|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Sau hơn 45 năm, bây giờ ngồi mà nghĩ lại - tôi nhớ, truyện ngắn đầu tiên của tôi đã được đăng trên tuần báo Khởi Hành là "Tuy hòa, nhũng ngày mưa" vào ngày 3 tháng 12 năm 1970. Sau đó là truyện "Một ngày cô độc" và tiếp theo là những bài tạp bút...
Tuần báo Khởi Hành với khổ lớn, trình bày lạ và đẹp - nội dung phản ánh kịp thời những sinh hoạt văn học nghệ thuật trong tuần, với phần nhiều sáng tác của những người viết trẻ, dạo ấy là một tờ tuần báo văn học lôi cuốn tôi và đông đảo bạn bè vào mỗi cuối tuần chờ đợi ở các hiệu sách báo!
Trong thời gian cọng tác, tôi chưa có dịp vào Saigon để ghé tòa soạn Khởi Hành thăm người chủ biên là nhà thơ Viên Linh, cho dầu thư nào gởi cho anh, tôi cũng đều "hy vọng sẽ được gặp anh sớm"!
Giữa năm 1971, tôi xuất bản tập truyện thứ ba - tập "Phố Người", thì ngay sau đó, trên Khởi Hành có bài "điểm sách & nhận định" của anh Cao Huy Khanh - một cây bút chuyên viết tiểu luận và phê bình cho tuần báo KH được bạn đọc tin tưởng. Việc làm của KH đã cho tôi thêm niềm tin tưởng và quý mến, bởi KH đã luôn quan tâm đến những người viết trẻ ở xa Saigon như chúng tôi... Tôi đã viết thư riêng cho anh Viên Linh bày tỏ cảm nghĩ, và nhân tiện, nhờ anh chuyển lời cám ơn đến anh Cao Huy Khanh...
Sau khi KH đăng tải bài tạp bút đầu tiên "Tiếng đồn chị Sáu có duyên" của tôi, anh Viên Linh đã có thư riêng đề nghị "Long hãy viết gởi về KH những bài tạp bút như thế nhé - KH đang rất cần...". Tôi chỉ nhớ bài tạp bút tiếp theo ở KH là "Ngó ra Hòn Yến ba lần" (...). Nhờ sự góp ý, động viên của anh Viên Linh, tôi đã viết "Đa tình coi mắt Phú Yên" và dành thời gian nhiều hơn cho thể loại này từ đó.
Một dịp được gặp lại nhà văn Võ Phiến ở quê nhà Qui Nhơn, anh đã "khen" bài tạp bút đầu tiên ấy, và đã ngõ ý "mình sẽ 'mượn' bài của Long khi tái bản tập tạp bút nhé?". (trong bài tạp bút "Tiếng đồn chị Sáu có duyên" tôi đã bắt đầu bài viết từ câu ca dao ở Xứ Nẫu là "Tiếng đồn chị Sáu có duyên/ Đồng Nai đi cưới một thiên mắm mòi/ không tin giở quả ra coi/ rau răm ở dưới, mắm mòi ở trên" - có đề cập đến chuyện ăn mắm mòi ở quê tôi - Bình Định, lại có "đụng chạm" đến ... chuyện "ăn mắm mòi" của anh Võ Phiến). Dịp này, tôi mới hiểu thêm được "cái tài" lâm báo và biên tập nội dung của anh Viên Linh - người chủ biên có "tầm nhìn" sâu rộng và chuyên nghiệp, đã luôn tạo cho KH một "nét riêng" rất mới!
Năm 1972 - một lần vào Saigon ghé thăm tòa soạn Văn (và Vấn Đề) - tôi đã đến toà soạn KH nằm cung đường phố Phạm Ngũ Lão nhung bên kia số lẻ. Anh Viên Linh thuở ấy còn rất trẻ, đẹp trai, cởi mở và chân tình - nên tôi đã rất "thoải mái" trò chuyện cùng anh những cảm nhận về KH, cũng như tâm sự về đời sống "tỉnh lẻ", về bạn văn Tuy Hòa, về quan niệm sáng tác - nhất là dòng "văn học phản kháng". (sau này tôi có viết rõ trên trang VN/ TT bài "Văn chương phản kháng & tình thế hiện tại" do anh đảm trách).
