|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Khởi Hành – số đầu tiên ở quốc nội (tháng 5.1969)
Cuối năm 1968, đầu năm 1969, là năm tôi bước chân vào quân đội. Sau khi học 9 tuần quân sự huấn luyện tân binh ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tụi tôi khăn gói quả mướp theo vị sĩ quan cán bộ bước lên chiếc máy bay C.123 bay thẳng lên Đà Lạt. Phi trường Cam ly đón tôi trong cái cái lạnh của cuối đông sang xuân, lạnh ơi là lạnh.
Tụi tôi được quý niên trưởng Khóa 1 đón tiếp bằng màn dạo đầu, ôm ba lô, nón sắt chạy quanh Vũ Đình Trường 20 vòng. Nên nói thêm là, lúc đó Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt mới mở đâu được khoảng 2 năm, nên các đường sá chung quanh đều toàn đá cuội lởm chởm, cộng thêm mùa đông Đà Lạt mưa dầm, làm đường sá nhớp nháp trơn trợt. Chúng tôi bị quần thảo trên đoạn đường gồ ghề đó đến nửa đêm. Đà lạt đón tôi lần đầu tiên như vậy, nên mắt tôi nhìn Đà Lạt mù sương càng mù thêm, chớ không hoa lá mộng mơ như trong thơ văn, sách vở.
Khi được gắn alfa, tụi tôi mới thong thả một chút. Bắt đầu làm một SVSQ/CTCT với chiếc Alfa trên vai áo, chúng tôi mới bình tỉnh để nhìn lại mình, (chứ thời gian huấn nhục, mình không còn nhận ra là mình nữa). Bắt đầu chúng tôi được đi phép ra phố, được mua sách để đọc.
Một buổi trưa đi tập ở bãi về, sau khi phải cầm súng ở thế súng chào, đi 5 vòng sân Liên đoàn, rồi vào phạn xá ăn cơm trưa, xong mới được về phòng. Vào phòng ngủ, tôi thấy có một tờ báo để trên giường của mình. Cầm lên đọc, thì ra đó là tờ tuần san Khởi Hành, một tờ báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội, chủ nhiệm & Chủ bút là Đại tá Trần Văn Trọng (tức nhạc sĩ Anh Việt). Thơ ký tòa soan là nhà thơ, nhà văn Viên Linh.
Nhạc sĩ Anh Việt tôi có nghe qua một vài lần với nhạc phẩm Bến Cũ …. thế thôi. Còn với nhà văn, nhà thơ Viên Linh thì tôi đã biết, đã đọc ông nhiều, nên lướt qua tuần san Khởi Hành này, lần đầu tiên, tôi rất thích.
Đúng là tôi đã nhận được tờ Khởi Hành Số 1 vào tháng 5, năm 1969. Tôi nhớ lại khoảng tháng 5/69 là tôi đã huấn nhục xong. Và khi nhận được tờ Khởi Hành số 1 này trên tay, tôi đọc ngay… có bao nhiêu điều để nói, dù lúc đó tôi chỉ là một người lính mới tò te, …Trong cái nhục nhằn đó, tôi không biết trải lòng mình ở đâu, chỉ bằng cách, tối tối, sau khi đã học bài xong, tôi mới để tâm làm Thơ, viết Văn, gởi về Khởi Hành, như là một giải tỏa.
Hình như mấy tháng sau, bài thơ đầu tiên của tôi được xuất hiện trên Khởi Hành, đó là bài Ngày trở lại Tam Kỳ thăm trường Lý Tín:
(trích một số… đoạn)
Thầy trở về Tam Kỳ một lần trong dáng nắng
Sân trường xưa giờ đã đổi thay nhiều
Bầy chim sẻ không còn trên mái ngói
Trường xanh xao tiếng hát lời ca dao
….
Xin hóa thân làm loài chim hút mật
Đậu trong vườn cho tuổi mộng em cao
Em cố giữ màu xanh trong mắt biếc
Và niềm thương yêu một sớm mai nào
Bài thơ này tôi làm trong nổi bức xúc khi tôi từ một giáo sư trung học, đến khi vào lính làm một tân khóa sinh, bị huấn nhục bò lăn bò càng ra như cái mền rách, nên đó là nổi bức xúc có thật trong tôi. Bài thơ này cũng có thể là bài thơ tôi rất ưng ý, vì từ trước, tôi cũng có đăng thơ, nhưng đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tuần San Thứ Tư ở Sài Gòn, hay cao hơn tí là mấy bài thơ tình học trò đăng ở Tuổi Ngọc của Duyên Anh…Và cũng có thể nói (lớn tiếng) hơn rằng, đây là bài thơ đầu tiên khơi nguồn cho sự nghiệp thi ca của tôi sau này.
