1. Head_

    Mai Trung Tĩnh

    (..1937 - 20.12.2002)

    Việt Dzũng

    (8.9.1958 - 20.12.2013)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Diễn Đàn Khởi Hành: "Mặc Cảm KaKi?" (Mặc Đỗ & Lê Văn Chính) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      04-12-2014 | VĂN HỌC

      Diễn Đàn Khởi Hành: "Mặc Cảm KaKi?"

        MẶC ĐỖ & LÊ VĂN CHÍNH
      Share File.php Share File
          

       

      Trên Khởi Hành, có 3 cuộc tranh luận hay phản biện đáng chú ý:


      1. Cuộc tranh luận về bài viết "Mặc Cảm Ka Ki" của nhà văn Mặc Đỗ. Bài của Lê văn Chính và Yên Bằng.

      2. Bài trả lời của nhà văn Dương Nghiễm Mậu về lời tuyên bố của tướng Nguyễn Cao Kỳ, bấy giò là phó tổng thống VNCH đặc trách văn hóa giáo dục.

      3. Cuộc tranh luận về một bài viết đăng trên nhật báo Hòa Bình ngày 5-4-72 của giáo sư Nguyễn văn Trung nhan đề: "Về sự lầm than của một thứ văn chương"... Bài của Cung Tích Biền" (Nhân một bài báo của ông Nguyễn văn Trung - KH 151") và Trần Hoài Thư (Nguyễn văn Trung và những cánh quạ đen bệnh hoạn - KH 153). Rất tiếc chúng tôi không có bài viết của giáo sư Trung nên không thể đăng ra đây cuộc tranh luận này.


      Chúng tôi xin lần lượt đăng lại, như là chúng liệu về văn học sử trong một giai đoạn nhiễu nhương của đất nước, nhưng cũng thể hiện tinh thần dân chủ, tự do đặc biệt trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của miền Nam. (TQBT)

      Tôi đã quá cái tuổi mỗi khi ra đường phải kè kè một tập giấy tờ chứng tỏ "hợp lệ tình trạng quân dịch". Suốt đời tôi, cho tới nay tôi chưa hề một ngày nào ở trong quân ngũ. Nhung tôi rất khoái những người lính. Khoái họ không phải qua công việc nhiệm vụ của họ. Ngược lại, tôi vốn rất ghét chiến tranh, ghét những chuyện chém giết, ghét những người chọn phiêu lưu bằng cách làm nghề bắn giết như kiểu những anh lê dương của quân đội Pháp. Tôi khoái những người lính vì cái thân phận không thể tránh được cua họ khi họ tới một tuổi nào, ở trong một hoàn cảnh đất thước nào, phải cầm súng để làm tròn một nhiệm vụ. Tôi nghĩ rằng trong đời người không có hy sinh nào đẹp hơn sự cắn răng của người trai trẻ phải tạm gác tương lai để nhận một nhiệm vụ nguy hiểm mà không có một đền đáp cụ thể nào. Hy sinh cho cha mẹ, anh em, cho vợ con, cho bạn, cho đồng loại đều là những hy sinh có đền đáp cụ thể. Người lính hy sinh cho đất nước chỉ đáp lại một tiếng gọi hết sức trừu tượng, dù không muốn cũng vẫn phải hy sinh. Cái đẹp ở đó. Cho dù sự hy sinh không kết thúc bằng phút giây "đền nợ nước."


      Không hiểu tôi khoái những người lính có phải vì thời tuổi nhỏ tập sách hình đầu tiên mà tôi thích là một bộ bốn năm cuốn lớn đóng tập những số liên tiếp của tuần san (hay bán nguyệt san) Images de la Guerre in toàn hình ảnh về cuộc thế chiến thứ nhất. Những trang giấy láng in héhogravure mực màu sépia hay lục đậm. Hình ảnh thời sự trình bày mọi diễn biến của cuộc chiến. Tôi không thích - như số đông thiếu niên khác - hình ảnh những cuộc diễn binh huy hoàng với những thống chế Foch khắc khổ, thống chế Joffre bụng phệ, ngực đầy huy chương, cỡi ngựa đi đầu, hay đứng thẳng trong một thế chào cứng ngắc. Tờ báo thời sự chiến tranh đó in rất nhiều hình ảnh sinh động về đời sống của những người lính thường ngoài mặt trận, ở bệnh viện dã chiến hay ở hậu phương những ngày phép. Mực độ chết người của đệ nhất thế chiến chưa đến nỗi kinh khủng lắm, nhưng bộ mặt của chiến tranh ánh lên gương mặt những người lính - nhất là hồi đánh nhau bằng địa đạo dưới mưa tuyết, trong sình lầy của những chiến hào. Ý thức của tôi hồi đó đã tạm soi sáng đôi chút cho tôi về vô lý của chiến tranh. Tôi ngồi hàng giờ lâu trước những bức hình thảm hại và tôi thấy yêu nhũng con người im lặng hy sinh đó.


      Tới thế chiến thứ hai, ý thức có lớn hơn, tôi vẫn thích những hình ảnh chiến tranh loại đó. Có điều khác là lần này không phải chỉ những hình ảnh do người ngoài chụp được, tôi còn đọc những chứng ngôn do chính những người lính viết ra hay do nhũng ngòi bút nhà nghề diễn lại. Thân phận những người lính trong chiến tranh đã được lật lên lật xuống, phô bày khắp mọi mặt. Tôi càng thấy yêu những người lính hơn nữa vì càng thấy thông cảm nhiều hơn.


      Tâm trạng yêu lính đó còn thê thiết bao lần hơn khi những người lính là anh em, bạn hữu, con cháu, đồng bào của tôi. Nhưng tôi hết sức bất mãn, sau nhiều năm theo dõi, không tìm thấy được bao nhiêu những hình ảnh đẹp của người lính Việt Nam trong trận chiến đang tàn hại đất nước này. Tôi phải nói ngay là không đủ khả năng và phương tiện để đọc hết, xem hết những gì đã được công bố và có một nhận định tuyệt đối. Nhưng tôi phải thành thật mà nói lả tôi rất tò mò và rất chịu khó đọc. Tôi nhận xét thấy rằng đại đa số những tài liệu và những sáng tác phẩm đã qua mắt tôi đều nhắm nói lên cái phía công cộng, chính thức của cuộc chiến này, quên mất cái phía riêng tư của từng người linh, cái phía nói lên được cái đẹp của đời lính trước ngoại cảnh thờ ơ. Những hình ảnh các tướng lãnh đi thị sát - cho dù thị sát những mặt trận ngay hay sau trận đánh - hay những mệnh phụ đầu tóc quá to, quần áo quá đẹp đi thăm thương binh, không nói lên được gì hết đối với đông đảo những người biết thông cảm với người lính, vi họ có thấy đâu cái phần đẹp, đáng yêu kia.


      Mào đầu lê thê như vậy rồi, tôi muốn dành phân kết thúc để hỏi thật các bạn văn nghệ sĩ quân đội: Phải chăng các bạn mang mặc cảm, tôi tạm gọi là mặc cảm kaki? Tôi đã đọc, đã nghe, đã xem khá nhiều sáng tác phẩm của các bạn. Thật tình hình ảnh của người linh Việt Nam không ánh lên bao nhiêu trên những nghệ phẩm đó. Tôi còn có cảm tưởng là khi sáng tác các bạn đã muốn quên mình là lính. Sảng tác về lính không phải chỉ để ca ngợi lính. Norman Mailer dường như không ca ngợi một câu nào nhưng đọc "The Naked and the Dead" ta vẫn thấy yêu thương những người marines lênh đênh trên sóng hay vùi mình trong sình lầy các hải đảo Thái Bình Dương. Bao nhiêu năm chống giữ miền Nam này những người lính mũ xanh, mũ đỏ, mũ nâu chắc chắn đã tạo nên biết bao nhiêu tài liệu chỉ chờ được khai thác. Nói đâu xa, ngay các bạn - những người "xếp bút nghiên" - cũng là những người lính đáng yêu. Các bạn còn ngại hay các bạn để dành?


      Mặc Đỗ

      (Khởi Hành số 12 tháng 7 năm 1969)


      Chuẩn Uý Lê Văn Chính Thương Xác Với Nhà Văn Mặc Đỗ Về Mặc Cảm KaKi

      Trong Khởi Hành số 12, chúng tôi có đăng tải một bài văn ngắn cuả nhà văn Mặc Đỗ: Mặc Cảm Ka Ki. Từ Phan Thiết, một bạn đọc của KH mà cũng là một người cầm bút chiến đấu, chuẩn uý Lê Văn Chính, còn có bút hiệu Sương Biên Thuỳ, lên tiếng trả lời. Dưới đây là bài trả lời đó.

      (trích Khởi Hành số 15 ngày 31-7-1969)

      Trong tuần báo KHỞI HÀNH số 12, ở trang 9, nhà văn Mặc Đỗ có viết bài MẶC CẢM KA-KI. Trong đó, sau khi nói lên một vài lý do làm ông "khoái" lính, nhà văn hỏi là tại sao trong tập thể quân đội có khá nhiều văn nghệ sĩ, mà hình ảnh người lính V.N. không ánh lên bao nhiêu. Nguyên văn: "Thật tình hình ảnh của người lính V.N. không ánh lên bao nhiêu trên những nghệ phẩm đó." Đoạn chót, nhà văn hỏi chúng ta: "Phải chăng các bạn mang mặc cảm tôi tạm gọi là Mặc Cảm Ka-ki".


      Thưa tác giả Siu Cô Nương, thỉnh mời tiên sinh đọc lại hơn một lần Mặc Cảm Ka-Ki tiên sinh sẽ thấy rõ tính cách không ổn của những lập luận trong đó và thắc mắc của nhà văn về anh em văn nghệ sĩ quân đội cũng không lạ lùng ngạc nhiên cho lắm.


      Thứ Nhất


      Nhà văn viết: "Suốt đời tôi, cho đến nay chưa hề một ngày nào ở trong quân ngũ. Nhưng tôi rất khoái những người lính.

      Khoái họ không phải qua công việc nhiệm vụ của họ. Ngược lại tôi vốn rất ghét chiến tranh, ghét những chuyện chém giết, ghét những người chọn phiêu lưu bằng cách làm nghề bắn giết như kiểu những anh lê dương của quân đội Pháp".


      Thưa tác giả SCN, vấn đề không phải là ghét chiến tranh hay thương chiến tranh, thích chém giết hay không thích chém giết nhưng vấn đề được đặt ra là, trong hoàn cảnh và thân phận chúng tôi, những người chưa được hân hạnh trên 40 tuổi để khỏi cầm súng tính từ những năm sau 1960 có quyền lựa chọn giữa yêu, ghét, thích hay không thích chiến tranh và chém giết hay không. Bao lâu chủng tôi có quyền từ chối, bao lâu chúng tôi có quyền lựa chọn, khi đó, nổi lên điều yêu ghét mới đáng kể, mới thể hiện được bản chất con người của mỗi cá nhân.


      Và nữa, như hai lần năm là mười, là tình cảnh chúng tôi chém, giết rất chi thật lực bây giờ khác xa với tình cảnh của những người lính Lê dương ngày xưa.


      Thứ Hai


      Nhà văn viết: "TÔI KHOÁI NHỮNG NGƯỜI LÍNH VÌ CÁI THÂN PHẬN KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC CỦA HỌ khi họ tới một tuổi nào, ở trong một hoàn cảnh, đất nước nào, phải cầm súng để làm tròn một nhiệm vụ."


      Thưa tác giả SCN, cái lối "Khoái Lính" này của nhà văn sao mà "ÁC" thế.

      "CÁI THÂN PHẬN KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC CỦA HỌ" có nghĩa là ĐỊNH MỆNH, CÁI SỐ. Và liệu tôi có thể nói "CÁI THÂN PHẬN KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC" khỏi xe Mỹ.


      Một đoạn khác, "Tôi nghĩ rằng trong đời người không có hy sinh nào đẹp hơn sự cắn răng của người trai trẻ phải tạm gác tương lai để nhận nhiệm vụ nguy hiểm mà không có một đền đáp cụ thể nào."


      Vâng, thưa nhà văn "không có hy sinh nào đẹp hơn sự cắn răng của người trai trẻ". Điều này rất đúng, rất đẹp, rất cao cả, nếu nhà văn đang viết về giai đoạn kháng chiến của những người V.N. lên đường chống thực dân Pháp ngày xưa. Tôi nói kháng chiến buổi đầu. Tôi không nói giai đoạn khi mà C.S. phản bội. Còn như hoàn cảnh tế nhị của chiến tranh V.N. bây giờ "sự hy sinh cao đẹp" này bi thương lắm ông ạ. Vì rằng, rất có thể, chốc nữa đây, thưa nhà văn, chúng tôi sẽ nổ súng vào đầu người cha, người anh em của chúng tôi đấy ông ạ!


      Thứ Ba


      Họ Đỗ viết: "Hi sinh cho cha mẹ, anh em, cho vợ con, cho bạn, cho đồng loại đều là những hi sinh có đền đáp cụ thể. Người lính hi sinh cho đất nước chỉ đáp lại một tiếng gọi hết sức trừu tượng dù không muốn cũng vẫn phải hi sinh. Cái đẹp ở đó"


      Thưa tác giả SCN

      Vậy thì hi sinh cho đất nước chẳng phải là hi sinh cho cha mẹ, anh em, vợ con hay sao. Và "đền đáp cụ thể" là 1 cái hòm, 1 lá quốc kỳ và 12 tháng lương, tôi thấy tất cả đó được thấy rõ, rất "cụ thể" lắm đấy chứ.

      Còn như nhả văn viết "dù không muốn cũng phải hi sinh. Cái đẹp ở đó" Tôi không thấy gì cái gọi là đẹp trong sự cưỡng bách, vì rằng, "không muốn vẫn phải hi sinh".


      Thứ Tư


      Nguyên văn: "Thân phận những người lính trong chiến tranh đã được lật lên lật xuống, phô bày khắp mọi nơi. Tôi càng thấy yêu những người lính hơn nữa vì càng thấy thông cảm nhiều hơn"


      Tôi có quyền nghi ngờ tình yêu và sự thông cảm lính của tác giả khi mà "suốt đời tôi, cho tới nay, tôi chưa hề có một ngày ở trong quân ngũ."


      Cuối cùng nhà văn hỏi: "Phải chăng các bạn mang mặc cảm tôi tạm gọi là mặc cảm kaki."


      Thực tình thì chúng tôi không biết thế nào gọi là MẶC CẢM KA KI. Chúng tôi cũng không biết ý của nhà văn cho rằng mặc cảm đó tốt hay xấu. Tự ti hay tự tôn. Nói cách khác, MẶC CẢM này là anh hùng, lương thiện hay tội lỗi, xấu xa vì chém giết, tham dự chiến tranh.


      Và cũng thực tình thì, chủng tôi dửng dưng. Chúng tôi chẳng thấy chúng tôi là cái gì hết. Nếu phải được lựa chọn thì không nói làm gì. Đàng này chúng tôi tham dự không lựa chọn. Chúng tôi đang trong một trò chơi bó buộc phải theo. Chúng tôi không hãnh diện và cũng không thấy xấu hổ. Nhưng có một điều chúng tôi nghĩ, là không dự phần trong trò chơi chiến thanh kỳ cục này là hơi uổng, thiếu ở mình những kinh nghiệm thích thú.


      Ông bảo chúng tôi sao không làm ánh lên hình ảnh người lính V.N. Thực tình ông muốn chúng tôi làm gì trong tình cảnh chiến tranh tế nhị như V.N. và tình trạng kiểm duyệt hiện nay.


      Tôi xin được lập lại đây một lần nữa, đoạn viết trong bài Nhật ký "NÚI TÀ DÔN VÀ DẤU CHÂN UY" đăng trong VĂN số 129, số đặc biệt THƯƠNG NHỚ Y UYÊN để trả lời thay cho nhũng người anh em văn nghệ sĩ trong quân đội trước thắc mắc của ông: Nhà văn VN (đặc biệt hơn những văn nghệ sĩ trong quân đội) trong chiến tranh VN họ thiếu thốn quá nhiều thứ: hoàn cảnh để sống, phương tiện để viết, và nhất là, họ thiếu sự rõ ràng... để phụng thờ, để làm sáng tỏ. Nhà văn VN sống trong sự mù mờ, dường như thiếu tin tưởng ở những lẽ phải để phụng dưỡng, nuôi nấng. Từ một hoàn cảnh như thế, một tâm trạng như thế, nói ra những nhận định của mình, nhất là nói một cách bộc trực, sợ dễ dàng sai lạc và không chừng lại còn đắc tội với lịch sử."


      Vậy nên, đúng như ông nói đã thắc mắc: "Các bạn còn ngại hay các bạn để dành"

      Vâng, cả hai đấy ông ạ. Chúng tôi còn ngại và chúng tôi còn để dành.


      Lê Văn Chính

      (Khởi Hành số 15 ngày 31-7-1969)

      Mặc Đỗ và Lê Văn Chính

      Thư Quán Bản Thảo số 62, Tháng 12-2014

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Diễn Đàn Khởi Hành: "Mặc Cảm KaKi?" Lê Văn Chính Thảo luận

    3. Bài viết về Tạp chí Khởi Hành (Học Xá)

       

      Bài viết về Tạp chí Khởi Hành

        Bài viết về các Tạp Chí

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)