trong khi tạp chí Bách Khoa cũng quy tụ được khá đông đảo những cây bút tiêu biểu của miền Nam.


      Những như hầu hết tạp chí khác, Bách Khoa không có bộ biên tập như các báo hàng ngày, hàng tuần mà chỉ quy tụ một nhóm cộng tác viên trong đó có những người góp mặt thường xuyên, liên tục và cũng có những người góp mặt thất thường. Do tính chất mở rộng thoải mái này, thành phần cộng tác viên của Bách Khoa không chỉ đông đảo về số lượng mà còn phong phú về khả năng. Vì người đọc có thể bắt gặp trên những trang báo Bách Khoa sự hiện diện của một cây bút trẻ mới ở thời gian đầu cầm bút bên cạnh một cây bút lão thành từng có quá trình cầm bút lâu dài. Đồng thời, người đọc cũng có thể gặp một cây bút còn lại của thời Nho học thịnh hành bên cạnh một cây bút mới vừa du học từ các quốc gia phương Tây trở về. Đặc biệt hơn nữa là người đọc có thể bắt gặp nhiều cây bút đang theo đuổi những hướng suy tư trái chiều hoàn toàn.


      Cho nên, những tác giả từng góp mặt trên Nam Phong tạp chí như Đông Hồ, Tương Phố đã có tên bên cạnh những Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Tuý Hồng... hay những Á Nam Trần Tuấn Khải, Giản Chi, Quách Tấn, Nguyễn Duy Cần, Cung Giũ Nguyên, Vương Hồng Sển, Nguyễn Đăng Thục bên cạnh nhũng Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Nam Châu, Trần Bích Lan... và đã có tên những người như Vũ Hạnh, Lý Chánh Trung, Dương Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Thảo, Sơn Nam, Trương Bá Cần... bên cạnh những Đoàn Thêm, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến, Lê Hữu Mục...


      Đặc điểm này giúp nội dung tờ báo thêm phong phú, nhưng cũng có thể đưa người đọc vào một mê hồn trận khi muốn nhận rõ diện mạo tờ báo, nhất là khó trông chờ tờ báo thúc đẩy một ảnh hưởng cụ thể nào đó vào sinh hoạt chung, như Nguyễn Hiến Lê đã nhận định: "Bách Khoa không có một chủ trương mới mẻ cải cách cả về tư tưởng lẫn sự trình bày như tờ Phong Hóa, Ngày Nay... trước sau vẫn giữ lập trường ôn hòa, đứng giữa, không theo Cộng, không theo Mỹ, như vậy làm sao nói một phong trào mà ảnh hưởng tới quốc dân được như nhóm Tự Lục?" (247)


      Quả tình Bách Khoa đã hiện diện như mảnh đất chung của mọi lớp tuổi, mọi xu hướng và đặt nặng mục tiêu truyền tải kiến thức hơn là sáng tạo nghệ thuật. Đây là điều khiến Bách Khoa là tờ báo có mặt đều đặn trong thời gian dài nhất tại miền Nam nhưng gần như không được nhắc nhở nhiều như tờ Sáng Tạo chẳng hạn. Trên mỗi số Bách Khoa, người đọc vẫn gặp những bài thơ, tuỳ bút, truyện ngắn... nói chung là các sáng tác, nhưng tất cả sáng tác ở đây không quây quần trong ý nghĩa đoàn tụ theo một cách nào đó mà giống như những cánh chim đơn lẻ bay vụt qua trong một khoảnh khắc về những hướng trời hoàn toàn khác biệt.


      Ảnh hưởng rõ rệt lưu lại nơi người đọc có thể chỉ là ảnh hưởng của từng cá nhân cộng tác viên như Nguyễn Hiến Lê, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Võ Phiến... do viết tương đối đều đặn nhưng thể loại bài vở hoàn toàn khác biệt. Chẳng hạn Nguyễn Hiến Lê có 242 bài trên tổng số 426 số báo xoay quanh chủ điểm giúp trau giồi kiến thức và khuyến khích nỗ lực kiện toàn con người về mọi mặt giáo dục, đức dục, trí dục qua sưu khảo hoặc dịch thuật về tư tưởng hoặc cuộc đời vật lộn với trở ngại khó khăn của những danh nhân trên khắp thế giới. Trong khi đó, Nguyễn Văn Trung với 50 bài và Trần Thái Đỉnh với hơn 30 bài gần như chỉ xoay quanh các vấn đề liên quan dấn triết thuyết hiện sinh từ Heidegger tới Jean Paul Sartre, Albert Camus... và Thu Giang Nguyễn Duy Cần chú trọng đặc biệt vào việc tìm tòi dịch thuật những tài liệu về triết học Đông Phương...


      Do đó, nếu Nguyễn Hiến Lê được coi như người thày của nhiều thế hệ trẻ với các bài học chuẩn bị cho bước chân vào đời thì Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Thu Giang Nguyễn Duy Cần là những người dẫn đường cho các cuộc thám hiểm tới những vùng trời còn xa lạ.


      Nói chung, tạp chí Bách Khoa của miền Nam ra mắt sau Nam Phong tạp chí 40 năm nhưng khá tương hợp về chủ trương và cả trong cung cách thể hiện. Nam Phong tạp chí chú trọng về biên khảo dịch thuật thì Bách Khoa cũng vậy. Nam Phong tạp chí không lưu tâm nhiều tới mặt sáng tác nghệ thuật thì Bách Khoa cũng không khác.


      Nam Phong tạp chí quy tụ đông đảo những nhà văn hóa thời danh của thế kỷ thì tạp chí Bách Khoa cũng được sự tiếp sức của một khối lượng cộng tác viên hùng hậu. Do hoàn cảnh xã hội khác biệt, Bách Khoa không thể gây một ảnh hưởng như Nam Phong tạp chí từng có trong thập niên 1920 nhưng sẽ không sai khi cho rằng Bách Khoa cũng đạt chung thành tích cống hiến của Nam Phong.


      Theo đánh giá của linh mục Thanh Lãng, tác giả bộ sách biên khảo Biểu Nhất Lãm Văn Học Việt Nam thì Nam Phong tạp chí là một bộ Bách Khoa Tự Điển kết hợp được tư tưởng mọi ngành từ khoa học đến văn chương.


      Nếu chuyển hai chữ Nam Phong thành Bách Khoa, các mỹ từ trên vẫn đều đúng cả. Vì con đường từ Nam Phong đến Bách Khoa là con đường thẳng, một chiều... Cái gì Nam Phong có thì Bách Khoa có hết, mà có hơn bội phần, có dồi dào và phong phú.


      Bách Khoa là một bộ sách dạy cho bất cứ ai khi rời khỏi ghế nhà trường. Nó là sự kéo dài từ trường học đến trường đời, là thứ trường học liên tục, cập nhật và bổ túc cho những gì còn chưa đủ của trường học. Một người anh của tôi thú nhận rằng, ngoài vốn liếng chuyên môn dành cho một y sĩ mà ông học ở trường Y Khoa, hầu như vốn liếng kiến thức còn lại, ông đều nợ tờ Bách Khoa cả. Một thú nhận khiêm tốn mà không thiếu phần hãnh diện. Điều đó nói lên rằng, tờ Bách Khoa đã thực sự đóng góp cho nhu cầu văn hóa, học thuật của mọi tầng lớp thanh niên trí thức miền Nam như một hành trang giúp họ vào đời.


      Một nguyên do chủ yếu giúp cho tờ báo đạt thành quả trên là không khí sinh hoạt tự do của miền Nam, điều mà người dân miền Bắc thuở đó và toàn thể dân tộc Việt Nam hiện nay chỉ có thể tìm thấy trong mơ. Chính điều này đã giúp tạp chí Bách Khoa quy tụ được một tập thể cộng tác viên khác nhau về đủ thứ, bất luận trẻ già, mới cũ, duy tâm, duy vật, Phật giáo, Công giáo, tả phái, hữu phái... ngồi lại với nhau trong hòa đồng và cởi mở. Vũ Hạnh, Lý Chánh Trung với Võ Phiến, Đoàn Thêm, Phan Văn Tạo bên cạnh Thích Nhất Hạnh với Thanh Lãng... như Phan Du từng mô tả trên Bách Khoa số 36 về không khí tòa soạn Bách Khoa dưới tựa đề Văn Đàn Tình Thoại hoặc như ghi nhận của cây bút có mặt nhiều năm trên tờ báo là Võ Phiến trong tác phẩm Tổng Quan Văn Học Miền Nam: "Về mặt chính tri, súc dung hoà của nó khiến có lần Nguyên Sa nói đùa: Bách Khoa là một vùng xôi đậu. Nó đón nhận cả Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Vũ Hạnh lẫn Võ Phiến, Vũ Bảo..."


      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Riêng về vai trò điều hành tờ báo thì khi nhắc đến Nam Phong, người ta trực tiếp nghĩ ngay tới Phạm Quỳnh nhưng khó tránh lúng túng với trường hợp Bách Khoa.


      Tạp chí Bách Khoa ra đời do sáng kiến của Huỳnh Văn Lang, Lê Thành Cường, Đỗ Trọng Chu là các sáng lập viên hệ thống trường Bách Khoa Bình Dân đang hoạt động tại Sài Gòn lúc đó. Như thế, việc xuất bản báo chắc chắn cũng chung hướng nhắm của việc mờ trường là giúp tăng bồi kiến thức và đào tạo kỹ năng chuyên môn cho mọi người. Tờ báo do Huỳnh Văn Lang đứng tên chủ nhiệm, Hoàng Minh Tuynh là chủ bút và quản lý là Lê Ngộ Châu. Huỳnh Văn Lang lúc đó là giám đốc Viện Hối Đoái và Hoàng Minh Tuynh là phó giám đốc cơ quan này. Suốt 24 số đầu, nơi bìa sau của tờ báo luôn in danh sách 30 người đã góp tay xây dựng tờ báo trong đó hầu hết là viên chức thuộc cơ quan hối đoái và một số nhân vật đang làm việc trong chính quyền nhưng thực sự viết bài thì chỉ có Huỳnh Văn Lang (14 bài), Hoàng Minh Tuynh (18 bài), Phạm Ngọc Thảo (14 bài). Đa số những người còn lại có lẽ đều là chuyên viên ngân hàng, không quen viết lách nên không hề có bài viết nào.


      Cũng cần nhìn lại việc tổ chức nhân sự và các vai trò trong ban biên tập của mọi tờ báo miền Nam thuở đó để có nền tảng thực tế cho mọi nhận định.


      Theo nguyên tắc, người điều hành một tờ báo bao giờ cũng là chủ nhiệm và chủ bút là người quyết định về bài vở. Dưới quyền chủ nhiệm, chủ bút là thư ký toà soạn với vai trò điều hành bộ biên tập như phân phối công việc, thu thập và chọn lựa bài vở chuyển trình chủ bút, sau đó thực hiện phần kỹ thuật để hình thành tờ báo. Chủ nhiệm và chủ bút là người chịu trách nhiệm về mọi công việc của tờ báo còn thư ký toà soạn là người thực hiện công việc với nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy bộ biên tập.


      Theo đúng nguyên tắc trên thì điều hành tạp chí Bách Khoa phải là Huỳnh Văn Lang và Hoàng Minh Tuynh với các vai trò chủ nhiệm, chủ bút. Nhưng với rất nhiều người, kể cả các cộng tác viên của tờ báo, thì thực sự điều hành tạp chí Bách Khoa là Lê Ngộ Châu. Lê Ngộ Châu có mặt tại Bách Khoa do Hoàng Minh Tuynh giới thiệu và ngay từ ngày đầu được giao vai trò quản lý. Trong mọi toà báo, quản lý hay giám đốc trị sự chỉ phụ trách các vấn đề hành chánh, thương mại như lo về in ấn, phát hành cùng các vấn đề tài chính.


      Cho nên vấn đề trở nên phức tạp khi nhắc đến tạp chí Bách Khoa, nhiều người gồm cả người đã có mặt trên tạp chí Bách Khoa từ thời gian đầu đến những ngày cuối gần như chỉ nhắc đến Lê Ngộ Châu như Nguyễn Hiến Lê đã viết trong Hồi Ký:


      "Khi báo có uy tín rồi, từ 1960 trở đi, ông Châu tập hợp thêm được một số cây viết trẻ, từ đó báo đăng nhiều bài có giá trị cả biên khảo lẫn sáng tác và chính nhờ hợp tác với Bách Khoa mà những cây viết đó nổi tiếng như Vũ Hạnh, Võ Phiến, Lê Tất Điều, Cô Liêu, Ngu Í, Phạm Việt Châu, Phan Văn Tạo, Đoàn Thêm (hai ngườ sau là những nhân viên cao cấp trong chính quyền Ngô Đình Diệm), nhất là các nữ tiểu thuyết gia Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Thuỵ Vũ, Túy Hồng..."

      ... "Ông Châu làm việc rất siêng, đọc hết mọi bài đã nhận được, đăng được hay không đều báo cho tác giả biết.

      Ông nhận rằng, ông đã bỏ lầm một sớ bài rất khá. Tôi mến ông, vì ông có tinh thần trách nhiệm, làm việc đàng hoàng, biết cương quyết giữ vững chủ trương cả khi tờ báo suy, biết xét người, xét văn và có tình với người cộng tác: ai gặp tai nạn gì thì ông lại nhà thăm, tìm mọi cách giúp đỡ..." (248)


      Một cộng tác viên khác của tờ báo là hoạ sĩ nhà văn Tạ Tỵ cũng đề cập tới Lê Ngộ Châu với vai trò quan trọng tại Bách Khoa: "Lê Ngộ Châu tuy không phải nhà văn nhà thơ, nhưng có cái tài đọc văn, đọc thơ và biết giá trị của nó tới đâu. Ngay tờ Bách Khoa khởi đầu do Huỳnh Văn Lang chủ trương, sau vì lý do chính tri, Huỳnh Văn Lang, giám đốc Sở Hối Đoái bị thất sủng, trao lại cho Lê Ngộ Châu, khi đó giữ vai trò quản lý... Lê Ngộ Châu, tính tình thẳng thắn, nhất là vấn đề tiền bạc, không làm mất lòng ai bao giờ, kể cả những người anh không ưa. Anh em gặp nhau nói chuyện như bắp rang, cứ thêm một người lại thêm chuyện. Nhiều lúc căn phòng khách của Kim Lai chặt cứng không còn chỗ vì anh em đến quá đông".


      Trong khi đó lại có những cái nhìn khác hằn, chẳng hạn Nguyên Sa khi nói về tờ Bách Khoa đã gọi là "nhóm Bách Khoa của Võ Phiến" và Nguyễn Hiến Lê kể lại đã có nhiều người hiểu lầm "tưởng tôi là một nhân viên quan trọng trong tòa soạn". Cũng còn không ít người đinh ninh bộ ba Vũ Hạnh - Võ Phiến - Nguyễn Ngu Í đã đóng vai trò quyết định về giá trị nội dung của tờ Bách Khoa...


      Các ý kiến này chỉ có một điểm xác thực là những người trên đều là cộng tác viên của tạp chí Bách Khoa và hai tác giả Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến đã đóng góp nhiều bài vở. Ngoài ra, các chi tiết khác đều sai lạc, đặc biệt là khi ghép chung Võ Phiến với Vũ Hạnh. Vũ Hạnh là một cán bộ cộng sản nằm vùng đã bị lộ trong khi Võ Phiến ngay từ ngày đầu góp mặt trong sinh hoạt báo chí qua tờ Mùa Lúa Mới tại Huế năm 1955, nhất là qua tập truyện ngắn Chữ Tình xuất bản năm 1956 đã thể hiện lập trường chống đối quyết liệt với Cộng Sản. Riêng Nguyễn Ngu Í thì hết thẩy đều rõ là người mắc bệnh tâm thần, tuy không trầm trọng như Bùi Giáng nhưng khó thể có điều kiện bàn chuyện kết hợp hoạt động thành nhóm này, nhóm nọ với bất kỳ ai. Hơn nữa, trên tạp chí Bách Khoa, phần đóng góp của Vũ Hạnh chỉ gồm một số truyện ngắn và một số bài ký tên Cô Phương Thào không thực sự gây được ảnh hưởng đáng kể nào với người đọc.


      Cho nên, động cơ tác thành thực chất giá trị của tờ Bách Khoa khó quy cho bất kỳ cá nhân nào như trường hợp Phạm Quỳnh với Nam Phong tạp chí mà có lẽ phải dùng lại với nhận xét của Võ Phiến là do tờ báo "quy tụ được nhiều cây viết của nhiều thế hệ kế tiếp nhau, nó lưu lại một khối lượng bài vở lớn lao và giá trị, một kho tài liệu cho công cuộc tìm hiểu cuộc sống miền Nam trên nhiều phương diện kinh tế, văn hoá, chính trị."


      Nhưng chấp nhận như thế vẫn phải tự hỏi do đâu mà tờ báo đạt nồi mức quy tụ đó?

      Do tài năng của con người thì người đó là ai hoặc do yếu tố đặc biệt nào khác thì đó là yếu tố gì?


      Qua một bài viết về tạp chí Bách Khoa, tác giả Đặng Tiến suy đoán rằng "Bà Khánh Trang, bí thư của bà Nhu hậu thuẫn ít nhiều" về tiền bạc.


      Đặng Tiến suy đoán như trên do được biết bà Khánh Trang là vợ của Hoàng Minh Tuynh, người đứng tên chủ bút tạp chí Bách Khoa. Trên thực tế, bà Khánh Trang chỉ thực sự sống chung với Hoàng Minh Tuynh sau khi du học Mỹ trở về năm 1959 và thời gian này vai trò của Hoàng Minh Tuynh tại tờ báo đã mờ nhạt tới mức ông đang chuẩn bị tự tách ra lo xuất bản tờ Mai ra mắt vào năm 1960. Trong tình thế đó, giả dụ bà Ngô Đình Nhu trao tiền cho bà Khánh Trang thì cũng không thể có một đồng nào được dùng để giúp tờ Bách Khoa. Hơn thế nữa, việc bà Nhu trao tiền cho bà Khánh Trang cũng chỉ là dự đoán một cách mơ hồ với con số bất định diễn tả bằng hai tiếng "ít nhiều" thì khó thể coi là chuyện nghiêm túc. Tuy nhiên tác giả Đặng Tiến không ngừng ở suy đoán này mà còn suy đoán tiếp là các công chức cao cấp như Đoàn Thêm, Phan Văn Tạo, Trần Thúc Linh "có thể đã hỗ trợ tài chính cho Bách Khoa." Suy đoán này nhắm giải thích Bách Khoa là tờ báo do chính quyền tài trợ và nhờ có tài trợ nên kéo dài nổi thời gian có mặt để thu góp được nhiều bài vở. Suy đoán này cũng lại đặt lầm chỗ khi nêu tên Đoàn Thêm, Phan Văn Tạo và Trần Thúc Linh vốn là những công chức cao cấp có tiếng mà không có miếng, đặc biệt là mỗi người đều có một cá tính nổi bật đã được hết thẩy nhìn nhận như Phan Văn Tạo đam mê sáng tác văn học, Trần Thúc Linh là một thẩm phán luôn bị cuốn hút vào lãnh vực hoạt động chính trị còn Đoàn Thêm là một tấm gương liêm khiết, tự trọng với bản tính ngay thẳng trung thực đã hiển hiện qua cuộc sống khắc khổ, siêng năng kéo dài tới những ngày cuối đời. Vả lại, giả dụ mọi người đều hiểu lầm về những nhân vật trên thì cũng không thể coi ngay ý nghĩ suy đoán của một người chính là sự thực, nhất là khi ý nghĩ suy đoán không dựa trên một căn bản thực tế nào.


      Cho nên khi nhìn nhận Bách Khoa đã đạt thành quả tốt là do có đủ thời gian quy tụ và thu góp nổi nhiều bài vở giá trị thì lại vẫn phải nghĩ tới người thực hiện được những điều đó.


      Về điều này, ngoài thực tế chứng minh ít nhất cũng đã có sự lên tiếng của chính nhân vật sáng lập và giữ vai trò điều hành tờ báo cho tới năm 1963 là Huỳnh Văn Lang.


      Quạ tác phẩm Nhân Chứng Một Chế Độ, qua bài phỏng vấn năm 2004 trên tạp chí Khởi Hành tại California và qua nhiều cuộc điện đàm với chính người viết bài này, ông Huỳnh Văn Lang đã nhắc khá nhiều chi tiết về tạp chí Bách Khoa. Theo Huỳnh Văn Lang, khi sáng kiến xuất bản một tờ báo lấy tên là Bách Khoa được đưa ra thì có 30 người tán trợ và sẵn sàng góp mỗi người 1000 đồng để tạo vốn cho tờ báo. Huỳnh Văn Lang còn nhớ sau đó có một người chỉ chịu góp 500 đồng. Vì thế tờ báo đã in danh sách ghi tên những người này như cộng sự viên hay biên tập viên nhưng trên thực tế thì đa số không hề viết bài hay xuất hiện trong một công việc nào của tờ báo.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Tổng số tiền đóng góp thời gian đầu là 295.000 đồng giúp Huỳnh Văn Lang có thể mua nhà in Văn Hoá ở đường Trần Hưng Đạo, về sau mua thêm căn nhà 160 Phan Đình Phùng làm trụ sở toà báo và là nơi cư ngụ của Lê Ngộ Châu với vai trò thường trực tại toà báo để lo mọi công việc. Vai trò thường trực toà soạn khởi đầu được giao cho người cháu gái của Hoàng Minh Tuynh là Nghiêm Ngọc Huân còn Lê Ngộ Châu cũng do Hoàng Minh Tuynh giới thiệu lo nhiệm vụ quản lý. Bởi chủ nhiệm, chủ bút không có mặt ở toà báo và chủ bút Hoàng Minh Tuynh chỉ thỉnh thoảng làm việc duyệt bài vở khi chủ nhiệm bận việc nên Lê Ngộ Châu phải tới giao nạp bài cho chủ nhiệm Huỳnh Văn Lang xét duyệt.


      Các chi tiết trên cho thấy Huỳnh Văn Lang là người lo mọi việc từ tiền bạc tới bài vở túc là người lo vốn đồng thời giữ luôn vai trò chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Bách Khoa trong những năm đầu khởi từ 1957, dù trên báo vẫn ghi chủ bút là Hoàng Minh Tuynh. Việc lo vốn không chỉ gói tròn trong sự tạo một số tiền đủ cho tờ báo xuất hiện mà còn gồm cả thu hoạch lợi tức cho tờ báo. Huỳnh Văn Lang đã vận động được khá nhiều thân chủ quảng cáo là các cơ sở kinh doanh lớn như Air Laos, Bank of China, Banque Franco-Chinoise, The Chartered Bank, Pháp Á Ngân Hàng, hãng thuốc lá Mélia, hãng rượu Bình Tây, hãng đồng hồ Vina, hãng Phân Thần Nông, hãng Giày Bata, Công Ty Bảo Hiểm Pháp Á, Việt Nam Bảo Hiểm Phật Bà...


      Đây là những nhà Mạnh Thường Quân tiếp trợ liên tục lâu dài cho tờ báo, kể cả khi tên chủ nhiệm Huỳnh Văn Lang được thay thế bằng chủ nhiệm Lê Ngộ Châu tù 1963. Việc Lê Ngộ Châu đứng tên chủ nhiệm hoàn toàn không mang tính bình phong do thời thế mà là chuyển giao dứt khoát của Huỳnh Văn Lang, dù sau đó Huỳnh Văn Lang vẫn tiếp tục yểm trợ tài chính cho tờ báo.


      Diễn biến vai trò của Lê Ngộ Châu từ một quản lý cuối cùng trở thành chủ nhiệm có một điểm tế nhị khởi từ tương quan tình cảm với bà Nghiêm Ngọc Huân là người thường trực đầu tiên tại toà soạn. Có thể bà Huân do là cháu của Hoàng Minh Tuynh nên được giao công việc này thời gian đầu và Lê Ngộ Châu thường tiếp giúp, ít nhất là thay thế trong việc mang bài tới giao nạp cho chủ nhiệm Huỳnh Văn Lang. Tuy không chính thức nhưng kể như Lê Ngộ Châu đã làm công việc của một thư ký toà soạn từ thời gian đầu. Năm 1958, sau khi tờ báo có mặt khoảng một năm, chủ nhiệm Huỳnh Văn Lang qua Mỹ du học cho tới giũa năm 1959. Đây là thời gian Lê Ngộ Châu không chỉ còn là một thư ký toà soạn mà kể như chính thức trở thành tổng thư ký toà soạn, một vai trò khá đặc biệt trong tổ chức nhân sự của báo chí miền Nam.


      Trên lý thuyết, người giữ vai trò này cũng chỉ lo công việc chuyên môn như một thư ký toà soạn bình thường dưới sự điều động của chủ nhiệm, chủ bút. Nhưng, thực tế không hoàn toàn như thế, vì tổng thư ký toà soạn tại nhiều tờ báo miền Nam chính là người thực sự điều hành tờ báo.


      Khởi từ nhiều lý do phức tạp như yêu cầu chuyên môn, trình độ nghề nghiệp, đặc biệt là đáp ứng đòi hỏi pháp lý trong việc xuất bản báo, người đứng tên chủ nhiệm, chủ bút thường chỉ đóng vai bình phong. Nói cách khác, người được đưa ra giũ vai chủ nhiệm, chủ bút chỉ nhắm đáp ứng các điều kiện đề có giấy phép ra báo và sau đó là người đứng ra nhận trách nhiệm trước toà án hoặc dư luận về tờ báo chứ không hề biết gì về công việc của tờ báo. Người quyết định thục sự chính là tổng thư ký toà soạn. Vì thế ngoại trừ làng báo miền Nam, không ở nơi nào có chức danh tổng thư ký toà soạn trong một toà báo.


      Với tạp chí Bách Khoa, chủ nhiệm không đóng vai bình phong nhưng vắng mặt cả năm trong khi chủ bút Hoàng Minh Tuynh không thực sự là chủ bút nên Lê Ngộ Châu đang là người thường trực tại toà soạn đương nhiên trở thành tổng thư ký tòa soạn từ đó, nhất là thời điểm này, người thường trực đầu tiên của toà soạn là bà Nghiêm Ngọc Huân đã trở thành Lê Ngộ Châu phu nhân.


      Như thế có thể hiểu rằng chỉ sau một năm có mặt dưới sự điều hành trực tiếp của chủ nhiệm Huỳnh Văn Lang, tạp chí Bách Khoa đã do Lê Ngộ Châu chính thức điều hành từ giữa năm 1958 với vai trò tổng thư ký toà soạn. Vai trò này của Lê Ngộ Châu được giữ nguyên sau khi chủ nhiệm Huỳnh Văn Lang du học Mỹ trở về vào giữa năm 1959 vì Lê Ngộ Châu đã giành được tín nhiệm. Cũng do đó khi thời thế đổi thay năm 1963, Huỳnh Văn Lang đã rút lui hẳn để nhường vai trò chủ nhiệm cho Lê Ngộ Châu. Nhưng dù rời khỏi tờ Bách Khoa, Huỳnh Văn Lang vẫn tiếp trợ tờ báo về mặt bảo vệ thành quả kinh doanh và đôi khi bằng sự giúp đỡ cụ thể về tài chính như năm 1972 khi được Trung Tâm Văn Bút trao tặng giải thưởng 100.000 đồng, ông đã tặng lại toàn bộ cho tạp chí Bách Khoa.


      Qua các sự kiện này, không thể phủ nhận chính Huỳnh Văn Lang góp công lớn nhất bảo vệ sự sống của tạp chí Bách Khoa và Lê Ngộ Châu đã thu hút sự cộng tác bền bỉ của nhiều cây bút để hình thành nội dung tờ báo. Bởi dù chỉ đứng tên chủ nhiệm Bách Khoa từ sau biến cố 1/11/1963, nhưng chính Lê Ngộ Châu đã trực tiếp phụ trách toà soạn ngay từ giữa năm 1958, khi Huỳnh Văn Lang vắng mặt. Riêng Huỳnh Văn Lang đã bao giàn nhiều công việc khi tờ báo ở thời kỳ chập chững và vẫn lưu tâm tới tờ báo khi đã chuyển sang tay người khác. Trong tác phẩm Nhân Chứng Một Chế Độ, Huỳnh Văn Lang đã diễn tả tổng quát về vai trò của mình tại tờ báo như sau: "Phần tôi, đỡ gạt được bao nhiêu thì tôi cố, vì cho rằng độc lập của một tờ báo là bảo đảm tự do tư tưởng mà tự do tư tưởng là giá trị vô giá của một chế độ dân chủ." (249)


      Lời mô tả bao quát này không chỉ phác hoạ vai trò trong tờ báo mà còn phản ánh cả quan niệm của ông về vai trò báo chí cũng như về thế đứng của tờ Bách Khoa. Quan niệm này của Huỳnh Văn Lang có thề coi là bằng chứng khẳng định việc ông từ chối nhận tài trợ của chính quyền qua ông Trần Kim Tuyến đồng thời bác bỏ những loại suy đoán như kiểu suy đoán của Đặng Tiến. Ngoài ra, đây cũng là lời giải thích về mối tương quan lâu dài với các công ty kinh doanh vì đây là một yếu tố bảo đảm mạng sống cho tờ báo mà không phải trả giá bằng sự tương nhượng nào về nội dung.


      Riêng đóng góp của Lê Ngộ Châu cho tờ báo thì Huỳnh Văn Lang cho biết: "Phần tôi thì thỏa mãn rồi, vì chủ trương cũng nhu mục đích của Bách Khoa đã thành đạt, nhất là thay thế tôi từ năm 1963, anh Châu đã điều khiển phát triển mỹ mãn hơn là khi có tôi." (250)


      Những nét chính qua bức chân dung đó về tạp chí Bách Khoa còn có thể gợi nhắc một vài yếu tố giúp dễ dàng giải thích tại sao nhiều tạp chí khác của miền Nam đã không đạt được tuổi thọ và thế đứng như tạp chí Bách Khoa, trong khi có thể nổi tiếng hơn, cuốn hút hơn so với tạp chí Bách Khoa.


      Yếu tố thứ nhất là tờ báo may mắn có vị chủ nhiệm nắm đúng yêu cầu bảo đảm sự sống của một tờ báo đồng thời có đủ điều kiện và tương quan đáp ứng yêu cầu đó.

      Yếu tố thứ hai cũng may mắn không kém là có một người điều hành vừa nhạy bén vừa khéo léo để tạo mót không khí sinh hoạt ấm áp và đạt hiệu quả tốt.


      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Tạp chí có mặt cùng thời và nổi tiếng hơn nhiều so với Bách Khoa là tạp chí Sáng Tạo của chủ nhiệm Mai Thào. Nguyễn Hiến Lê đã nhận xét về tạp chí Sáng Tạo như sau: "Thời đó, có một nhóm nhà văn trẻ ở Bắc di cư vào lập nhóm Sáng Tạo, muốn làm một cuộc cải cách, nhung họ không đủ kiến thức, tài năng: chỉ hô hào chống Cộng, điểm này không có gì mới cả mà cũng không sâu sắc, vì họ ít đọc sách báo ngoại quốc, và đả đảo lối viết của nhóm Tự Lực trước kia, mà người cầm đầu Sáng Tạo - Mai Thảo - lại có bút pháp cầu kỳ "làm duyên, làm dáng" không hợp thời chút nào, chính bọn họ cũng không theo. Rốt cuộc chẳng được tiếng vang nào cả." (251)


      Nguyễn Hiến Lê không thoát khỏi một số định kiến và đã có những quy kết rời xa thực tế trong nhận xét trên. Bởi nếu nói về kiến thức, tài năng thì khi đặt nhiều tác giả góp mặt trên tờ Sáng Tạo với chính bản thân Nguyễn Hiến Lê chưa hẳn cán cân đã không nghiêng về phía các tác giả đó qua rất nhiều khía cạnh. Riêng nhận xét "chỉ hô hào chống Cộng""ít đọc sách báo ngoại quốc" thì gần như một cố ý chê bai - điều khác biệt kỳ lạ với con người Nguyễn Hiến Lê từng được hình dung qua các tác phẩm. Nếu không thể dễ dàng kiểm tra mức độ đọc sách của các tác giả như Doãn Quốc Sỹ, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền... ra sao thì bài vở trên tờ Sáng Tạo cho thấy tạp chí này không hề "chỉ hô hào chống Cộng" dù hầu hết cộng tác viên của tờ báo đều là người không chấp nhận Cộng Sản.


      Sáng Tạo có mặt vào tháng 10/1956 là thời điểm mở đầu nền Đệ Nhất Cộng Hoà tại miền Nam và cũng là thời điểm tập thể di cư khởi sự tái tạo cuộc sống. Đây là những ngày toàn miền Nam bừng lên một không khí đượm nhiều hứng khởi. Ám ảnh về các tai hoạ chiến tranh đã chấm dứt trong khi sự tham gia mọi mặt sinh hoạt xã hội của tập thể di cư đang trở nên quen thuộc. Có thể nói đây là lúc mỗi cá nhân dù thuộc ngành nghề nào đều lao vào các dự tính xây dựng tương lai. Trong lãnh vực báo chí, các nhật báo Tự Do, Dân Chủ đã tạo nổi một vị thế vững vàng đủ để giới cầm bút miền Bắc nghĩ tới những công việc lâu dài. Bầu không khí đầy hứa hẹn ấy đã biểu hiện trong bài viết của Mai Thảo với niềm tin "Sài Gòn thay thế cho Hà Nội, từ một đô thị miền Nam trở thành thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước, Sài Gòn sáng tạo và suy tưởng." (252)


      Tên tờ báo và niềm tin của người chủ trương đi kèm với hai tiếng "suy tưởng" có thể giúp khẳng định tôn chỉ tờ báo về quyết tâm tìm tòi khai phá đề mở ra một con đường mới trong lãnh vực văn học nghệ thuật. Quy kết tờ báo "chỉ hô hào chống Cộng" là một gán ghép cố ý bất chấp thực tế. Tập truyện Đêm Giã Từ Hà Nội đưa Mai Thảo từ vị thế vô danh trở thành cây bút nổi tiếng thời đó không do nội dung mà chính là do hình thức nghệ thuật với phong cách và ngôn từ mang nhiều nét mới mẻ, hào hoa, bay bướm. Vả lại, nội dung tập truyện chỉ phản ảnh tâm tư của kẻ bị buộc phải rời bò vùng trời thân yêu quen thuộc để tới một chân trời mới. Các sáng tác về sau của Mai Thảo trên tạp chí Sáng Tạo không rời xa nội dung đó bao nhiêu. Hai tác giả trên Sáng Tạo thường bày tỏ quan điểm về Cộng Sản là Doãn Quốc Sỹ và Quách Thoại đều biểu hiện hướng nhắm chủ yếu là nỗ lực đạt tới các công trình sáng tạo nghệ thuật thay vì cổ võ cho quan điểm chính trị của mình. Điều này không khó nhận ra qua các truyện cổ tích của Doãn Quốc Sỹ và các bài thơ khô lạnh của Quách Thoại, dù hình ảnh diễn tà trong thơ là hình ảnh những cuộc đấu tố man rợ kinh hoàng.


      Sự có mặt của Quách Thoại cũng giúp xác nhận Sáng Tạo không hẳn là một nhóm nhà văn trẻ miền Bắc di cư, nhất là trên Sáng Tạo còn có tên Tô Thùy Yên và nối tiếp là những Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa...


      Sáng Tạo sớm gây ồn ào dư luận chỉ vì lối thơ được gọi là thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền đã tạo phản ứng dẫn đến một chiến dịch bài bác bằng hình thức giễu cợt, mỉa mai trên một số báo, đặc biệt là tờ Văn Nghệ Tiền Phong. Dù không lâu sau, gần như chính người mở đường cho lối thơ tự do là Thanh Tâm Tuyền cũng không chú trọng nhiều đến lối thơ này, nhưng không thể bác bỏ chủ hướng của tạp chí Sáng Tạo là tìm tòi, khai phá trong lãnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên phải thành thực nhìn nhận rằng ảnh hưởng thực sự của tạp chí Sáng Tạo không đạt tới một tầm vóc đáng kể nào để so sánh với Tự Lực Văn Đoàn vào thập niên 1930.


      Trên thực tế, Sáng Tạo quy tụ được một số người viết có trình độ kiến thức, có ý hướng xây dựng nghệ thuật, nhưng tất cả chỉ có thế. Bởi những người này gần như đến với tờ báo chỉ để có điều kiện quây quần trong không khí bạn bè, nhất là có dịp trình diễn tên tuổi trước dư luận thay vì do quyết tâm đạt tới một công trình nào đó. Chủ hướng của tờ báo là "suy tưởng và sáng tạo" như người chủ biên nêu trong số báo ra mắt có vẻ hoàn toàn thiếu hấp lực ngay đối với cộng sự viên, thậm chí đối với cả người chủ trương. Bởi cho tới khi tờ báo ngưng hoạt động, chính Mai Thảo cũng không bước xa hơn việc đẽo gọt chữ nghĩa khiến đã đưa đến sự mô tả bằng hình ảnh hài hước "nhà văn ưỡn ẹo."


      Cái gọi là nhóm Sáng Tạo kể như không hề có nếu nhìn vào hoạt động nghệ thuật, bởi hết thẩy các nhà văn, nhà thơ có mặt trên tạp chí Sáng Tạo không hề rời khỏi vị trí của riêng mình để xác nhận đã có một tác động nào từ một nhóm sinh hoạt chung.


      Cho nên sau 3 năm hoạt động, tờ báo đã phải tự đóng cửa, tính chung chỉ xuất bản được 31 số báo. Lý do chủ yếu là từ người chủ trương tới hầu hết cộng tác viên đều chưa thoát khỏi tinh thần tài tử trong sinh hoạt nghệ thuật. Do đó, Sáng Tạo không những yểu thọ mà suốt thời gian có mặt cũng không đạt thành quả đáng kể ngoài những gợi nhắc, những kích đẩy có thể sẽ chỉ dẫn đến những công trình bất cập như chính tờ báo.


      Cũng có một lý do khác về sự yểu thọ của tờ báo là tình trạng nhận lãnh trợ cấp. Sáng Tạo hình thành do tài trợ của cơ quan Thông Tin Hoa Kỳ USIS rồi được tiếp tục tài trợ bởi chính quyền VNCH qua Sở Nghiên Cứu Chính Trị. Suốt thời gian nhận lãnh tài trợ, người chủ trương có vẻ thoải mái với cảnh sống dễ dàng nên quên một vấn đề tối yếu là tổ chức mặt kinh doanh của tờ báo. Vì thế, khi ngân khoản tài trợ không còn nữa thì vô phương cứu vãn.


      Lý giải này không xa thực tế, và cũng gợi nhắc điều đã được nêu là từ người chủ trương tới cộng tác viên Sáng Tạo đều là các nghệ sĩ chứ không phải những người quyết tâm làm nghệ thuật. Tạ Ty tùng nhắc về tờ báo như sau: "... Quả thực không hiểu vì sao, tạp chí Sáng Tạo càng ngày càng xuống độc giả. Tôi có nghe người nói thế này, người nói thế khác và tại sao tờ Sáng Tạo lại xuống dốc, nhưng tôi không mấy để ý vì nó không trực tiếp dính líu đến đời sống của mình." (253)


      Một cộng tác viên mật thiết với tờ báo như Tạ Tỵ mà thú nhận là không bận tâm tới tờ báo, không thấy nó trực tiếp dính líu tới đời sống của mình hẳn là điều rất đáng suy nghĩ, ít nhất là suy nghĩ về ảnh hưởng của tờ báo với mọi người cùng cung cách tổ chức và điều hành tờ báo.


      Nếu nhìn qua nỗ lực thể đạt chủ hướng "suy tưởng và sáng tạo" thì có thể ghi nhận thành quả nào do 31 số báo Sáng Tạo lưu lại? Phải nói ngay là sẽ khó tránh thất vọng nếu trông chờ một điều gì thực sự mới lạ đủ sức thuyết phục lôi cuốn từ các sáng tác được tờ báo phổ biến.


      Sáng Tạo vẫn được nhắc tới như tờ báo mở đường cho thể loại thơ tự do và đã giới thiệu nhiều tên tuổi thi sĩ trong hàng ngũ này nhưng những gì còn lưu lại trong trí nhớ người đọc chắc chắn không ngoài những bài thơ tình của Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng và các sáng tác của Tô Thuỳ Yên chẳng vướng vất chút hơi hướng nào của Thanh Tâm Tuyền qua Tôi Không Còn Cô Độc.


      Về hội hoạ thì Ngọc Dũng, Duy Thanh vẫn là những Ngọc Dũng, Duy Thanh của thuở xuất hiện tại Hà Nội, Thái Tuấn chưa định hình hẳn cho mình dù có những đường nét thanh thoát, nhẹ nhàng, còn Tạ Ty không rời khỏi nồng độ mầu sắc chói lói, hình thể gồ ghề kỳ dị, chen nhau nhô lên góc cạnh, lồi, lõm... cố hữu đầy bí hiểm với người xem.


      Vê văn học thì một tác giả tiêu biểu của Sáng Tạo là Doãn Quốc Sỹ dù có tác phẩm Sợ Lửa khá lôi cuốn lại không cho thấy điểm chung nào với các tác giả cùng góp mặt trong tờ báo. Và, không thể nói khác rằng Doãn Quốc Sỹ mãi mãi chỉ là nhà văn thể hiện thứ nghệ thuật cổ điển đã trở nên quen thuộc trong sinh hoạt nghệ thuật Việt Nam từ thập niên 1930.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Cây bút chủ lực của Sáng Tạo là Thanh Tâm Tuyền từng phê phán hết thẩy tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn là nông cạn, hời hợt và quan niệm tiểu thuyết luận đề là "một quan niệm ấu trĩ trong nghệ thuật." Riêng Nguyễn Sỹ Tế chê nhiều tác giả Tự Lực Văn Đoàn chưa "sống" theo đúng nghĩa sự sống, vì thế "tác phẩm của họ chưa đạt tới cái nghĩ nên chỉ gọi được là sách vở, là hời hợt, là giả tạo."


      Qua 31 số báo, Sáng Tạo chưa hề giới thiệu nổi một quan niệm nghệ thuật mới của những người chủ trương tờ báo ra sao nhưng qua phát biểu của Thanh Tâm Tuyền và Nguyễn Sỹ Tế thì hai điểm không thể thiếu trong quan điểm đó, nếu có, là sống và nghĩ. SỐNG tất nhiên không chỉ là hiện diện và hít thở cũng như NGHĨ bắt buộc phải là một quá trình trầm lắng cân nhắc dựa trên những kinh nghiệm về nhiều mặt của thực tế cuộc đời. Điểm thứ ba có thể cũng được lưu ý là không được quyền khuôn nắn ý nghĩ theo một chủ đề nào đó. Các đòi hòi này đã được đáp ứng ra sao bởi chính các cây bút của Sáng Tạo?


      Nhiều người từng cho rằng Sáng Tạo là tờ báo phổ biến triết thuyết hiện sinh theo cái nghĩa luôn coi cuộc đời là phi lý, là chán chường, là đáng nôn mửa... nên đã thoải mái xoay lưng với mọi cảnh sống đang diễn ra trước mắt. Phải nói ngay đây là một gán ghép sai lạc khởi từ cái nhìn hoàn toàn sai lạc về triết thuyết hiện sinh. Thái độ dửng dưng trong các tác phẩm của Mai Thảo thực ra đã biểu hiện đúng cái điều mà Nguyễn Sỹ Tế chê các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn. Đó là chưa sống nên hoàn toàn thiếu chất sống và do đó chưa đạt tới cái nghĩ đúng nghĩa của suy tưởng. Mai Thảo sau 1954 và Mai Thảo sau 1963 vẫn chỉ là mẫu thanh niên đô thị với nếp sống bình an giữa vùng trời cố định chật hẹp từ trà đình, tửu quán, vũ trường... tới các hình ảnh quen thuộc từ mưa, nắng tới màu mây, sắc lá... Cuồng phong bão táp trong nếp sống đó khó rời xa nổi tâm cảnh buồn vui từ các tương quan hết sức hạn chế trong cuộc sống cá nhân. Vì thế, tác phẩm không thể phản ảnh những vết thương nhức nhối của đời sống giữa thảm trạng chiến tranh chém giết. Tất nhiên ngay tại đô thị, vẫn có thể nghe âm vang bom đạn hay tiếng khóc than đau đớn vì mất mát vĩnh viễn những người thân... nhưng tất cả đều có một cách ngăn để vô phương xoá nhoà thái độ dửng dưng. Nguyên Sa hoàn toàn có lý khi tự mỉa mai chính mình và bạn bè đã sống trong tháp ngà. Như thế hai điểm chủ yếu trong quan điểm nghệ thuật mà Thanh Tâm Tuyền và Nguyễn Sỹ Tế nêu ra như quan điểm nghệ thuật của Sáng Tạo đã vắng thiếu hoàn toàn ngay trong sáng tác của người chủ trương tờ báo. Mục tiêu dù được chỉ vạch nhưng chính người dẫn đường đã miệt mài đi về hướng khác. Điểm còn lại duy nhất của Mai Thảo qua chặng đường dài từ 1954 không ngoài khả năng trau chuốt ngôn từ.


      Mai Thảo trước sau vẫn thể hiện đúng một nếp sống, một hướng suy tư, một cách viết bất kể thực tế chiến tranh đang tàn phá đất nước và toàn bộ cuộc sống con người. Đã hẳn Mai Thảo không phải là tác giả duy nhất sáng tác văn học trên Sáng Tạo, nhưng người chủ trương tờ báo đã ở trong hoàn cảnh chưa sốngthiếu nghĩ như vậy thì bằng cách nào có thể thúc đẩy cộng tác viên tuân thủ quan điểm được đề ra để đạt tới những thành tựu chung.


      Tờ báo mất dần độc già vì sự chờ đợi nào cũng có giới hạn thời gian. Cái mới hứa hẹn ở ngày tờ báo ra mắt phần thì mù mịt không thấy tăm hơi đâu, còn phần hiện ra là những bài thơ tự do lại không thể nuốt nổi với đa số nên chuyện chia tay là điều khó tránh.


      Chuyện này không chỉ xảy ra riêng với tạp chí Sáng Tạo mà với hàng loạt tạp chí khác xuất hiện cùng thời hoặc tiếp nối như Văn Hoá Ngày Nay, Văn Học, Hiện Đại, Thế Kỷ 20... ngoại trừ tạp chí Văn của chủ nhiệm Nguyễn Đình Vượng với tổng thư ký toa soạn Trần Phong Giao được Tạ Ty nhận xét như sau: "Trần Phong Giao, một con người, ngoài văn tài, còn cần mẫn, chăm chỉ và cẩn thận. Trong mấy năm anh làm thư ký tòa soạn cho tạp chí Văn, anh lo hết mọi công việc, từ việc giao dịch với anh em, nhờ viết bài, sửa bản in, trông nom phần mỹ thuật và ấn loát, nghĩa là tờ báo có bao nhiêu việc, anh làm hết" (254)


      Tờ Văn không tự đặt mình trước một chủ trương khai phá nào mà bước theo con đường tương đối gần với tạp chí Bách Khoa, chỉ có điểm khác là nghiêng hẳn về sinh hoạt văn học nghệ thuật. Tờ Văn cũng khác với Sáng Tạo và các tạp chí Hiện Đại, Thế Kỷ 20 là tự lực cánh sinh chứ không có tài trợ từ chính quyền. Do đó, tờ Văn đã kéo dài tuổi thọ trong khi các tạp chí khác lần lượt gục ngã theo tạp chí Sáng Tạo chỉ sau một thời gian ngắn có mặt.


      Nhưng dù khác nhau ra sao thì hầu hết tạp chí văn học tại miền Nam có vẻ đều không thoát khỏi cảnh xa rời thực tế. Mặc dù hàng ngũ văn nghệ có không ít tác giả lăn lộn giữa nhiều trầm luân của cuộc sống nhưng hầu hết sáng tác được giới thiệu vì lý do nào đó đều chưa thực sự rời xa khỏi những tháp ngà. Vì thế kể từ sau 1963, bên cạnh các tạp chí trên đã xuất hiện một loạt tạp chí được gọi là thể hiện tinh thần dấn thân, trong đó có các tờ Hành Trình, Đất Nước, Trình Bày, Đối Diện...


      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Không thể phủ nhận tác động thực tế của cuộc đấu tranh Phật Giáo và biến cố 1/11/1963 đối với mọi người trong đó có nhiều người thuộc giới cầm bút. Tác động này đã lay động nếp suy tư bình lặng, xa rời cuộc sống để thúc đẩy sự nhìn thẳng vào những điều đang xảy ra trước mắt.


      Dù muốn dù không mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo, chính trị đều trực tiếp liên quan đến sự sống và ảnh hưởng trực tiếp đến từng người nên không thể thản nhiên đứng ngoài mà ngược lại, phải dấn thân, phải nhập cuộc để cùng góp sức xoay chuyển tình hình theo một cách nào đó hầu tránh khỏi họa hoạn và đạt tới những ước mong.


      Một trong những cách nhập cuộc là lên tiếng cảnh giác về các hiểm họa đang đe dọa và cổ võ cho một lối thoát mà mỗi người đã tìm ra, đã tin tưởng. Đây là ý hướng rõ rệt của không ít người tham gia hoạt động văn nghệ sau 1963, phần đông quy tụ trên các tờ Hành Trình, Đất Nước, Thái Độ, Trình Bày...


      Những tạp chí này đều xuất hiện sau khi tại Huế xuất hiện tờ Lập Trường do Tôn Thất Hanh làm chủ nhiệm.

      Tờ Lập Trường được Lữ Phương diễn tả như sau:


      "Tờ Lập Trường thật ra không phải là một tờ báo thuần về suy tưởng mà là cơ quan chính trị của lực lượng Phật giáo tranh đấu do Thích Trí Quang lãnh đạo. Cùng với Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, nó chỉ hoạt động trong năm 1964 rồi tự đình bản, nhưng phong trào Phật giáo thì kéo dài mãi đến năm 1966. Quan điểm của phong trào Phật giáo này là một thể thống nhất gồm những chủ trương đối với cộng sản, đối với các chính quyền Sài gòn và đối với Mỹ. Đối với cộng sản, quan điểm của phong trào này không có gì khác với tất cả những thế lực phản động khác ở miền Nam, thù địch với cộng sản, dứt khoát ngăn chặn sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. (Đó là quan điểm, lập trường của Thích Trí Quang khi trả lời phỏng vấn, trích lại theo Jarrold Schecter, Bộ Mặt Mới Của Nhà Phật). Nhưng đối với các chính quyền ỏ Sài Gòn, những người chủ xướng phong trào này đã có quan điểm khác với nhiều chính khách chống Cộng khác. Họ không chấp nhận một chế độ độc tài, kỳ thị Phật giáo kiểu Ngô Đình Diệm, họ cũng không chấp nhận chế độ quân phiệt hay phát xít kiểu Nguyễn Khánh hay Nguyễn Cao Kỳ, do đó đã vận động quần chúng chống lại. Họ đã đề xuất một chế độ đại nghị có đông đảo các đảng phái tham gia, hy vọng qua đó chiếm được vị trí có ảnh hưởng trong chính quyền. Đối với Mỹ, họ không đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, không chống lại chủ trương đưa chiến tranh ra Bắc, nhưng chỉ chống lại một số biện pháp thực hiện của Mỹ thôi...


      Qua mô tả trên của Lữ Phương, tờ Lập Trường chỉ là tiếng nói của lực lượng Phật Giáo và vẫn phản ảnh quan điểm phản động đối với Cộng Sản. Lữ Phương là kẻ chạy theo Cộng Sản sau 1964 nên có thể cần nghiệt ngã qua mọi phát biểu để chứng tỏ tính chính thống của bản thân. Bởi trên thực tế, tờ Lập Trường tuy được phong trào Phật Giáo yểm trợ nhưng kể như bị chi phối nặng nề bởi Cộng Sản, ít nhất cũng thông qua chủ nhiệm Tôn Thất Hanh, (255) nên suốt thời gian có mặt đã không ngừng kích động thái độ chống sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, đặc biệt là luôn quy kết các chính quyền Sài Gòn chỉ là dư đảng Cần Lao, tay sai Mỹ. Dù hết sức vô tư trong nhận định cũng không thể nói khác rằng tờ Lập Trường đã nỗ lực phổ biến quan điểm và cả ngôn từ Cộng Sản với mục tiêu khuấy động phong trào chống đối từ quần chúng đối với các chính quyền miền Nam. (256) Thêm nữa, dù người Mỹ và ngay cả phía Cộng Sản vẫn nhìn thượng toạ Thích Trí Quang là người thuộc phong trào Phật Giáo chủ trương chống Cộng thì riêng sự kiện phong trào Phật Giáo miền Trung 1964 chọn tên gọi là Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc đã cho thấy phía sau phong trào đó là bàn tay của ai. Vì kể từ 1945, những ngôn từ như Cứu Quốc, Cách Mạng, Nhân Dân... đều là ngôn từ cửa miệng của Cộng Sản. Có lẽ vì thế mà tờ Lập Trường và Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc bị xoá sổ ngay từ cuối năm 1964 dù phong trào Phật Giáo tiếp tục cuộc đấu tranh cho tới 1966. Một sự việc nhỏ tại Viện Đại Học Huế liên hệ tới tờ Lập Trường và phong trào đấu tranh lúc đó đã khiến một người ủng hộ phong trào là Lý Chánh Trung cũng phải bày tỏ thái độ bất đồng qua lời phát biểu: "Thực ra, các anh đã cách chức Cha Luận, vì Cha không đồng ý với các anh về mặt chính trị. Như vậy viện đại học Huế đã biến thành một đảng chính tri rồi. Và ai không đồng ý với các anh đều là "ung thư" phải mổ phăng đi cho "dễ làm việc" có phải vậy không?

      Các anh đòi hỏi dân chủ bằng cách bắt đầu độc tài, độc đoán bắt đầu khệnh khạng huênh hoang, bắt đầu "làm chủ chân lý" xếp sòng cách mạng." (257)


      Đây là việc xảy ra ngày 18/4/1964 khi linh mục Cao Văn Luận bị một số giáo sư, sinh viên Đại Học Huế yêu cầu từ chức "để khỏi làm trở ngại cho chiến dịch bài trừ Cần Lao" của Hội đồng Nhân Dân Cứu Quốc. Lý Chánh Trung nhìn sự việc qua khía cạnh tinh thần tự đắc tự tôn của những người tranh đấu nhưng trên thực tế đây chính là một bước đi theo chỉ thị của Lê Duẩn: "Đối với những tổ chúc có tính cách quần chúng rộng rãi sẵn có như phong trào Phật giáo, học sinh và sinh viên, ta nên tìm mọi cách đưa người vào để nắm cho được tình hình" (258)


      Có thể nhiều người trong phong trào Phật Giáo đấu tranh đã nhìn ra sự việc đó nên tờ Lập Trường và danh xưng Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc bị dẹp bỏ. Nhưng điều này không có nghĩa là bàn tay Cộng Sản ở phía sau phong trào đã biến mất. Cũng thế, sự vắng mặt của tờ báo và danh xưng phong trào không thể xoá tan mọi vết hằn ảnh hường từ không khí bừng bừng hứng khởi cùng những lời lẽ kích động tình yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc nơi những người đang sôi sục nhiệt tình giữa cơn say góp phần vào mọi công việc chung.


      Chính vì thế những tờ tạp chí xuất hiện tại Sài Gòn vào thời khoảng giữa năm 1964 về sau đều nhẹ hẳn tính chất nghệ thuật mà ngả hẳn về phía đấu tranh. Càng rõ rệt hơn là gần như mọi bài viết được phổ biến trên các tạp chí này đều gắn kết với một khía cạnh là kết án sự có mặt của người Mỹ tại Việt Nam.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Khi tờ Hành Trình do Nguyễn Văn Trung làm chủ bút xuất hiện tại Sài Gòn, xu hướng chống Mỹ không còn giữ riêng tính chất cảm xúc bị kích đẩy mà được nâng lên hàng ý thức đấu tranh. Bởi đa số cộng tác viên của tạp chí này đều là những cây bút biên khảo nên vấn đề nêu ra được nhìn theo nhiều góc cạnh mang tính tìm tòi tra cứu để hệ thống hoá theo một tiến trình suy tư nào đó. Tất nhiên bài Mỹ thì không dễ rời xa trận tuyến Cộng Sản nên hầu hết đã trở thành khuynh tả, vì mọi nhược điểm của Mỹ, chủ yếu là của tư bản chủ nghĩa là đề tài được Cộng Sản tận lực đào bới từ lâu và đã có không ít luận điểm nêu ra rất có sức thuyết phục.


      Hành Trình chỉ tồn tại không đầy một năm nhưng với cung cách làm việc nghiêm túc, nhóm chủ trương đã gây được ảnh hưởng mà tờ Lập Trường không đạt tới. Tờ báo không những được nhắc nhở tại miền Nam mà còn gây được tiếng vang ở hải ngoại do các thành phần tả khuynh ở Pháp, Bỉ và ngay tại Mỹ hỗ trợ bằng cách tán trợ, cổ võ. Ảnh hưởng của tờ Hành Trình càng đáng kể hơn do hầu hết người chủ trương cũng như cộng tác viên đều là người theo đạo Thiên Chúa nên từng có lời đồn đoán Giáo Hội Thiên Chúa Giáo đang tiến hành chiến lược phân thân để đối đầu với Cộng Sản trong một tình huống đã được nhìn thấy trước ra sao. Dù lời đồn đoán hoàn toàn vô căn cứ và những người chủ trương tờ báo không hề có vai trò gì trong Giáo Hội nhưng vấn đề vẫn được nhìn vượt khỏi phạm vi cá nhân để có một tác động đáng kể với nhiều người. Sau khi tờ Hành Trình bị thu hồi giấy phép thì vai trò đượcc đóng thế bởi tờ Đất Nước của chủ nhiệm Lý Chánh Trung là một thành viên trong nhóm chủ trương Hành Trình. Vì thế tờ Đất Nước cũng như tờ Trình Bày sau đó có thể coi là những bước đi tiếp của tờ Hành Trình. Khác biệt giũa tờ Hành Trình và hai tờ Đất Nước, Trình Bày chỉ là hai tờ sau mở rộng phần văn nghệ thu hút thêm nhiều cây bút thuộc lãnh vực sáng tác như Nguyên Sa, Thảo Trường...


      Cho nên về các tạp chí của những người tự nhận là dấn thân, có thể nhìn chung theo cái nhìn của chính quyền miền Nam thuở ấy cũng không xa thực tế bao nhiêu.


      Tháng 3/1967, khóa huấn luyện Thanh Tra và Kiểm Tra của tổng bộ Thông Tin Chiêu Hồi đã đề cập tới hoạt động của nhóm Hành Trình và nhóm Lá Bối - chủ trương bởi các thành phần trí thức Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo - với nhận xét như sau:


      Nhóm Sống Đạo với một tờ nguyệt san mệnh danh Hành Trình chủ trương một sự bắt tay với Công Sản. Nhóm chủ trương này gồm có các giáo sư đại học Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung cùng kỹ sư Võ Long Triều và nhóm kinh tế gia Âu Trường Thanh, lấy thế dựa trên nhóm Liên Trường qua sự trung gian của Nguyễn Văn Trưòng. Hai giáo sư công giáo Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung có rất nhiều liên hệ mật thiết với đại học Louvain ở Bỉ, và đã có quan điểm đi xa hơn nhóm công giáo ỏ Bỉ về vấn đề thỏa hiệp với Cộng Sản, đặc biệt là với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam...

      Nhóm Lá Bối chủ trương bắt tay với cái gọi là MTGPMN để muốn chia phần lãnh đạo với với những phần tử của mặt trận này. Thượng toạ Nhất Hạnh đã tự mình tách biệt ra khỏi nhũng hoạt động của giáo hội Phật giáo, lập nên một phe phái riêng, ngụy trang dưới quan điểm tình thương để liên kết với cộng sản. Chủ trương của Nhất Hạnh đã bị các thương toạ trong giáo hội bài xích, cho nên trong cuộc tranh đấu tháng 3/1966, ông đã phải lưu vong vì chủ trương bắt tay với MTGPMN. Chủ trương này quá rõ rệt khi trong cuộc lưu vong trên nhiều quốc gia, ông đã đứng hẳn về phe nghị hòa của cộng sản để lên tiếng chống lại cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc Việt Nam trước sự xâm lăng của cộng sản". (259)


      Một cách tổng quát, qua các tạp chí Hành Trình, Đất Nước, Trình Bày.., các thành phần trí thức tả khuynh cổ võ cho giải pháp thực hiện một cuộc cách mạng xã hội không cộng sản để giải quyết vấn đề Việt Nam. Người nói nhiều đến giải pháp này và tương đối hình tượng hoá nổi vấn đề là Lý Chánh Trung cho rằng yêu cầu cấp thiết của miền Nam là phải thực sự cải tạo xã hội, chấm dứt tình trạng thối nát, bất công, hỗn loạn, dơ dáy khởi nguồn phần lớn do sự có mặt của người Mỹ và tính bất xứng của các chính quyền, đặc biệt do chủ trương dựa vào sức mạnh súng đạn của Mỹ để dập tắt các tiếng nói chống đối.


      Lý Chánh Trung đề nghị giải pháp tiến tới thống nhất đất nước trong hòa bình bằng các bước đi như: xuống thang chiến tranh để đi tới đình chiến, rút lui các lực lượng ngoại nhập, thỏa hiệp với MTDTGPMN, và hơn tất cá, miền Nam phải thực sự cải tạo xã hội.


      Giải pháp được nêu ra nhân danh nguyện vọng hoà bình và quyền sống của người dân nhưng rõ ràng chỉ là lời lẽ vu vơ vì không có điểm tựa cụ thể. Thực ra, những người cổ võ cho giải pháp chỉ mới ờ bước khởi đầu vận động sự tán trợ của quần chúng trong khi ảnh hưởng của chính họ trong quần chúng lại rất hạn chế.


      Điều trớ trêu là tiếng nói của họ lại được chính phe Cộng Sản tiếp tay phổ biến dù mục tiêu được nêu ra là tiến tới một cuộc cách mạng xã hội không Cộng Sản. Vì cái gọi là cuộc cách mạng xã hội không Cộng Sản đó chưa thực sự định hình ra sao, gồm những tiêu hướng tranh thủ thế nào, nhất là không hề có một tổ chức chủ động thực hiện. Ảnh hưởng tức thời của việc đặt vấn đề chỉ gói gọn vào tác động kích đẩy tinh thần bài xích sự có mặt của người Mỹ, chống lại các chính quyền Sài Gòn và kêu gọi thoả hiệp với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vốn là công cụ của miền Bắc. Nguồn cỗi gây ra cuộc chiến đang tàn phá đất nước được trút hẳn cho chủ trương tham chiến của Mỹ với sự tùng phục của chế độ Việt Nam Cộng Hoà và nâng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lên hàng một thế lực chính trị đại diện cho toàn thể nhân dân miền Nam.


      Qua ý kiến phát biểu của Lý Chánh Trung, những người nêu giải pháp muốn thúc đẩy mọi phe phái đối đầu tự nguyện từ bỏ các chủ trương đang theo đuổi để cùng thực hiện cuộc cách mạng xã hội không Cộng Sản. Đây là một mong mỏi vô phương biến thành thực tế. Bởi rõ ràng chỉ có hai phe đang đối dầu tại Việt Nam là Cộng Sản miền Bắc và chế độ miền Nam với sự yểm trợ của Mỹ. Trong khi Cộng Sản không bao giờ từ bỏ mục tiêu nhuộm đỏ toàn bộ đất nước thì guồng máy lãnh đạo chế độ miền Nam không đủ khả năng và uy thế để tự quyết một hướng đi. Dù tinh thần tự tôn dân tộc cao tới mức nào cũng khó thể nói khác rằng chế độ Cộng hoà miền Nam chỉ hy vọng tồn tại với sự yểm trợ tích cực về mọi mặt của Mỹ (260) và chế độ Cộng Sản miền Bắc luôn tuyệt đối trung thành với vai trò công cụ của khối Cộng Sản Quốc Tế không bao giờ dám đi ngược các chỉ thị từ Nga Xô, Trung Cộng. Do đó, nỗ lực dấn thân của các thành phần trí thức tả khuynh đang sống tại miền Nam chỉ có tác động khuấy động chính trường đế tạo khó khăn cho riêng chế độ miền Nam mà thôi.


      Miền Bắc ủng hộ tiếng nói tả khuynh không ngoài mục tiêu gây rối chính trường miền Nam, đồng thời thu hút thêm sụ hỗ trợ của các thành phần khuynh tả. Bởi chính quyền miền Nam không thể bỏ mặc cho các thành phần này tự tung tự tác và biện pháp ngăn chặn sẽ đẩy họ vào thế coi chính quyền miền Nam như thù địch, trong khi dù muốn dù không, họ phải tìm dựa vào bàn tay nâng đỡ luôn sẵn sàng đưa ra từ phía Cộng Sản để tiếp tục duy trì tiếng nói. Cũng không thể quên là chính trong hàng ngũ trí thức tả khuynh đã có sẵn không ít cán bộ Cộng Sản nằm vùng hoặc những người nghiêng theo Cộng Sản vì nhiều ly do khác biệt, và Lê Duẩn từng vạch rõ phương hướng hoạt động cho thuộc cấp như sau: "Các phe phái trong và ngoài ngụy quân, ngụy quyền cũng mâu thuẫn với tập đoàn thống trị và nhũng mâu thuẫn này có lúc đã diễn ra thành nhũng cuộc đấu tranh quyết liệt..."

      "... Phải biết lợi dụng nhũng mẩu thuẫn đó, liên hiệp với các tầng lớp trung gian, với cánh tả trong các phe phái, các tổ chúc tôn giáo, với các nhóm ly khai, hoặc trung lập hóa một bộ phận trong hàng ngũ địch." (261)


      Nói gọn lai, chọn lựa dấn thân của một lớp trí thức tả khuynh tại miền Nam với tâm nguyện đóng góp hữu ích cho công việc chung chỉ mở thêm một cánh cửa cho Cộng Sản miền Bắc xâm nhập để khai diễn một trận tuyến mới trong nội bộ miền Nam bằng cả nhân lực, tài lực, trí năng của miền Nam.


      Khi đề ra giải pháp cách mạng xã hội không cộng sản, Lý Chánh Trung qua một lá thư trao đổi với Nguyễn Văn Trung, đã bày tỏ "nỗi lo ngại đến rởn tóc gáy." Lời bày tỏ không nêu rõ nguyên do chủ yếu dẫn đến nỗi lo ngại là gì. Lo ngại không đủ khả năng thực hiện giải pháp? Sợ bị Cộng Sản đánh phá bởi danh xưng "không Cộng Sản"? Hay đã thấy khó tránh khỏi vòng khai thác lợi dụng của Cộng Sản? Dù khởi từ nguyên do nào thì lo ngại tức là đã thấy con đường chọn lựa có thể dẫn đến hiểm nguy.


      Tuy vậy tất cả vẫn tiếp tục lao tới và cuối cùng, Nguyễn Văn Trung đã phải ghi lại những dòng sau trong Hồi ký: "Thực tế đất nước hiện nay đã quá rõ đề cho tôi và mọi người Việt Nam quay nhìn lại quá khứ gần đây, thấy được nhũng ảo tưởng, sai lầm của mình bất cứ ở xu hướng nào hay từ sự lựa chọn náo."


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Nguyễn Văn Trung không che giấu tâm trạng ăn năn và nhìn nhận cảnh ngộ tự biến mình thành nạn nhân do ảo tưởng bởi nhiệt tâm giải đáp những tiêu đề mà tờ Đất Nước đã nêu ra trong số ra mắt tháng 11/1967: Làm được gì? Được làm gì? Và làm gì được?


      Trong tình thế đất nước chìm đắm giữa vô vàn thảm cảnh bi thương, những câu hỏi trên bắt buộc phải hiện ra và thôi thúc trả lời với bất kỳ ai còn giữ được con tim chưa biến thành vô cảm. Lao vào ảo tưởng trong trường hợp này vẫn có thể tìm được chút an ủi là đã u mê lầm lẫn khi đi tìm một tia lửa đế sưởi ấm gia đình chứ không hề nuôi ý định thiêu huỷ chính tổ ấm gia đình để đạt một mưu cầu nào đó. Nhưng trường hợp này có vẻ khó phù hợp với Lý Chánh Trung qua những biểu hiện sau này.


      Trên báo Công Giáo và Dân Tộc số tháng 1/1976, Lý Chánh Trung đã tả quang cảnh vùng đất Củ Chi với cách nhìn như sau: "Ở cái đất Củ Chi này, thứ gì Mỹ nó có là nó thả xuống hết, trừ bom nguyên tử mà thôi. Còn thứ gì dưới đất mọc lên là nó ủi sạch, từ cây cao su đến cây ăn trái, cây rừng rồi nhà cửa. Năm 1968, để gom dân về ấp chiến lược, nó cho xe tăng 48 tấn ủi hết, khang chừa một cái chòi nào, ủi rồi dân cất lại, nó vô ủi nữa, ba đợt như vậy."


      Khó thể nghĩ một nhân vật trí thức tên tuổi của miền Nam lại cầm bút để viết lên những ngôn từ tuyên truyền của miền Bắc, nhất là có thể chôn vùi tư cách bằng sự bịa ra cảnh gom dân về ấp chiến lược bằng xe tăng vào năm 1968 khi chương trình ấp chiến lược đã bị những người đảo chính 1/11/1963 tuyên bố huỷ bỏ ngay sau ngày đó.


      Không chỉ có thế, vì trước đó, Lý Chánh Trung đã vẽ lại cảnh Hà Nội trong không khí êm đềm lý tưởng: "Người ta thong thả và tha hồ đi. Thành phố là một biển người, nhưng thành phố vẫn yên tĩnh... Chúng tôi đã lặn vào cái đại dương yên tĩnh đó để nhìn mặt Hà Nội lần đầu tiên..." và theo Lý Chánh Trung, ngày mai của Sài Gòn dưới chế độ Cộng Sản sẽ là một mùa Xuân mới: "... Chắc chắn nhũng vùng tăm tối của Sài Gòn hôm nay sẽ bị quét sạch, chắc chắn xã hội mới sẽ được dựng nên và các vấn đề sẽ được tuần tự giải quyết do chính sụ tạo dựng đó. Những mối sầu riêng chỉ có thể tan biến trong niềm vui chung, khi xã hội mới thật sự thành hình do sự đóng góp của mọi người. Tôi tin nơi mùa xuân Sài Gòn, vì tôi đã thấy mùa xuân Hà Nội. Và tôi viết bài báo xuân này đẻ nói lên niềm tin đó. Mùa xuân mà cách mạng đã mang lại cho dân tộc, sau một mùa đông dài hơn thế kỷ..."


      Những dòng chữ này không giúp giải thích nguyên do dẫn đến nỗi lo đến rởn tóc gáy khi đề ra giải pháp cách mạng xã hội không cộng sản, đồng thời còn cho thấy những câu hỏi nêu ra trong số Đất Nước đầu tiên dù nhắm vào những con người còn có một tấm lòng, nhưng lại được nêu ra bởi một con tim vô cảm.


      Cuộc cách mạng xã hội không cộng sản mà không lâu trước đó Lý Chánh Trung coi là con đường sống của dân tộc không còn được nhắc tới và mọi thực cảnh tối tăm, đau đớn gấp trăm ngàn lần thời gian trước cũng không hề gợi nhắc câu hỏi cũ là phải làm gì?


      Quy tụ trên các tạp chí Hành Trình, Đất Nước, Trình Bày và một số đặc san khác như Thái Độ, Đối Diện... đã có không ít những Lý Chánh Trung bên cạnh những người nhẹ dạ ảo tưởng. Do đó, qua các tạp chí này có thể đi tới một kết luận là trong lúc hàng ngũ trí thức miền Bắc tự hào với vai trò công cụ của bạo lực thì hàng ngũ trí thức miền Nạm cũng có không thiếu kẻ sẵn sàng lao theo bả lợi danh bằng mọi giá.


      Định mạng oan khiên của đất nước Việt Nam chắc chắn khó xoá sạch dấu vết này, dấu vết có thể gọi bằng cái tên ảo tưởng dấn thân mang nhiều màu sắc và bao trùm nhiều thành phần hoàn toàn khác biệt. Có những người sôi sục nhiệt tình quyết định dấn thân với niềm tin đã tìm được một sinh lộ cho đất nước. Có những người dấn thân chỉ để chứng tỏ mình không thuộc hàng ngũ ươn hèn hoặc vị kỷ vì vẫn thao thức trước nỗi đau của đồng loại. Có những người dấn thân vì toan tính sẽ thủ đoạt một ước mơ nào đó cho bản thân trong diễn biến rối ren của thế cờ thời cuộc... Khó thể liệt kê hết mọi màu sắc của cái dấu vết đã in hằn trên định mạng Việt Nam, nhưng có thể kết luận là dù mang màu sắc nào, dù nối kết với ai thì cuối cùng vẫn chỉ hiện hình là một ảo tưởng, khi ngọn cờ Cộng Sản chế ngự khắp vùng trời miền Nam. Những dòng chữ cuối cùng của Ngô Công Đức có lẽ diễn tả được phần nào tâm trạng của những kẻ dấn thân qua các phong trào tranh đấu tại miền Nam từ 1964 tới 1975. Với tư cách một tín đồ Thiên Chúa Giáo, từng góp mặt trong sinh hoạt báo chí rồi trở thành dân biểu Quốc Hội và sau 1975 còn được Cộng Sản dung dưỡng cho kinh doanh làm giàu nhưng trước khi từ giã cõi đời vào ngày 22/6/2007, Ngô Công Đức đã lưu lại mấy dòng chữ sau: "... Miền Nam phải rước lấy một chế độ đã từng được áp đặt bao nhiêu thập niên ở miền Bắc, gây nhiều chết chóc đau thương oan uổng, gây nghi kỵ và gian dối, gây nghèo đói giữa một dân tộc thông minh và cần cù. Thoát khỏi bàn tay thực dân đế quốc, nỗi vui mừng ở miền Nam giống như miền Bắc, diễn ra quá ngắn ngủi."


      Cái trách nhiệm tự rước tai hoạ đó khó thể trút cho ai mà có lẽ phải chia cho hết thẩy mọi giới, mọi thành phần. Nếu chỉ nhìn riêng vào văn giới thì dù là kẻ trú ẩn hay kẻ dấn thân - theo cách gọi của Nguyên Sa - phần nặng nhẹ trong việc tự rước các gánh oan khiên khó phân hơn kém. Nếu lúc này còn sống và còn giữ nổi mức chân thành tối thiểu, hết thẩy những người từng tự nguyện dấn thân hẳn sẽ thấy thấm thía trước câu châm ngôn trong Kinh Thánh: "Có một con đường mới trông tưởng chính đạo, nhưng cuối nẻo của nó chỉ là sự chết."


      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Đặt ảnh hưởng truyền bá tiếng Việt của tạp chí Nam Phong hồi đầu thế kỷ 20 bên cạnh ảnh hưởng đóng góp vào cõng việc chung của lớp cầm bút về sau hẳn khó tránh cảm giác tủi buồn. Tuy nhiên vẫn có một chút an ủi nếu nhìn qua lãnh vực chuyên san tức là những tờ báo không đặt nặng tính thời thế trong số có tờ tập san Sử Địa.


      Tập san Sử Địa là một tam cá nguyệt san do Nguyễn Nhã đúng tên chủ nhiệm được nhà sách Khai Trí của ông Nguyễn Văn Trương yểm trợ tài chánh, xuất bàn số 1 ngày 27/2/1966 và ấn hành đều đặn 29 số tới tháng 4/1975.

      Nguyễn Nhã là người tổ chức tờ báo lúc đầu dự tính dành vai trò chủ nhiệm cho Tôn Thất Dương Kỵ, nhưng nhân vật này bị tống xuất ra Bắc ngày 19/3/1965 cùng bác sĩ Phạm Văn Huyến, ký giả Cao Minh Chiếm do các hoạt động hỗ trợ Cộng Sản. Bộ biên tập tờ báo gồm nhiều cây bút tên tuổi như Nguyễn Thế Anh, Bửu Cầm, Phan Khoang, Lâm Thanh Liêm, Phạm Cao Dương, Phù Lang, Đặng Phương Nghi, Quách Thanh Tâm, Tạ Chí Đại Trường, Thái Công Tụng, Nguyễn Huy, Trần Anh Tuấn.


      Ngoài xa, tờ báo còn có một đội ngũ cộng tác viên hùng hậu thuộc nhiều lớp tuổi như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Khắc Kham, Trương Bửu Lâm, Chen Chin Ho tức Trần Kinh Hòa, Vương Hồng Sển, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Bạt Tụy, Hồ Hữu Tường, Đông Hồ, Trần Văn Tuyên, Bủu Kế, Quách Tấn, Nguyễn Toại, Nguyễn Ngọc Cư, Bình Nguyên Lộc, Phạm Văn Diêu, Thái Văn Kiểm, Tô Nam, Phạm Trọng Nhân, Nguyễn Bá Lăng, Lê Văn Ngôn, Dã Lan Nguyễn Đức Dụ, Nguyễn Văn Hầu, Lê Hữu Mục, Võ Long Tê, Lam Giang, Phạm Văn Sơn, Phạm Cao Dương, Phù Lang Trương Bá Phát, Tạ Chí Đại Trường...


      Trong số cộng tác viên trên có người đã lộ diện tả khuynh hoặc thân Cộng như Hoàng Xuân Hãn, Sơn Nam, Đông Tùng, Trương Bá Cần và cà chủ nhiệm Nguyễn Nhã. Tuy vậy tờ báo vẫn sinh hoạt trong không khí thoải mái theo phương hướng như chủ nhiệm Nguyễn Nhã ghi rõ: "Chúng tôi nghĩ con đường tương lai của tập san vẫn là con đường sát với thục tế, làm sao cho tập san có những bài thực sự đi sâu vào chuyên môn, thực sụ giúp ích cho Sử Địa cùng với những bài có trình độ phổ thông, nhưng không quá thấp, thiếu chiều sâu, đồng thời cố gắng khai thác các chủ đề và tiếp tục các sinh hoạt văn hóa có lợi cho đất nước." (262)


      Trong khuôn khổ phương hướng này phải nhìn nhận tập san Sử Địa đã có những đóng góp với tầm vóc một tập san nghiên cứu nghiêm chỉnh.

      Qua 29 số báo ấn hành, tờ báo giới thiệu khá nhiều chủ đề như Chiến Thắng Đống Đa (số 1), Phan Thanh Giản (số 7), Đặc Khảo về Quang Trung (số 9-10), Nguyễn Trung Trực (số 12), Về cuộc Nam Tiến của Dân Tộc Việt Nam (số 19-20), 200 Năm Phong Trào Tây Sơn (số 21), Đặc Khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (số 29)...


      Mỗi chủ đề đều thực hiện với nhiều bài viết trình bày các khía cạnh thực tế qua những tài liệu sưu khảo công phu giúp ích đáng kể cho nhu cầu tìm hiểu của người đọc về những đoạn đường đã qua của tiền nhân.


      Chẳng hạn trong chủ đề về cuộc Nam Tiến, Sơn Nam kể lại nhiều chi tiết về công việc khẩn hoang, Trần Nhân Tâm giới thiệu các di tích Chiêm Thành, Trần Anh Tuấn sưu tập thư tịch về cuộc Nam Tiến, Nguyễn Văn Hầu nói về chặng cuối của cuộc Nam Tiến qua sự khai thác đất Tầm Phong Long, Phù Lang Trương Bá Phát tìm hiểu lịch sử cuộc Nam Tiến, Nguyễn Văn Xuân nhìn qua sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam trên đường Nam Tiến...


      Đáng kể nhất trong các số tập san Sử Địa là số 29 phát hành tháng 3/1975 với chủ đề Đặc Khảo về Hoàng Sa và Trường Sa. Bình thường mỗi số tập san chỉ dày từ 120 tới 200 trang nhưng số 29 dày 352 trang với nhiều bài đặc biệt về hai vùng hải đảo này như Sử liệu Tây Phương về chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa của Thái Văn Kiểm, Sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Hãn Nguyên, Hoàng Sa qua tài liệu của Hội Truyền Giáo Ba Lê của Nguyễn Nhã, Các văn kiện chính thúc xác nhận chủ quyền Việt Nam từ thời Pháp thuộc của ông bà Trần Đăng Đại, Hoàng Sa qua những Nhân Chứng của Trần Thế Đức, Phúc trình về cuộc thám sát hòn Nam Ý vào năm 1973 của Trịnh Tuấn Anh, Phúc trình về công tác nghiên cứu phốt phát lần cuối cùng của Trần Hữu Châu, Hoàng Sa dưới mắt nhà địa chất H. Fontaine...


      Tài liệu do số báo trên sưu tập là những bằng cớ vô giá minh xác chủ quyền Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trong khi thời điểm ấn hành số báo cho thấy tâm hướng cửa giới trí thức miền nam nói riêng và người miền Nam nói chung dù tin theo xu hướng nào, dù trong cảnh dầu sôi lửa bỏng ra sao vẫn luôn ưu tư về đất nước. Chỉ cần nhớ thời điểm trên là tháng 3/1975 và hình dung tình hình miền Nam lúc đó đã có thể khẳng định tâm tưởng người miền Nam từ dân chúng đến chính quyền như thế nào giữa mưu cầu cá nhân, mưu cầu bè phái với quyền sống cùng danh dự dân tộc. Tính chất này hoàn toàn trái ngược với tâm tưởng của những người đang nắm trong tay toàn bộ vận mạng miền Bắc và vẫn không ngừng tự tuyên xưng vì dân, vì nước. Bởi cũng thời điểm đó, chính quyền miền Bắc không những lặng thinh trước việc quần đảo Hoàng Sa bị chiếm đoạt mà còn hết lời ca tụng kẻ xâm lược và cố tập trung toàn bộ khả năng vào riêng mục tiêu giành đoạt quyền lực cho đảng Cộng Sản bằng cái giá đẩy toàn bộ miền Nam vào cảnh tóc tang máu lửa.


      Nhưng đây chắc chắn là một đóng góp hoàn toàn nằm ngoài ý nghĩ của những người đã hình thành số báo. Ghi nhận về sự đóng góp của tập san Sử Địa vì vậy vẫn chỉ cần nhìn qua khía cạnh công việc chuyên môn để hiểu vì sao đã có lời phát biểu của chuyên gia Philippe Le Failler thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp: "Những tạp chí đinh kỳ tìm lại được tuổi thanh xuân. Tất nhiên, khó tránh được những ảnh hưởng về chính tri khi mà ở miền Bắc các Viện Nghiên Cứu là của Nhà Nước và (họ) là người nắm giữ những công trình nghiên cứu lịch sử, trong khi ở miền Nam, nhũng ý tưởng cá nhân luôn thắng thế."


      Lời phát biểu có vẻ cầu kỳ bóng bẩy chỉ đề cập tới một điều đơn giản là tại miền Bắc Việt Nam không hề có các công trình nghiên cứu lịch sử, vì quyền tự do của con người đã bị tước đoạt và mọi vấn đề luôn phải diễn tả theo trói buộc của các ảnh hường chính trị. Chứng cớ cho nhận định này có thể thấy dễ dàng qua cách đề cập tới nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản của tập san Sử Địa số 7 phát hành tại Sài Gòn tháng 7/1967 và tập san Văn Sử Địa xuất bản tại Hà Nội tháng 11/1956.


      Tập san Văn Sử Địa chỉ có một bài của tác giả Hồng Hạnh viết về hành vi tuẫn tiết của Phan Thanh Giản với thái độ miệt thị, kết buộc nặng nề, mô tả Phan Thanh Giản là biểu tượng thoái hoá, là tiếng thở dài của chủ nghĩa đầu hàng, thiếu tinh thần đấu tranh giai cấp và đương nhiên phải hiểu là một phần tử phản động không đáng nhắc tới. Đây cũng là bài duy nhất trong 48 số Văn Sử Địa xuất bản tại Hà Nội từ 1954 đến 1959 đề cập tới Phan Thanh Giản.


      Trong khi đó, tập san Sử Địa chỉ riêng số đặc biệt về Phan Thanh Giản đã có một loạt bài của nhiều tác giả nhìn qua các góc độ khác nhau về hành vi tuẫn tiết cũng như qua nhiều khía cạnh đời sống của nhân vật lịch sử này. Phù Lang Trương Bá Phát viết về việc quân đội Pháp chiếm cứ ba tỉnh miền Tây, Phạm Văn Sơn viết về trách nhiệm và cái chết tự chọn của Phan Thanh Giản, Lê Văn Ngôn kể lại việc tìm ra các di tích kho tàng của Phan Thanh Giản, Trần Quốc Giám viết về cuộc đời Phan Thanh Giản và về thái độ của triều đình Huế, Tô Nam dịch bản án của các đại thần nghị xử Phan Thanh Giản, Mai Sơn sưu tập bài văn bia của Phan Thanh Giản, bức thư của phụ thân Phan Thanh Giản gửi cho Phan Thanh Giản ngày 26/1/1837, Trương Bá Cần viết về chuyến đi sứ Paris của Phan Thanh Giản cuối năm 1863 và Nguyễn Thế Anh trình bày các tài liệu cho thấy Phan Thanh Giản được nhìn ra sao dưới mắt người Pháp.


      Đọc những dòng chữ của trung tá Pháp Ansart gửi tổng tham mưu trưởng Reboul nói về cái chết của Phan Thanh Giản với thái độ trân trọng vừa thương cảm vừa ngưỡng mộ khí tiết của người đang đối đầu với quân Pháp đã chọn cái chết để bày tỏ tấm lòng yêu nước quả thật khó tránh thở dài khi nhớ đến lời lẽ miệt thị tiền nhân từ một kẻ hậu sinh mang chung dòng máu Việt Nam.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Tất nhiên không chỉ có một kẻ hậu sinh Hồng Hạnh và cũng không chỉ riêng một bậc tiền bối Phan Thanh Giản bị lôi rạ sỉ mạ. Nạn nhân của việc nghiên cứu lịch sử tại miền Bắc dưới chỉ đạo của cái gọi là Viện Nghiên Cứu khó thể kể hết. Toàn thể các vua triều đại nhà Nguyễn đều trở thành những tên phàn động và người được đề cao như Quang Trung Nguyễn Huệ bắt buộc phải là đại diện của giai cấp nông dân, thậm chí ngay nụ cười của thằng Bờm trong ca dao khi nhận được một nắm xôi cũng phải hiểu là hình tượng diễn tả cuộc đấu tranh giai cấp như sau: "Trong cuộc đấu trí giũa em bé cố nông và thằng địa chủ (cũng có thể nói là đấu lý), tên địa chủ đã gục ngã, quỳ gối đầu hàng. Bờm đã cười, cái cười đắc thắng của một giai cấp đấu tranh thắng lợi."