Trong lúc đang trò chuyện, một người đàn ông dáng đẫm thấp, da ngâm đen, tờ báo cuốn lại dắt vào túi quần sau - trông rất "phong trần" bước vào. Anh Viên Linh trao đổi vài câu với anh ta, tôi không nhớ rõ - rồi anh ta vội vàng bước đi. Tôi cười: "Thưa anh, là ai vậy?" - "Anh Trần Tuấn Kiệt đó mà - Long chưa gặp sao?" - "Chưa...". Thì ra, người đàn ông tôi vừa tình cờ "gặp" được là nhà thơ Trần Tuấn Kiệt mà tôi đã ngưỡng mộ từ lâu! Tôi chợt có ý nghĩ: Với anh Viên Linh thì giữa "người" và "thơ" theo sự tưởng nghĩ của tôi (trước khi gặp), là không có gì khác; nhưng với trường hợp anh Trần Tuấn Kiệt, thì... "khác nhau một trời một vực"! Đọc thơ Trần Tuấn Kiệt - tôi cứ hình dung anh là một con người có dáng gầy cao, da dẻ trắng thư sinh, và... Thì ra, chỉ vì tôi đã "thiên vị & định kiến" (quá chủ quan) khi đọc thơ (hay văn) của tác giả, nên mới ngỡ ngàng đến vậy!
Sau biến cố 75 - tôi không còn một tập sách báo nào, nên những bài đã đăng trước đó ở KH (hay các tạp chí khác) đều không nhớ! Thỉnh thoảng, vài bạn văn tình cờ gặp ở đâu đó trong mớ sách báo cũ được bày bán dọc hè phố Saigon, đã mua về và photo cho tôi khi thấy có bài. Có cô bạn văn vào thư viện trường đại học đang giảng dạy, ngẩu nhiên "thấy có bài" tôi, đã scan cho tôi ngay sau đó (...). Một nhà thơ chưa hề gặp ở tận Cần Thơ xa xôi, đã "mày mò" trong mớ báo cũ còn lại, cũng đã photo gởi cho tôi một số bài trên Tuổi Ngọc và Phổ Thông.
Chính truyện ngắn "Mấy ngày trưóc Giáng Sinh" của tôi đăng ở tạp chí Văn số đặc biệt GS năm 1974 - anh Trần Hoài Thư cũng "nhặt" được ở một thư viện, rồi in gởi cho tôi giữ "làm kỷ niệm"! Và mới trung tuần tháng 10 này thôi, một nhà thơ trẻ đồng hương đang sống và làm việc tại Saigon, trong lúc "tìm kiếm" báo cũ rải rác ở nhiều nơi để làm luận văn, cũng "tìm thấy" truyện "Bóng Mây" của tôi trong tờ Thời Tập (Viên Linh chủ trương) - đó là "Tuyển Tập Nhà Văn Trẻ" đã giới thiệu Phạm Thiên Thư, Nguyễn Mộng Giác, Ngụy Ngữ, Trần Hoài Thư, Cung Tích Biền, Nguyễn Đạt, Nguyễn Tôn Nhan, Phù Hư, Nguyễn Mai, Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Cao Hoàng, Mang Viên Long (...) nên đã photo nguyên tập gởi "tặng" như một món quà quý!
Một thời tuổi trẻ đã tản mát, thất lạc, hư hao như vậy - nhưng tôi tin, trong tâm trí mỗi người những kỷ niệm sâu đậm của cái "thuở ban đầu" êm đềm, và thơ mộng ấy sẽ chẳng bao giờ mất, và mãi mãi sẽ được trân trọng...
Quê nhà, tháng 10 năm 2014
- Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây Mang Viên Long Nhận định
- Tâm Sự Cùng Phạm Văn Nhàn Qua “Màu Thời Gian” Mang Viên Long Nhận định
- Khởi Hành, Những Năm tháng Tuổi Trẻ Không Quên... Mang Viên Long Tạp bút
- Ngày Về Đà Lạt của Chu Trầm Nguyên Minh... Mang Viên Long Bình luận
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |