1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giới Thiệu Tạp Chí Chính Văn (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-10-2021 | VĂN HỌC

      Giới Thiệu Tạp Chí Chính Văn

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       


         

      Chính Văn là một tạp chí chính trị, văn chương. Hiện diện từ tháng 6-1971 đến tháng 8-1972. Chủ nhiệm: nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Tiêu đề in ngoài trang bìa cho biết Chính Văn là “Tờ báo của những suy tư và xúc động trẻ”. Trong thư tòa soạn số đầu tiên, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn nêu lý do Chính Văn ra đời:

      “... đồng bào ta, nhất là các bạn trẻ, đang rất cần có một tờ báo có trình độ ý thức và kiến văn khả quan, nhưng đồng thời có sinh lực và “dấn thân hơn những tờ báo hiện hữu. Chính nhận định trên đây thôi thúc tôi, từ năm ngoái đến năm nay, phải làm cho kỳ được tờ Chính Văn này – với sự giúp đỡ của nhiều bạn hiền, mà tôi xin nhận nơi đây chút tâm cảm tri ân của tôi.”

      Trải gần hai năm thăng trầm, với ba thư ký tòa soạn thay đổi, dù về mặt chính trị, con én chính trị gia, lý thuyết gia Nguyễn Mạnh Côn đã không thực hiện được tâm nguyện, nhưng về lãnh vực văn học, Chính Văn đã tạo nhiều tiếng vang, quy tụ nhiều người viết thời danh, làm những chủ đề đặc biệt văn chương.


      Một trong những chuyện khó tin nhưng có thật là vào giai đoạn cuối của tạp chí, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã nhường chức chủ bút lại cho nhà văn Trần Phong Giao, còn ông làm thư ký tòa soạn dưới bút hiệu Nguyễn Kiên Trung!


      Dù là một tờ báo “không giống ai” nhưng nội dung lại phong phú, hữu ích. Những bài vở giá trị, như những sáng tác của Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo, Nhã Ca (truyện dài), Bửu Ý, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Túy Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Nhật Duật, Nguyễn Xuân Hoàng... và những cây bút trẻ như Hồ Minh Dũng, Mường Mán, Cao Thoại Châu, Vũ Hữu Định, Phan Cung Nghiệp, Trần Hoài Thư, Nguyễn Lệ Uyên, Hạc Thành Hoa, Kinh Dương Vương, Mang Viên Long, v.v... Đặc biệt có truyện của Doãn Dân. Đây là một truyện rất quý hiếm, chúng tôi đã sao lại, gởi cho trưởng nữ của nhà văn Doãn Dân để thêm vào cuốn sách viết về sự nghiệp văn chương của bố sắp xuất bản. Ngoài ra có những bài thơ của Vũ Hữu Định chưa hề phổ biến. Truyện ngắn của Kinh Dương Vương cũng vậy.


      Số đầu có Nguyễn Mạnh Côn, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Ký giả Lô Răng, Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Hải Thủy, Vương Văn Bắc, Nguyễn Tử Đóa, Đằng văn Hầu...


      Số cuối cùng có thơ Hoàng Đình Huy Quan, Vũ Hữu Định, Hạc Thành Hoa, Võ Chân Cữu, Yên Bằng, Hà Vũ Giang Châu...; truyện có Mường Mán, Trần Hoài Thư, Dương Nghiễm Mậu, Đỗ Tấn; khảo luận có Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn văn Xuân; truyện dài có Nhã Ca...


      Các chủ đề đặc biệt của Chính Văn:

      Số đặc biệt: 100 năm ngày sinh Phan Châu Trinh

      Số đặc biệt: Hồ Hữu Tường

      Số đặc biệt: Giáo dục

      Số đặc biệt: Phạm Duy

      Số đặc biệt: Simone de Beauvoir

      Số đặc biệt: Tình yêu với thể xác và linh hồn

      Số đặc biệt: Những bài thơ tình đẹp nhất hôm nay

      Số đặc biệt: Bài học cổ sử - Năm tỉ năm nguồn gốc loài người

      Chính Văn và cuộc thử nghiệm khuynh hướng văn chương


      Tạp chí Chính Văn hiện diện trên văn đàn miên Nam trong hai năm: 1971, 1972. Nó là một tạp chí có một không hai trong sinh hoạt văn học nghệ thuật. Chỉ hai năm mà thay đổi chủ bút hai lần và thư ký tòa soạn ba lần. Riêng về chủ bút, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn giữ chức này, kiêm luôn chủ nhiệm từ tháng 6-1971 đến tháng 5-1972, sau đó bàn giao chức chủ bút lại cho nhà văn Trần Phong Giao, còn ông xuống làm thư ký tòa soạn (dưới bút hiệu Nguyễn Kiên Trung), cho đến số cuối cùng (tháng 8-1972).

       

      Tại sao có chuyện lạ lùng như vậy?

      Đảo chánh chăng? Không! Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn vẫn còn là chủ nhiệm mà!


      Vậy thì lý do nào?

      Lý do dễ hiểu. Chính Văn cần độc giả để tồn tại. Giai đoạn đầu, ngoài những bài viết của Nguyễn Mạnh Côn về lập thuyết như Tân Trung Dung, Chính Văn chỉ chú trọng vào những tên tuổi quen thuộc ở Saigon hay các tác giả tên tuổi ngoại quốc.


      Để chứng minh, dưới đây là mục lục bài vở số 2&3 từ 30-1 đến 25-2-1972, do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn làm chủ bút:



      Và đây là mục lục một số báo Chính Văn do nhà văn Trần Phong Giao làm chủ bút. Xem mục lục ta thấy nhà văn Nguyễn Mạnh Côn là thư ký tòa soạn (bút hiệu Nguyễn Kiên Trung):



      Qua hai mục lục, chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa chủ trương của hai vị chủ bút. Nguyễn Mạnh Côn chuyên chú vào những cây bút ở Saigon, còn Trần Phong Giao thì chú trọng các người viết trẻ ngoài vòng đai Saigon!


      Dĩ nhiên, muốn tờ báo sống, cần phải có độc giả. Muốn có độc giả, phải viết vì độc giả, cho độc giả. Độc giả ấy không phải là sinh viên, hay những người ở Saigon hay đô thị miền Nam, mà là số lượng đông đảo ở miền Trung, hay ở ngoài vòng đại đô thị.


      Người có kinh nghiệm nhiều về việc này, không ai hơn là nhà văn Trần Phong Giao. nguyên thư ký tòa soạn tạp chí Văn.


      Đó là lý do tại sao Trần Phong Giao lại được mời làm chủ bút. Và nhà văn Nguyễn Mạnh Côn chấp nhận hạ cấp từ một chủ bút xuống làm thư ký tòa soạn.


      Chúng ta phải nghiêng mình ngưỡng phục nhà văn Nguyễn Mạnh Côn! Nguyễn Mạnh Côn đã biết nghe biết nhìn sự thật: Văn chương đô thị đã bị bức tử từ năm 1964!


      Trần Hoài Thư

      Nguồn: Thư Quán bản Thảo Số 95 tháng 10-2021
      Mừng sinh nhật thứ 20 tạp chí TQBT (10/2001 - 10/2021)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài viết về các Tạp Chí Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)