Tôi không nhớ bằng cách nào, đã gởi tiền để mua báo Khởi Hành dài hạn (mua năm) và cũng đã cắt trong tờ báo này cái mẫu đơn xin gia nhập vào Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội. Một tháng sau hay tháng sau nữa, tôi đọc trên Khởi Hành thấy tên tôi được gia nhập vào Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội. Tôi sướng đến mê tơi.
Thế là tôi lại tiếp tục hì hục viết. Tôi muốn nói là thời gian còn là SVSQ năm thứ nhất, giờ phút nghỉ ngơi rất quí, vì nếu là Mùa Quân Sự thì suốt ngày phải ba lô, nón sắt, súng garant trên tay, leo lên xe GMC qua bên bãi tập của Trường Võ Bị Quốc Gia để học về vũ khí, đạn dược, chiến thuật…, rồi còn ra bãi thực tập, bò lết suốt cả ngày, ăn cơm còn ăn vội vàng… Nên buổi tối về phòng đã mệt nhoài người, lại còn phải vào giờ tự học nữa… Còn đến Mùa Văn Hóa thì phải lên Đại Giảng Đường ngồi nghe các giáo sư giảng về Luật Hiến Pháp, Công Pháp Quốc Tế, Hành Chánh Công Quyền, Xã Hội Học.. như vậy thì còn thì giờ đâu mà làm thơ, viết văn…nên tôi phải hì hục là đúng. Mà cũng lạ thiệt, làm thơ viết văn cũng là niềm đam mê, nên tôi dù hì hục viết. Viết trong hoàn cảnh đó cũng là một hạnh phúc tuyệt vời
Vì vậy, nên tôi viết không đều tay, đôi ba tuần, hoặc một tháng, 2, 3 tháng mới làm được một bài thơ, hoặc một bài viết ngắn cho Khởi Hành…Cho nên, chỉ lai rai mới có thêm một bài mới xuất hiện, chỉ như vậy thôi, mỗi khi đọc Khởi Hành và có bài mình được đăng, thì lòng tôi vui vô kể.
Khoảng một thời gian sau, Khởi Hành có mục Tuổi Trẻ Hôm Nay hay gì gì đó… Chủ đề mục này cố ý nói lên suy nghĩ của tuổi trẻ về Đất Nước, về Chiến Tranh, về Xã Hội, về Văn Học Nghệ Thuật thời bấy giờ…. Như được khơi gợi đúng ý, tôi ngồi vào bàn viết ngay một bài ngắn về suy nghĩ của tôi, về những gì hiện tại tôi đang sống, một SVSQ/CTCT đang ở quân trường, hàng ngày, hàng đêm với súng đạn bên mình, tối tối thì đi Dân Sự Vụ qua gác ở trường nữ trung học Bùi Thị Xuân hay Viện Đại Học Đà Lạt… Có tối, ở lại trong doanh trại thì ôm súng gác ở các vọng Huỳnh Mai, Anh Đào, Hải Âu… trong hàng rào kẽm gai phòng thủ.
Bài này được đăng và ông Cán bộ Đại Đội Trưởng đọc được. Ông đã tập họp Đại Đội lại giũa tôi một trận te tua, ông nói là tôi đã làm lộ bí mất quân sự của trường, đem chuyện của trường viết lên báo chí. Ông còn dọa là sẽ đem tôi ra Hội Đồng Kỷ Luật trên Bộ Chỉ Huy, để xét xử tôi… về tội để lộ bí mật quân sự. Có thể tôi bị đánh rớt xuống trung sĩ dễ như chơi.
Nói thì nói vậy thôi, dọa thì dọa vậy thôi, nhưng ông cán bộ đại đội trưởng này cũng là người tốt bụng… Rồi mọi việc đều qua đi…
Sau đó tôi ra trường và đổi về Sư Đoàn 2 BB, ra một đơn vị tác chiến. Trong những lúc nghỉ dưỡng quân tôi cũng cố làm thơ hay viết truyện ngắn cho Khởi Hành, như bài thơ Huế Mưa, Lời Xin…
Cảm ơn nhà thơ Trần Hoài Thư đã có công sưu tập lại Khởi Hành bộ cũ và tôi đã được đọc lại những bài thơ của tôi trong 2 tập Thơ Miền Nam Thời Chiến, những bài thơ mà tôi thất lạc suốt mấy mươi năm.
Như vậy là tôi đã gắn liền với Khởi Hành từ ngày khai sinh (5/1969) đến ngày Khởi Hành đình bản.
Khởi Hành hải ngoại
Khởi Hành – số đầu tiên ở hải ngoại
(tháng 11.1996)
Cuối năm 1997, tôi từ một tiểu bang lạnh trở về Cali, lòng đầy hăm hở là sẽ được gặp một số anh em văn nghệ ở đây. Trước đó, tôi không nhớ bằng cách nào, khi Viên Linh tục bản tờ Khởi Hành ở hải ngoại, tôi đã đặt mua (cả năm) tập san này. Có thể là với những cảm tình cũ trước bảy lăm, với niềm đam mê văn học nghệ thuật (nửa đường bị đứt gánh) của tôi, nên tôi muốn tìm trong Khởi Hành hải ngoại như tìm hơi hướm của một cố nhân, đã cách xa gần 20 năm. Qua những tờ Khởi Hành này, từ tiểu bang lạnh, tôi được biết một người bạn văn cũ, đã qua Mỹ, là nhà thơ Thành Tôn. Cũng qua tờ Khởi Hành, tôi đã gặp và kết nối được với anh Thành Tôn, mà trước đó tôi chỉ biết tên chứ chưa quen. Từ đó, Thành Tôn coi như là một người bạn vong niên của tôi đến nay. (xin kế thêm là sau này, Thành Tôn, Phạm Phú Minh, Đạm Thạch, Trần Văn Nam và tôi… làm thành một nhóm hay gặp nhau cà phê cà pháo cuối tuần, được anh em bạn văn đặt tên là nhóm Quảng Nam, dù nhóm chỉ có 3/5 thành viên là gốc Quảng).
Khi về lại Cali, qua anh Đạm Thạch, tôi đã gặp nhà văn, nhà thơ Viên Linh bằng xương bằng thịt. Viên Linh, hầu như suốt một đời, anh chỉ biết làm báo, viết văn, làm thơ…Hôm tôi gặp Viên Linh lần đầu tiên (1998) trên căn gác anh thuê ở khu Thư Viện Việt Nam (đường Bolsa, Little Sài gòn, nam Cali). Căn gác Viên Linh không rộng, nhưng chứa toàn sách là sách… Bữa nhậu hôm đó tôi biết thêm Trang Luân… Lần đầu tiên nhậu với Viên Linh, Đạm Thạch, Trang Luân và một số người nữa mà tôi quên… rất là vui vẻ.
Và từ đó, tôi tiếp tục mua Khởi Hành.
Hiện nay, làm báo giấy càng ngày càng khó khăn về mặt phát hành, độc giả lại càng ngày càng ít, và Viên Linh càng ngày càng lớn tuổi, không tràn trề sức viết, sức làm việc như xưa nữa, nên Khởi Hành có phần yếu đi về nội dung cũng như hình thức. (Bây giờ KH làm theo khổ sách, mỏng, để gởi Bưu điện cho tiện).
Lần gặp gần đây với Viên Linh, lúc tôi đến nhà chở anh đi khám bịnh, vì anh vừa qua một ca mổ tim nên người anh rất yếu. Khi đưa anh về, ngồi cùng anh ở quán Phở 76, Viên Linh có nói với tôi, tháng 11 này anh sẽ cố gắng thực hiện một buổi Kỷ niệm 19 Năm Khởi Hành “hải ngoại” tại Hội trường nhật báo Người Việt. Báo Người Việt đã cho anh xử dụng hội trường không tính tiền. Không biết anh có thực hiện được chuyện này hay không, vì tổ chức một buổi “19 Năm Khởi Hành” cũng rất vất vã, phải bỏ biết bao nhiêu công sức… Đến bây giờ, khi tôi viết những dòng này đã là 10/12/14 mà không nghe động tĩnh gì, không nghe tin tức gì thêm về chuyện tổ chức này từ nhà văn Viên Linh…
Thôi thì đời người ai cũng cũng đến một lúc nào đó phải dừng lại. Nhưng tôi phải nói một điều, tôi rất ngưỡng mộ những người suốt đời tận tụy với Văn Học Nghệ Thuật, như nhà văn, nhà thơ Viên Linh hay nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư… chẳng hạn.
- Bữa Nhậu Chiều Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Một Đêm Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ Trần Yên Hòa Hồi ức
- Mua bán lạc xoong Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào Trần Yên Hòa Thơ
- Dáng Mỏng Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Tiếng Nói Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Buổi Trưa Ấy Trần Yên Hòa Thơ
- Cỏ Non Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- 10 khúc. nhớ. người bội vong Trần Yên Hòa Thơ
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |