1. Head_

    Mai Trung Tĩnh

    (..1937 - 20.12.2002)

    Việt Dzũng

    (8.9.1958 - 20.12.2013)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Khởi Hành Trong Trí Nhớ Hoang Vu (Nguyễn Lệ Uyên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      4-5-2017 | VĂN HỌC

      Khởi Hành Trong Trí Nhớ Hoang Vu

        NGUYỄN LỆ UYÊN
      Share File.php Share File
          

       


      Ngồi trước bàn phím để viết về Khởi Hành, thật lòng tôi không biết phải viết như thế nào, bởi trong tay không có một tư liệu nhỏ, ngoài những bài viết ít ỏi trên mạng. Bỏ công gần mươi ngày tìm lục, gọi điện cho bạn bè từ Quảng Trị đến Cà Mau đề cuối cùng được nhận câu trả lời hết sức phũ phàng "rất tiếc, không giữ được số nào".


      Việc không ai còn "giữ được số nào" có nhiều nguyên do. Có thể Khởi Hành có khổ giống với một tờ nhựt trình, khó lòng bảo quản, lưu giữ như Sáng Tạo, Văn Nghệ, Hiện Đại hay Văn, Bách Khoa.. Nhưng hơn hết là sau năm 75, một dấu mốc kinh hoàng, đã tiêu hủy gần ngư toàn bộ các sản phẩm văn hóa, giáo dục, nghệ thuật... kể cả con người miền Nam.


      Chế độ toàn trị và chính sách chính trị hóa trên mọi lĩnh vực đã phá hủy gần như toàn bộ những giá trị văn hóa đạo đức ức mà tổ tiên đã dày công xây dựng hàng ngàn năm. Những gì trái ngược với các luận cương về văn hóa văn nghệ của đảng CS đều bị qui kết là những sản phẩm phản động, nô dịch, đồi trụy... và bị biến thành những ngọn lửa. Cái còn lại hôm nay là những đống tro tàn.


      Tuần báo Khởi Hành của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội (VNCH) cũng không tránh khỏi số phận bi thương!


      Với 156 số báo KH (số 1 ra ngây 1.5.1969 và đình bản vào ngày 5.6.1972) trong vòng 5 năm, đã tập hợp đông đảo các văn nghệ sĩ tên tuổi trong và ngoài quân đội như một dòng chảy tất yếu của văn học miền Nam.


      Nhớ lại những gì đã từng đọc trên Khởi Hành, từ thơ, truyện, biên khảo v.v. tôi không thể tìm ra những dòng chữ mang hơi hướm tâm lý chiến theo nghĩa của một tờ báo văn nghệ của Hội VNS/QĐ mà ngược lại, tính chất tự do sáng tạo theo đa chiều được đề cao, đôi khi mang chất phản chiến khá dữ dội, như bài thơ Cho chiến trường Đông Dương của Linh Phương, nói về thân phận, về cái chết bi thảm của người lính VNCH trên đất Cambodge, Hạ Lào, hay bài Từ giã bọn mày, viết về thân phận của những lao công đào binh:

      Tù giã bọn mày mai tao lên núi

      Mặc áo lao công đập đá xây thành

      Làm bạn vắt mòng chung vui với muỗi

      Đắp lũy thông hào chờ cuộc giao tranh

      Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt

      Vỏ đạn đồng rơi rớt giữa quê hương

      Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt

      Dưới ruộng-dưới đồng-những máu-những xương

      ...

      Từ giã bọn mày xin đừng đưa tiễn

      Dù một lần tao làm gã tội nhân

      Từ giã bọn mày mai tao xuống biển

      Tay ngoằn ngoèo vẽ trọn chữ Việt Nam...

      Nghe đâu, khi Khởi Hành đăng bài thơ này, báo vừa phát hành thì bị tịch thu toàn bộ?! Nhưng theo Viên Linh tiết lộ với những bạn thân sau này, thì Khởi Hành chưa hề bị tịch thu hay bị kiểm duyệt lần nào.


      Với những nội dung như vậy, nếu bài được đi trên Văn,Bách Khoa hay Trình Bày, Vấn Đề... việc bị bôi đen, bị đục xóa hay bị thu hồi là không thể tránh khỏi cho báo chí thời kỳ đó.


      Thư Quán Bản Thảo Số 62 Tháng 12-2014

      Vậy thì vì lý do gì Khởi Hành cứ một mình một cõi đi tới mà không hề bị một áp lực nào từ phía cơ quan kiểm duyệt khá khắt khe này? Có phải vì nó là tờ báo quân đội hay vì cái mác Đại tá của ông Chủ nhiệm Trần Văn Trọng khiến cơ quan kiểm duyệt chùn tay? Tất nhiên không phải vậy, tôi nghĩ. Sự thắc mắc này khiến tôi phải đắn đo để sau đó gửi đến nhà thơ Viên Linh 7 câu hỏi xoay quanh Khởi Hành về nội dung và cách làm báo văn nghệ của ông, nhưng có lẽ do vấn đề sức khỏe, nên chúng tôi không nhận được bất kỳ thông tin nào.


      Báo chí trong thời kỳ chiến tranh bị kiểm duyệt là lẽ đương nhiên, không thể trách và đòi hỏi gì hơn ở Bộ Thông Tin Chiêu Hồi, nhưng như vậy không có nghĩa là Bộ này dành ưu ái cho tờ báo này mà "canh Chừng" ở tờ báo nọ.


      Cũng thật khó lòng giải thích, khi Viên Linh chọn những bài thơ đầu tay của Nguyễn Bắc Sơn đượm mùi vị phản chiến, không có lợi cho chánh sách chống cộng đang hồi cao trào, nhưng mặt khác, cũng cho người đọc thấy được sự tự do sáng tạo ở miền Nam là tuyệt đối, được nhà cầm quyền tôn trọng.


      Nếu như tạp chí Văn, thỉnh thoảng mở ra vài số về Các Cây Bút Trẻ, hay tuần Báo Nghệ Thuật có Những Người Viết Mới để đăng tải thơ truyện của các cây bút mới bắt đầu bước vào làng văn, thì trên Khởi Hành, sự phân biệt cũ mới, thành danh hay chưa thành danh, trong hay ngoài quân đội dường như không được đặt ra; có nghĩa rằng tác phẩm có giá trị văn học thì được sử dụng. Đây cũng là niềm tụ hào của nhà thơ Viên Linh khi ông trả lời phỏng vấn, có đoạn:

      Tờ báo Khởi Hành trước 1975 sống đến số 156, qui tụ các nhà văn tên tuổi nhất Miền Nam nhà tôi bịết được: viết truyện dài có những nhà văn vừa kể ở trên; viết trang-mục có Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo, Ký giả Lô Răng, Tú Kếu, Võ Phiến; viết truyện ngắn và đăng thơ, hình như không thiếu một ai, từ Nguyễn thị Hoàng đến Túy Hồng, từ Lý Hoàng Phong đến Phạm Công Thiện, từ Hoàng Trúc Ly đến Phạm Thiên Thư, từ Nguyễn Đức Sơn đến Thảo Trường; viết phê bình có Lê Huy Oanh, Nguyễn Nhật Dưật, Huỳnh Phan Anh, Cao Huy Khanh; về tham luận văn triết sử giáo dục và văn hóa có Tam Ích, Nguyễn Hiến Lê, Thạch Trung Giả, Nguyễn Sỹ Tế; vẽ có Tạ Tỵ, Nguyễn Trung, CHÓE; dịch thuật có Mặc Đỗ, Trần Trọng San, Nguyễn Hữu Hiệu".

      Đã hơn 40 năn, sau khi Khởi Hành đình bản vì thời cuộc (chiến tranh lan rộng ở miền Trung, báo tồn đọng đến 8 số không thể phát hành), trong ký ức của kẻ viết bài ngắn này, ngoài các nhà văn tên tuổi cộng tác, Khởi Hành còn là miền đất ươm mầm cho các tài năng trẻ, có một chỗ đứng xứng đáng sau này trên văn đàn miền Nam. Đó là một Nguyễn Bắc Sơn, Vũ Hữu Định, Nguyễn Tôn Nhan... hay như một Cao Huy Khanh với loạt bài Sơ Thảo Văn Học rất có giá trị.


      Thời gian thì không bao giờ dừng lại. Những chân giá trị văn chương mà Khởi Hành tạo dựng được trong làng báo văn nghệ miền Nam vẫn luôn được khẳng định. Và dẫu cho tới thời điểm này, khó lòng tìm cho ra một sồ KH trong tay, nhưng những gì Trần Hoài Thư lặn lội tìm đủ 156 số và chụp Microfilm lưu trữ đủ để nói lên tính chất nhân văn trong văn chương miền Nam, từ hai phía, tờ báo và người chụp lại phim. (1)


      Đọc lại những gì Viên Linh viết ở số KH cuối cùng, hẳn nhiên độc giả không ai tránh khỏi cảm giác xót xa cho số phận một tờ báo văn học, nhưng đồng thời cũng khiến ta tự hào bởi sự đóng góp công sức của các nhà văn nhà thơ trong vòng mấy năm ngắn ngủi, để KH sẽ được nhắc mãi trong dòng văn học sử Việt Nam.


      Và nhân đây cũng xin được cảm ơn nhà văn Trần Hoài Thư, vì nếu anh không chụp phim và gửi về mấy truyện của tôi đăng trên KH thì có lẽ tôi cũng không tài nào nhớ là KH đã đăng bao nhiêu truyện, tựa truyện và nội dung truyện.


      Nguyễn Lệ Uyên

      Thư Quán Bản Thảo số 62, Tháng 12-2014

      (1) Sự thật là toàn bộ Khởi Hành 156 số được lưu trữ trong 3 cuộn microfilm, và một bạn thơ thân hữu mượn dùm từ Cornell và gởi đến tôi. (THT)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Như Mới Hôm Qua Nguyễn Lệ Uyên Hồi ức

      - Gia Tài Của Võ Hồng Nguyễn Lệ Uyên Tham luận

      - Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Tình Muộn Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

      - Chinh Ba – Đi tìm tự do qua chiếc xương cụt? Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Bên Ngoài Hàng Rào Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

    3. Bài viết về Tạp chí Khởi Hành (Học Xá)

       

      Bài viết về Tạp chí Khởi Hành

        Bài viết về các Tạp Chí

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)