      Cho nên đề tài chủ yếu về nghiên cứu và sưu tầm tài liệu lịch sử của tập san Văn Sử Địa là những bài của Trần Huy Liệu như Nghị quyết Hội Nghị Trung Ương lần thứ 8 với cuộc Cách Mạng Tháng 8 - Bài học lịch sử về Xô Viết Nghệ Tĩnh - Nhân dịp kỷ niệm kháng chiến, điểm lại thuyết ba giai đoạn của chúng ta - Bóc trần quan điểm thực dân và phong kiến trong quyển Việt Nam Sử Lựợc của Trần Trọng Kim - Đánh thẳng vào bọn Nhân Văn Giai Phẩm... hay những bài của Văn Tân: Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam của Trương Tửu hay là một lối xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lê Nin - Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển Mấy Vấn Đề Văn Học Sử Việt Nam - Trương Tửu đầu cơ Văn học khi phê phán Truyện Kiều... với lời lẽ khẳng định chắc nịch như kiểu Hồng Quảng trên báo Văn Nghệ số 11: "Phan Khôi là một tên học trò vụng về của Hồ Thích" hay công khai rủa xả như Tố Hữu viết trên tờ Học Tập: "Chúng là những tên phản trắc. Có kẻ như Phan Khôi, một cuộc đời đã 5 lần phản bội tổ quốc, kẻ đã từng nhục mạ: Người An nam là chó và đã là chó thì phải ăn cứt."


      Thực ra cũng có thể liệt kê ngay chính những kẻ đã viết những dòng chữ đó vào danh sách các nạn nhân, vì rõ ràng họ không hề làm công việc sưu tầm nghiên cứu lịch sử mà chỉ đóng vai những tên tay sai hạ cấp đang tự bôi mặt mình để cất lên những lời chửi rủa hèn mạt theo lệnh của những kẻ có quyền. Và khó thể nói khác rằng những tên tuổi như Trần Huy Liệu, Văn Tân, Trần Thanh Mại, Nguyễn Đổng Chi, Minh Tranh đều đã trở thành nạn nhân của chính những bài viết của họ như chính Nguyễn Đổng Chi đã than thở với con trai của mình là Nguyễn Huệ Chi. Trong bài viết đăng trên diễn đàn Talawas, ngày 7/6/2005, Nguyễn Huệ Chi nhắc lại về việc Nguyễn Đổng Chi đã đóng góp vào cuộc đánh hội đồng nhóm Nhân Văn giai phẩm như sau: "Bản thân tôi, từ kinh nghiệm của người thân, tôi đã chứng kiến người bố của tôi - Nguyễn Đổng Chi, viết bài phê phán học giả Phan Khôi theo yêu cầu của người khác (khác hẳn với tính cách của ông) rồi sau đó đã không ngớt ân hận. Cho đến lúc mất, ông vẫn lấy làm xấu hổ, coi việc làm của mình là một vết nhơ, không gột nổi, và dặn con tìm cơ hội gột rửa giúp mình. Gần đây, có nhiều người gợi ý nên làm toàn tập cho bố tôi, tôi chỉ cười mà không giải thích, nhưng trong thâm tâm tài tự thấy chưa thế nào làm được, vì không thể nào đặt vào toàn tập một bài viết không vẻ vang gì cho tên tuổi của bố tôi, tiếc thay, trên giấy trắng mực đen, bài viết đã được in ra."


      Vì thế, trước tập san Sử Địa miền Nam, ngay cả Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam đã phải thú nhận: "Tập san Sử Địa để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc về tinh thần khoa học và ý thức dân tộc là đặc điểm bao trùm của tập san. Nhiều bài viết trên tập san là những công trình nghiên cứu có giá tri cao, sưu tầm tư liệu công phu, xử lý thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và nêu cao giá tri văn hóa dân tộc". (263)


      Nhận xét này chưa đầy đủ nhưng sau hơn 33 năm đã có một nhà phê bình miền Bắc dám có cái nhìn tích cực về văn học miền Nam, dù chỉ qua riêng một tờ báo là tập san Sử Địa. Phan Huy Lê không thể nói tập san Sử Địa đã biểu hiện tinh thần tự do tư tưởng, tự do sáng tác như phát biểu của Philippe Le Failler, nhưng đây cũng là một thái độ cần ghi nhận, nếu đối chiếu với chỉ thị do chính Lê Duẩn nêu ra trong đại hội Đảng Khoá 5 sau khi phê phán toàn bộ giới cầm bút và sách vở miền Nam đều là đồi trụy, phản động: "Sau ngày giải phóng, nhân dân đã làm rất nhiều việc nhóm quét sạch những dấu vết và di hại của thú văn hóa ấy. Công việc này cần được tiếp tục ~lộl cách kiên trì tích có và triệt để."


      Để thực hiện chỉ thị này, đã xuất hiện hàng loạt bài viết, sách báo hô hào tiêu diệt các sản phẩm văn học nghệ thuật miền Nam cùng với những cuộc truy lùng sách báo để thiêu huỷ. Theo ghi nhận của Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức thì chỉ trên các tạp chí Học Tập, Văn Học, Văn Nghệ, đã có 286 bài viết đòi tiêu diệt văn học miền Nam với các tựa đề: Nọc độc văn học thực dân mới - Nhũng tên biệt kích của chủ nghĩa thục dân mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam - Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa mới... và có cả một loạt sách, tiêu biểu là cuốn sách của Lữ Phương với tựa đề "Cuộc xâm lăng về văn hóa của đế quốc Mỹ tại Nam Việt Nam..."


      Cuộc đánh phá, truy lùng và hủy diệt sách vở miền Nam kéo dài nhiều năm nhưng đến cuốn năm 1982, báo Đại Đoàn Kết vẫn báo động: "Các hoạt động của chúng ta vừa qua thật rầm rộ, thật phong phú, thật đa dạng. Song các loại sách báo phản đọng, đồi trụy đã bị quét hết chưa? Xin thưa ngay là chưa. Bởi vì nó vẫn được chuyền tay nhau đọc công khai ở các sạp hàng bán chợ trời, ở các lề đường, trên tay cô bán hàng, nằm lẫn trong sách của các em học sinh, nằm trong mùng mền của nhiều cô bác chưa muốn thục sự đoạn tuyệt với lối sống cũ, với hệ tư tưởng và tình cảm cũ."


      Tất nhiên, sau lời báo động này, công việc đánh phá, truy lùng và huỷ diệt càng phải đẩy mạnh hơn, thế nhưng cho tới năm 1987, tờ Tiền Phong lại than thở: "Người ta thấy sách của nhà xuất bản Văn Học, Tác Phẩm Mới, Văn Nghệ của thành phố Hồ Chí Minh... nhưng nấp sau và chen giữa những cuốn sách bình phong đó lại là vô số những tác phẩm sặc mùi phản động và đồi truy chỉ nhìn lướt qua ta thấy giật mình. Nghiêm trọng hơn, những tác phẩm tâm lý chiến phản động của những lên biệt kích khoác áo nhà văn như Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sĩ, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh, Nhã Ca được bày bán công khai..."


      Từ cái nhìn thoáng qua về một số tạp chí miền Nam trước 1975 tới những lời than vãn kể trên về kết quả thảm hại của chiến dịch bài trừ văn hoá phản động đồi trụy Mỹ- Ngụy đã nêu rõ xu hướng suy tư và thái độ chọn lựa của người dân. Xảo trá, lường gạt, bạo lực dù có đưa lại cho kẻ chủ trương một lợi thế nhất thời thì cuối cùng tiếng nói của những nguyện vọng chính đáng vẫn cất lên để giành lại chỗ đứng trong cuộc sống.


      Nguyễn Văn Lục

      (Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975, trang 473)

      (247) Hồi ký - Nguyễn Hiến Lê, trg. 549.

      (248) Nguyễn Hiến Lê - trong Hồi Ký, trg 545&553.

      (249) Huỳnh văn Lang - Nhân chứng một chế độ - Tập I, trang 426-427.

      (250) Khởi Hành số 94, tháng 8/2004.

      (251) Nguyễn Hiến Lê - Hồi ký, trg 548, nxb Văn Học, 2006.

      (2S2) Tạp Chí sáng Tạo số đầu, 1956.

      (253) Tạ Ty - Những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi, trg 214.

      (254) Tạ Ty - Những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi, trg 227.

      (255) Tôn Thất Hanh sau 1975 có mặt trong chủ tịch đoàn Mặt Trận Tổ Quốc.

      (256) Chỉ trên tờ Lập Trường số ra ngày 29/8/1964 đã có hàng loạt ngôn từ khẩu hiệu quen thuộc của Cộng Sản như: "Tiếng thét của nhân dân đã làm vỡ mật cái gọi là Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng"... "Và lực lượng của nhân dân đã quét sạch chúng trong có mấy ngày."... "Chúng nó chỉ thọ được 9 ngày trong lúc ông Diệm thọ được 9 năm. Chín năm hay 9 ngày thì giờ đền tội vẫn phải đến."... "Ông Diệm đền tội ngày 1/1l/1963. Chúng nó đền tội ngày 25/8/1964. Những kẻ đến sau hãy nhìn vào những ngày đền tội ấy. Để luôn 1uôn phải đứng vào lực lượng nhân dân"...

      (257) Lý Chánh Trung - Ba năm xáo trộn, nxb Nam Sơn, 1966. trg 108-111.

      (258) Lê Duẩn - Thư vào Nam, trg 72.

      (259) Nguyễn Văn Trung - Hồ sơ về tạp chí Hành Trình, Sàigòn 1964-1965.

      (260) Stantey Karnow trong Vietnam (trang 266) đã viết rằng các tướng lãnh và các nhà lãnh đạo Việt Nam ý thức rõ là họ phải lệ thuộc vào Hoa Kỳ để đeo đuổi cuộc chiến, trong khi Bùi Diễm, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhắc lại là ngay tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng tin tưởng người Mỹ là yếu tô sinh tử cho vấn đề chiến tranh cùng tương lai của Việt Nam, thậm chí cả tương lai vận mệnh chính trị của chính bản thân ông.

      (261) Lê Duẩn - Thư vào Nam, trg 170-171.

      (262) Tập san Sử Địa số 6 - Tháng 4-6/1967.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tình Con Người trong truyện: Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Đọc “Một góc ký ức và bây giờ” của Vũ Thế Thành Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Đôi dòng tưởng niệm cố Giáo sư Trần Thái Đỉnh Nguyễn Văn Lục Hồi ức

      - Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam và ở Hải ngoại Nguyễn Văn Lục Khảo luận

      - Từ Nam Phong Tới Bách Khoa Nguyễn Văn Lục Khảo luận

      - Giới Thiệu và Nhận Xét về Tập San Sử Địa của hai miền Nam Bắc Nguyễn Văn Lục Khảo luận

      - Sách Cũ Miền Nam 1954 - 1975 Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Từ Nguyễn Chí Thiện đến Nguyễn Đắc Kiên Nguyễn Văn Lục Nhận định

    3. Bài viết về Tạp chí Bách Khoa (Học Xá)

       

      Bài viết về Tạp chí Bách Khoa

       

       

      Thương Nhớ Anh Lê Ngộ Châu (Võ Quang Yến)

      - Từ Huỳnh Văn Lang đến Lê Ngộ Châu đến các tác giả viết cho Bách Khoa (Nguyễn Thụy Hinh)

      - Nhìn lại một số vấn đề của tờ Bách Khoa

       (Nguyễn Thụy Hinh)

      - Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng (Đặng Tiến)

      - Về Một Kinh Nghiệm Sống (Nguyễn Văn Trung)

       

      Truyện ngắn đầu tay

      (đăng trên Bách Khoa)

       

      Một buổi chiều (Nguyễn Thị Thụy Vũ)

      Nước mắt tuổi thơ (Trần Hoài Thư)

        Bài viết về các Tạp Chí

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)